Giáo án Lớp 5 - Tuần 01 năm học 2010

Giáo án Lớp 5 - Tuần 01 năm học 2010

Mục tiêu:

 - Giúp HS nắm được các đồ dùng học tập môn Tiếng Việt và cách sử

 dụng nó.

 - Rèn một số kỹ năng ngồi học, kỹ năng sử dụng dụng cụ học tập, sử

 dụng, SGK, sử dụng các loại vở,.

 - HS có ý thức giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập học môn

 Tiếng Việt.

 

doc 141 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1342Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 01 năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1 	
Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010
Tiết 1+2 - Tiếng Việt
 ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
I/Mục tiêu:
 - Giúp HS nắm được các đồ dùng học tập môn Tiếng Việt và cách sử 
 dụng nó. 
 - Rèn một số kỹ năng ngồi học, kỹ năng sử dụng dụng cụ học tập, sử 
 dụng, SGK, sử dụng các loại vở,...
 - HS có ý thức giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập học môn 
 Tiếng Việt.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Một số đồ dùng môn Tiếng việt
 HS : Hộp đồ dùng học môn Tiếng việt, SGK,...
III/ Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3.Bài mới:
 a, Giới thiệu bài
 b, Hướng dẫn học sinh một số nền nếp học tập
- GV sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lý với từng học sinh.
- Nêu một số quy định về tư thế, tác phong học tập trong lớp.
- Hướng dẫn HS cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập trong từng tiết học.
- Hướng dẫn sử dụng đồ dùng học tập, SGK, bảng con,...
- HS thực hành cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập, cách lấy sách vở, đồ dùng học tập, cách cầm bảng, giơ bảng...
 4. Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
Tiết 3 - Đạo đức
 Em là học sinh lớp 1 
I/ Mục tiêu:
 HS biết được:
 - Trẻ em có quyền có họ và tên, có quyền được đi học.
 - Vào lớp 1, em sẽ có thêm nhiều bạn bè, thầy cô và được học nhiều
 điều mới lạ.
 - Các em vui vẻ, tự hào khi trở thành học sinh lớp 1.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Điều 7 và điều 8 trong công ước quyền trẻ em.
 HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra : GV kiểm tra sách vở của học sinh.
 3.Bài mới :
 a,Giới thiệu bài:
 b,Tìm hiểu bài
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Chơi "Vòng tròn giới thiệu tên"
(bài tập 1)
-Thảo luận:
- Trò chơi này đã giúp em hiểu điều gì?
- Em có vui thích khi được giới thiệu tên mình với các bạn không?
- GV kết luận
*Hoạt động 2:Bài tập 2
(Giới thiệu với bạn bè về sở thích của em).
- GV nêu yêu cầu
- Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống nhau không?
- GV kết luận
*Hoạt động 3: Bài tập 3
- Kể về ngày đầu tiên đi học của em.
- Học sinh xếp thành vòng tròn , mỗi vòng tròn 6 em.
- HS tập giới thiệu tên mình , tên bạn trong nhóm.
- HS tự giới thiệu trong nhóm đôi.
- Một số em giới thiệu trước lớp.
- HS bày tỏ ý kiến cá nhân
	 4. Củng cố - dặn dò:
 - HS lớp 1 có gì khác với mẫu giáo?
 - Nhận xét tiết học
Tiết 4 - Toán: 
 TIẾT HỌC ĐẦU TIấN
I/Mục tiêu:
 Giúp HS :
 - Nhận biết những việc thường phải làm trong tiết học Toán .
 - Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán 1. 
II/Đồ dùng dạy học : 
 GV: Bộ đồ dùng toán 1
 HS : Bộ đồ dùng học toán 1
III/ Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3.Bài mới:
 a, Giới thiệu bài
 b, Hướng dẫn HS cách sử dụng sách Toán 1	
GV
HS
* HĐ/1: Quan sát, tìm hiểu SGK Toán1 
- GV cho HS xem sách Toán 1.
- Hướng dẫn HS mở sách đến trang bài "Tiết học đầu tiên"
- GVgiới thiệu ngắn gọn về sách Toán1
- GVhướng dẫn HS làm quen một số hoạt động học tập toán ở lớp 1.
- GVgiới thiệu các yêu cầu cần đạt khi học toán1.
 *HĐ/2: Giới thiệu bộ đồ dùng học Toán 1 
- Hướng dẫn HS cách sử dụng bộ đồ dùng học toán.
*HĐ/3: Thực hành
- GV yêu cầu HS lấy từng loại đồ dùng
trong bộ đồ dùng học Toán.
- HS mở sách Toán 1 quan sát
- HS theo dõi
- HS quan sát tranh sách giáo khoa, thảo luận và nói tên các hoạt động trong mỗi tranh.
- HS nghe
- HS theo dõi
- HS thực hành lấy đồ dùng và cất đồ dùng trong bộ đồ dùng học toán.
 4.Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét chung tiết học
 - Dặn HS chuẩn bị đủ bộ đồ dùng để học toán. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 	 Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010
Tiết1- Thể dục
 ổn định tổ chức, trò chơi
I/ Mục tiêu
- Phổ biến nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập, chọn cán sự bộ môn.
- Yêu cầu HS biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục.
 - Chơi trò chơi :" Diệt các con vật có hại".Yêu cầu biết tham gia được 
 vào trũ chơi.
II/ Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : Trên sân trường
GV : chuẩn bị 1 còi, một số tranh ảnh
III/Nội dung và phương pháp
Nội dung
Thời lượng
Phương pháp tổ chức
*Phần mở đầu
- GV tập hợp lớp thành 3 hàng dọc rồi quay sang hàng ngang để phổ biến yêu cầu, nội dung bài học.
- Đứng vỗ tay và hát
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1- 2
*Phần cơ bản
- Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự bộ môn.
- Phổ biến nội quy học tập.
- HS sửa lại trang phục gọn gàng.
- Trò chơi" Diệt các con vật có hại"
- GV nêu tên trò chơi, hỏi để HS trả lời những con vật nào có hại, có ích.
- Nêu cách chơi, luật chơi
- GV gọi tên các con vật cho HS làm quen với cách chơi.
*Phần kết thúc
- Đứng vỗ tay và hát.
- GV hệ thống bài học
- Nhận xét giờ học
8 /
10 /
10 /
7 /
 *
 * * * *
 * * * *
 * * * *
- Tập đồng loạt
Chơi cả lớp theo đội hình vòng tròn.
 *
 * * * *
 * * * *
 * * * *
 ..
Tiết 2+3 - Tiếng Việt
I/Mục tiêu:
 Giúp HS nắm được : 
 	 - Tên gọi các nét cơ bản để sử dụng khi dạy học viết chữ. 
 - HS viết được các nét cơ bản trên.
II/Đồ dùng dạy học:
 GV: Bảng phụ ghi các nét cơ bản
 HS : Bảng con, phấn
III/ Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3.Bài mới:
 a, Giới thiệu bài
 b, Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
GV
HS
*HĐ/1:Giới thiệu các nét cơ bản
- GV treo bảng phụ
- GV lần lượt giới thiệu các nét về tên gọi, đặc điểm từng nét.
*HĐ/2: Hướng dẫn HS đọc tên các nét cơ bản
- GV chỉ từng nét trên bảng phụ- đọc mẫu
*HĐ/3: Hướng dẫn viết các nét cơ bản.
- GV viết mẫu- nêu quy trình viết các nét
- Yêu cầu HS viết bảng con
- GV quan sát uốn nắn, chỉnh sửa cho HS
- Hướng dẫn HS tập tô trong vở tập viết
- GV uốn nắn chỉnh sửa cho HS
- HS theo dõi
- HS đọc ĐT- N - CN
- HS theo dõi
- HS viết bảng con
- HS tập tô trong vở tập viết
 4.Củng cố - dặn dò:
 - GV tổ chức trò chơi"Gọi tên các nét cơ bản đã học"
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3 - Toán : Nhiều hơn, ít hơn
I/ Mục tiêu
 - HS biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
 - Biết sử dụng các từ : "Nhiều hơn, ít hơn".
II/Đồ dùng dạy- học
 GV:Tranh SGK/6
 HS :SGK
III/Các hoạt động dạy học
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra: GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
 3.Bài mới:
 a,Giới thiệu bài
 b,Tìm hiểu bài
GV
HS
*HĐ/1: Giới thiệu nhiều hơn, ít hơn
- GVhướng dẫn HS quan sát tranh 1 SGK và thảo luận theo câu hỏi gợi ý
- Tranh vẽ đồ vật gì?
- Nếu ta đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì em thấy thế nào?
- GVkết luận: Ta nói rằng số cốc nhiều hơn số thìa hay số thìa ít hơn số cốc.
- GVtiếp tục hướng dẫn HS quan sát rồi so sánh các đồ vật vẽ trong các hình còn lại trong SGK và nêu nhận xét.
*HĐ/2: Thực hành
- Cho HS thực hành trên các nhóm đối tượng khác
- Chỉ cho HS so sánh các nhóm không quá 5 đối tượng
- HS quan sát tranh SGK và thảo luận theo nhóm 4
- Tranh vẽ một số cái cốc và một số cái thìa.
- Có một cái cốc không có thìa.
- HS nhắc lại
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Một số HS nêu trước lớp.
- HS so sánh
 4.Củng cố- dặn dò:
 - Cho HS chơi trò chơi " Nhiều hơn, ít hơn"
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4 - Toán : Luyện nhiều hơn, ít hơn (T)
I/ Mục tiêu
 - HS biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
 - Biết sử dụng các từ : "Nhiều hơn, ít hơn".
II/Đồ dùng dạy- học
 GV:Tranh SGK/6
 HS :SGK
III/Các hoạt động dạy học
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra: GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
 3.Bài mới:
 a,Giới thiệu bài
 b,Tìm hiểu bài
GV
HS
*HĐ/1: Giới thiệu nhiều hơn, ít hơn
- GVhướng dẫn HS quan sát tranh 1 SGK và thảo luận theo câu hỏi gợi ý
- Tranh vẽ đồ vật gì?
- Nếu ta đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì em thấy thế nào?
- GVkết luận: Ta nói rằng số cốc nhiều hơn số thìa hay số thìa ít hơn số cốc.
- GVtiếp tục hướng dẫn HS quan sát rồi so sánh các đồ vật vẽ trong các hình còn lại trong SGK và nêu nhận xét.
*HĐ/2: Thực hành
- Cho HS thực hành trên các nhóm đối tượng khác
- Chỉ cho HS so sánh các nhóm không quá 5 đối tượng
- HS quan sát tranh SGK và thảo luận theo nhóm 4
- Tranh vẽ một số cái cốc và một số cái thìa.
- Có một cái cốc không có thìa.
- HS nhắc lại
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Một số HS nêu trước lớp.
- HS so sánh
 4.Củng cố- dặn dò:
 - Cho HS chơi trò chơi " Nhiều hơn, ít hơn"
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Tiết 4 - Tự nhiên và xã hội
 Cơ thể chúng ta
I/ Mục tiêu:
 HS biết:
 - Kể tên các bộ phận chính của cơ thể .
 - Biết một số cử động của cổ, đầu, mình, chân, tay.
 - Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để cơ thể phát triển tốt. 
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh ảnh
 HS : SGK
III Các hoạt động dạy học
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 3. Bài mới:
 a, Giới thiệu bài
 b, Tìm hiểu bài
GV
HS
*HĐ/ 1: Quan sát tranh
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK/ 4 rồi chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- GV kết luận
*HĐ/2: Quan sát tranh
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- Hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì?
- Hãy cho biết cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
- GV kết luận
*HĐ/3: Tập thể dục
- GV hướng dẫn HS học bài hát
- GV làm mẫu động tác
- HS hoạt động theo cặp.
- Một số HS lên bảng chỉ và nói trước lớp.
- HS quan sát tranh trang 5
- 4 HS tạo thành 1 nhóm quan sát tranh và thảo luận
- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, mình, chân tay.
- HS học hát
- HS làm theo vừa làm vừa hát.
 4. Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét chung giờ học 
 - Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2007
 Đ/c Dương soạn giảng
Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2007
Tiết 2+3 Tiếng Việt
	 Bài 2 :	 b
I/ Mục tiêu
 - HS làm quen và nhận biết được chữ và âm b.Ghép được tiếng be.
 - Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động học tập 
 khác nhau của trẻ em và của các con vật.
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Mẫu chữ b viết in, viết thường, tranh minh hoạ SGK
 HS : SGK, vở bài tập, bộ đồ dùng học Tiếng việt
III/ Các hoạt động dạy- học
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra:
 Cho HS đọc, viết chữ e.
 3.Bài mới:
 a, Giới thiệu bài
 b, Hướng dẫn HS nhậ ... 
8 /
7 /
 *
 * * * *
 * * * *
 * * * *
- Đội hình vòng tròn
- GV điều khiển lần 1
- Lần 2,3 cán sự điều khiển
- GV yêu cầu HS chủ động tự giác chơi
 * 
 * * * *
 * * * *
 * * * *
 ------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2007 
Tiết 1 + 2 Tiếng Việt
 Bài 26 : y tr 
I/ Mục tiêu
 - HS đọc, viết được y, tr, y tá, tre ngà. 
 - Đọc được câu ứng dụng trong bài.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề" nhà trẻ" 
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Tranh minh hoạ SGK, bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt, bảng phụ
 HS : SGK, bộ đồ dùng học Tiếng việt
III/ Các hoạt động dạy- học
 1.ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra 
 - Đọc , viết : ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ .
 - Đọc SGK
 3.Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Dạy chữ ghi âm
 GV
 HS
HĐ/ 1: Giới thiệu âm mới
*Dạy âm y
- GV giới thiệu âm y
- GV ghi bảng- đọc mẫu 
- Tìm âm y trong bộ chữ rời?
- Âm y có thể đứng một mình tạo thành tiếng.
 - Cách đọc tiếng giống đọc âm
- GV đọc 
- Cho HS xem tranh- giảng nội dung tranh
- GV ghi lên bảng từ khoá
- Tìm tiếng có âm vừa học, đọc tiếng mới, đọc cả từ?
- GV đọc
- Nhận xét, sửa chữa
- Đọc theo sơ đồ từ trên xuống và ngược lại
*Dạy âm tr (tương tự)
- So sánh tr với th?
Yêu cầu đọc cả 2 sơ đồ
*Giải lao
- GV giới thiệu từ ứng dụng: 
- Tìm tiếng và âm vừa học?
- GV gạch chân các tiếng mới
- Yêu cầu HS đọc và nêu cấu tạo
- Đọc cả từ - giảng 1 số từ
- Yêu cầu HS đọc bài trên bảng	
HĐ/ 2: Hướng dẫn viết
- GV viết mẫu chữ y, tr, lên bảng- nêu quy trình viết
- Yêu cầu HS nêu độ cao mỗi chữ
- Yêu cầu HS viết bảng con
* Trò chơi: Tìm tiếng, từ có chứa y , tr 
 Tiết 2 Luyện tập
HĐ/ 1: Luyện đọc
- GVyêu cầu HS đọc lại bài tiết 1
- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK
- GV ghi câu ứng dụng lên bảng
- Tìm tiếng có âm vừa học, nêu cấu tạo tiếng đó?
- Yêu cầu HS đọc tiếng, đọc cả câu
- GV nhận xét và chỉnh sửa cho HS
- Đọc toàn bài
* Đọc SGK
- Yêu cầu HS đọc bài
*Giải lao
HĐ/ 2: Luyện viết
- GV viết mẫu y tá, tre ngà lên bảng 
- Hướng dẫn viết bảng con
- Hướng dẫn viết bài vào vở tập viết
- Uốn nắn HS viết bài
 HĐ/ 2: Luyện nói
- GV cho HS quan sát tranh
- Nêu tên chủ đề luyện nói ?
- Bức tranh vẽ những gì? 
+Cảnh đó em thấy ở đâu?
+ Các em bé đang làm gì?
- HS đọc đồng thanh, cá nhân 
- HS tìm và cài âm y
- HS đọc trơn
 y tá
- HS đọc trơn
- HS đọc theo sơ đồ
- Giống nhau:đều có chữ t.
- Khác nhau: tr có thêm r , th có thêm h.
- HS đọc cả 2 sơ đồ trên bảng
- HS đọc thầm
 y tế cá trê 
 chú ý trí nhớ 
- HS nối tiếp trả lời
- HS đọc đồng thanh , cá nhân
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS viết bảng con
- HS đọc lại bài tiết 1
- HS quan sát tranh SGK/ 55
 Bé bị ho mẹ cho bé ra y tế xã.
- HS trả lời
- HS đọc đồng thanh , cá nhân
- HS đọc thầm, cá nhân.
- HS theo dõi
- HS viết bảng con
- HS viết bài vào vở tập viết
- HS quan sát tranh SGK/ 55
- nhà trẻ
 - HS nối tiếp trả lời
 4.Củng cố- dặn dò:
 - Đọc lại bài trên bảng
 - Tìm tiếng, từ mới có chứa y, tr?
 - GV nhận xét chung giờ học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
 ---------------------------------------------------------------------------
Tiết 3- Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu
 Giúp HS củng cố về:
 - Thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10, sắp xếp các số theo thứ
 tự đã xác định.
- So sánh các số trong phạm vi 10.
- Nhận biết hình đã học.
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Phiếu bài tâp 1
HS : Bảng con
III/ các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
 Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé:
 3 ; 5 ; 1 ; 7 ; 9
3.Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn HS luyện tập
 GV
 HS
- GV treo bảng phụ
- Nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn mẫu
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét - chữa bài
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng- dưới lớp làm bài bảng con.
- Nhận xét - chữa bài
- Nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài bảng con
- Nhận xét - chữa bài
- Nêu yêu cầu bài tập 
Gọi HS làm bài trên bảng - lớp làm bài trên bảng con
- Nhận xét - chữa bài
- GV nêu yêu cầu của bài
- GV vẽ hình lên bảng 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ- nêu kết quả
- Nhận xét chữa bài
* Bài 1 : Số? 
 j k l
- HS làm bài trên bảng
*Bài 2 ( > < = ) ?
 4 < 5 2 < 5 8 < 10
 7 > 5 4 = 4 10 > 9
*Bài 3:( số) ?
 0 9 3 < 4 < 5
* Bài 4 Viết các số 8; 5; 2; 9; 6
a, Theo thứ tự từ bé đến lớn:
 2 ; 5 ; 6 ; 8; 9
b, Theo thứ tự từ lớn đến bé
 9 , 8 , 6 , 5 , 2
*Bài 5 Hình dưới đây có mấy hình tam giác?
- Có 3 hình tam giác
 4.Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
 -----------------------------------------------------------
Tiết 4 - Âm nhạc
Học hát: Bài Tìm bạn thân
 Nhạc và lời: Việt Anh
I/ Mục tiêu 
- HS hát đúng giai điệu và lời 1 của bài.
- HS biết bài hát Tìm bạn thân là sáng tác của tác giả Việt Anh.
- HS biết vỗ tay và gõ đệm theo phách.
II/ Đồ dùng giảng dạy
 GV : Hát chuẩn xác bài hát
III/ Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
 - HS hát biểu diễn bài Mời bạn vui múa ca
3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn hát
 GV
 HS
HĐ/ 1: Dạy hát
- GV hát mẫu
- Đọc đồng thanh lời ca
- GV hát mẫu từng câu rồi bắt giọng cho HS hát theo
- Nối các câu hát trong quá trình dạy theo lối móc xích
HĐ/ 2: Hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách
- Hướng dẫn HS vỗ tay đệm theo phách
- GV chỉnh sửa cho HS
- Hướng dẫn HS gõ đệm theo phách với các dụng cụ gõ giống như vỗ tay đệm đã học
- GV làm mẫu
- HS lắng nghe
- Đọc lời ca
- HS hát theo
 Nào ai ngoan ai xinh ai tươi
 * * * *
 Nào ai yêu những người bạn thân
 * * * *
 Tìm đến đây ta cầm tay
 * * *
 Múa vui nào
 * *
- HS làm theo
 4. Củng cố dặn dò
 - Cả lớp hát lời 1 bài hát Tìm bạn thân
 - GV nhận xét tiết học 
 - Dặn HS ôn lại bài hát cho thuộc
------------------------------------------------------------
Tiết 5 
 Sinh hoạt
I. Mục tiêu
 - Nhận xét, rút kinh nghiệm các hoạt động trong tuần.
 - Nêu phương hướng hoạt động tuần tới.
 - Giáo dục HS có ý thức học tập và thực hiện các hoạt động trong tuần.
II. Nội dung sinh hoạt
 1.Nhận xét tuần
 a. Đạo đức
 - Nhìn chung các em ngoan, lễ phép biết chào hỏi thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập.
 - Thực hiện tốt nội quy trường lớp.
 b. Học tập
 - Các em đi học đều, đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp học tập.
 - Đa số các em có ý thức học tập, tích cực tham gia các hoạt động của lớp.Tiêu biểu các em sau: Vũ Quỳnh Hương, Lê Hồng Quyết, Vũ Ngọc ánh, Nguyễn như Quỳnh. Một số em có cố gắng nhiều trong học tập em Lò Thị Hà, Lò Thị Hải, Trần Sơn Giang.
 - HS có đầy đủ đồ dùng học tập, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng.
 c. Các hoạt động khác
 - Các em biết thực hiện tốt nền nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể và thư viện thân thiện .Tập tương đối đều các bài hát múa tập thể, có đủ hoa tay, mặc đúng trang phục học sinh.
2.Phương hướng hoạt động tuần
 - Hưởng ứng đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11.
 - Nâng cao kỉ cương trường lớp. HS ngoan, lễ phép chào hỏi người trên, đoàn kết giúp đỡ bạn.
 - Các em có bị đủ đồ dùng học tập các môn học.
 - Đi học đều đúng giờ, thực hiện tốt các nền nếp học tập.
 - Bồi dưỡng học sinh giỏi em Thái, Quỳnh, Hương, Quyết, ánh, Duyên, Giang và phụ đạo học sinh yếu em Ninh, Ngọc, Phương, Hải, Sơn.	
 - Duy trì nề nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt động tập thể và thư viện thân thiện
3.Tổ chức văn nghệ
 - GV tổ chức cho các em thi kể chuyện, đọc thơ, hát
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2 - Đạo đức
 Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập(tiết 2)
I/ Mục tiêu
 - Tiếp tục giúp HS hiểu và biết cách giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
 - Rèn kĩ năng giữ gìn sách và đồ dùng học tập luôn sạch gọn.
 - Giáo dục các em ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. 
II/ Đồ dùng dạy học
 GV:Bài hát"Sách bút thân yêu ơi".
 HS : Đồ dùng học tập
III/ Các hoạt động dạy- học
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra:
 - Cần phải giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập như thế nào?
 3.Bài mới:
 a, Giới thiệu bài
 b,Tìm hiểu bài:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
* HĐ1: Thi sách vở ai đẹp nhất
- GV nêu yêu cầu thi
- Nêu tiêu chuẩn chấm thi
- Công bố kết quả 
* HĐ2: Tập hát bài hát " Sách bút thân yêu ơi"
*HĐ3:Hướng dẫn HS đọc câu thơ cuối bài
- GV đọc mẫu 
*GV kết luận chung
- HS cả lớp xếp sách vở và đồ dùng học tập lên bàn
- Các tổ tiến hành chấm mỗi tổ chọn ra 2 bộ thi vòng lớp.
- HS học hát
"Muốn cho sách vở bền lâu
Đồ dùng bền mãi nhớ câu giữ gìn"
 4.Củng cố - dặn dò:
 - Em cần phải giữ gìn đồ dùng học tập của mình như thế nào 
 để các em học tập được tốt?
 - Thực hành giữ gìn đồ dùng học tập của mình cho tốt.
 --------------------------------------------------------------
	----------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4- Tự nhiên và xã hội
 Bài 5 : Chăm sóc và bảo vệ răng 
I/ Mục tiêu:
 - HS biết cách chăm sóc và bảo vệ răng.
 - Biết cách phòng ngừa các bệnh về răng miệng.
 - Biết súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày. 
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV:Tranh ảnh minh hoạ
 HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra:
 - Vì sao chúng ta phải giữ vệ sinh thân thể?
 - Kể những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh 
 thân thể?
 3. Bài mới:
 a, giới thiệu bài:
 b, Tìm hiểu bài:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 *Hoạt động 1: Ai có hàm răng đẹp?
 - Hai HS ngồi cạnh nhau quay mặt vào nhau nhìn răng nhau rồi nêu nhận xét. 
- Răng bạn trắng, đẹp hay bị sâu?
 - GV cho HS quan sát mô hình răng và giới thiệu qua về sự phát triển của răng và vai trò của việc giữ gìn vệ sinh răng.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh
- GV chia nhóm 4
- Cho HS quan sát tranh
- Em hãy cho biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Vì sao? 
- Gọi HS trình bày trước lớp
- Nhận xét - bổ xung
* GV kết luận
*Hoạt động 3:(thảo luận cả lớp)
Cho HS quan sát tranh về răng
+ Nên đánh răng, súc miệng vào lúc nào là tốt nhất?
+ Vì sao ta không nên ăn nhiều đồ ngọt?
+ Khi răng bị đau hay bị lung lay ta phải làm gì?
*GV kết luận
- HS làm việc căp đôi
- 1 số HS nói kết quả quan sát
- HS quan sát và lắng nghe
- HS tạo nhóm, thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời- nhóm khác nhận xét bổ xung
- Nên đánh răng vào lúc sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ là tốt nhất.
-Súc miệng sau khi ăn
- Vì đồ ngọt dễ làm sâu răng.
- Phải đi khám răng ở chỗ y, bác sĩ.
 4.Củng cố - dặn dò:
 - Muốn có hàm răng đẹp, khoẻ mạnh chúng ta phải làm gì?
 - Làm thế nào để tránh được các bệnh về răng, miệng?
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS về nhà thực hiện những điều đã học.
----------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1 den 7.doc