Giáo án Lớp 5 - Tuần 03 - Môn Tập đọc - kể chuyện: Chiếc áo len

Giáo án Lớp 5 - Tuần 03 - Môn Tập đọc - kể chuyện: Chiếc áo len

a) Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài.

- Nắm được diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương quan tâm đến nhau.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Đọc trôi chảy cả bài.

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 03 - Môn Tập đọc - kể chuyện: Chiếc áo len", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2006 
Tập đọc – kể chuyện
Chiếc áo len
I/ Mục tiêu:
A Tập đọc.
Kiến thức: 
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài.
- Nắm được diễn biến của câu chuyện. 
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương quan tâm đến nhau.
Kỹ năng: Rèn Hs
Đọc trôi chảy cả bài.
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai.
Biết ngắt hơi sau các dấu chấn, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
Thái độ: 
 - Giáo dục cho Hs anh em trong gia đình phải biết thương yêu nhau.
B Kể chuyện.
- Giúp Hs dựa vào gợi ý trong SGK, Hs biết nhập vai kể lại từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.
- Rèn luyện khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạ
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học.
 Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Cô giáo Tí hon
- Gv mời 2 Hs đọc bài “ Cô giáo tí họn” và hỏi.
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Những cử chỉ nào của “ cô giáo” Bé làm em thích thú.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: Chiếc áo len.
Phát triển các hoạt động.
Thứ năm ngày 21 tháng 9 năm 2006
Tập đọc
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu được cốt truyện và vẻ đẹp của câu chuyện: tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bông hoa bằng lăng và sẻ non dành cho bé Thơ.
- Nắm được nghĩa của các từ mới: bằng lăng, chúc.
b) Kỹ năng:
 - Rèn cho Hs đọc trôi chảy cà bài, đọc đúng các từ dễ phát âm sai. 
 - Biết đọc đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt được lời dẫn truyện và lời kể của nhân vật bé Thơ.
c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu thương, chăm sóc động vật, thực vật.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK..
	 Một cành hoa bằng lăng.
 * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Quạt cho bà ngủ.
	- GV gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “ Quạt cho bà ngủ ” và trả lời các câu hỏi:
	+ bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
 + Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
 + Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
	- Gv nhận xét.	
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng cáctừ, ngắt nghỉ đúng giữa câu câu văn dài.
Gv đọc toàn bài.
- Gợi ý cách đọc cho Gv:
- Đoạn 1và 2(từ đầu đến ngỡ là mùa hoa đã qua): đọc chậm rãi, nhe nhàng.
- Đoạn 3(từ sẻ non đến lọt vào khuôn cửa số): đọc với giọng hồi hộp.
- Đoạn 4 ( đoạn còn lại): đọc nhanh vui, lời bé Thơ là một tiếng reo.
- Gv giới thiệu cho Hs quan sát tranh minh họa. 
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời Hs đọc từng câu. 
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. 
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
Học sinh lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs tiếp nối nhau đọc từng câu.
 
Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2006 
 Chính tả
Nghe – viết : Chiếc áo len
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nghe viết chính xác đoạn 4 (63 chữ) của bài “ Chiếc áo len”.
- Làm bài tập chính tả phân biệt cách viết các phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn. 
- tìm đúng các từ có vần uênh, vần uyu.
Kỹ năng: Rèn Hs Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng chữ. Thuộc lòng tên 9 chữ tiếp theo trong bảng chữ.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Ba băng giấy nội dung BT2. Bảng phụ kẻ chữ và tên chữ ở BT3.
	 Vở bài tập.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Cô giáo tí hon.
- GV mời 3 Hs lên viết bảng :xào, rau, sà xuống, xinh xẻo, ngày sinh .
- Gv nhận xét bài cũ
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc một lần đoạn văn viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết.
 - Vì sao Lan ân hận?
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
 + Lời Lan muốn nói với mẹ được đặt trong dấú gì.
- Gv hướng dẫn Hs viết bảng con : nằm, cuộn tròn, chăn bông, xin lỗi.
Hs chép bài vào vở.
- Gv đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc từ 2 đến 3 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
PP: Phân tích, thực hành.
Hs lắng nghe.
1- 2 Hs đọc đoạn viết.
Vì em phải làm cho mẹ phải lo buồn, làm cho anh phải nhường phần mình cho em.
Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng của người.
Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Hs viết vào bảng con
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2006
Luyện từ và câu
So sánh – Dấu chấm
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: 
- Giúp cho Hs tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó.
- Ôn luyện về dấu chấm: điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.
Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT.
Thái độ: Giáo dục Hs biết được tình cảm của người lớn dành cho các em.
II/ Chuẩn bị: 	
 * GV: Bốn băng giấy, mỗi băng ghi 1 ý của BT1.
 Bảng phụ viết BT3.
	* HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
- Gv đọc 1 Hs làm BT1.
- Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau:
 Chúng em là măng non của đất nước.
 Chích bông là bạn của trẻ em.
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp cho các em hiểu được những từ ngữ chỉ trẻ em, tính nết, tình cảm của người lớn đối với trẻ và giải được các bài tập.
. Bài tập 1: 
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm thảo luận.
- Gv dán 4 băng giấy lên bảng. Mời 4 Hs đại diện 2 nhóm thi làm bài đúng nhanh.
- Gv nhận xét nhóm nào điền đầy đủ và công bố 
nhóm chiến thắng.
- Gv chốt lại lời giải đúng.
Câu a) : Mắt hiền sáng tựa vì sao.
Câu b) : Hoa xao xuyến nở như hoa từng chùm.
Câu c) : Trời là cái tủ ướp lạnh / Trời là cái bếp lò nung.
Câu d) : Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
PP:Trực quan, vấn đáp, giảng giải, thực hành.
Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Hs thảo luận nhóm, mỗi nhóm thảo luận 2 câu.
Hs nhận xét.
Hs làm vào VBT.
VBT.
Thứ sáu ngày 22 tháng 9 năm 2006 
 Chính tả
Tập chép: Chị em
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Giúp Hs nhìn chép đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát ( 56 chữ) “ Chị em”.
 b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr / ch, ăc/ oăc.
c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết bài thơ Chị em.
	 Bảng lớp viết BT2.
 Vở bài tập, SGK.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát.
 2) Bài cũ: “ Chiếc áo len”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ: trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi, trung thực.
Gv và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nhìn viết đúng bài thơ vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc bài thơ trên bảng phụ.
Gv mời 2 HS đọc lại bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung đoạn văn. 
 + Bài thơ viết theo kiểu thơ gì?
 + Cách trình bày bài thơ lục bát thế nào?
 + Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Gv hướng dẫn Hs tự viết ra nháp những tiếng dễ viết sai:trải chiếu, lim dim, luống rau, chung lời, hát ru.
Hs nhìn SGK, chép bài vaò vở.
 - Gv quan sát Hs viết.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
Học sinh lắng nghe.
Hai, ba Hs đọc lại.
Thơ lục bát, dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ
Chữ đầu của dòng thứ 6 viết cách lề hai ô. ; chữ đầu dòng 8 viết cách lề 1 ô.
Các chữ đầu dòng.
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc