Mục tiêu
1. HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ : yêu nhất, nấu cơm,
2. Ôn các vần an, at, tìm được tiếng có vần an, at.
3. Hiểu được các từ ngữ trong bài : rám nắng, xương xương.
- Nói lại được ý nghĩ và tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn.
- Trả lời được các câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em.
Tuần 26 Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009 Tiết 1: Chào cờ ................................................................................................ Tiết 2 + 3 - Tập đọc Bài : Bàn tay mẹ I.Mục tiêu 1. HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ : yêu nhất, nấu cơm, 2. Ôn các vần an, at, tìm được tiếng có vần an, at. 3. Hiểu được các từ ngữ trong bài : rám nắng, xương xương. - Nói lại được ý nghĩ và tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn. - Trả lời được các câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em.. II. Đồ dùngdạy học GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, chép bài đọc trên bảng. HS : SGK, đọc bài. III. Hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' - Đọc bài Cái nhãn vở. - Bạn Giang viết gì lên nhãn vở ? Nêu tác dụng của nhãn vở ? 3.Bài mới 34' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài GV HS * HĐ1: Luyện đọc ( 15’) - Đọc mẫu toàn bài. - theo dõi. - Bài văn gồm có mấy câu ? GV đánh số các câu. - có 5 câu. - Yêu cầu HS tìm tiếng, từ trong bài có chứa âm đ, r, n và vần ương. - Luyện đọc tiếng, từ : GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc. - đ : đôi bàn tay - r : rám - n : nấu, nắng - ương : xương xương - HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó. - Luyện đọc câu : Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng - Gọi HS đọc nối tiếp . - HS nối nhau đọc từng câu - đọc nối tiếp từng câu trong bài. - Luyện đọc đoạn , cả bài. + Bài chia làm mấy đoạn ? - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn - 3 đoạn - từng nhóm 3 em đọc nối tiếp theo đoạn - Cho HS đọc đồng thanh một lần. - đọc đồng thanh. * Nghỉ giải lao giữa tiết. (5’) * HĐ 2: Ôn tập các vần cần ôn trong bài(14’) - Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK - 1; 2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.. - Tìm tiếng có vần “ an” trong bài? - HS viết vào bảg con + bàn - HS đọc, nêu cấu tạo tiếng - Gạch chân tiếng đó, đọc tiếng đó ? - cá nhân, tập thể. - Tìm tiếng có vần “an, at” ngoài bài? - Cho HS quan sát tranh SGK và nêu mẫu - an: mỏ than - at : bát đĩa, hát múa, lát gạch, - HS nêu tiếng ngoài bài. - Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ? - HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng Tiết 2 * HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Hôm nay ta học bài gì ? - 2 HS đọc bài * HĐ 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (17’) - GV gọi HS nối nhau đọc lại câu, đoạn. - HS đọc nối tiếp câu, đoạn. - 1 HS đọc cả bài - Đọc đồng thanh - GV đọc diễn cảm toàn bài * Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc đoạn 1 và 2 - Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình ? - Gọi HS đọc đoạn còn lại - Đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ ? - Giải nghĩa từ : rám nắng, xương xương. - Qua bài văn em thấy Bình như thế nào với mẹ? * Nghỉ giải lao giữa tiết. (5’) * Tổ chức thi đọc đoạn 2 và 3 của bài *HĐ3: Luyện nói (8’) - Nêu yêu cầu luyện nói ? - GV nêu yêu cầu 2 HS nhìn tranh 1 thực hành hỏi đáp theo mẫu - Các tranh còn lại GV chia lớp thành 3 tổ, các tổ thảo luận hỏi và đáp theo gợi ý dưới tranh. - Theo dõi - mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy. - Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy / xương xương của mẹ. - Bình rất yêu mẹ. - Lớp đọc bài theo cặp - 1 số nhóm thi đọc - Trả lời câu hỏi theo tranh * Ví dụ : - Ai nấu cơm cho bạn ăn? - Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn. 4. Củng cố - dặn dò (5’). - Hôm nay ta học bài nào ? - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc trước bài : Cái Bống. ............................................................................................... Tiết 4 - Toán Các số có hai chữ số (T136) I.Mục tiêu Bước đầu giúp HS : - Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 20 đến 50 . - Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 20 đến 50. II. Đồ dùng dạy học GV : 4 thẻ 1 chục que tính và 10 que tính rời, bảng phụ. HS : SGK, 4 thẻ 1 chục que tính, bảng con. III.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 4' Tính : 50 + 30 = 80 80 - 30 = 50 80 - 50 = 30. 3.Bài mới 27' a. Giới thiệu bài b. Tìm hiểu bài GV HS HĐ 1: Giới thiệu các số từ 20 đến 30 - GV hướng dẫn HS lấy 2 bó que tính. - GV gài 2 bó que tính lên bảng - GV viết số 20 lên bảng - GV hướng dẫn HS lấy 1 que tính, GV gài thêm 1 que tính - Có tất cả bao nhiêu que tính? - GV ghi số 21 lên bảng - GV hướng dẫn tương tự với các số 22, 23,.đến số 30. - GV hướng dấn đến số 23 thì dừng lại + Chúng ta vừa lấy mấy chục que tính? GV viết 2 vào cột chục. + Mấy que tính rời? Thế mấy đơn vị ? - GV để chỉ số que tính vừa lấy cô viết số có hai chữ số, GV viết số 23 lên bảng. - Số 23 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? - Tiếp tục hướng dẫn HS tới các số 24, 25, 26, 27, 28, 29,30. * Đọc các số từ 20 đến 30 HĐ 2: Giới thiệu các số từ 30 đến 40 - GV hướng dẫn nhận biết về số lượng đọc, viết , nhận biết thứ tự các số từ 30 đến 40 tương tự như các số từ 20 đến 30. - Cho HS thảo luận nhóm để HS lập các số từ 30 đến 40 bằng cách thêm dần 1 que tính HĐ 3: Giới thiệu các số từ 40 đến 50 - Tiến hành tương tự như các số từ 30 đến 40. HĐ 4 : luyện tập - Nêu yêu cầu bài toán - GV đọc số- HS viết số vào bảng con - Nêu yêu cầu bài toán - Hưỡng dẫn tương tự bài 1 - Nêu yêu cầu bài toán - Làm tương tự bài 2 - Nêu yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS làm bài trên phiếu - Nhận xét - chữa bài - HS lấy 2 bó chục que tính - HS đọc số - Hai mươi mốt que tính.. - hai chục que tính - 3 đơn vị - HS đọc : 23 ( hai mươi ba ) - Số 23 gồm 2chục và 3 đơn vị. - HS đọc xuôi, đọc ngược kết hợp phân tích số. - HS thảo luận nhóm để HS lập các số từ 30 đến 40 bằng cách thêm dần 1 que tính. - HS lếy 4 bó chục que tính, lấy thêm 2 que tính nữa. - HS đọc số 42 ( bốn mươi hai ) - Số 42 gồm 4 chục và 2 đơn vị. Bài 1/ 136 Viết số - Hai mươi : 20 - Hai mươi chín : 29 Bài 2/ 136: Viết số - Ba mươi : 30 - Ba mươi mốt : 31 Bài 3/ 136 : Viết số - Bốn mươi : 40 - Bốn mươi mốt : 41 Bài 4/ 136 : Viết số thích hợp vào ô trống 24 25 26 27 28 29 30 31 32 4. Củng cố dặn dò 3' - Các số từ 20 đến 29 có gì giống và khác nhau ? - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS làm bài vở bài tập ............................................................................................... Tiết 5 + 6 Tập đọc (T) : Bài : Bàn tay mẹ I.Mục tiêu 1. HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ : yêu nhất, nấu cơm, 2. Ôn các vần an, at, tìm được tiếng có vần an, at. 3. Hiểu được các từ ngữ trong bài : rám nắng, xương xương. - Nói lại được ý nghĩ và tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn. - Trả lời được các câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em.. II. Đồ dùngdạy học GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, chép bài đọc trên bảng. HS : SGK, đọc bài. III. Hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' - Đọc bài Cái nhãn vở. - Bạn Giang viết gì lên nhãn vở ? Nêu tác dụng của nhãn vở ? 3.Bài mới 34' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài GV HS * HĐ1: Luyện đọc ( 15’) - Đọc mẫu toàn bài. - theo dõi. - HS đọc toàn bài. - có 5 câu. -Yêu cầu HS tìm tiếng, từ trong bài có chứa âm h , m, g và vần ăng. - Luyện đọc tiếng, từ : GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc. - HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó. - Luyện đọc câu : Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng - Gọi HS đọc nối tiếp . - HS nối nhau đọc từng câu - đọc nối tiếp từng câu trong bài. - Luyện đọc đoạn , cả bài. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn - từng nhóm 3 em đọc nối tiếp theo đoạn - Cho HS đọc đồng thanh một lần. - đọc đồng thanh. * Nghỉ giải lao giữa tiết. (5’) * HĐ 2: Ôn tập các vần cần ôn trong bài(14’) - Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK - 1; 2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.. - Tìm tiếng có vần “ ăt ,âu” trong bài? - HS viết vào bảg con + giặt,chậu. - HS đọc, nêu cấu tạo tiếng - Gạch chân tiếng đó, đọc tiếng đó ? - cá nhân, tập thể. - Tìm tiếng có vần “ăt,âu” ngoài bài? - Cho HS quan sát tranh SGK và nêu mẫu - ăt: khăn mặt,... - âu : châu chấu, ... - HS nêu tiếng ngoài bài. Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ? - HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng Tiết 2 * HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Hôm nay ta ôn tập bài gì ? - HS nhận xét. - 2 HS đọc bài * HĐ 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (17’) - GV gọi HS nối nhau đọc lại câu, đoạn. - HS đọc nối tiếp câu, đoạn. - 1 HS đọc cả bài - Đọc đồng thanh - GV đọc diễn cảm toàn bài * Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc đoạn 1 và 2 - Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình ? - Gọi HS đọc đoạn còn lại - Đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ ? - Giải nghĩa từ : rám nắng, xương xương. - Qua bài văn em thấy Bình như thế nào với mẹ? * Nghỉ giải lao giữa tiết. (5’) * Tổ chức thi đọc đoạn 2 và 3 của bài *HĐ3: Luyện nói (8’) - Nêu yêu cầu luyện nói ? - GV nêu yêu cầu 2 HS nhìn tranh 1 thực hành hỏi đáp theo mẫu - Các tranh còn lại GV chia lớp thành 3 tổ, các tổ thảo luận hỏi và đáp theo gợi ý dưới tranh. - Theo dõi - mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy. - Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy / xương xương của mẹ. - Bình rất yêu mẹ. - Lớp đọc bài theo cặp - 1 số nhóm thi đọc - Trả lời câu hỏi theo tranh * Ví dụ : - Ai nấu cơm cho bạn ăn? - Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn. 4. Củng cố - dặn dò (5’). - Hôm nay ta học bài nào ? - Nhận xét giờ học. -Về nhà đọc trước bài : Cái Bống. ........................................................................................................... Tiết 7 - Toán (T) : Luyện tập chung I. Mục tiêu - Củng cố kiến thức về các số tròn trục, điểm ở trong, ở ngoài một hình. - Củng cố kĩ năng cộng, trừ các số tròn chục. II. Đồ dùng dạy học Giáo viên : Phiếu bài tập Học sinh : bảng con, SGK III. Hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5‛ Nêu tên các điểm ở trong, ở ngoài hình GV vẽ lên bảng. 3.Bài mới 34' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài GV HS - Gọi HS nêu yêu cầu của đề ? - Cho HS đọc bài mẫu - Cho HS làm bài vào phiếu - Gọi HS nêu yêu cầu ? - HS làm bài trên bảng con - Nêu yêu cầu bài toán - HS làm bài trên bảng con - GV đọc đề và nêu tóm tắt miệng. - Cho HS giải vào vở, 1 em chữa bài. - Gọi em khác nêu câu lời giải khác. Bài 1/ Viết - Số 50 gồm 5 chục và 0 đơn vị - Số 19 gồm 1 chục và 9 đơn vị Bài 2/ Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn 9, 18, 40, 90 Bài 3/ Đặt tính rồi tính Bài 4/ Bài giải Cả hai lớp vẽ được số tranh là : 40 + 30 = 70 ( bức tranh ) Đáp số: 70 bức tranh 4 Củng cố - dặn dò ( 5’) - Nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau . ....................................................................... ... - Năm mươi : 65 - Năm mươi chín : 69 Bài 2/38: Viết số - Sáu mươi : 60 - Sáu mươi mốt : 61 Bài 3/38: Viết số thích hợp vào ô trống 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 Bài 4/38: Đúng ghi đ, sai ghi s s - Ba mươi bảy viết là 307 đ - Ba mươi bảy viết là 37 4. Củng cố dặn dò 3' - Các số từ 50 đến 59 có gì giống và khác nhau ? - GV nhận xét - Dặn HS làm bài vở bài tập .......................................................................................................... Thứ năm ngày 12 tháng 3 năm 2009 Tiết 1 + 2 - Tập đọc Ôn tập ( giữa kì II ) : I.Mục tiêu 1.Củng cố và rèn kĩ năng đọc cho HS , nâng cao tốc độ đọc, đọc lưu loát, đọc diễn cảm. 2. Luyện viết cỡ chữ nhỡ, cỡ chữ nhỏ, yêu cầu HS viết tương đối đúng. II. Đồ dùngdạy học GV: Bảng ôn các vần học từ kì II đến bài 102 HS : SGK, ôn các bài học vần và tập đọc từ học kì II đến nay . III. Hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' - Đọc thuộc lòng bài Cái Bống. - Bống đã làm gì để giúp mẹ ? 3.Bài mới 34' a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn ôn tập GV HS * HĐ1: Luyện đọc - GV yêu cầu HS đọc thầm các bài học vần từ học kì II đến bài 102. - HS đọc thầm SGK - GV kiểm tra đọc từng em kêt hợp nhận xét, đánh giá, sửa sai cho HS - GV ghi lên bảng một số vần, từ ngữ khó yêu cầu HS luyện đọc * Giải lao - oa, oe, oai, oay, oan, oăn, oăt, uê, uy, uơ, uya, uân, uyên, uât, uyêt, uynh, uych - hoa hoè, cây xoài, hoài bão, liên hoan. * HĐ2: Luyện viết - GV đọc vần , từ - Nhận xét và sửa chữa - HS viết bảng con * HĐ 3: Luyện đọc các bài tập đọc 15' - GV yêu cầu HS đọc thầm các bài tập đọc đã học - Kiểm tra đọc - GV cho HS bốc thăm * Giải lao 5' - HS đọc bài SGK - HS bốc thăm, đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi *H42: Luyện viết 15' - GV đọc cho HS nghe viết một đoạn trong bài Cái nhãn vở. - GV chấm một số bài - Nhận xét , chữa một số lỗi HS hay mẵc - HS viết vào vở 4. Củng cố - dặn dò (5' ) - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc trước bài : Hoa ngọc lan .................................................................................................... Tiết 3 - Toán Các số có hai chữ số (Tiếp theo) I.Mục tiêu Bước đầu giúp HS : - Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 70 đến 99 . - Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 70 đến 99. II. Đồ dùng dạy học GV : 9 thẻ 1 chục que tính và 10 que tính rời, bảng phụ. HS : SGK, bộ đồ dùng học toán 1, bảng con. III.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 4' - Đọc, viết các số sau: 34, 67, 54, 69. - Viết số : hai mươi mốt, ba mươi bảy. 3.Bài mới 27' a. Giới thiệu bài b. Tìm hiểu bài GV HS HĐ 1: Giới thiệu các số từ 70 đến 80 - GV hướng dẫn HS lấy 7 bó que tính. - GV gài 7 bó que tính lên bảng - GV viết số 70 lên bảng - GV hướng dẫn HS lấy 2 que tính, GV gài thêm 2 que tính - Có tất cả bao nhiêu que tính? - GV ghi số 72 lên bảng - Só 72 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? - GV hướng dẫn tương tự với các số từ 70 đến 80. * Đọc các số từ 70 đến 80 HĐ 2: Giới thiệu các số từ 80 đến 90, từ 90 đến 99 - GV hướng dẫn nhận biết về số lượng đọc, viết , nhận biết thứ tự các số từ 80 đến 90 rồi từ 90 đến 99 tương tự như các số từ 70 đến 90. HĐ 3: luyện tập - Nêu yêu cầu bài toán - GV đọc số- HS viết số vào bảng con - Nêu yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS làm bài trên phiếu - Nhận xét - chữa bài - Nêu yêu cầu bài toán - Cho HS làm bài trên phiếu bài tập - Nhận xét chữa bài - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK/ 141 đếm số cái bát trong hình vẽ và trả lời câu hỏi - Trong hình vẽ có bao nhiêu cái bát - Trong số đó có mấy chục và mấy đơn vị ? - HS lấy 7 bó chục que tính - HS đọc số - Bảy mươi hai que tính.. - Bảy mươi hai : 72 + Số 72 gồm 7 chục và 2 đơn vị. - HS đọc xuôi, đọc ngược kết hợp phân tích số. - Số 84 gồm 8 chục và 4 đơn vị - Số 99 gồm 9 chục và 9 đơn vị. Bài 1/ 140 Viết số - Bảy mươi : 70 - Bảy mươi chín : 79 Bài 2/ 141: Viết số thích hợp vào ô trống 80 81 82 83 84 85 86 87 88 Bài 3/ 141 : Viết - Số 76 gồm 7 chục và 6 đơn vị. - Số 95 gồm 9 chục và 5 đơn vị. Bài 4/ 141 - Có 33 cái bát - 33 gồm 3 chục và 3 đơn vị. 4. Củng cố dặn dò 3' - Các số từ 80 đến 89 có gì giống và khác nhau ? - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS làm bài vở bài tập ............................................................................................................ Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2008 Tiết 1 - Tiếng Việt Kiểm tra giữa học kì II ( Đề bài, đáp án trường ra ) ............................................................................................................. Tiết 2 - Chính tả Bài : Cái Bống I. Mục tiêu - HS nghe GV đọc, viết lại chính xác, không mắc lỗi , trình bày đúng bài đồng dao Cái Bống. Tốc độ viết tối thiểu 2 chữ / 1 phút. - Làm đúng các bài tập điền tiếng có vần anh hoặc ach ; điền chữ ng hoặc ngh vào chỗ trống. II. Đồ dùng dạy học GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 3 HS : Vở chính tả, bảng con III. Hoạt động dạy- học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' - Viết bảng con : nhà ga, cái ghế, con gà, ghê sợ. 3.Bài mới 25' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài GV HS HĐ 1:Hướng dẫn HS nghe - viết - Yêu cầu 3 HS đọc bài Cái Bống - Trong bài những chữ nào cần viết hoa? - Ngoài ra em còn phải viết hoa chữ nào nữa? -Trong bài những từ ngữ nào dễ viết sai? - GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn. - GV hớng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa sau dấu chấm - GV đọc mỗi dòng thơ đọc 3 lần - GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở. - GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau và sửa lỗi cho nhau ra bên lề vở.. HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả - HS nêu yêu cầu bài tập. - GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm. - HS nêu yêu cầu bài tập - Tiến hành tương tự trên. HĐ 3: Chấm và chữa lỗi - GV chấm điểm một số bài của HS - GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc. - Lớp đọc thầm - Những chữ đầu dòng. - Cái Bống - khéo sảy, khéo sàng, nấu cơm, đường trơn, mưa ròng. - HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con. - HS nghe viết bài - HS soát lỗi - HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau *Điền vần “anh hoặc ach” - hộp bánh, túi xách tay - HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn. *Điền chữ “ng” hoặc “ngh” - ngà voi, chú nghé. - HS theo dõi 4. Củng cố- dặn dò 4' - Nhận xét chung giờ học. - Dặn HS luyện viết các chữ viết chưa đúng trong bài .................................................................................................. Tiết 3 - Toán So sánh các số có hai chữ số I.Mục tiêu Bước đầu giúp HS : - Biết so sánh các số có hai chữ số ( chủ yếu dựa vào cấu tạo của 2 số) . - Nhận biết được số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số. II. Đồ dùng dạy học GV : Các bó chục que tính và que tính rời, bảng phụ. HS : SGK, bộ đồ dùng học toán 1, bảng con. III.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 4' - Viết số : bảy mươi hai, bảy mươi bảy, năm mươi lăm. 3.Bài mới 25' a. Giới thiệu bài b. Tìm hiểu bài GV HS HĐ 1: Giới thiệu 62 < 65 - GV hướng dẫn HS lấy 62 que tính và 65 que tính. - Số 62 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? - Số 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? + 62 và 65 có gì giống nhau và khác nhau ? - So sánh 2 chữ số hàng đơn vị em thấy thế nào? - Hướng dẫn cách viết - GV nêu thêm 1 số ví dụ để HS so sánh HĐ 2: Giới thiệu 63 > 58 - GV hướng dẫn tương tự như trên - Trong hai số 63 và 58 số nào có số chục lớn hơn ? - GV nêu thêm 1 số ví dụ để HS so sánh * Giải lao 5' HĐ 3: luyện tập - Nêu yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS làm bài trên vào bảng con - Nêu yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS làm bài trên bảng con - Nhận xét - chữa bài - Nêu yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS làm bài trên bảng con - Nhận xét - chữa bài - Nêu yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS làm bài trên bảng con - Nhận xét - chữa bài + 62 gồm 6 chục và 2 đơn vị + 65 gồm 6 chục và 5 đơn vị + 62 và 65 có cùng số chục giống nhau là 6 nhưng khác nhau số đơn vị. - ta thấy 2 62 62 < 65 65 > 62 42 < 44 44 > 42 63 > 58 58 < 63 39 < 70 70 > 39 Bài 1/ 142 ( > < =) 34 < 38 55 < 57 36 > 30 55 = 55 Bài 2/ 143 Khoanh váo số lớn nhất 80 a. 72 68 Bài 3 / 143 Khoanh váo số bé nhất 18 a. 38, 48, Bài 4 / 143 Viết các số 72 , 38 , 64 a. Theo thứ tự từ bé đến lớn 38, 64, 72 b. Theo thứ tự từ lớn đến bé 72, 64, 38 4. Củng cố dặn dò 5' - Nêu cách so sánh các số có hai chữ số ? - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS làm bài vở bài tập ..................................................................................................................... Tiết 4 : Sinh hoạt I. Mục tiêu - Nhận xét, rút kinh nghiệm các hoạt động trong tuần. - Nêu phương hướng hoạt động tuần tới. - Giáo dục HS có ý thức học tập và thực hiện các hoạt động trong tuần. II. Nội dung sinh hoạt 1.Nhận xét tuần a. Đạo đức - Nhìn chung các em ngoan, lễ phép biết chào hỏi thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập. - Thực hiện tốt nội quy trường lớp . b. Học tập - Các em đi học tương đối đều, đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp học tập. - Đa số các em có ý thức học tập và tích cực tham gia các hoạt động của lớp. Tiêu biểu các em sau : Lê Thùy Dương, Hoàng Anh, Lò Nam, Lò Thao , Hiền, Oanh, Sơn. Một số em có cố gắng nhiều trong học tập em Lò Thị Mai, Quàng Văn Lâm, Lò Văn Hải. - HS có đầy đủ đồ dùng học tập, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng. *Hạn chế Vẫn còn một số em đọc, viết chậm như em Phượng, Phương, Đoàn, Hoàng. c. Các hoạt động khác - Các em biết thực hiện tốt nền nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể và thư viện thân thiện. Tập đều các động tác bài hát múa tập thể, có đủ hoa tay, mặc đúng trang phục học sinh. 2.Phương hướng hoạt động tuần - Thi đua học tập tốt chào mừng ngày thành lập Đoàn 8/3. Thực hiện tốt phong trào bông hoa điểm tốt. HS ngoan, lễ phép chào hỏi người trên, đoàn kết giúp đỡ bạn. - Các em chuẩn bị đủ đồ dùng học tập các môn học. - Đi học đều đúng giờ, thực hiện tốt các nền nếp học tập. Nâng cao chất lượng học tập, tăng cường luyện viết chữ, đọc cho HS như các em Phương, Tuấn,Phượng. - Duy trì nề nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể và thư viện thân thiện. 3. Tập văn nghệ, kể chuyện, đọc thơ ...................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: