I.Mục tiêu
1.- HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc đúng các từ ngữ : ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.
2. Ôn các vần uôt, uôc, tìm được tiếng có vần uôt, uôc.
3. Hiểu nội dung bài : Bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn, mẹ gạt đi. Mẹ muốn nghe ở lớp con đã ngoan thế nào.
- Kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp con đã ngoan thế nào.
Tuần 30 Thứ hai ngày 6 tháng 4 năm 2009 Tiết 1- Chào cờ ........................................................................................................ Tiết 2 + 3 - Tập đọc Bài : Chuyện ở lớp. (T 100 ) I.Mục tiêu 1.- HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc đúng các từ ngữ : ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. - Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ. 2. Ôn các vần uôt, uôc, tìm được tiếng có vần uôt, uôc. 3. Hiểu nội dung bài : Bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn, mẹ gạt đi. Mẹ muốn nghe ở lớp con đã ngoan thế nào. - Kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp con đã ngoan thế nào. II. Đồ dùngdạy học GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, chép bài đọc trên bảng lớp. HS : SGK, đọc bài, bảng con. III. Hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' - Đọc bài Chú công . - Sau hai, ba năm đuôi chú công có màu sắc như thế nào ? 3.Bài mới 34' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài GV HS * HĐ1: Luyện đọc - Đọc mẫu toàn bài. - Bài thơ gồm có mấy khổ thơ, mỗi dòng thơ có mấy chữ ? - Yêu cầu HS tìm tiếng, từ trong bài có chứa âm đ, v, tr, b đứng đầu. - Luyện đọc tiếng, từ : GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc. - Luyện đọc câu : Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng - Luyện đọc đoạn , cả bài. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo khổ thơ * Giải lao - Gọi HS đọc câu bất kì trong bài - Tổ chức thi đọc - Đọc cả bài - Cho HS đọc đồng thanh một lần. * HĐ2:Ôn các vần uôt, uôc - Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK - Tìm tiếng trong bài có vần uôt ? - Tìm tiếng ngoài bài có vần uôc, uôt ? Tiết 2 * HĐ 1: Đọc SGK (7') - GV chú ý sửa chữa cách đọc cho HS * HĐ 2 : Tìm hiểu bài(10 ') - Gọi HS đọc 2 khổ thơ đầu - Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp ? - Mẹ nói gì với bạn nhỏ ? - Em hiểu ý mẹ như thế nào ? * Nghỉ giải lao giữa tiết. (5' ) * Luyện đọc lại 5' - Tổ chức thi đọc HĐ 3 : Thực hành luyện nói 8' - Nêu yêu cầu luyện nói ? - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK dựa vào nội dung từng tranh các em hỏi và trả lời theo cặp. - Bạn nhỏ đã làm được những việc gì ngoan? - Yêu cầu đóng vai mẹ, con. - Nhận xét bổ sung - theo dõi. - có 3 khổ thơ, mỗi dòng thơ có 5 chữ. * Tổ 1 - đ/ l : đứng dậy, ở lớp * Tổ 2 tr : trêu *Tổ 3 - b/ v : bôi bẩn, vuốt tóc - HS luyện đọc cá nhân, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó. - 1 HS đọc toàn bộ các từ - HS nối nhau đọc từng câu - Từng nhóm 3 em đọc nối tiếp theo khổ thơ. - Thi đọc nối tiếp từng dòng thơ - 3 HS thi đọc khổ thơ - 1 HS đọc toàn bài- nhận xét - đọc đồng thanh. - 1; 2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.. - HS tìm tiếng trong bài có vần uôt ( vuốt) - uôc : cuốc đất, thuốc bổ, buộc dây, - uôt : tuốt lúa, nuốt cơm, nuột nà, - HS đọc từ - Đọc nối tiếp câu - Đọc nối tiếp khổ thơ - 1 HS đọc toàn bài - Bạn Hoa không thuộc bài, bạn Hùng cứ trêu con, bạn Mai giây đầy mực,.. - Mẹ chẳng nhớ nổi đâu, - Nói mẹ nghe ở lớp - Con đã ngoan thế nào? - HS đọc nối tiếp câu - HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ. - Thi đọc toàn bài thơ - Hãy kể với cha mẹ hôm nay ở lớp con đã ngoan thế nào ? - Bạn nhỏ chăm học bài, ngồi trật tự, bạn đeo lại cặp cho bạn khác, bạn được điểm 10. - HS đóng vai theo cặp. - Một số nhóm thể hiện trước lớp + Mẹ : Con kể xem ở lớp con đã ngoan thế nào ? + Con : Mẹ ơi, hôm nay con làm trực nhật, lau bảng sạch, cô giáo khen con làm trực nhật giỏi. + Mẹ : Con ngoan quá nhỉ ! 4. Củng cố - dặn dò (5' ) Bài thơ đó nói về điều gì ? - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc trước bài : Mèo con đi học. ................................................................................................................ Tiết 4 - Toán Phép trừ trong phạm vi 100 (T159). ( Trừ không nhớ) I.Mục tiêu Bước đầugiúp HS : - Biết làm tính trừ trong phạm vi 100( dạng 65 - 30 và 36 - 4 ) - Củng cố kĩ năng tính nhẩm. II. Đồ dùng dạy học GV : Tranh SGK, các bó, mỗi bó 1 chục que tính và 1 số que tính rời, bảng phụ. HS : Bảng con, SGK, giấy nháp, bộ đồ dùng học toán. III.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức1' 2. Kiểm tra 4' Tính : 67 - 22 = 45 56 - 16 = 40 42 - 42 = 0 3.Bài mới 27' a. Giới thiệu bài b. Tìm hiểu bài GV HS HĐ1: Giới thiệu cách làm tính trừ *Phép trừ dạng 65 - 30 Bước 1 GV hướng dẫn HS thao tác trên các que tính - GV hướng dẫn HS - GV gài 65 que tính trên bảng gài giống SGK/ 159 - GV nói và viết vào bảng có 6 bó, viết 6 ở cột chục, có 5 que tính rời viết 5 ở cột đơn vị. - GV hướng dẫn HS - GV gài 30 que tính trên bảng gài giống SGK/ 159 - GV nói và viết vào bảng có 3 bó, viết 3 ở cột chục, dưới 6, có 0 que tính rời viết 0 ở cột đơn vị, dưới 5. - GV nói thao tác tách ra 3 bó và 0 que tương ứng với phép tính trừ. - GV hướng dẫn HS thao tác tách các bó que tính với nhau và các que tính rời với nhau. Số que tính còn lại 3 bó và 5 que tính rời. - GV nói và viết 3 ở cột chục, viết 5 ở cột đơn vị vào các dòng ở cuối bảng * Bước 2 : Hướng dẫn kĩ thuật làm tính trừ - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính - Như vậy 65 - 30 = 35 - GV gọi vài HS nhắc lại cách trừ *Trường hợp phép trừ dạng 36 - 4 - GV hướng dẫn ngay cho HS cách đặt tính và làm tính trừ lưu ý khi đặt tính 4 thẳng cột với 6 ở hàng đơn vị. Khi tính từ hàng đơn vị sang hàng chục. HĐ 2: Thực hành - Nêu yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con - Chữa bài - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con - Chữa bài cho HS nêu cách đặt tính và tính - Nêu yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS làm bài trên phiếu bài tập. - Nhận xét chữa bài - Yêu cầu HS giải thích vì sao em điền đúng, vì sao em điền sai. - Nêu yêu cầu bài toán - Nêu cách trừ nhẩm - Tổ chức HS nhẩm miệng, nêu kết quả - Nhận xét - Chữa bài - HS lấy 6 bó, mỗi bó 1 chục que tính đặt bên trái, 5 que tính rời đặt bên phải - HS tiến hành tách 65 que tính ( gồm 6 bó chục và 5 que tính rời ), xếp 3 bó ở bên trái phía dưới các bó đã xếp trước, các que tính rời ở bên phải phía dưới các bó và que tính rời đã xếp trước. Chục Đơn vị 6 - 3 5 0 3 5 * Đặt tính - Viết 65 rồi viết 30 sao cho hàng chục thẳng cột với chục, hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị của số 65. Viết dấu trừ, kẻ vạch ngang dưới 2 số. * Thực hiện phép tính - Thực hiện phép tính theo cột dọc, tính từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị. Bài 1/ 159 a. Tính b. Bài 2/ 159 : Đúng ghi đ, sai ghi s đ s s Bài 3/159 : Tính nhẩm 66 - 60 = 6 58 - 4 = 54 78 - 50 = 28 58 - 8 = 50 4. Củng cố dặn dò 3‛ - Cho HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện tính. - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS làm bài vở bài tập .................................................................................................. Tiết 5 - Kể chuyện (T) : Bài : Niềm vui bất ngờ I.Mục tiêu - HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh. Sau đó, kể được toàn bộ câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện. - Hiểu được truyện : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ. II. Đồ dùng dạy học Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. III. Hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' - Yêu cầu HS kể lại câu chuyện Bông hoa cúc trắng. 3.Bài mới 25' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài GV HS HĐ1: GV kể chuyện( 5’) - GV kể chuyện lần 1. - theo dõi. - GV kể chuyện lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ. - theo dõi. HĐ 2 : Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (10’) - Tranh 1 vẽ cảnh gì? - Các bạn nhỏ đi qua cổng Phủ Chủ tịch, xin cô giáo cho vào thăm nhà Bác. - Câu hỏi dưới tranh là gì? - Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua cổng Phủ Chủ tịch ? . - Gọi HS kể đoạn 1. - em khác theo dõi nhận xét bạn. - Các đoạn còn lại hướng dẫn tương tự trên. - Gọi 2 em kể toàn bộ câu chuyện - cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung cho bạn. HĐ 3: Hướng dẫn HS kể chuyện toàn bộ câu chuyện (10’) - GV yêu cầu HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh và các gợi ý dưới tranh.. - GV cần có câu hỏi hướng dẫn HS yếu - 2 HS thi kể toàn bộ truyện - các em khác theo dõi, nhận xét bạn. kể chuyện. HĐ 4 Hiểu nội dung truyện (3’). - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? - Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ. 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau. .......................................................................................................... Tiết 6 - Chính tả Bài : Hoa sen I. Mục tiêu - HS nghe, viết chính xác, trình bày đúng bài ca dao Hoa sen. - Làm đúng các bài tập điền vần en hay oen ; điền chữ g hay gh vào chỗ trống. - Nhớ quy tắc chính tả : gh + i, ê, e. II. Đồ dùng dạy học GV : Bảng phụ viết sẵn bài ca dao Hoa sen; nội dung các bài tập 2,3 HS : Vở chính tả, bảng con III. Hoạt động dạy- học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' - Viết , đọc : xe lu, dòng sông, trái tim. 3.Bài mới 25' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài GV HS HĐ 1:Hướng dẫn HS nghe viết - GV treo bảng phụ đã viết bài ca dao -Trong bài những từ ngữ nào dễ viết sai? - GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn. - GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng khổ thơ, cách viết hoa đầu mỗi dòng thơ. - GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở. - GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau và sửa lỗi cho nhau ra bên lề vở.. HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả - HS nêu yêu cầu bài tập. - GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm. - Gọi HS đọc từ đã điền hoàn chỉnh - HS nêu yêu cầu bài tập - Tiến hành tương tự trên. -Từ bài tập trên GV hướng dẫn HS đi đến quy tắc chính tả (gh + i, ê, e ) g ( g + a, u, ô, ơ, u, ) HĐ 3: Chấm và chữa lỗi - GV chấm điểm một số bài của HS - GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc. - 2 HS nhìn bảng đọc bài ca dao, lớp đọc thầm - trắng, chen, mùi, xanh,... - HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con. - HS nhìn bảng chép khổ thơ vào vở - HS soát lỗi - HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau *Điền vần “en hay oen” - HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn. - đèn bàn, cưa xoèn xoẹt. *Điền chữ “gh” hay “g” - tủ gỗ lim. - đường gồ ghề. - con ghẹ. * Ghi nhớ gh i ê e - HS theo dõi 4. Củng cố- dặn dò 4' - Nhận xét chung giờ học. - Dặn HS luyện viết các chữ viết chưa đúng trong bài. ................................................................................................ Tiết 7 - Toán Luyện tập I.Mục tiêu - Luyện tập làm tính cộng các số trong phạm vi 100. - Tập tính nhẩm với phép cộng đơn giản. - Củng cố về cộng các số đo độ dài đơn vị là xăng ti mét . II ... chức thi đọc - Đọc cả bài - Cho HS đọc đồng thanh một lần. * HĐ2: Ôn các vần uc, ut - Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK - Tìm tiếng trong bài có vần uc, vần ut ? - Nói câu chứa tiếng có vần uc hoặc ut. - Yêu cầu HS quan sát tranh nói theo câu mẫu. - Tìm tiếng trong câu có vầ uc, ut ? Tiết 2 * HĐ 1: Đọc SGK (7') - GV chú ý sửa chữa cách đọc cho HS * HĐ 2 : Tìm hiểu bài (7 ') - Gọi HS đọc đoạn 1 - Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà ? - Cho HS đọc đoạn 2 - Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp ? - Cho 1 em đọc toàn bài - Em hiểu thế nào là người bạn tốt ? * GV chốt lại bài * Nghỉ giải lao giữa tiết. (5' ) * Luyện đọc diễn cảm 8' - GV đọc mẫu - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Tổ chức thi đọc HĐ 3 : Thực hành luyện nói 8' - Nêu yêu cầu luyện nói ? - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK dựa vào nội dung từng tranh các em kể cho nhau nghe về người bạn tốt theo cặp. - Nhận xét bổ sung - theo dõi. - Bài có 9 câu. * Tổ 1 - b : bút chì * Tổ 2 - l/ n : liền, nằm, nụ *Tổ 3 - ương : ngượng nghịu - HS luyện đọc cá nhân, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó. - 1 HS đọc toàn bộ các từ - HS nối nhau đọc từng câu - Bài chia làm 2 đoạn. - Từng nhóm 2 em đọc nối tiếp theo đoạn. - Thi đọc nối tiếp đoạn. - HS đọc toàn bài- nhận xét - Đọc đồng thanh. - 1; 2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.. - HS tìm tiếng trong bài có vần uc ( Cúc); có vần ut( bút) - HS quan sát tranh, nói câu mẫu. + Hai con trâu húc nhau. + Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. - Nói theo cặp - Một số HS nói trước lớp - Nhận xét, bình chọn. - Đọc nối tiếp câu - Đọc nối tiếp đoạn - HS đọc toàn bài - Hà hỏi mượn bút, Cúc từ chối, Nụ đã giúp Hà. - Hà tự đến sửa dây đeo cặp cho Cúc. - Người bạn tốt là người sẵn sàng giúp đỡ bạn. - HS đọc theo cặp - Một số nhóm đọc trước lớp. - HS nhận xét, bình chọn - Kể về một người bạn tốt của em. - HS nói theo cặp, nói trước lớp + Hôm qua trời mưa, khi tan học Hà đã rủ Ninh đi chung áo mưa về nhà. + Nam ốm, Hà đến thăm Nam và động viên Nam nhanh khoẻ để còn đi học. 4. Củng cố - dặn dò (5' ) - Qua bài em hiểu người bạn tốt là người như thế nào? - Trong bài ai là người bạn tốt ? - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc trước bài : Ngưỡng cửa. ........................................................................................................ Tiết 3 - Toán Các ngày trong tuần lễ I.Mục tiêu Giúp HS : - Làm quen với các đơn vị đo thời gian; Ngày và tuần lễ. Nhận biết 1 tuần có 7 ngày. - Biết gọi tên các ngày trong tuần: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy. - Biết đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch bóc hàng ngày. - Bước đầu làm quen với lịch học tập ( hoặc các công việc cá nhân) trong tuần II. Đồ dùng dạy học GV : Một quyển lịch bóchàng ngày, một thời khoá biểucủa lớp.. HS : Bảng con, SGK, giấy nháp III.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức1' 2. Kiểm tra 4' Yêu cầu HS đặt tính rồi tính : 72 - 60 = 12 66 - 25 = 41 70 - 40 = 30 3.Bài mới 27' a. Giới thiệu bài b. Tìm hiểu bài GV HS HĐ1 : Giới thiệu cho HS quyển lịch bóc hàng ngày - GV treo quyển lịch lên bảng, chỉ vào tờ lịch hôm nay hỏi : - Hôm nay là thứ mấy? - Gọi HS nhắc lại HĐ2 : Giới thiệu về tuần lễ - GV cho HS đọc hình vẽ các tờ lịch trong SGK / 161. - Các ngày ghi trong các tờ lịch là ngày nào ? - Gọi HS nhắc lại * GV nói đó là các ngày trong 1 tuần lễ. - Vậy 1 tuần lễ có mấy ngày? Đó là những ngày nào ? HĐ3: Giới thiệu về ngày trong tháng - GV chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và hỏi: + Hôm nay là ngày bao nhiêu ? - Cho HS nhắc lại HĐ 4 : Luyện tập - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - GV cho HS nhắc lại các ngày trong tuần. - Trong một tuần lễ em đi học những ngày nào ? Và được nghỉ ngày nào ? - Nêu yêu cầu của bài - GV cho HS xem tờ lịch ngày hôm nay. - Hôm nay là thứ mấy ? - Hôm nay là ngày bao nhiêu, tháng mấy? - Ngày mai là ngày bao nhiêu, tháng mấy ? - Nêu yêu cầu của bài - GV cho HS đọc thời khoá biểu của lớp. - HS quan sát quyển lịch - Hôm nay là thứ năm. - HS đọc hình vẽ các tờ lịch trong SGK - Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy. - 1 tuần lẽ có 7 ngày đó là : chủ nhật, thứ hai, thứ ba,.thứ bảy. - Hôm nay là ngày 17 tháng tư. Bài 1/ 161 : Trong mỗi tuần lễ a. Em đi học vào các ngày : thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu. b. Em được nghỉ các ngày : thứ bảy, chủ nhật Bài 2/161 Đọc tờ lịch ngày hôm nay rồi viết lần lượt tên ngày trong tuần, ngày trong tháng, tên tháng: a. Hôm nay là thứ năm ngày 17 tháng 4. b. Ngày mai là ngày 18 tháng 4. Bài 3/161 Đọc thời khoá biểu của lớp em. - HS đọc - nhận xét 4. Củng cố - dặn dò (3' ) - Một tuần có mấy ngày, là những ngày nào ? - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS thực hành xem lịch hàng ngày. .............................................................................................................. Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2009 Tiết 1 - Toán Cộng, trừ( không nhớ ) trong phạm vi 100. I.Mục tiêu Giúp HS : - Củng cố kĩ năng làm tính cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100( cộng trừ không nhớ ) - Rèn luyện kĩ năng làm tính nhẩm( trong trường hợp cộng, trừ các số tròn chục hoặc các trường hợp đơn giản ). - Nhận biết bước đầu (thông qua các ví dụ cụ thể ) về quan hệ giữa hai phép tính cộng và trừ. II. Đồ dùng dạy học GV : Tranh SGK, bảng phụ. HS : Bảng con, SGK, giấy nháp. III.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức1' 2. Kiểm tra 4' - Một tuần lễ có mấy ngày? Kể tên các ngày trong tuần. - Hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu ? 3.Bài mới 27' a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập GV HS - Nêu yêu cầu bài toán - Gọi HS nêu cách nhẩm - HS làm bài trên bảng, dưới lớp làm bài bảng con - Nhận xét chữa bài - Cho HS nhận biết về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Nêu yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con - Chữa bài cho HS nêu cách đặt tính và tính - Gọi HS đọc bài toán + Bài toán đã cho biết những gì ? + Bài toán hỏi gì ? - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài trên nháp - Chữa bài - Gọi HS đọc bài toán + Bài toán đã cho biết những gì ? + Bài toán hỏi gì ? - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài trên nháp - Chữa bài Bài 1/ 162 : Tính nhẩm 80 + 10 = 90 80 + 5 = 85 90 - 80 = 10 85 - 5 = 80 90 - 10 = 80 85 - 80 = 5 Bài 2/ 162 : Đặt tính rồi tính Bài 3/162 Tóm tắt Hà có : 35 que tính ? que tính Lan có : 43 que tính Bài giải Hai bạn có tất cả số que tính là : 35 + 43 = 78 ( que tính ) Đáp số : 78 que tính Bài 4/162 Tóm tắt Tất cả có : 68 bông hoa Hà có : 34 bông hoa Lan có : bông hoa ? Bài giải Lan hái được số bông hoa là : 68 - 34 = 34 ( bông hoa ) Đáp số : 34 bông hoa 4. Củng cố dặn dò 3‛ - Cho HS nhắc lại cách thực hiện tính cộng trừ trong phạm vi 100. - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS làm bài vở bài tập. ................................................................................................... Tiết 2 - Chính tả Bài : Mèo con đi học I. Mục tiêu - HS chép lại chính xác, trình bày đúng 8 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học. - Làm đúng các bài tập điền vần iên hay in ; điền chữ r, d hay gi vào chỗ trống. II. Đồ dùng dạy học GV : Bảng phụ viết sẵn 8 dòng thơ đầu bài thơ Mèo con đi học; nội dung các bài tập 2,3 HS : Vở chính tả, bảng con. III. Hoạt động dạy- học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' - Viết , đọc : buộc tóc, chuột đồng, túi kẹo. 3.Bài mới 25' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài GV HS HĐ 1:Hướng dẫn HS tập chép - GV treo bảng phụ đã viết 8 dòng thơ đầu bài thơ Mèo con đi học. -Trong khổ thơ này những từ ngữ nào dễ viết sai ? - GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn. - GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng khổ thơ, cách viết hoa đầu mỗi dòng thơ. - Yêu cầu HS chép bài vào vở. - GV theo dõi uốn nắn. - GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở. - GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau và sửa lỗi cho nhau ra bên lề vở.. HĐ 2: Chấm và chữa lỗi - GV chấm điểm một số bài của HS - GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc. HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả - HS nêu yêu cầu bài tập. - GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm. - Gọi HS đọc câu đã điền hoàn chỉnh. - HS nêu yêu cầu bài tập - Tiến hành tương tự trên. - Gọi HS đọc câu đã điền hoàn chỉnh. - Nhận xét chữa bài - 2 HS nhìn bảng đọc bài, lớp đọc thầm - mèo, buồn bực, bèn, kiếm cớ, luôn, be toáng, đuôi. - HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con. - HS nhìn bảng chép bài vào vở. - HS soát lỗi - HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau - HS theo dõi *Điền chữ r, d hay gi - HS quan sát tranh và lựa chọn vần cần điền vào chỗ trống. - HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn. - Thầy giáo dạy học. - Bé nhảy dây. - Đàn cá rô lội nước. *Điền vần “iên” hay “in” - Đàn kiến đang đi. - Ông đọc bảng tin. 4. Củng cố- dặn dò 4' - Nhận xét chung giờ học. - Dặn HS luyện viết các chữ viết chưa đúng trong bài. ................................................................................................... Tiết 3 : Sinh hoạt I. Mục tiêu - Nhận xét, rút kinh nghiệm các hoạt động trong tuần. - Nêu phương hướng hoạt động tuần tới. - Giáo dục HS có ý thức học tập và thực hiện các hoạt động trong tuần. II. Nội dung sinh hoạt 1.Nhận xét tuần a. Đạo đức - Nhìn chung các em ngoan, lễ phép biết chào hỏi thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập. - Thực hiện tốt nội quy trường lớp . b. Học tập - Các em đi học tương đối đều, đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp học tập. - Đa số các em có ý thức học tập và tích cực tham gia các hoạt động của lớp. Tiêu biểu các em sau : Lê Thùy Dương, Hiếu , Lò Nam , Phong ,Quàng Mai . Một số em có cố gắng nhiều trong học tập em Lò Văn Hải, Quàng Lâm , Lò Thị Hồng, Lò Thị Loan. - HS có đầy đủ đồ dùng học tập, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng. *Hạn chế Vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, chưa chú ý trong học tập Giang, Sơn. Một số em đọc còn yếu như Phương, Tuấn , Phượng, chữ viết chậm như Phương, Tuấn . c. Các hoạt động khác - Các em biết thực hiện tốt nền nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể và thư viện thân thiện. Tập đều các động tác bài hát múa tập thể, có đủ hoa tay, mặc đúng trang phục học sinh. 2.Phương hướng hoạt động tuần Thực hiện tốt phong trào bông hoa điểm tốt. HS ngoan, lễ phép chào hỏi người trên, đoàn kết giúp đỡ bạn. ........................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: