Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 11

Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 11

.Mục tiêu:

- Học sinh hiểu cách chọn nội dung và cách vẽ tranh đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam.

- Biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam. HSNK: sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

- Học sinh biết kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo.

B. Đồ dùng dạy- học:

 

doc 57 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1322Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 
Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm
Bài 11: vẽ tranh
đề tài ngày nhà giáo việt nam 20 - 11
A.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu cách chọn nội dung và cách vẽ tranh đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam.
- Biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam. HSNK: sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- Học sinh biết kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Giáo viên: - Sách giáo khoa.
 - Tranh ảnh về Ngày nhà giáo Việt Nam.
 - Bài vẽ của học sinh năm trước
 - Học sinh: - Sách giáo khoa, vở tập vẽ
 - Bút chì, màu, tẩy
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
I. Kiểm tra:
- Yêu cầu kiểm tra đồ dùng.
- Cả lớp hát bài hát về thầy cô giáo
- Nhận xét sự chuẩn bị đồ dùng của HS
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài.
2. Nội dung:
- Đặt đồ dùng lên bàn.
- Cả lớp hát bài Bụi phấn
- Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài ( 4’- 6’)
+ Em hãy cho biết ngày 20/11 là ngày gì?
+ ở trường, lớp em có tổ chức những hoạt động gì để chào mừng ngày lễ đó? 
+ Quang cảnh trường em trong ngày vui đó như thế nào?
+ Em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng của mình đối với các thầy cô giáo?
+ Vẽ tranh về đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam có thể chọn vẽ về những nội dung nào?
- Nhận xét, bổ sung, cho quan sát một số hình ảnh về ngày 20/11.
+ Là ngày tôn vinh ghề dạy học, là dịp để học sinh bày tỏ tình cảm kính yêu và lòng biết ơn sâu sắc các thầy giáo, cô giáo.
+ Thi văn ghệ, thi trang trí lớp, giữ vở sạch viết chữ đẹp, thi đua dạy tốt- học tốt, mít tinh kỷ niệm ngày lễ
+ Nhộn nhịp, vui tươi, nhiều màu sắc
+ 4- 6 em trả lời
+ Có thể chọn nhiều nội dung vẽ tranh.
* Cô giáo đang giảng bài trên lớp.
* Cảnh sân trường trong ngày 20/11.
* Chúng em tặng hoa thầy cô.
* Chúng em múa hát mừng ngày 20/11.
* Vẽ chân dung thầy, cô giáo
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (4’-6’)
+ Em vẽ tranh về đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam như thế nào?
- Nhận xét, gợi ý cách vẽ.
* Chọn nội dung đề tài và các hình ảnh tiêu biểu.
* Sắp xếp các hình ảnh chính, phụ cho hợp lí.
* Vẽ màu: vui tươi có đậm nhạt.
 Các hình ảnh và màu sắc cần sinh động, thể hiện niềm vui, không khí tưng bừng của ngày lễ.
- Cho quan sát bài vẽ của học sinh năm trước
+ 2- 4 em nêu cách vẽ của mình
- Quan sát gợi ý
- Quan sát, học hỏi, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Thực hành ( 18’- 22’)
- Yêu cầu học sinh vẽ tranh đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam vào phần giấy quy định trong vở tập vẽ.
- Bao quát lớp
- Xuống từng bàn quan sát và gợi ý thêm.
3. Nhận xét, đánh giá ( 5’- 7’) 
- Chọn 4- 6 bài gợi ý học sinh nhận xét.
+ Bài vẽ đúng đề tài
+ Biết sắp xếp các hình ảnh hợp lí
+ Chọn màu và vẽ màu phù hợp, có đậm nhạt.
+ Chọn bài vẽ đẹp
- Thực hành cá nhân, vẽ vở tập vẽ.
- Nhận xét các bài vẽ theo cảm nhận của riêng mình
- Bình chọn bài vẽ đẹp
- Nhận xét, khen ngợi bài vẽ của học sinh
* Dặn dò: 
- Xem trước bài 12 chuẩn bị đồ dùng 
Tuần 12 
Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm
Bài 12: Vẽ theo mẫu
mẫu vẽ có hai vật mẫu
A.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu hình dáng, tỉ lệ và đậm nhạt đơn giản ở hai vật mẫu. 
- Biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu. HSNK: sắp xếp được hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
- Học sinh quan tâm tìm hiểu đồ vật xung quanh.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Giáo viên: - Sách giáo khoa.
 - Mẫu vẽ: cái cốc và cái chén
 - Phấn màu.
 - Bài vẽ của học sinh năm trước.
- Học sinh: - Sách giáo khoa, vở tập vẽ.
 - Bút chì, màu, tẩy.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
I. Kiểm tra:
- Yêu cầu kiểm tra đồ dùng.
- Nhận xét sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài.
2. Nội dung:
- Đặt đồ dùng lên bàn.
- Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4’- 6’)
- Đặt mẫu, gợi ý học sinh nhận xét
+ Mẫu vẽ gồm những đồ vật nào?
+ Cái cốc có những bộ phận chính nào?
+ Cái cốc có đặc điểm gì?
+ Cái chén có những bộ phận chính nào?
+ Cái cốc có đặc điểm gì?
+ Tỉ lệ chiều cao, ngang của 2 vật mẫu?
+ Vị trí của hai vật mẫu?
+ So sánh độ đậm nhạt giữa hai vật mẫu?
+ Cả 2 vật mẫu nằm trong khung hình gì?
+ Khung hình riêng của cái cốc?
+ Khung hình riêng của cái chén?
- Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét mẫu theo vị trí quan sát
+ Gồm hai vật mẫu cái cốc và cái chén.
+ Miệng, thân, đáy.
+ Miệng cốc rộng hơn đáy cốc.
+ Miệng, thân, đáy, quai.
+ Miệng chén rộng hơn đáy chén.
+ Cái cốc cao và rộng hơn cái chén.
+ Nhận xét theo vị trí quan sát
+ Hai vật tương đương về sắc độ
+ Nhận xét theo vị trí quan sát
+ Khung hình chữ nhật
+ Khung hình vuông
Hoạt động 2: Cách vẽ (4’- 6’)
+ Nêu cách vẽ bài vẽ theo mẫu có 2 vật mẫu?
- Nhận xét, gợi ý cách vẽ
* Quan sát, nắm đặc điểm của mẫu.
+ 2-3 em nêu cách vẽ của mình
- Quan sát gợi ý
* Vẽ phác khung hình chung và khung hình riêng của cả 2 vật mẫu.
* Xác định tỷ lệ các bộ phận của cái cốc và cái chén theo chiều cao bằng nét thẳng.
* Vẽ đường trục, xác định tỉ lệ theo chiều rộng
* Phác hình bằng nét thẳng.
* Vẽ nét chi tiết hoàn chỉnh hình.
* Vẽ đậm nhạt bằng chì đen hoặc vẽ màu
- Cho quan sát bài vẽ của HS năm trước. - Quan sát, học hỏi và rút kinh nghiệm
Hoạt động 3: Thực hành (20’- 22’)
- Yêu cầu quan sát mẫu vẽ theo mẫu cái cốc và cái chén
- Bao quát lớp
- Xuống từng bàn quan sát và gợi ý thêm cho học sinh.
3. Nhận xét, đánh giá ( 5’- 7’) 
Chọn một số bài trưng bày trước lớp, gợi ý học sinh nhận xét.
+ Bố cục cân đối.
+ Tỉ lệ của hai vật mẫu tương đối phù hợp.
+ Đậm nhạt, hoặc màu sắc phù hợp.
+ Chọn bài vẽ đẹp
- Thực hành cá nhân, vẽ vở tập vẽ
- Nhận xét các bài vẽ theo cảm nhận của riêng mình
- Bình chọn bài vẽ đẹp
- Nhận xét, khen ngợi những bài vẽ đẹp. Động viên khích lệ học sinh.
* Dặn dò:
- Quan sát hình dáng, hoạt động của con người.
- Chuẩn bị đất nặn cho bài sau.
Tuần 13 
Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm
Bài 13: tập nặn tạo dáng
nặn dáng người
A.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng của một số dáng người hoạt động. 
- Biết cách nặn và nặn được 1 hoặc 2 dáng người đơn giản. HSNK: hình nặn cân đối, giống hình dáng người đang hoạt động.
- Học sinh yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Giáo viên: - Sách giáo khoa.
 - Tranh ảnh một số dáng người đang hoạt động.
 - Mô hình tượng người nhỏ - Đất nặn
- Học sinh: - Sách giáo khoa, vở tập vẽ, đất nặn.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
I. Kiểm tra:
- Yêu cầu kiểm tra đồ dùng.
- Nhận xét sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài.
2. Nội dung:
- Đặt đồ dùng lên bàn.
- Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4’- 6’)
+ Cơ thể con người có những bộ phận chính ( bên ngoài) nào?
+ Các bộ phận của cơ thể có dạng hình gì?
+ Kể một vài hoạt động của con người?
+ Khi thay đổi hoạt động hình dáng các bộ phận trên cơ thể có thay đổi không?
- Cho quan sát tranh ảnh một số dáng người đang hoạt động và nhận xét bổ sung thêm.
- Đầu, cổ, mình, chân, tay.
+ Đầu có dạng hình tròn, cổ, mình, chân, tay có dạng hình trụ.
+ Đi, đứng, chạy, cúi, nằm, ngồi, quỳ
+ Có thay đổi, VD: khi đứng nghiêm chiều hướng của các bộ phận theo chiều thẳng đứng khi cúi xuống bộ phận thân có hình vòng cung
Hoạt động 2: Cách nặn dáng người ( 4’ – 6’)
+ Em thực hiện cách nặn dáng người như thế nào?
- Nhận xét, gợi ý cách nặn.
* Chọn đất: có thể nặn bằng đất 1 màu hay nhiều màu.
* Cách 1: Nặn từng bộ phận của con người rồi ghép dính lại, thêm chi tiết và tạo dáng hoạt động.
* Cách 2: Từ thỏi đất nặn, vuốt, kéo, đắp tạo hình con người, thêm chi tiết và tạo dáng.
- Giới thiệu mô hình tượng người nhỏ, gợi ý sắp xếp theo đề tài
+ 3 em nêu cách nặn của mình.
- Quan sát thao tác mẫu
- Quan sát mô hình và tìm hiểu cách sắp xếp theo đề tài.
Hoạt động 3: Thực hành ( 18’- 20’)
- Phân nhóm: mỗi nhóm từ 6 đến 7 em.
- Yêu cầu: nặn hình dáng người và sắp xếp thành đề tài, có thể nặn thêm một số các hình ảnh khác. Các nhóm tự phân công nhiệm vụ và cử đại diện trình bày sản phẩm của nhóm.
- Bao quát lớp
- Đến từng nhóm quan sát và gợi ý thêm
3. Nhận xét, đánh giá ( 5’-7’)
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm
- Gợi ý học sinh nhận xét sản phẩm.
+ Hình nặn cân đối
+ Tạo dáng sinh động
+ Sắp xếp đề tài hợp lí
+ Chọn sản phẩm đẹp
- Ngồi theo nhóm
- Thực hành theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm
- Nhận xét và bình chọn sản phẩm đẹp.
- Nhận xét, khen ngợi động viên khích lệ học sinh
* Dặn dò:
- Về nhà tập vẽ hình dáng người
- Xem trước bài 14 chuẩn bị đồ dùng
Tuần 14 
Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm
Bài 14: vẽ trang trí
trang trí đường diềm ở đồ vật
A.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật.
- Biết cách vẽ và vẽ được đường diềm vào đồ vật. HSNK: chọn và sắp xếp họa tiết đường diềm cân đối, phù hợp với đồ vật tô màu đều, rõ hình trang trí.
- Học sinh yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Giáo viên: - Sách giáo khoa.
 - Một số đồ vật có trang trí đường diềm.
 - Phấn màu – Bài vẽ của học sinh năm trước
- Học sinh: - Sách giáo khoa, vở tập vẽ
 - Bút chì, màu, tẩy
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
I. Kiểm tra:
- Yêu cầu kiểm tra đồ dùng.
- Nhận xét sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài.
2. Nội dung:
- Đặt đồ dùng lên bàn.
- Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4’- 6’)
- Yêu cầu quan sát hình 1 trang 45 SGK
+ Đường diềm được trang trí ở những đồ vật nào?
+ Trang trí đường diềm trên đồ vật có tác dụng gì?
+ Cách trang trí đường diềm trên đồ vật có giống nhau không?
+ Màu sắc của đường diềm trang trí trên đồ vật nên vẽ như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung- cho quan sát một số đồ vật có trang trí đường diềm.
- Quan sát hình 1 trang 45 SGK
+ Khăn, túi, áo, váy, ấm, chén, lọ, bát, đĩa
+ Làm đẹp và tăng sự hấp dẫn cho đồ dùng đó
+ Khác nhau, có nhiều cách.
* Đường diềm ở xung quanh đồ vật.
* Đường diềm ở trên, dưới hay giữa đồ vật.
* Đường diềm phủ kín phần lớn bề mặt của đồ vật.
+ Vẽ phù hợp với đồ vật
Hoạt động 2: Cách vẽ trang trí đường diềm trên đồ vật (4’- 6’)
+ Quan sát hình gợi ý SGK trang 46 nêu cách trang trí đường diềm trên đồ vật?
+ Các họa tiết giống nhau nên vẽ màu như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung. Cho quan sát bài vẽ của học sinh năm trước.
+ Nêu cách vẽ, học sinh khác nhận xét.
* Vẽ hình dáng đồ vật
* Tìm vị trí thích hợp để vẽ đường diềm.
* Phác các mảng chính, phụ.
* Chọn họa tiết phù hợp và vẽ họa tiết vào các mảng hình.
* Vẽ màu theo ý thích, có đậm nhạt
+ Vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt.
- Quan sát, học hỏi và rút kinh nghiệm
Hoạt động 3: Thực hành (18’- 20’)
- Yêu cầu chọn đồ vật và vẽ trang trí đường diềm cho đồ vật đó.
- Bao quát lớp
- Xuống từng bàn quan sát và gợi ý thêm cho học sinh.
3. Nhận xét, đánh giá ( 5’- 7’) 
Chọn một số bài trưng bày trước lớp, gợi ý học sinh nhận xét.
+ Họa tiết đường diềm vẽ cân đối, phù hợp với đồ vật.
+ Tô màu đều, gọn có đậm nhạt, rõ hình tr ...  Cách vẽ tranh (4’-6’)
+ Em vẽ tranh về đề tài ước mơ của em như thế nào?
 - Nhận xét, gợi ý cách vẽ.
* Chọn các hình ảnh tiêu biểu.
* Sắp xếp các hình ảnh chính, phụ cho hợp lí.
* Vẽ màu: phù hợp có đậm nhạt.
 - Cho quan sát bài vẽ của HS năm trước
+ 2- 4 em nêu cách vẽ của mình
- Quan sát gợi ý
- Quan sát, học hỏi, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Thực hành ( 18’- 22’)
- Yêu cầu học sinh vẽ tranh đề tài ước mơ của em vào phần giấy quy định trong vở tập vẽ.
- Bao quát lớp
- Xuống từng bàn quan sát và gợi ý thêm.
3. Nhận xét, đánh giá ( 5’- 7’) 
- Chọn 4- 6 bài gợi ý học sinh nhận xét.
+ Bài vẽ thể hiện được ước mơ của bản thân.
 + Biết sắp xếp các hình ảnh hợp lí
+ Chọn màu và vẽ màu phù hợp, có đậm nhạt.
+ Chọn bài vẽ đẹp
- Thực hành cá nhân, vẽ vở tập vẽ.
- Nhận xét các bài vẽ theo cảm nhận của riêng mình
- Bình chọn bài vẽ đẹp
- Nhận xét, khen ngợi bài vẽ của học sinh
* Dặn dò: 
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau. 
Tuần 32 
Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm
Bài 32: Vẽ theo mẫu
vẽ tĩnh vật ( vẽ màu)
A.Mục tiêu:
- Học sinh biết cách quan sát, so sánh và nhận ra đặc điển của mẫu. 
- Học sinh vẽ được hình và vẽ màu theo mẫu. HSNK: sắp xếp được hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp.
- Học sinh yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Giáo viên: - Sách giáo khoa.
 - Mẫu vẽ: Lọ hoa và quả( quả lê)
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 - Một số tranh tĩnh vật của họa sĩ.
 - Bài vẽ của học sinh năm trước.
- Học sinh: - Sách giáo khoa, vở tập vẽ.
 - Bút chì, màu, tẩy.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
I. Kiểm tra:
- Yêu cầu kiểm tra đồ dùng.
- Nhận xét sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài.
2. Nội dung:
- Đặt đồ dùng lên bàn.
- Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4’- 6’)
+ Em hiểu thế nào là tranh tĩnh vật?
- Giới thiệu tranh tĩnh vật của họa sĩ.
+ Em có nhận xét gì về màu sắc trong tranh tĩnh vật?
- Đặt mẫu, gợi ý học sinh nhận xét
+ Mẫu vẽ gồm những đồ vật nào?
+ Loại hoa gì? màu sắc của chúng? 
+ Lọ có những bộ phận chính nào?
+ Lọ có đặc điểm gì?
+ Loại quả gì? đặc điểm của quả?
+ Tỉ lệ chiều cao, ngang của 2 vật mẫu?
+ Vị trí của hai vật mẫu?
+ So sánh độ đậm nhạt giữa hai vật mẫu?
+ Cả 2 vật mẫu nằm trong khung hình gì?
+ Khung hình riêng của lọ hoa?
+ Khung hình riêng của quả?
- Nhận xét, bổ sung. 
+ Là tranh vẽ các vật ở trạng thái tĩnh theo cảm nhận riêng.
- Quan sát
+ Màu sắc giữa các vật có sự ảnh hưởng.
- Nhận xét mẫu theo vị trí quan sát
+ Gồm hai vật mẫu lọ hoa và quả
+ Miệng, cổ, thân, đáy lọ.
+ Phần nhỏ nhất là cổ lọ, miệng và đáy bằng nhau, to nhất là phần thân gần với đáy
+ Quả lê, dạng hình tròn lõm ở hai đầu, phần trên gần cuống nhỏ hơn, phần thân quả to hơn, quả có màu vàng.
+ Lọ hoa cao hơn quả lê, quả lê có chiều rộng hơn lọ hoa. Phần hoa chiếm khoảng 1/2 chiều cao của lọ hoa.
+ Nhận xét theo vị trí quan sát
+ Lọ có độ đậm hơn hoa và quả, 
+ Nhận xét theo vị trí quan sát
+ Khung hình chữ nhật đứng.
+ Khung hình vuông.
Hoạt động 2: Cách vẽ (4’- 6’)
+ Nêu cách vẽ bài vẽ theo mẫu có 2 vật mẫu?
- Nhận xét, bổ sung
 Vẽ đậm nhạt bằng màu theo mẫu
- Cho quan sát bài vẽ của HS năm trước. 
+ 3- 5 em nêu cách vẽ của mình.
* Vẽ phác khung hình chung và khung hình riêng của cả 2 vật mẫu.
* Xác định tỷ lệ các bộ phận của lọ, hoa và quả theo chiều cao, ngang bằng nét thẳng.
* Phác hình bằng nét thẳng.
* Vẽ nét chi tiết hoàn chỉnh hình.
* Vẽ đậm nhạt
- Quan sát, học hỏi và rút kinh nghiệm
Hoạt động 3: Thực hành (20’- 22’)
- Yêu cầu quan sát mẫu vẽ theo mẫu tĩnh vật lọ hoa và quả vào phần giấy quy định trong vở tập vẽ.
- Bao quát lớp
- Xuống từng bàn quan sát và gợi ý thêm cho học sinh.
3. Nhận xét, đánh giá ( 5’- 7’) 
- Chọn một số bài gợi ý học sinh nhận xét.
+ Bố cục cân đối.
+ Tỉ lệ của hai vật mẫu tương đối phù hợp. Hình vẽ gần với mẫu
+ Đậm nhạt, màu sắc phù hợp.
+ Chọn bài vẽ đẹp
- Thực hành cá nhân, vẽ vở tập vẽ
- Nhận xét các bài vẽ theo cảm nhận của riêng mình
- Bình chọn bài vẽ đẹp
- Nhận xét, khen ngợi bài vẽ đẹp.
- Động viên khích lệ học sinh.
* Dặn dò:
- Xem trước bài 33 chuẩn bị đồ dùng. 
Tuần 33 
Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm
Bài 33: Vẽ trang trí
trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi
A.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu vai trò và ý nghĩa của lều trại thiếu nhi.
- Học sinh biết cách trang trí và trang trí được cổng hoặc lều trại theo ý thích. HSNK: trang trí được cổng trại hoặc lều trại phù hợp với nội dung hoạt động.
- Học sinh yêu thích các hoạt động tập thể.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Giáo viên: - Sách giáo khoa
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 - Bài vẽ của học sinh năm trước.
- Học sinh: - Sách giáo khoa, vở tập vẽ.
 - Bút chì, màu, tẩy.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. Kiểm tra:
- Yêu cầu kiểm tra đồ dùng.
- Nhận xét sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài.
2. Nội dung:
- Đặt đồ dùng lên bàn.
- Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét ( 5’- 7’)
+ Hội trại thườn được tổ chức vào dịp nào? ở đâu?
+ Trại gồm những phần chính nào?
+ Vật liệu cần thiết để dựng trại gồm những gì?
- Yêu cầu quan sát ảnh chụp trại trong SGK trang 101.
+ Cổng trại gồm những gì?
+ Lều trại có hình dáng như thế nào?
+ Thường tổ chức vào các ngày lễ, tết, hè, ở nơi thoáng mát, rộng có cảnh đẹp như công viên, sân trường có nhiều đơn vị cùng tham gia
+ Gồm cổng trại, lều trại.
+ Gỗ, tre, nứa, vải, giấy, cây, hoa
- Quan sát hình SGK
+ Có biển tên trại, hình vẽ, cờ, hoa
+ Nhiều hình dáng khác nhau: hình tam giác, hình chữ nhật, lục giác, tròn được trang trí ở mái, nóc trại, xung quanh và bên trong lều trại.
- Nhận xét, bổ sung.
* Hội trại là hình thức sinh hoạt tập thể vui tươi bổ ích.
* Cổng trại là bộ mặt của trại có thể tạo bằng nhiều kiểu dáng( đối xứng, không đối xứng), cổng trại gồm cổng, hàng rào được trang trí bằng chữ, cờ, hoa.
* Lều trại là trung tâm của trại nơi tổ chức các hoạt động chung, lều trại có nhiều kiểu dáng được trang trí đẹp.
Hoạt động 2: Cách trang trí đầu báo tường ( 4’- 6’)
+ Em vẽ trang trí cổng trại hay lều trại? Em thực hiện cách vẽ như thế nào?
- Nhận xét, gợi ý cách vẽ.
a/ Trang trí cổng trại:
* Phác kiểu dáng của cổng trại.
* Phác mảng chữ, mảng hình; tên đơn vị, khẩu hiệu, cờ, hoa, biểu tượng,
* Vẽ chi tiết.
* Vẽ màu: màu tươi sáng, tô đều gọn, rõ mảng hình mảng chữ.
b/ Trang trí lều trại:
* Phác kiểu dáng của lều trại( hình tam giác, lục giác,)
* Vẽ hình trang trí ở mái, xung quanh cho sinh động.
* Vẽ màu: màu tươi sáng, tô đều gọn, rõ hình trang trí.
- Cho quan sát bài vẽ của học sinh năm trước.
+ 4- 6 em nêu cách vẽ của mình.
- Quan sát, rút kinh nghiệm
Hoạt động 3: Thực hành (18’- 20’)
- Yêu cầu vẽ trang trí một cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi vào phần giấy quy định trong vở tập vẽ
- Bao quát lớp
- Xuống từng bàn quan sát và gợi ý thêm cho học sinh.
3. Nhận xét, đánh giá ( 5’- 7’) 
Chọn một 6- 8 bài gợi ý học sinh nhận xét.
+ Bố cục hình vẽ cân đối.
+ Hình vẽ rõ ràng
+ Tô màu đều, gọn có đậm nhạt, rõ hình, rõ chữ.
+ Chọn bài vẽ đẹp
- Thực hành cá nhân, vẽ vở tập vẽ
- Nhận xét các bài vẽ theo cảm nhận của riêng mình
- Bình chọn bài vẽ đẹp
- Nhận xét, khen ngợi động viên khích lệ học sinh.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau
Tuần 34 
Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm
Bài 34: vẽ tranh
đề tài tự chọn
A.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu nội dung đề tài, biết cách tìm, chọn nội dung đề tài.
- Biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài tự chọn. HSNK: sắp xếp hình vẽ cân đối,
 biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, rõ đề tài.
- Học sinh yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Giáo viên: - Sách giáo khoa.
 - Tranh một số đề tài khác nhau
 - Bài vẽ của học sinh năm trước
 - Học sinh: - Sách giáo khoa, vở tập vẽ
 - Bút chì, màu, tẩy
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
I. Kiểm tra:
- Yêu cầu kiểm tra đồ dùng.
- Nhận xét sự chuẩn bị đồ dùng của HS
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài.
2. Nội dung:
- Đặt đồ dùng lên bàn.
- Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài ( 4’- 6’)
+ Em thích đề tài nào?
+ Nội dung nào trong đề tài đó em thích nhất?
- Nhận xét, bổ sung, cho quan sát tranh một số đề tài khác nhau.
* Chú ý chọn nội dung và hình ảnh tiêu biểu cho nội dung đề tài không nên vẽ quá nhiều hình ảnh. 
+ Lần lượt học sinh chọn đề tài và nội dung phù hợp với khả năng:
* Đề tài trường em: Phong cảnh trường, sân trường trong giờ ra chơi, giờ học trên lớp, múa hát tập thể, thể dục giữa giờ, lao động vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây,
* Đề tài thiếu nhi vui chơi: Cắm trại, thả diều, đá bóng, nhảy dây, đá cầu,
* Chân dung: toàn thân, bán thân; thầy cô, người thân, bạn bè,
* Tĩnh vật: hoa quả, đồ vật,
* Con vật: Con vật mình thích, vẽ 1 hay nhiều con vật,
- Quan sát lựa chọn nội dung và hình ảnh tiêu biểu cho đề tài mình chọn
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (4’-6’)
+ Em vẽ tranh về đề tài tự chọn như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung.
- Cho quan sát bài vẽ của HS năm trước
+ 2- 4 em nêu cách vẽ của mình
* Chọn nội dung đề tài và các hình ảnh tiêu biểu.
* Sắp xếp các hình ảnh chính, phụ cho hợp lí.
* Vẽ màu: có đậm nhạt, phù hợp với nội dung đề tài.
- Quan sát, học hỏi, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Thực hành ( 18’- 22’)
- Yêu cầu học sinh vẽ tranh đề tài tự chọn vào phần giấy quy định trong vở tập vẽ.
- Bao quát lớp
- Xuống từng bàn quan sát và gợi ý thêm.
3. Nhận xét, đánh giá ( 5’- 7’) 
- Chọn một số bài gợi ý học sinh nhận xét.
+ Bố cục cân đối
+ Hình ảnh thể hiện rõ nội dung đề tài
+ Chọn màu và vẽ màu phù hợp, có đậm nhạt.
+ Chọn bài vẽ đẹp
- Thực hành cá nhân, vẽ vở tập vẽ.
- Nhận xét các bài vẽ theo cảm nhận của riêng mình
- Bình chọn bài vẽ đẹp
- Nhận xét, khen ngợi bài vẽ của học sinh.
* Dặn dò: 
- Về nhà tập vẽ tranh đề tài khác.
Tuần 35 
Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm
Bài 35: tổng kết năm học
trưng bày các bài vẽ, bài nặn đẹp
A.Mục tiêu:
- Giáo viên và học sinh thấy được kết quả học tập môn Mĩ thuật trong cả năm học.
- Nhà trường thấy được công tác quản lí dạy học Mĩ thuật.
- Học sinh thấy rõ những gì đạt được và có ý thức phấn đấu trong các năm học kế tiếp.
B. Đồ dùng dạy- học.
- Các bài vẽ đẹp của học sinh các phân môn dán trên khổ giấy lớn, có trình bày đẹp.
C. Hình thức tổ chức.
- Trưng bày trên bảng lớp theo từng phân môn.
- Cho học sinh tìm những bài vẽ của mình
- Gợi ý học sinh nhận xét theo từng thể loại.
+ Trong các bài vẽ theo mẫu em thấy bài vẽ nào có bố cục đẹp nhất?
+ Bài vẽ nào có đậm nhạt hợp lí nhất?
+ Trong các bài vẽ trang trí em thấy bài vẽ nào có màu sắc đẹp nhất?
+ Bài vẽ tranh theo đề tài nào em thấy thích nhất?
+ Tìm tranh vẽ của bạn được trưng bày nhiều nhất?
- Tìm bài vẽ của mình được trưng bày
+ Nhận xét lựa chọn những bài đẹp nhất.
- Nhận xét, khen ngợi, tuyên dương những bài vẽ đẹp.
* Dặn dò:
- Về hè luyện vẽ tranh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 chon bo.doc