Giáo án Lớp 6 Môn Địa lí - Học kì 2

Giáo án Lớp 6 Môn Địa lí - Học kì 2

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1-Kiến thức :

-Học sinh nắm được các khái niệm khoáng vật, đá, khoáng sản , mỏ khoáng sản , nguyên nhân hình thành các khoáng sản .

-Nhận thức khoáng sản không phải là nguồn tài nguyên vô tận phải biết khai thác hợp lí .

2-Kỹ năng :

Biết phân loại khoáng sản dựa vào công dụng của khoáng sản .

II-TRỌNG TÂM BÀI :

Mục 1 các loại khoáng sản

 

doc 34 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3120Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 6 Môn Địa lí - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :
 Tiết 19 Bài 15 
CÁC MỎ KHOÁNG SẢN 
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1-Kiến thức :
-Học sinh nắm được các khái niệm khoáng vật, đá, khoáng sản , mỏ khoáng sản , nguyên nhân hình thành các khoáng sản .
-Nhận thức khoáng sản không phải là nguồn tài nguyên vô tận phải biết khai thác hợp lí .
2-Kỹ năng :
Biết phân loại khoáng sản dựa vào công dụng của khoáng sản .
II-TRỌNG TÂM BÀI :
Mục 1 các loại khoáng sản 
III-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Bản đồ khoáng sản ( hoặc các loại bản đồ khác của nước ta , của 1 vùng kinh tế nước ta mà trong nội dung bản đồcó thể hiện phân bố khoáng sản )
-Các mẫu khoáng sản .
IV- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1-Sửa bài thi học kì .
2-Giảng bài mới :hiện nay khoan
Tg 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung 
I-
GV trình bày cho HS rõ khái niệm khoáng vật là gì?
Khoáng vật là vật chất có trong tự nhiên có thành phần cấu tạo hoá học tương đối đồng nhất thường gặp dưới dạng tinh thể và nằm trong thành phần các loại đá . ví dụ Thạch Anh trong đá Granit dưới dạng tinh thể , Sắt dưới dạng ôxit trong đá mahêtit . . .
Yêu cầu HS xem mục 1 SGK
Giải quyết các vấn đề sau : 
(có thể cho thảo luận nhóm hay cho làm việc cá nhân ) 
? Khoáng sản là gì ?Quặng là gì ? 
? Khoáng sản được phân ra làm mấy nhóm ?Kể tên mổi nhóm khoáng sản ? Dựa vào đâu người ta chia ra các nhóm khoáng sản ?
Quan sát bản đồ khoáng sản Việt Nam ( hay bản đồ các vùng kinh tế trong đó có biểu hiện khoáng sản )
? Kể tên và phân nhóm các loại khoáng sản nước ta ? Khoáng sản nước ta chủ yếu thuộc nhóm nào ? 
II- 
Cho học sinh quan sát các mẫu khoáng sản ,sau đó kết hợp kiến thức ở mục 2 SGK yêu cầu giải quyết vấn đề sau:
(cho thảo luận nhóm )
? Thế nào là mỏ nội sinh , mỏ ngoại sinh ?
? Phân các mẫu khoáng sản đang quan sát thành 2 nhóm mỏø nội sinh và mỏ ngoại sinh 
? Các mỏ ngoại sinh phần lớn thuộc nhóm khoáng sản nào ?
? Cả 2 loại mỏ nội sinh và ngoại sinh có đặc điểm gì khác nhau ?
Có đặc điểm gì giống nhau ?
. Do đó khoáng sản có phải là nguồn tài nguyên vô tận không ?
Theo em phải sử dụng tài nguyên này như thế nào cho hợp lí ?
-Những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng gọi là khoáng sản .
-Dựa theo tính chất và công dụng , các khoáng sản được chia thành 3 nhóm : Khoáng sản năng lượng ,khoáng sản kim loại , và khoáng sản phi kim loại .
-Đồng ,than ,sắt,crôm ,thiết,dầu khí,.
- Khoáng sản năng lượng ,khoáng sản kim loại
- Mỏ nội sinh là những mỏ hình thành do nội lực (Các quá trình dịch chuyển mắc ma lên gần bề mặt đất) .
-Mỏ ngoại sinh :được hình thành do các quá trình ngoại lực ( quá trình phong hoá , tích tụ. . . .)
Than, dầu mỏ.
(quá trình hình thành )
( thời gian hình thành )
Các khoáng sản là những tài nguyên có hạn nên việc khai thác và sử dụng phải hợp lí và tiết kiệm .
I- Các loại khoáng sản :
-Những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng gọi là khoáng sản .
-Dựa theo tính chất và công dụng , các khoáng sản được chia thành 3 nhóm : Khoáng sản năng lượng ,khoáng sản kim loại , và khoáng sản phi kim loại .
II- Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh :
- Mỏ nội sinh là những mỏ hình thành do nội lực (Các quá trình dịch chuyển mắc ma lên gần bề mặt đất) .
-Mỏ ngoại sinh :được hình thành do các quá trình ngoại lực ( quá trình phong hoá , tích tụ. . . .)
Các khoáng sản là những tài nguyên có hạn nên việc khai thác và sử dụng phải hợp lí và tiết kiệm .
3-Củng cố :
-Khoáng sản là gì ? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản ?
-Các khoángsản được phân ra thành những loại nào ? Công dụngmỗi loại ra sao ?
-Nêu sự giống nhau và khác nhau của mỏ nội sinh , ngoại sinh ?
4- Dặn dò :
Xem lại kiến thức bài 5 “ cách biểu hiện địa hìnhlên bản đồ “ chuẩn bị tiết học sau thực hànhvề bản đồ địa hình .
Ngày dạy :
 Tiết 20 Bài 16 
 THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
 CÓ TỈ LỆ LỚN
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1-Kiến thức :
-Học sinh nắm được khái niệm đường đồng mức 
2-Kỹ năng :
Đo tính độ cao và các khoảng cách trên thực địa dựa vào bản đồ .
Biết đọc và sử dụng các bản đồ tỉ lệ lớn có các đường đồng mức .
II-TRỌNG TÂM BÀI :
Xác định độ cao địa hình dựa vào đường đồng mức 
III-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Lược đồ địa hình trong SGK phóng to ,mô hình núi và đường đồng mức làm từ nón lá(nếu có )
-Bản đồ hay lược đồ địa hình có tỉ lệ lớn ( biểu hiện độ cao bằng đường đồng mức hay thang màu .
IV- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1-Kiểm trabài cũ :
Khoáng sản là gì ? có mấy nhóm khoáng sản ?Nêu công dụng của mỗi nhóm khoáng sản ?
Thế nào là khoáng sản nội sinh , khoáng sản ngoại sinh ? Nêu ví dụ cho mỗi loại ?
2- Thực hành :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung 
I-
GV yêu cầu HS quan sát hình 44 SGK nhận xét :
? Độ cao của địa hình trong hình 44 được biểu hiện như thế nào ?
 Như vậy có mấy cách biểu hiện độ cao địa hình ?
GV nêu khái niệm cho HS biết thế nào là đường đồng mức , kí hiệu về độ cao của 1 đường đồng mức .
II- 
Cho HS thực hành qua thảo luận nhóm , các nhóm thực hành theo yêu cầu SGK
1- Xác định độ cao 1 điểm dựa vào đường đồng mức :
-Nếu điểm xác định nằm trên đường đồng mức , độ cao của điểm này chính là độ cao được ghi trenâ đường đồng mức .
- Điểm xác định nằm giữa 2 đường đồng mức : được xác định bằng cách tính trung bình của tổng độ cao của 2 đường đồng mức .
-Điểm nằm ở vị trí bất kì giữa 2 đường đồng mức thì không thể xác định chính xác về độ cao mà chỉ dùng phương pháp ứơc lượng về độ cao .
2- Dựa vào tỉ lệ bản đồ xác định khoảng cách theo đường chim bay giữa 2 điểm trên bản đồ :
-Dùng thước tỉ lệ đo trên bản đồ khoảng cach theo đường chim bay 
-Từ kết qủa đo được căn cứ vào tỉ lệ bản đồ để tính ra khỏang cách thực tế của 2 nơi này .
3- Xác định độ dốc của 2 sườn núi 
Giáo viên có thể dùng môhình là nón lá đã cũ rách , xé bỏ các lá của nón chỉ để lại các vòng nan tre của lá , mỗi vòng nan tre tượng trưng cho 1 đường đồng mức .Đè ép các vòng này lên mặt phẳng , yêu cầu học sinh nhận xét về khoảng cách giữa các vòng .Sau đó kéo các vòng lên trên vị trí ban đầu của cái nón và yêu cầu hoc sinh nhận xét về độ dốc của 2 sườn . Tiếp tục kéo đỉnh nón lệch qua 1 bên sao cho độ dốc 2 sườn có sự khác nhau rồi ép nón xuống mặt phẳng cho học sinh nhận xét về khoảng cách giữa các vòng ở 2 bên sườn .
Yêu cầu quan sát lại hình 44 SGKxác định độ dốc sườn đông và tây của núi A 1
-Đường đồng mức :là đường nối những điểm có cùng độ cao ở trên bản đồ .
- Thang màu : độ cao địa hình còn được biểu hiện bằng thang màu .
-Xác định độ cao 1 điểm :
+Nằm trên 1 đường đồng mức là độ cao của đường đồng mức đó .
+ Nằm giữa 2 đường đồng mức là trung bình cộng giữa 2 đường đồng mức đó .
+Độ dốc của sườn núi : khoảng cách giữa 2 đường đồng mức càng gần thì độ dốc càng lớn .
I-Biểu hiện độ cao của địa hình 
-Đường đồng mức :là đường nối những điểm có cùng độ cao ở trên bản đồ .
- Thang màu : độ cao địa hình còn được biểu hiện bằng thang màu .
II- Xác định độ cao 1 điểm , độ dốc của địa hình dựa vào đường đồng mức :
-Xác định độ cao 1 điểm :
+Nằm trên 1 đường đồng mức là độ cao của đường đồng mức đó .
+ Nằm giữa 2 đường đồng mức là trung bình cộng giữa 2 đường đồng mức đó .
+Độ dốc của sườn núi : khoảng cách giữa 2 đường đồng mức càng gần thì độ dốc càng lớn .
3-Củng cố : Đường đồng mức là gì ? Dựa vào đường đồng mức trên bản đồ thì ta biết đươc những gì về hình dạng địa hình ?
4- Dặn dò : Làm bài tập thực hành về đường đồng mức trong tập thực hành địa lí (nếu có) .Xem trước nội dung bài Lớp vỏ khí .
Ngày dạy :
 Tiết 21 Bài 17 
LỚP VỎ KHÍ 
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1-Kiến thức :
-Biết thành phần của lớp vỏ khí .Trình bày được vị trí , đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí .
-Giải thích được nguyên nhân hình thành và tính chất cua các hối khí nóng lạnh , lục địa , đại dương.
2-Kỹ năng :
Biết sử dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí , đọc được biểu đồ tỉ lệ cac thành phần không khí 
II-TRỌNG TÂM BÀI :
Mục 2 và 3 : cấu tạo của lớp vỏ khí , các khối khí .
III-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Bản đồ Tự nhiên thế giới .
- Tranh vẽ các tầng cua lớp khí quyển .
IV- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1-Kiểm tra bài cũ :
-Đường đồng mức là gì ? vì sao dựa vào đường đồng mức ta có thể biết được hình dạng của địa hình ?
2-Giảng bài mới :
Tg 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung 
I= Thành phần. . . . . . .
Yêu cầu HS quan sátbiểu đồ hình 45 SGK và đặt vấn đề 
? Không khí được cấu tạo bởi những thành phần nào ? Nêu tỉ lệ của từng thành phần ?
? Lượng hơi nước trong không khí tuy nhỏ nhưng lại là nguồn gốc phát sinh ra các hiện tượng khí tượng gì ?
II- Cấu tạo . . . . . . . . 
GV thuyết giảng : bao bọc bên ngoài Trái Đất là lớp vỏ khí còn được gọi là khí quyển . lớp vỏ khí này có độ dày như thế nào ? cấu tạo ra sao thì hãy quan sát hình 46 SGK 
( GV cho làm việc cá nhân giải quyết vấn đề )
Khí quyển được cấu tạo bời những tầng nào ? Kể tên , nêu độ dày , đặc điểm củqa mỗi tầng khí quyển theo thứ tự từ bề mặt đất lên cao .
? Chúng ta đang sống trong tầng khí quyển nào ? Những hiện tượng thời tiết nào diễn ra trong tầng này ?
? Lớp ôdôn trong tầng khí quyển nào ? Có vai trò gì đối với cuộc sống của chúng ta ?
III- Các khối . . . . . . 
GV thuyết giảng : Lớp không khí gần bề mặt đất , do tiếp xúc với mặt đất nên mang tính chất của bề mặt mà khối khí tiếp xúc .
? Bề mặt đát các nơi trên Trái Dất có giống nhau về độ chiếu sáng của mặt trời không 
?Nhiệt độ mỗi ... cấu tạo , màu sằc ,kích thước hạt .
? Dựa vào mẫu đất cho biết thành phần nào là hữu cơ , nêu đặc điểm về màu sắc , so álượng , kích thước .xem hình 66 cho biết thành phần này nằm 73 tầng nào ?
GV giảng giải về thành phần còn lại của đất lànước và không khí , tuy không lớn nhưng lại rất cần thiết cho sự phát triển thực vật vì thế trong nông nghiệp biện pháp cày xới đất và tưới nước là rấtcần thiết cho năng suất cao .
III- Các nhân . . . . . . . . . 
Quan sát mục 3 SGK cho biết các nhân tố hình thành đất ?
GV giảng giải :
Nguồn gốc tạo ra chất hữu cơ cho đất là gì ?
 . Do đó trong sản xuất để tăng độ phì cho đất người ta dùng biện pháp bón phân xanh phân chuồng cho đất ( có thể GV thay phần giảng giải này bằng phương pháp nêu vấn đề tại sao người tabón phân xanh và phân chuồng để làm tăng năng suất cây trồng )
Tác nhân gây ra hiện tượng phong hoá đất là gì ?
.
Đất 
Trên bề mặt Trái Đất có một lớp vật chất mỏng . Đó là lớp đất ( còn gọi là thổ nhưỡng ).
Lớp đất nào cũng có hai thành phần chính : thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.
-Chất khóang chiếm tỉ lệ lớn ,gồm các hạt khóng có kích thước to nhỏ khác nhau .
-Chấthữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám .Đây là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho thực vật . 
Nước và không khí trong đất.
-Đá mẹ là nguồn gốc chính phát sinh ra đất . dưới tác động của các yếu tố ngoại lực lớp đá bị phong hoá thành các lớp vật chất xốp vở vụn mang theo các vật chất khoáng đặc trưng cho loại đá đó . Mỗi loại đá phong hoá cho ra mỗi loại đất như đá bazan cho đất đỏ bazan,
đá vôi cho đất đá vôi . . . . . 
- Sinh vật :nguồn gốc tạo ra chất hữu cơ cho đất làm tăng độ phì và góp phần làm thay đổi tính chất vật lí của đất . Xác sinh vật chết sẽ bị phân hũy và tích tụ nhiều năm trong đất 
-Khí hậu giữ vai trò là tác nhân gây ra sự phong hoá đávà xác sinh vật . KHí hậu nóng ẩm sẽ làm tốc độ phong hoá diễn ra nhanh và mạnh hơn 
I- Lớp đất trên bề mặt các lục địa :
Trên bề mặt Trái Đất có một lớp vật chất mỏng . Đó là lớp đất ( còn gọi là thổ nhưỡng ).
II-Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng :
Lớp đất nào cũng có hai thành phần chính : thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.
-Chất khóang chiếm tỉ lệ lớn ,gồm các hạt khóng có kích thước to nhỏ khác nhau .
-Chấthữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám .Đây là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho thực vật . 
-Nước và không khí trong đất.
III- Các nhân tồ hình thành đất 
-Đá mẹ :nguồn gốc sinh ra thành phần khóang trong đất .
-Sinh vật : nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất.
Khí hậu :tác động phân giải chất khoáng và chất hữu cơ trong đất .
3- Củng cố :4
-Đất là gì ? đất có các thành phần chính nào ?
- Nêu những nhân tố hìnhthành đất .
 4-Dặn dò :1
Làm các bài tập trong SGK , xem trước nội dung bài 27 theo hướng dẫn của câu hỏi trong SGK .
Ngày dạy :
 Tiết 35 Bài 27 
 LỚP VỎ SINH VẬT.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
 ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC,ĐỘNG VẬT TRÊN
 TRÁI ĐẤT 
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1-Kiến thức :
-Biết khái niệm lớp vỏ sinh vật .
-Aûnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố thực,động vật trên Trái Đất và mối quan hệ giữa chúng .
- Aûnh hưởngtích cực và tiêu cực của con người đến sự phân bố động thực vật , và sự cần thiết bảo vệ chúng . 
2-Kỹ năng :
Quan sát , nhận xét tranh ảnh về các loài động thực vật ở các miền khí hậu khác nhau .
II-TRỌNG TÂM BÀI :
Mục 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố động thực vật .
III-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Các tranh ảnh về các loài thực ,động vật ở các miền khí hậu khác nhau .
-Tranh hoạt động con người có ảnh hưởng đến phân bố động thực vật 
IV- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1-Kiểm tra bài cũ :
-Đất gồm những thành phần nào ?
-Các nhân tố nào hình thành đất ?
 2-Giảng bài mới :
Tg 
Hoạt động thầy 
Hoạt động trò 
Nội dung 
I-Lớp vỏ . . . . . . . . . . 
? Trong các lớp vỏ các em đã học ( lớp vỏ khí, lớp thủy quyển, lớp đất đá ) thì lớp nào có sự sống sinh vật ?
Các sinh vật sống đạ tạo nên lớp vỏ sinh vật . Lớp vỏ này ảnh hửơng lớn đến sự hình thành phát triển thế giới tự nhiên trên bề mặt đất .
II-Các nhân tố . . . . . . . . . . . . 
Cho học sinh quan sát các hình 67 ,68, 69, 70 và kết hợp xem nội dung mục 2 SGK GV cho học sinh thảo luận nhóm để bổ sung kiến thức vào phiếu học tập sau
 Phiếu học tập
Cảnh quan 
Khí hậu
Đặc điểm thực vật
Đặc điểm động vật 
Rừng mưa nhiệt đới
Đồng cỏ nhiệt đới
Hoang mạc nhiệt đới
Đài nguyên 
? Các cảnh quan ở tranh 69 và 70 có khí hậu khác nhau như thế nào ? Từ đó hệ thực vật ở đây có đặc điểm nào khác nhau ?
? Sự phân bố và phát triển của thực vật phụ thuộc vào các yếu tố nào của khí hậu ?
? Động vật tuy có khả năng đi chuyển nhưng có phụ thuộc vào khí hậu không ? Vì sao các tranh 68,69,70 lại thể hiện sự phụ thuộc động vật vào khí hậu ?
GV giảng giải : động vật có mội quan hệ với thực vật vì thực vật cung cấp thức ăn cho loài vật ăn thực vật, loài này lại là thức ăn cho động vật ăn thịt . Trong chuổi thức ăn này thực vật cỏ ảnh hưởng đến phân bố động vật do đó gián tiếp động vật chịu ảnh hưởng khí hậu .
II- Aønh hưởng của con người . . . . . . . . . . . . 
Yêu cầu HS xen mục 3 SGK cho biết con người có hành động gì làm phân bố lại hệ động thực vật trên Trái Dất ?
Nêu dẫn chứng vài loại cây trồng vật nuôi nào mà địa phương của em đang có được mang từ quốc gia khác đến ?
Các sinh vật sống đạ tạo nên lớp vỏ sinh vật . Lớp vỏ này ảnh hửơng lớn đến sự hình thành phát triển thế giới tự nhiên trên bề mặt đất 
Học sinh trình bày theo phiếu học tập
+Khí hậu là yếu tốcó ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố các loài thực vật .
+Địa hình , đất cũng có ảnh hửong phân bố thực vật .
-Đối với động vật : nhờ khả năng di chuyển động vật ít chịu ảnh hưởng khí hậu .
-Mang các gióng thực vật động vật đi các nơi , mở rộng sự phân bố của chúng .
Cỏ gạo,lục bình .
I-Lớp vỏ sinh vật :
Các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất tạo thành lớp vỏ sinh vật .Sinh vật có mặt trong lớp không khí. Lớp thủy quyển và lớp đất đá.
II- Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật :
-Đối với thực vật :
+Khí hậu là yếu tốcó ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố các loài thực vật .
+Địa hình , đất cũng có ảnh hửong phân bố thực vật .
-Đối với động vật : nhờ khả năng di chuyển động vậtít chịu ảnh hưởng khí hậu .
-Thực vật và động vật : thực vật là nguồn thức ăn cho phần lớn các loài động vật , nên sự phân bố thực vật có ảnh hưởng sự phân bố động vật .
III-Aûnh hưởng con người đối với sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất :
-Mang các gióngthực vật động vật đi các nơi , mở rộng sự phân bố của chúng .
-Khai thác, săn bắt làm thu hẹp nơi sinh sống của các loài động thực vật .
3-Củng cố : Yếu tố nào của khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động thực vật trên Trái Dất ?
 Tác động nào của con người ảnh hưởng đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất ?
4- Dặn dò : làm bài tậptrong SGK , xem lại các kiến thức đã học tuần sau ôn tập thi .
Ngày dạy :
 Tiết 33Bài ôn tập 
 ÔN TẬP 
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1-Kiến thức :
-Giúp HS hệ thống hoá lại kiến thức về lớp vỏ khí , lớp thủy quyển , lớp đất và lớp sinh vật .
2-Kỹ năng :
Củng cố lại các kỹ năng đọc và phân tích bản đồ ,lược đồ , tranh ảnh bảng thống kê số liệu , biểu đồ 
II-TRỌNG TÂM BÀI :
Theo yêu cầu vềkiến thức và kỹ năng .
III-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồtự nhiên , các tranh về cảnh quan , sóng thủy triều . . .
IV- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1-Kiểm tra bài cũ :không 
2-Giảng bài mới :ôn tập 
Kiến thức
Kỹ năng
Nội dung bổ sung
Bài 17 :
-Các tầng khí quyển .
- Các khối khí .
-Đọc và phân tích biểu đồ tròn 
Bài 18:
-Thời tiết là gì ? thời tiết và khí hậu có gì khác biệt ?
-Nhiệt độkhông khí và cách tính các nhiệt độ trung bình .
-Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt .
Quan sát và phân tích tranh .
Bài 19 :
-Khí áp là gì ? sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất .
- Gió là gì? Các hoàn lưu khí quyển 
Đọc và phân tích tranh về các đai khí áp và các hoàn lưu khí quyển trên Trái Đất 
Bài 20:
-Độ ẩm không khí .
-Sự ngưng tụ hơi nước trong không khí.
-Mưa và sự phân bố lượng mưa 
Phân tích so áliệu thống kê lượng hơi nước.
Đọc và phân tích biểu đồ, bản đồ mưa .
Bài 21 :
Biết dựa vào biểu đồ xác định về chế độ nhiệt, mưa 1 nơi.
Biết xác định biểu đồthuộc bán cầu nào ?
Bài 22:
-Chí tuyến , vòng cực là gì đối với khí hậu ?
-Nêu vị trí , đặc điểm của các đới khí hậu trên Trái Đất 
Đọc và phân tích tranh .
Bài 23 :
-Sông , hệ thống sông , đặc điểm 1 con sông .
-Hồ , nguồn gốc hình thành , các loại hồ .
Phân tích mô hình về hệ thống sông 
Bài 24 :
-Độ mặn của nước biển .
- Các hình thức vận động của nước biển làm phát sinh các hiện tượng sóng, thủy triều , dòng biển .
Quan sát và phân tích tranh .
Đọc và phân tích bản đồ hình 64 SGK.
Bài 25 :
Đọc và phân tích lược đồcác dòng biển .
Phân tích mối quan hệ giữa dòng biển và khí hậu ở các nơi nó chảy qua .
Bài 26 :
-Lớp đất là gì ?
-Thành phần và đặc điểm của đất .
- Các nhân tố hinh thành đất .
Đọc và phân tích phẩu diện đất .
Bài 27 :
-Lớp vỏ sinhvật .
- Các nhân tố tự nhiên : khíhậu , địa hình , đất có ảnh hưởng đến sự phân bố động thực vật .
-Aûnh hưởng con người làm thau đổi hay mở rộng sự phân bố các loài động thực vật .
Đọc và phân tích tranh
Dặn dò : học kỹ nội dung cơ bản về kiến thức và kỹ năng chuẩn bị tốt để thi học kì .

Tài liệu đính kèm:

  • docdia ly 6 HK2.doc