Giáo án Lớp 6 Môn Địa lí - Phạm Thị Liên

Giáo án Lớp 6 Môn Địa lí - Phạm Thị Liên

Mục tiêu bài học:

Sau bài học, hs cần:

- Thấy được tác dụng của việc học tập bộ môn địa lí.(giúp ta hiểu về thế giới xung quanh)

- Nắm được các phương pháp học tập bộ môn.

- Hình thành ý thức tự giác học tập bộ môn,yêu thích bộ môn địa lí và bước đầu biết áp dụng nội dung bài học vào thực tế.

 

doc 46 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1267Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 6 Môn Địa lí - Phạm Thị Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1
Tiết : 1
BÀI MỞ ĐẦU.
I/ Mục tiêu bài học:
Sau bài học, hs cần:
- Thấy được tác dụng của việc học tập bộ môn địa lí.(giúp ta hiểu về thế giới xung quanh)
- Nắm được các phương pháp học tập bộ môn.
- Hình thành ý thức tự giác học tập bộ môn,yêu thích bộ môn địa lí và bước đầu biết áp dụng nội dung bài học vào thực tế.
II/ Chuẩn bị:
- Quả địa cầu.
- Bản đồ tự nhiên TG.
III/ Tiến trình dạy-học:
1/ ổn định tổ chức 
2/ Bài cũ:
Kiểm tra sách vở,đồ dùng học tập của hs.
3/Bài mới:
 GV dùng kênh chữ trong SGK để giới thiệu vào bài.
Cho H quan sát quả địa cầu và BĐ tự nhiên TG, giới thiệu với H một số đối tượng địa lí mà H sẽ được tìm hiểu trong chương trình lớp 6....
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Hoạt động 1
-Gv yêu cầu H nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức đã được học ở lớp 5,cho biết:
? ở Tiểu học các em đã được học môn gì có liên quan đến bộ môn đia lí?
? Bộ môn địa lí sẽ giúp các em hiểu biết về những vấn đề gì?
-G:Việc học tập bộ môn địa lí sẽ giúp cho các em biết giải thích các hiện tượng tự nhiên, biết được cấu tạo của Trái Đất và giúp cho các em biết khai thác các thông tin từ các bản đồ, lược đồ,biểu đồ...
Hoạt động 2
-G yêu cầu H đọc các thông tin trong SGK, cho biết:
? Để học tập tốt bộ môn địa lí lớp 6 các em cần phải học như thế nào?
? Ngoài SGK ra chúng ta còn phải khai thác thông tin từ những nguồn nào?
1/Nội dung của môn địa lí ở lớp 6:
- H trả lời
- Giải thích các hiện tượng diễn ra hàng ngày trên Trái Đất.
- Biết cấu tạo của Trái Đất bao gồm những thành phần nào.
- Đọc được bản đồ,lược đồ,biểu đồ phục vụ cho việc học tập bộ môn địa lí.
2/ Cần học tập bộ môn địa lí như thế nào?
- Khai thác tốt kênh chữ và kênh hình trong SGK, làm các bài tập trong sách và bài tập trong quyển "bản đồ và bài tập địa lí lớp 6"
-Liên hệ những điều đã học với thực tế, quan sát các sự vật,hiện tượng địa lí xảy ra xung quanh và tập giải thích chúng.
4/Củng cố:
-GV yêu cầu hs nhắc lại nội dung kiến thức của bài học:
? Bộ môn địa lí ở lớp 6 sẽ giúp cho chúng ta biết được điều gì?
? Để học tập tốt môn địa lí lớp 6 các em cần phải làm những công việc gì?
5/ Hướng dẫn:
- Học thuộc nội dung bài học.
- Đọc và chuẩn bị cho bài số 1.
Tuần : 2
Tiết : 2
 CH ƯƠNG I - TRÁI ĐẤT
BÀI 1:
VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT.
I/ Mục tiêu bài học;
Sau bài học, HS cần:
- Nắm được tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời.Biết một số đặc điểm của hành tinh Trái Đất như: vị trí, hình dạng và kích thước.
- Hiểu một số khái niệm:kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc và biết được công dụng của chúng.
- Xác định được các kinh tuyến gốc,vĩ tuyến gốc,nửa cầu Bắc,nửa cầu Nam trên quả Địa Cầu.
II/ Chuẩn bị:
-Quả Địa Cầu,
- Tranh hệ Mặt Trời.
- Tranh lưới kinh tuyến, vĩ tuyến.
III/Tiến trình dạy-học:
1/ ổn định tổ chức:
2/ Bài cũ:
? Để học tập tốt bộ môn địa lí các em cần phải học tập như thế nào?
3/ Bài mới:
 Trái Đất là nơi tồn tại, phát triển của xã hội loài người, con người ý thức tìm hiểu về TĐ từ rất sớm, bài học ngày hôm nay ta lại quay trở về những câu hỏi cổ xưa mà con người chưa lí giải nổi như: TĐ ở đâu? Hình dạng, kích thước của TĐ như thế nào?Ngoài ra qua các phương tiện thông tin các em còn hay nghe thấy nói đến "kinh tuyến , vĩ tuyến". Vậy kinh tuyến, vĩ tuyến là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay
Hoạt động của Gv 
Hoạt động của Hs
Hoạt động 1
-G treo tranh hệ Mặt Trời cho H quan sát, yêu cầu H kết hợp H1 "các hành tinh trong hệ Mặt Trời", cho biết:
? Hệ MT bao gồm MT và mấy hành tinh? Hãy nêu tên của các hành tinh trong hệ MT?
? Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh xếp theo thứ tự xa dần MT?
*G: Hệ MT chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong hệ Ngân Hà, nơi có khoảng 200 tỷ ngôi sao tự phát ra ánh sáng giống như MT. Hệ Ngân Hà chứa MT lại chỉ là một trong hàng chục tỷ Thiên Hà trong vũ trụ
GV cho H đặt giả thiết: nếu TĐ nằm ở vị trí thứ 2 hoặc thứ 3 thì sẽ ntn?
GV: các em đã biết vị trí của TĐ, còn hình dạng, kích thước của TĐ thì sao?
Hoat động 2
- G yêu cầu H quan sát hình trang 5 (TĐ chụp từ vệ tinh) và hình 2+3 cho biết:
? Trái Đất có hình gì?
-Gv cho hs quan sát quả Địa Cầu giới thiệu: Đây là TĐ có hình cầu của chúng ta,quả cầu là mô hình thu nhỏ của TĐ,thực tế kích thước của TĐ rất lớn.
-Các em hãy quan sát H2 trong SGK và cho biết:
?Độ dài bán kính và đường xích đạo của Trái Đất là bao nhiêu?
Gv: Tổng diện tích của Trái Đất là 510 Triệu Km2.
Gv:Trên quả Địa Cầu ta thấy rất nhiều các đường dọc,đường ngang,đó là những đường gì?..
*Hoạt động 3:
-Gv yêu cầu hs quan sát H3 trong SGK và cho biết:
?Các đường nối từ điểm cực bắc đến điểm cực nam trên quả Địa Cầu là những đường gì?Độ dài của chúng so với nhau như thế nào?
?Nếu cách 10 ta vẽ một đường kinh tuyến thì sẽ có tất cả bao nhêu kinh tuyến?(360 kinh tuyến ).
?Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các đường KT là những đường gì?Chúng có đặc điểm gì?
?Nếu cách 10 ta vẽ một vĩ tuyến thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến ?(181 vĩ tuyến).
*GV:Trên thực tế không có các đường kinh,vĩ tuyến trên bề mặt Trái Đất,kinh,vĩ tuyến chỉ được thể hiện trên BĐ các loại và trên quả Địa Cầu.Phục vụ cho nhiều mục đích của cuộc sống,sản xuất....
?Để đánh số được các kinh,vĩ tuyến người ta làm thế nào?(Chọn ra 1 kinh tuyến và 1vĩ tuyến làm gốc và ghi 00 ).
?Hãy xác định trên quả Địa Cầu đường KT gốc và VT gốc?
*GV chỉ trên quả Địa Cầu và nêu rõ:
+KT đối diện với đường KT gốc là KT 1800,các KT từ 10 đến 1790bên tay phải KT gốc là những KT Đông,còn những đường KT từ 10 đến 1790 bên tay trái KT gốc là những KT Tây.
KT gốc và KT 1800 chia bề mặt quả Địa Cầu ra làm hai phần là bán cầu Đông và bán cầu Tây.
Xích Đạo chia quả Địa Cầu ra làm hai nửa bằng nhau là nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.Những đường VTnằm ở nửa cầu Bắc là những VT Bắc,nằm ở nửa cầu nam là những VT Nam.
Các đường KT và VT có ý nghĩa rất quan trọng:dùng để xác định mọi điểm trên quả Địa Cầu(chỗ giao nhau của các đường K,VT).
1/ Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Hệ MT bao gồm 9 hành tinh, quay xung quanh nó lần lượt là: sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương và Diêm Vương
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần MT.
- H bộc lộ
2/ Hình dạng, kích thước của Trái Đất
-Trái Đất hình cầu.
+Bán kính: 6370 Km.
+Xích Đạo;60076 Km.
3/Hệ thống kinh tuyến,vĩ tuyến:
-Các đường nối điểm cực bắc và cực nam trên quả Địa Cầu là các đường kinh tuyến,có độ dài bằng nhau. 
-Các vòng tròn vuông góc với đường KT là những đường vĩ tuyến,chúng có đ.đ là // với nhau và có độ dài khác nhau.(nhỏ dần từ XĐ về cực).
-KT gốc là đường KT 00(Qua đài thiên văn Grinuýt nước Anh).
-VT gốc là đường VT lớn nhất,hay còn gọi là đường Xích Đạo.
4/Củng cố:
-Hs đọc phần ghi nhớ,bài đọc thêm trong SGK.
?Hãy xác định trên quả Địa Cầu cực Bắc,cực Nam,XĐ,KT gốc,VT gốc,bán cầu Đông,bán cầu Tây,bán cầu Bắc,bán cầu Nam?
?Ý nghĩa vị trí thứ 3 của TĐ trong hệ MT?
?Ý nghĩa của hệ thống kinh,vĩ tuyến?
5/Hướng dẫn:
-Học bài và làm bài tập trong SGK .
-Đọc và chuẩn bị bài số 2.(quan sát trước 1 số loại BĐ).
Tiết số 03:
Bài 2:
BẢN ĐỒ,CÁCH VẼ BẢN ĐỒ.
I/Mục tiêu bài học:
*Sau bài học,hs cần:
-Hiểu và trình bày được khái niệm về bản đồ.
-Biết được những công việc cần phải làm để có thể vẽ được bản đồ.Từ đó có cơ sở sử dụng bản đồ được thuận lợi hơn.
II/Chẩn bị:
-Quả Địa Cầu.
-Một số bản đồ được xây dựng từ những phép chiếu đồ khác nhau(Thế giới,châu lục,quốc gia,bán cầu).
III/Tiến trình dạy-học:
1/ổn định tổ chức:
6A:.......................................................................................................................................
6B:.......................................................................................................................................
2/Bài cũ:
?hãy vẽ hình tròn tượng trưng cho TĐ và ghi trên đó: cực Bắc,cực Nam,Đường XĐ,nửa cầu Bắc,nửa cầu Nam?
3/Bài mới:
*Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hiện đại,bất kể là trong xd đất nc,quốc phòng,vận tải,du lịch....đều không thể thiếu bản đồ,vậy BĐ là gì?....
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1;
GV giới thiệu 1 số loại BĐ:Thế giới,châu lục,Việt Nam,bán cầu và BĐ SGK.
?Trong thực tế cuộc sống ngoài BĐ SGK còn có loại BĐ nào,phục vụ cho nhu cầu nào?
-Gv cho hs so sánh quả Đìa Cầu với BĐ rút ra điểm giống và khác nhau?
(+giống nhau:Đều là hình vẽ thu nhỏ thế giới hay các châu lục.
+Khác nhau;.Quả Địa Cầu vẽ trên bề mặt cong->giống thưc tế hơn->chính xác hơn.
.BĐ được vẽ trên mặt phẳng do vậy kém chính xác hơn.)
?Vậy BĐ là gì?
?Dựa vào BĐ ta biết được những gì?
(Biết rất nhiều thông tin về địa lí-về các đối tượng địa lí).
?Tầm quan trọng của BĐ trong việc học môn địa lí?
(Có khái niệm chính xác về vị trí,sự phân bố các đối tượng,hiện tượng địa lí tự nhiên-kinh tế xã hội của các vùng đất khác nhau/TĐ).
?H4 biểu thị mặt cong của quả đất,Địa Cầu được dàn phẳng ra mặt giấy,hãy cho nhận xét có điểm gì khác H5 ?
?Tại sao đảo Grơnlen trên bản đồ hình 5 lại to gần bằng lục địa Nam Mĩ?
(Khi dàn mặt cong sang mặt phẳng bản đồ phải điều chỉnh,nên BĐ có sai số).
?Vậy vẽ bản đồ là làm công việc gì?
-Gv mở rộng:có thể chuyển bằng nhiều pp chiếu đồ khác nhau,mỗi pp đều có ưu,nhược điểm riêng,song đều có sự sai lệch,có pp đảm bảo về diện tích nhưng lại sai về hình dạng và ngược lại.Phương pháp chiếu Meccato các đường kt,vt là những đường thẳng //,càng về 2 cực sự sai lệch càng lớn,vì vậy ta thấy đảo Grơnlen ở vị trí gần cực Bắc gần bằng diện tích lục địa nam Mĩ ở vị trí gần XĐ của nửa cực Nam.
?Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường K,VT ở BĐ h5, H6, H7 ?
?Tại sao có sự khác nhau đó? 
?Tại sao các nhà hàng hải hay dùng BĐ có K,VT là những đường thẳng?(Phương hướng chính xác.)
*Hoạt động 2:
-Gv yêucầu hs đọc mục 2 và trả lời câu hỏi:
?Để vẽ được BĐ người ta phải làm những công việc gì? 
?Người ta thu thập thông tin như thế nào?
(ghi chép đặc điểm,đo,vẽ thưc tế hoặc qua ảnh vệ tinh,ảnh hàng không).
?BĐ có vai trò quan trọng như thế nào trong việc dạy và học môn địa lí?
(Là nguồn kiến thức quan trọng và được coi như quyển SGK địa lí thứ hai của HS).
1/bản đồ là gì?
-BĐ: Là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ bề mặt Trái Đất trên một mặt phẳng.
2/Vẽ bản đồ:
-Là biểu hiện mặt cong hình cầu của TĐ lên mặt phẳng của giấy bằng các phương pháp chiếu đồ. 
3/Một số công việc phải làm khi vẽ bản đồ:
-Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí.
-Tính tỉ lệ,lựa chọn các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí/BĐ.
4/Củng cố;
-HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
?Bản đồ là gì?Vẽ BĐ là gì?
?Để vẽ được BĐ người ta phải làm những công việc gì?
?Vai trò của BĐ trong việc dạy và học môn địa lí?
5/Hướng dẫn:
-Học bài và làm bài tập trong SGK.
-Đọc và chuẩn bị bài số 3.
Tiết số 04:
Giảng 6A:...................
 6B:......... ... 
(Độ cao tuyệt đối được tính = khoảng cách đo chiều thẳng đứng của một điểm (Đỉnh núi, đồi) -> điểm nằm ngang trung bình của mực nước biển.
+Độ cao tương đối được tính ....đến chỗ thấp nhất của chân núi).
?Theo quy ước như vậy thì độ cao nào lớn hơn ?
(HS TB_Y)
(Độ cao tuyệt đối thường lớn hơn độ cao tương đối)
-GV lưu ý hs: Những con số chỉ độ cao trên bản đồ thường là những con số chỉ độ cao tuyệt đối.
-GV treo bản đồ tự nhiên VN, yêu cầu hs lên chỉ tên một số ngọn núi , vùng núi thấp, trung bình, cao.
*Họat động 2:
-Quan sát H35-SGK, tìm sự khác nhau về mặt hình thái (Đỉnh, sườn, thung lũng) của hai ngọn núi này ?(HS TB_Y)
?Dựa vào kênh chữ SGK, hãy mô tả đặc điểm của núi già, núi trẻ ? (HS TB_K)
Quan sát H36-SGK, cho biết đây là núi già hay núi trẻ?Tại sao? (HS TB)
(Núi trẻ: đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp)
-GV gọi hs lên xác định một số núi già, núi trẻ nổi tiếng thế giới trên bản đồ tự nhiên thế giới.
*Hoạt động 3:
?Dựa vào SGK cho biết, tên caxtơ xuất phát từ đâu ?
-GV cho hs quan sát tranh ảnh về địa hình núi đá vôi, yêu cầu hs nhân xét về hình dạng: đỉnh, sườn, độ cao tương đối theo gợi ý:
?Các núi có hình dạng giống nhau không? Đỉnh núi mềm mại hay sắc nhọn, sườn dốc hay thoải ?Núi cao hay thấp ? (HS TB)
-HS trình bày kết quả khi quan sát tranh và H37, 38- SGK.
-GV chỉ cho hs thấy trên bản đồ VN những vùng có núi đá vôi.
?Quan sát H38-SGK, mô tả những gì em thấy trong hang động ?( HS TB_Y)
-GV giải thích sự hình thành các hang động: Đá vôi là loại đá rễ hòa tan, nước thấm vào các kẽ nứt của đá, khoét mòn tạo thành hang động trong khối núi.
?Ngoài giá trị du lịch của các hang động, núi đá vôi còn có giá trị kinh tế gì khác ? (HS TB_Y)
?Hãy mô tả về một số hang động đẹp nổi tiếng ở VN mà em biết ?Quê em có núi và hang động đá vôi không ?Ở đâu ?
1/ Núi và độ cao của núi:
-Núi là dạng địa hình nhô cao nổi bật trên mặt đất.
-Độ cao thường > 500m so với mực nước biển.
-Núi có 3 bộ phận: đỉnh, sườn, chân.
-Căn cứ vào độ cao người ta chia ra làm 3 loại núi : thấp, trung bình, cao
2/ Núi già, núi trẻ:
-Căn cứ vào thời gian hình thành và đặc điểm hình thái chia ra núi già và núi trẻ.
+Núi già: Bị bào mòn nhiều; đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng, hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
+Núi trẻ: ít bị bào mòn; đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp, sâu.Hình thành cách đây vài chục triệu năm.
3/Địa hình caxtơ:
-Núi đá vôi có nhiều hình dạng khác nhau, thường là đỉnh nhọn, sắc, sườn dốc đứng.
-Trong vùng núi đá vôi có nhiều hang động đẹp, có giá trị du lịch lớn.
-Đá vôi còn cung cấp vật liệu xây dựng.
4/Củng cố:
-GV yêu cầu hs đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
-Đọc bài đọc thêm SGK_trang 45.
?Nêu sự khác biệt giữa cách đo độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối ?
?Trình bày sự phân loại núi theo độ cao ?
?Núi già, núi trẻ khác nhau ở những điểm nào ?
?Nêu xuất xứ của tên gọi caxtơ?Đặc điểm của địa hình caxtơ ?
5/Hướng dẫn:
-Học bài theo câu hỏi SGK.
-Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về đồng bằng, cao nguyên, đồi.
-Đọc và chuẩn bị bài số 14.
_______________________________________________________________________
Tiết số 16:
Bài 14:
ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.
(Tiếp theo).
I/Mục tiêu bài học:
-Sau bài học, hs cần:
+Trình bày được một số đặc điểm về mặt hình thái của đồng bằng, cao nguyên, đồi.
+Biết sự phân loại đồng bằng, ích lợi của đồng bằng và cao nguyên.
+Phân biệt được sự khác nhau giữa đồng bằng va cao nguyên.
+Chỉ được trên bản đồ một số đồng bằng, cao nguyên lớn của thế giới và Việt Nam.
II/Chuẩn bị:
-Tranh ảnh, mô hình về đồng bằng, cao nguyên, đồi.
-Bản đồ tự nhiên thế giới.
-Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III/Tiến trình dạy-học:
1/Tổ chức: 
2/Bài cũ:
?Trình bày khái niệm núi, dựa vào đâu người ta chia ra làm núi già, núi trẻ?
?Tên gọi Caxtơ có nguồn gốc từ đâu?Những vùng núi đá vôi có ích lợi gì đối với đời sống của con người?
3/Bài mới:
*Giới thiệu bài: 
-Ngoài địa hình núi ra, trên bề mặt Trái Đất còn có một số dạng địa hình nữa, đó là: bình nguyên(Đồng bằng), cao nguyên và đồi. Vậy, khái niệm các dạng địa hình này ra sao?Chúng có đặc điểm gì giống và khác nhau, chúng ta sẽ được tìm hiểu ở nội dung bài học hôm nay..
Họat động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1:
-GV cho hs quan sát ảnh,mô hình về đồng bằng:
?Bề mặt của đồng bằng có gì khác với núi?
-Dựa vào H40 và kênh chữ trong SGK, cho biết:
?Đồng bằng thường có độ cao bao nhiêu mét so với mặt biển? (HS TB_Y)
?Có những loại đồng bằng nào?(HS TB_Y)
(Đồng bằng bồi tụ và ĐB bào mòn)
-GV treo bản đồ tự nhiên thế giới và BĐ tự nhiên VN cho hs quan sát và xác định trên BĐ các đồng bằng lớn của VN và TG.
?Đồng bằng đem lại lợi ích gì cho con người? (HS TB_Y)
(Bằng phẳng: thuận lợi về giao thông_tập chung đông dân cư.
-Trồng trọt: lúa nước).
*Hoạt động 2:
-GV cho hs quan sát mô hình cao nguyên yêu cầu hs dựa vào H40 và tranh ảnh, cho biết:
?Cao nguyên có gì khác so với ĐB về mặt hình thái?(HS TB_K)
?Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa ĐB và CN?(HS YB_K)
(Giống: Bề mặt tương đối bằng phẳng.
-Khác:Độ cao tuyệt đối, sườn...)
-GV cho hs xác định trên BĐ tự nhiên VN một số cao nguyên lớn của nước ta.
(Di Linh, Kon tum, Đăk lăk, Lâm Viên...)
?Cao nguyên đem lại lợi ích gì cho con người?(HS TB_Y)
(Đất bazan màu mỡ-> trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn..)
*Hoạt động 3:
-GV cho hs quan sát tranh ảnh vùng trung du và yêu cầu hs kết hợp kênh chữ trong SGK để tìm ra những đặc điểm của đồi:
?Đồi là gì ?Thường nằm giữa các vùng địa hình nào?(HS TB_K)
?Vùng đồi còn có tên gọi là gì?(HS TB_Y)
?Nước ta có vùng đồi không?Ở đâu?(HS K_G)
-HS phát biểu tự do, GV cho hs quan sát tranh và liên hệ với vùng mình đang sinh sống.
-GV chỉ trên BĐ tự nhiên Việt Nam các vùng đồi: Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ...
1/Bình nguyên (Đồng bằng):
-Thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuỵêt đối thường < 200 m.
-Có hai loại đồng bằng:
 +Bồi tụ 
 +Bào mòn.
-Đồng bằng thuận lợi cho trồng cây lương thực-thực phẩm.
2/Cao nguyên:
-Bề mặt tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối > 500 m, sườn dốc.
-Thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
3/Đồi:
-Đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao tương đối không quá 200 m.
-Vị trí: giữa miền núi và đồng bằng(chuyển tiếp)
-Thuận lợi trồng cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp, chăn thả gia súc.
4/Củng cố:
-GV yêu cầu 1-2 hs đọc phần ghi nhớ trong SGK và bài đọc thêm.
?Cho biết sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng?
?Đồi là gì?Đồi thường nằm giữa những vùng địa hình nào?
?Lợi ích của ĐB và cao nguyên?
5/Hướng dẫn:
-HS về nhà dùng cát đắp mô hình cao nguyên, đồng bằng, đồi và so sánh sự giống nhau và khác nhau về mặt hình thái của các dạng địa hình này.
-Ôn tập toàn bộ chương trình học kì I để chuẩn vị cho giờ ôn tập.
_______________________________________________________________________
Tiết số 17:
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I/Mục tiêu bài học:
-Giúp hs hệ thống lại kiến thức từ bài 1 đến bài 13.
-Rèn kĩ năng tổng hợp, quan sát và khai thác kiến thức dựa vào lược đồ, biểu đồ, hình ảnh trong SGK.
Hoạt động 1
HS: Nhắc lại hình dạng và kích thước của trái đất.
Lên bảng vẽ hình tròn tượng trưng cho trái đất và xác định trên đó : Cực Bắc, cực nam, đường xích đạo, các kinh tuyến, vĩ tuyến.
GV: Hãy xác định đường kinh tuyến gốc trên quả địa cầu
HS: xác định
GV: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến 1800 .
-Hướng dẫn học sinh làm các bài tập 1, 2 trang 8 trong SGK.
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm bản đồ và các bước tiến hành cần thiết để vẽ được bản đồ..
Hoạt động 3
GV: Tỷ lệ bản đồ là gì? có mấy lọai tỷ lệ bản đồ?
HS: Trả lời
GV: Lu ý: Tỷ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
Hoạt động 4
GV: Sử dụng hình 10b SGK cho học sinh tự xác định phương hướng.
Lu ý: Khi xác định được hướng bất kỳ ta có thể xác định được các hướng còn lại.
Hoạt động 5
GV: Tại sao khi sử dụng bản đồ trớc tiên ta phải xem chú giải ?
GV: Đường đồng mức là gì?
HS: Xác định đường đồng mức trên hình 16 - SGK.
Hoạt động 6
GV: Kể tên các hệ quả vận động tự quay của trái đất 
- Giải thích vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên trái đất? Ngời ta chia bề mặt trái đất ra làm bao nhiêu khu vực giờ?
 Hoạt động 7 
Quan sát hình 13 SGK cho biết trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng nào?Khi chuyển động quanh mặt trời độ nghiêng và hướng nghiêng của trục trái đất ra sao? chuyển động như vậy gọi là chuyển động gì?
Hoạt động 8
HS: Dựa vào kiến thức đã học trình bày về sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời không những sinh ra hiện tượng các mùa mà còn sinh ra một số hiện tượng khác .
Hoạt động 9:
GV: Yêu cầu học sinh trình bày đặc điểm của lớp vỏ trái đất và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.
Hoạt động 10
GV: Tại sao người ta nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau. Núi lửa và động đất là do tác động của nội lực hay ngoại lực?
Hoạt động 11
GV: núi già và núi trẻ khác nhau ở điểm nào?
Địa hình đá vôi có đặc điểm gì?
1 . Vị trí và hình dạng và kích thước của trái đất.
- Nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần mặt trời.
- hình cầu
- Bán kính : 6 300km
2. Bản đồ, cách vẽ bản đồ
3. Tỷ lệ bản đồ
Có hai loại tỷ lệ bản đồ 
+ Tỷ lệ số: 
+ Tỷ lệ thớc
4. Phơng hướng trên bản đồ , kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lý.
- Xác định phương hướng trên bản đồ phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến hoặc múi tên chỉ hướng Bắc.
5. Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. 
Các loại ký hiệu : Điểm, đường, diện tích.
6. Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả
7. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời 
- Trái đất chuyển động từ tây sang Đông .
- Trong khi chuyển động trục, hướng nghiêng và độ nghiêng không thay đổi.
- chuyển động đó gọi là chuyển động tịnh tiến.
- Ngày 22/6 BBC ngả nhiều về phía mặt trời.
8. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
9. Cấu tạo bên trong của trái đất
10. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt trái đất 
11. Địa hình bề mặt trái đất
Củng cố
GV hệ thống khái quát nội dung ôn tập 
Treo bản đồ tự nhiên Thế giới yêu cầu 1 vài học sinh xác định : Núi già, núi trẻ..
V. HỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ
- Học bài theo câu hỏi ôn tập
- Xem các dạng bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
______________________________________________________________________
Tiết 17:
 KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Ngày kiểm tra: 
I - MỤC TIÊU 
Qua bài kiểm tra giúp học sinh :
	+ Hệ thống hoá kiến thức học kỳ I một cách có hệ thống .
	+ Đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh trong học kỳ I. Từ đó có kế hoạch dạy và học phù hợp, truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách có hiệu quả.
	+ Rèn kỹ năng tổng hợp vận dụng kiến thức đã học vào làm bài.
	+ có thói quen tự giác học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docdia 6.doc