Giáo án lớp 6 môn Địa lý - Nguyễn Kim Hùng - THCS Châu Thành

Giáo án lớp 6 môn Địa lý - Nguyễn Kim Hùng - THCS Châu Thành

1. Kiến thức:

 - HS nắm được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6. Cho các em biết được cần phải học môn địa lí như thế nào.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế địa phương vào bài học.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người.

B.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại + thảo luận

 

doc 71 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Địa lý - Nguyễn Kim Hùng - THCS Châu Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/08/2011
Dạy ngày 18/08/2011.
HỌC KỲ I
TUẦN 1. Tiết 1:
BÀI MỞ ĐẦU
A.MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- HS nắm được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6. Cho các em biết được cần phải học môn địa lí như thế nào.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế địa phương vào bài học.
	3. Thái độ:
	- Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người.
B.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại + thảo luận
C.Chuẩn bị:
 1.GV: SGK
 2.HS: SGK
D.Tiến trình lên lớP:
	1. ổn định :	
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Không kiểm tra.
	3. Bài mới:
	- Giáo viên giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
*Hoạt động 1: (20phút )Tìm hiểu nội dung của môn địa lí 6:
GV: Các em bắt đầu làm quen với kiến thức môn địa lí từ lớp 6, đây là môn học riêng trong trường THCS.
- Môn địa lí 6 giúp các em hiểu về điều gì?
Trái đất của môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thước, vận động của nó.
- Hãy kể ra 1 số hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên mà em thường gặp?
+ Mưa.
+ Gió.
+ Bão.
+ Nắng.
+ Động đất
-Ngoài ra Nội dung về bản đồrất quan trọng.
Nội dung về bản đồ là 1 phần của chương trình, giúp học sinh kiến thức ban đầu về bản đồ, phương pháp sử dụng, rèn kỹ năng về bản đồ, kỹ năng thu thập, phân tích, sở lý thông tin 
* Hoạt động 2: (15phút ) Tìm hiểu khi học môn địa lí như thế nào
- Để học tốt môn địa lí thì phải học theo các cách nào?
- Khai thác cả kênh hình và kênh chữ.
- Liên hệ thực tế và bài học.
- Tham khảo SGK, tài liệu.
1. Nội dung của môn địa lí 6:
- Trái đất là môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thước, vận động của nó.
- Sinh ra vô số các hiện tượng thường gặp như:
+ Mưa.
+ Gió.
+ Bão.
+ Nắng.
+ Động đất.
-Nội dung về bản đồ là 1 phần của chương trình, giúp học sinh kiến thức ban đầu về bản đồ, phương pháp sử dụng, rèn kỹ năng về bản đồ, kỹ năng thu thập, phân tích, sở lý thông tin 
2. Cần học môn địa lí như thế nào?
- Khai thác cả kênh hình và kênh chữ.
- Liên hệ thực tế và bài học.
- Tham khảo SGK, tài liệu.
 4. Củng cố: (5phút )
	- Nội dung của môn địa lí 6?
	- Cách học môn địa lí 6 thế nào cho tốt?
	5. Hướng dẫn : (4phút )
	- Học sinh học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
	- Đọc trước bài 1. (Giờ sau học)
Ngày soạn:20/08/2011
Dạy ngày 24/08/2011.
Tuần 2. Chương I: TRÁI ĐẤT
Tiết 2
 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất
A.MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Nắm được tên các hành tinh trong hệ mặt tròi, biết 1 số đặc điểm của hành tinh trái đất như: Vị trí, hình dạng và kích thước.
	- Hiểu 1 số khái niệm: Kinh tuyến, vĩ tuyến, KT gốc, VT gốc.
	- Xác định được đường xích đạo, KT tây, KT đông, VT bắc, VT nam.
	2. Kỹ năng:
	- Quan sát, vẽ địa cầu.
	3. Thái độ: 
 - Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người.
B.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại + thảo luận
C.Chuẩn bị:
	1.GV: Quả địa cầu.
	2.HS: SGK	
D.Tiến trình LÊN LớP:
	1. ổn định : 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	- H: Em hãy nêu 1 số phương pháp để học tốt môn địa lí ở lớp 6?
	TL: Phần 2. (SGK-Tr2)
	3. Bài mới:
	- Giáo viên giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời:
-Yêu cầu HS quan sát H1 (SGK) cho biết:
-Hãy kể tên 9 hành tinh trong hệ mặt trời? (Mặt trời, sao thuỷ, sao kim, trái đất, sao hoả, sao mộc, sao thổ, thiên vương, hải vương, diêm vương.)
- Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy trong HMT? 
1. Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời:
 Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần mặt trời.)
-ý nghĩa vị trí thứ 3? Nếu trái đất ở vị trí của sao kim, hoả thì nó còn là thiên thể duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời không ? Tại sao ?(Không vì khoảng cách từ trái đất đến mặt trời 150km vừa đủ để nước tồn tại ở thể lỏng, cần cho sự sống )
.
*Hoạt động 2: . Hình dạng, kích thước của trái đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến.
- Cho HS quan sát ảnh trái đất (trang 5) dựa vào H2 – SGK cho biết:
- Trái đất có hình gì?( Trái đất có hình cầu)
- Mô hình thu nhỏ của Trái đất là?(Quả địa cầu )
- QSH2 cho biết độ dài của bán kính và đường xích đạo trái đất ?
*Hoạtđộng3: Hệ thống kinh, vĩ tuyến
- Yêu cầu HS quan sát H3 SGK cho biết?
- Các em hãy cho biết các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và Nam là gì?( Các đường kinh tuyến nối từ hai điểm cực bắc và cực nam, có độ dài bằng nhau)
- Những đường vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các đường kinh tuyến là những đường gì ? ( Các đường vĩ tuyến vuông góc với các đường kinh tuyến, có đặc điểm song song với nhau và có độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực) 
- Xác định trên quả địa cầu đường kinh tuyến gốc ?(Là kinh tuyến 00qua đài thiên văn G rinuýt nước anh )
- Có bao nhiêu đường kinh tuyến?
- Có bao nhiêu đường vĩ tuyến?
- Đường vĩ tuyến gốc là đường nào? (Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo, đánh số 0o.)
- Em hãy xác định các đường KT đông và KT tây?(Những đường nằm bên phải đường KT gốc là KT đông.
- Những đường nằm bên trái là KT Tây)
-Xác định đường VT Bắc và VT Nam?
. (VT Bắc từ đường XĐ lên cực bắc.
- VT Nam từ đường XĐ xuống cực Nam)
- Nửa cầu đông, tây, bắc, nam?
- Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần mặt trời.
- ý nghĩa vị trí thứ ba của trái đất là 1 trong những điều kiện rất quan trọng để góp phần nên trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời .
2. Hình dạng, kích thước của trái đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến.
- Hình dạng và kích thước trái đất rất lớn. (Diện tích tổng cộng của trái đất là 510triệu km2 ) 
3.Hệ thống kinh, vĩ tuyến 
- Kinh tuyến: đường nối từ hai điểm cực bắc và cực nam trên bề mặt quả địa cầu.
- Vĩ tuyến: Vòng tròn trên bề mặt Địa cầu vuông góc với các đường kinh tuyến
 - Kinh tuyến gốc. Là kinh tuyến 00qua đài thiên văn G rinuýt ở ngoại ô thành phố luân Đôn (nước Anh) 
- Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến số 00(đường xích đạo).
- KT đông: Những kinh tuyến nằm bên phải đường KT gốc.
- KT Tây: Những đường kinh tuyến nằm bên trái KT gốc.
- VT Bắc: Những vĩ tuyến nằm từ đường XĐ lên cực bắc.
- VT Nam: Những vĩ tuyến nằm từ đường XĐ xuống cực Nam
- Nửa cầu đông: nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu Á,Âu, Phi và Đại Dương.
- Nửa cầu Tây: nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ Châu Mĩ.
- Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc.
- Nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Nam.
	4. Củng cố : 
	- Vị trí của trái đất?
	- Hình dáng, kích thước?
	- Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến?
	5. Hướng dẫn : 
	- Trả lời câu hỏi. (SGK)
	- Đọc trước bài 3.
	- Giờ sau học.
Ngày soạn::29/08/2011
 Dạy ngày 3/9/2011
Tuần 3.Tiết 3
 Bài 2: BẢN ĐỒ - CÁCH VẼ BẢN ĐỒ
A.MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Trình bày được KN bản đồ và 1 vài đặc điểm của bản đồ theo các phương pháp chiếu đồ khác nhau.
	- Biết 1 số việc phải làm khi vẽ bản đồ như: Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí, biết cách chuyển mặt cong của trái đất lên mặt phẳng của giấy, thu nhỏ khoảng cách dùng kí hiểu để thể hiện các đối tượng.
	2. Kỹ năng:
	- Quan sát và vẽ bản đồ.
	3. Thái độ:
	- Biết sử dụng và đọc bản đồ.
B.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại + thảo luận
C.Chuẩn bị:
	1.GV: Quả địa cầu.bản đồ thế giới.Bản đồ các Châu lục.
 2.HS: SGK
D.Tiến trình lên lớP:
	1.ổn định : 
 	2. Kiểm tra : 
	- Xác định đường xích đạo? KT gốc? VT gốc?
	3. Bài mới:
	- Giáo viên giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: 
- Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) cho biết:
- Bản đồ là gì? (Là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính sác về vùng đất hay toàn bộ bề mặt trái đất trên một mặt phẳng)
* Hoạt động 2: Vẽ bản đồ:
- Các nhà khoa học làm thế nào để vẽ được bản đồ? (Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của trái đất lên mặt phẳng của giấy
Người ta dùng phương pháp chiếu đồ (Chiếu các điểm trên mặt cong lên giấy).
*Hoạt động3: Một số công việc phải làm khi vẽ bản đồ 
- Trên bản đồ thể hiện điều gì?( Thu thập thông tin và dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Thu thập các đối tượng địa lí.
- Kí hiệu để thể hiện chúng trên bản đồ.)
- Yêu cầu HS đọc phần kênh chữ trong SGK cho biết:
- Qua bản đồ ta có thể thấy được những thông tin gì?
 Dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?
* Hoạt động 4: Tầm quan trọng của bản đồ 
- Cho biết công dụng bản đồ ?
1.Bản đồ là gì :
-Là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính sác về vùng đất hay toàn bộ bề mặt trái đất 
2.Vẽ bản đồ:
Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của trái đất lên mặt phẳng của giấy.
- Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của thế giới hoặc của các lục địa vẽ trên mặt phẳng của giấy.
- Còn trên quả địa cầu là hình ảnh đã được vẽ trên một mặt cong.
- Người ta dùng phương pháp chiếu đồ (Chiếu các điểm trên mặt cong lên giấy).
3. Một số công việc phải làm khi vẽ bản đồ 
Thu thập thông tin và dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Thu thập các đối tượng địa lí.
- Kí hiệu để thể hiện chúng trên bản đồ.
4.Tầm quan trọng của bản đồ
-Bản đồ cung cấp cho ta khái niệm chính xác về vụ trí, về sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lý, tự nhiên, xã hội ở các vụng đất khác nhau trên bản đồ .
	4. Củng cố: 
	- Bản đồ là gì?
	- Các thông tin được thể hiện trên bản đồ?
	5. Hướng dẫn HS học: 
	- Làm BT 2, 3 (SGK –Tr11).
	- Đọc trước bài 3. (Giờ sau học)
 Ngày soạn:04/09/2011
 Dạy ngày 11/9/2011
Tuần 4. Tiết 4
 Bài 3: TỶ LỆ BẢN ĐỒ
A.MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: HS hiểu tỉ lệ bản đồ là gì ?
	- Nắm được ý nghĩa của 2 loại: Số tỉ lệ và thước tỉ lệ.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ.
 3.Thái độ: HS yêu thích nôm học 
B.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại + thảo luận
C.Chuẩn bị:
	1.GV:	 Một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau.
	2.HS: SGK
D.Tiến trình lên lớP:
	1. ổn định : 
	2. Kiểm tra : 
	- Bản đồ là gì?
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ:
 Yêu cầu HS quan sát 2 bản đồ thể hiện cùng 1 lãnh thổ nhưng có tỉ lệ khác nhau (H8, 9) cho biết:
-Tỉ lệ bản đồ là gì ?(Tỉ lệ bản đồ: Là tỉ số giữa các khoảng cách tương ứng trên thực địa.)
- ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?( Tỉ lệ bản đồ giúp chúng ta có thể tính được khoảng cách tương ứng trên thực địa 1 cách dễ dàng)
- Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở mấy dạng? ( Biểu hiện ở 2 dạng)
.VD: Tỉ lệ 1: 100.000 < 1cm trong bản đồ bằng 100.000 cm hay 1km trên thực tế.
GV yêu cầu HS tính tỉ lệ bản đồ ở 2 H8, 9
 VD: Hình 8: 1: 7.500 =1cm trên bản đồ = 7.500cm ngoài thực tế
 Hình 9: 1: 15000=1cm trên bản đồ =15.000cm ngoài thực tế
-BĐ nào trong 2 BĐ có tỉ lệ lớn hơn 
-BĐ nào thể hiện các đối tượng địa lý chi tiết hơn ? (H8)
-Mức độ nội dung của BĐ phụ thuộc vào yếu tố nào ?(tỉ lệ BĐ) 
*Hoạt động 2:Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ:
- Yêu cầu HS đọc  ... mối quan hệ giữa chúng 	
 ý thức, vai trò của con người trong việcphân bố ĐTV
	2. Kĩ năng: Phân tích tranh ảnh.
3.Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm thựctế
II.Chuẩn bị:
 1.GV:Bản đồĐTVVN
 2.HS: SGK
III- Tiến trình dạy học:
	1.ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ
 Đất là gì ? Nêu các thành phần của đất ?
 Lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp đất 
 (thổ nhưỡng). 
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nôị dung
*Hoạt động 1(9hút) Lớp vỏ sinh vật
- HS đọc mục 1SGK 
- SV có mặt từ bao giờ trên trái đất ?
- SV tồn tại và PT ở những đâu trên bề mặt trái đất ?
(Các SV sống trên bề mặt trái đất tạo thành lớp vỏ sinh vật, SV xâm nhập trong lớp đất đá, khí quyển, thuỷ quyển )
*Hoạt động 2(15phút)các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật 
-GV treo tranh ảnh các thực vật đIển hình cho 3đới khí hậu là hoang mạc ,nhiệt đới ,ôn đới 
Giới thiệu H67 rừng mưa nhiệt đới nằm trong 
- đới khí hậu nào ,đặc điểm thực vật ra sao 
- Có nhận xét gì về sự khác biệt 3cảnh quan tự nhiên trên ? Nguyên nhân của sự khác biệt đó ?
( Đặc điểm rừng NĐ xanh tốt quanh năm nhiều tầng ,rừng ôn đới rụng lá mùa đông ,hàn đới TV nghèo nàn )
- QS H67.68 cho biết sự phát triển của thực vật ở 2 nơi này khác nhau như thế nào ? yếu tố nào của khí hậu quyết định sự phát triển của cảnh quan thực vật ?(Lượng mưa và nhiệt độ )
- Nhận xét sự thay đổi loại rừng theo tong độ cao ? Tại sao có sự thay loại rừng như vậy ?(Càng lên cao nhiệt độ càng hạ nên thực vật thay đổi theo )
- Đất có ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật không ?
- Địa phương em có cây trồng đặc sản gì ?(cây chè )
- QSH69,70cho biết mỗi loại động vật trong mỗi miền lại có sự khác nhau ?(khí hậu ,địa hình ,mỗi miền ảnh hưởng sự sinh trưởng PT giống loài
- Hãy cho VD về mối quan hệ giữa ĐV vơí TV? (rừng NĐPT nhiều tầng thì có nhiều ĐV sinh sống )
*Hoạt động 3 (10phút). ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật , thực vật trên trái đất 
- Tại sao con người ảnh hưởng tích cực ,tiêu cực tới sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất 
a.Tích cực 
- Mang giống cây trồng từ nơi khác
nhau để mở rộng sự phân bố 
- cải tạo nhiều giống cây trọng vật nuôI có hiệu quả KT cao 
b,Tiêu cực 
- Phá rừng bừa bãi -> tiêu cực TV<ĐV mất nơi cư trú sinh sống 
- ô nhiễm môi trường do PTCN ,PTDS ->thu hẹp môi trường
1 Lớp vỏ sinh vật
- SV sống trong các lớp đất đá, không khí, nước tạo thành lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất. Đó là lớp vỏ sinh vật 
2.Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật ,động vật 
a. Đối với thực vật 
- Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật 
- Trong yếu tố khí hậu lượng mưa và nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới sư PT của thực vật 
- ảnh hưởng của địa hình tới sự phân bố thực vật 
+Thực vật chân núi rừng lá rộng
+Thực vật sườn núi rừng lá hỗn hợp
+Thực vật sườn cao gần đỉnh lá kim 
- Đất có ảnh hưởng tới sự phân bố TV,các loại đất có chất dinh dưỡng khác nhau nên thực vật khác nhau 
b. Động vật 
- Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên trái đất 
- Động vật chịu ảnh hưởng Khí hậu ít hơn vì động vật có thể di chuyển 
c.Mối quan hệ giữa thực vật với động vật 
- Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sau sắc tới sự phân bố các loài động vật 
- Thành phần, mức độ tập trung của TV ảnh hưởng tới sự phân bố các loài ĐV 
3.ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật , thực vật trên trái đất 
a.Tích cực 
- Mang giống cây trồng từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố 
- cải tạo nhiều giống cây trọng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao 
b,Tiêu cực 
- Phá rừng bừa bãi -> tiêu cực thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống 
- ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số ->thu hẹp môi trường sống sinh vật 
4.Củng cố : (4phút)
ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài ĐV ,TVtrên trái đất ?
5.Hướng dẫn (1phút )
Giờ sau ôn tập học kì II.
Ngày soạn: 5/4/2012
Ngày dạy : 25/4/2012
 TUẦN 35.Tiết 34
Ôn tập học kì II
I.Mục tiêu :
	1. Kiến thức: Học sinh cần ôn tập lại toàn bộ kiến thức của HS đã học qua từ đầu học kì II tới bài lớp vỏ sinh vật .
	- GV hướng dẫn cho HS nắm được các kiến thức trọng tâm của chương trình để cho HS có kiến thức vững chắc để bước vào kì thi học kì II.
	2. Kĩ năng:
	- Thảo luận.
	- Quan sát biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh.
 -Mô hình trái đất. (Quả địa cầu)
 3.Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm thựctế
II.Chuẩn bị :
	1GV:Tranh .mô hình ,quả địa cầu ,bản đồ 
	2.HS:SGK	 
III. Tiến trình dạy học:
 1.ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:Kết hợp trong giờ
	 3. Bài mới:
	- Giáo viên giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
tg
Nội dung
*Hoạt động 1(10phút)
GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) quan sát lược đồ, tranh ảnh cho biết.
*Hoạt động 2(30phút)
HS: Lần lượt lên bảng làm và trả lời các câu hỏi.
GV: Cùng trao đổi, thảo luận với HS
Câu 1: Bình nguyên là gì ?
Câu 2: Thế nào là mỏ khoáng sản ?
Câu 3: Sự khác nhau của mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh ?
Câu 4: Đường đồng nước là những đường như thế nào ?
Câu 5: thành phần của không khí bao gồm ?
Câu 6: Có mấy khối khí trên trái đất ? Nơi hình thành ?
Câu 7: Thời tiết và khí hậu có gì khác nhau?
Câu 8: Các đại áp trên trái đất ?
Câu 9: Có mấy loại gió chính trên trái đất ?
2 loại
3 loại
4 loại
Câu 10: Có mấy đới khí hậu chính trên trái đất ? Đó là những đới nào ?
Hàn đới
Nhiệt đới
Cận Xích đạo
Ôn đơi
Câu 11: Sông là ? Hồ là ? Chúng có gì khác nhau ? 
- Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông.
- Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.
b) Lượng nước của sông:
- Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây (m3/S)
- Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.
 Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm.
-Đặc đIểm của 1con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó 
2- Hồ:
- Là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.
- Có 2 loại hồ: + Hồ nước mặn
 + Hồ nước ngọt.
- Nguồn gốc hình thành khác nhau.
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa (Playcu)
- Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện)
- Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện...
- Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.
VD: Hồ Than Thở (Đà Lạt)
 Hồ Tây (Hà Nội)
 Hồ Gươm (Hà Nội)
Câu 12: Biển và các dòng biển trong đại dương ?
Câu 13: Đất là gì ? Các nhân tố hình thành đất ?
1.Các kiến thức cơ bản qua các phần đã học kì 2:Các dạng địa hình, lớp vỏ khí, khí áp ,các đới khí hậu, sông, hồ, biển, đại dương ,đất các nhân tố hình thành đất, lớp vỏ sinh vật các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật trên trái đất 
2.Các hệ thống câu hỏi cụ thể qua các phần đã học 
Câu 1: Bình nguyên là gì ?
Câu 2: Thế nào là mỏ khoáng sản ?
Câu 3: Sự khác nhau của mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh ?
Câu 4: Đường đồng mức là những đường như thế nào ?
Câu 5: thành phần của không khí bao gồm ?
Câu 6: Có mấy khối khí trên trái đất ? Nơi hình thành ?
Câu 7: Thời tiết và khí hậu có gì khác nhau?
Câu 8: Các đại áp trên trái đất ?
Câu 9: Có mấy loại gió chính trên trái đất ?
- 2 loại
- 3 loại
- 4 loại
Câu 10: Có mấy đới khí hậu chính trên trái đất ? Đó là những đới nào ?
- Hàn đới
- Nhiệt đới
 - Cận nhiệt đới
- Xích đạo
- Ôn đơi
Câu 11: Sông là ? Hồ là ? Chúng có gì khác nhau ? 
- Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông.
- Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.
b) Lượng nước của sông:
- Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây (m3/S)
- Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.
 Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm.
-Đặc đIểm của 1con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó 
2- Hồ:
- Là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.
- Có 2 loại hồ: + Hồ nước mặn
 + Hồ nước ngọt.
- Nguồn gốc hình thành khác nhau.
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa (Playcu)
- Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện)
- Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện...
- Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.
VD: Hồ Than Thở (Đà Lạt)
 Hồ Tây (Hà Nội)
 Hồ Gươm (Hà Nội)
Câu 12: Biển và các dòng biển trong đại dương ?
Câu 13: Đất là gì ? Các nhân tố hình thành đất ? Độ phì của đất là gì
Có khả năng cung cấp cho TV nước ,các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ ,không khí ,để TV sinh trưởng và PT
	4) Củng cố (3phút):
	- GV: Nhắc lại các nội dung cần ôn tập.
	5) Hướng dẫn HS(1phút):
Giờ sau kiểm tra học kì II.
Ngày soạn: 15/4/2012
 Dạy ngày 3/5/2012
 TUẦN 36. Tiết 35
 kiểm tra học kì II
I.Muc tiêu :
1.kiến thức.
kiểm tra đánh giá lại những nội dung kiến thức cơ bản của học sinh về bài sôngvà hồ ,biển,đại dương, đất
2.kỹ năng : rèn cho học sinh kĩ năng trình bày, có khả năng tư duy và tự luận 
3.Thái đô: giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập 
II.Chuẩn bị 
Giáo viên:câu hỏi, biểu điểm, đáp án 
Học sinh: Đồ dùng học tập 
III. ĐỀ RA:
C©u 1:( 3 ®iÓm) HÖ thèng s«ng gåm nh÷ng bé phËn nµo? phô l­u,chi l­u lµm nhiÖm vô g×? Cho vÝ dô vÒ hÖ thèng s«ng?
C©u 2: ( 4 ®iÓm) BiÓn vµ ®¹i d­¬ng cã nh÷ng tµi nguyªn quý nµo? Nªu tªn mét sè tµi nguyªn ®ã? VÊn ®Ò b¶o vÖ tµi nguyªn biÓn nh­ thÕ nµo?
C©u 3: ( 3 ®iÓm) S«ng lµ g× ? ë ®Þa ph­¬ng em (tØnh NghÖ An hoÆc Quú Hîp ) cã nh÷ng con s«ng nµo 
 ĐÁP ÁN
C©u 1: ( 3 ®iÓm).
HÖ thèng s«ng gåm dßng s«ng chÝnh, phô l­u,chi l­u.( 1 ®iÓm).
+ Phô l­u lµm nhiÖm vô cung cÊp n­íc cho dßng s«ng chÝnh. ( 0.5 ®iÓm
+ Chi l­u lµm nhiÖm vô tho¸t n­íc cho s«ng chÝnh.( 0.5 ®iÓm).
VÝ dô: HÖ thèng s«ng Cöu Long,hÖ thèng s«ng Hång( 1 ®iÓm).
C©u 2: ( 4 ®iÓm).
BiÓn vµ ®¹i d­¬ng lµ nh÷ng kho tµi nguyªn phong phó vµ quý gi¸ gåm:
+ Kho n­íc v« tËn cung cÊp cho c¸c lôc ®Þa 1 l­îng h¬i n­íc rÊt lín,sinh ra m©y,m­a,s«ng ngßi duy tr× sù sèng cho c¸c sinh vËt.( 0.5 ®iÓm).
+ Kho tµi nguyªn thùc phÈm quý gi¸.( 0.5 ®iÓm).Gåm:
Kho¸ng s¶n vµ má quÆng ( dÇu khÝ,khÝ ®èt,than ®¸,man gan)( 0.5 ®iÓm)
Nguån muèi ¨n vµ muèi c«ng nghiÖp v« tËn.( 0.5 ®iÓm)
NhiÒu thùc vËt,®éng vËt biÓn phong phó,®a d¹ng( c¸, t«m,t¶o)( 0.5 ®iÓm).
B¶o vÖ tµi nguyªn biÓn: .
+ Sö dông tiÕt kiÖm,hîp lý,l©u dµi ( 0.5 ®iÓm)
+ Khai th¸c ®i ®«i víi viÖc nu«i trång,b¶o d­ìng c¸c thùc vËt,®éng vËt quý hiÕm.( 0.5 ®iÓm).
+ Chèng « nhiÔm n­íc biÓn vµ ®¹i d­¬ng.( 0.5 ®iÓm).
c©u 3:(3®)
- s«ng lµ dßng n­íc ch¶y th­êng xuyªn, t­¬ng ®èi æn ®Þnh trªn bÒ mÆt lôc ®Þa, 
 ®­îc c¸c nguån n­íc m­a, n­íc ngÇm, n­íc do b¨ng tuyÕt tan cung cÊp ( 1,5 ®iÓm)
- KÓ tªn: ( 1,5 ®iÓm)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dia li 6 chuan kien thuc.doc