Giáo án Lớp 6 - Môn Giáo dục công dân

Giáo án Lớp 6 - Môn Giáo dục công dân

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

- ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

2. Kỹ năng:

- Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

 

doc 67 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04 tháng 09 năm 2007 
Tiết 1 – Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện thân thể. 
- ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
2. Kỹ năng: 
- Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể. 
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào TDTT .
3. Thái độ: 
Có ý nghĩa thường xuyên rèn luyện thân thể giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân. 
II. Tài liệu, phương tiện: 
Tranh ảnh, giấy khổ A4, báo sức khoẻ và đời sống. 
III. Phương pháp:
Thảo luận nhóm
Giải quyết tình huống
Tổ chức trò chơi 
IV. Các hoạt động lên lớp: 
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: sách vở, đồ dùng học tập của học sinh
3. Giới thiệu bài mới:
4. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1
I. Truyện đọc: Mùa hè kì diệu
Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu truyện
- So với các bạn trong lớp Minh là người ntn?
Minh là người thấp bé.
? Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua
- Minh đã tập bơi thành công, cao hẳn lên, chân tay rắn chắc, nhanh nhẹn
? Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy
=> Do lòng kiên trì luyện tập để thực hiện ước muốn của mình.
=> Biết chăm sóc và rèn luyện thân thể
? Qua câu chuyện này em thấy sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Tại sao?
=> Sức khoẻ rất cần thiết cho mỗi người vì có sức khoẻ thì chúng ta mới học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan vui vẻ.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm chia lớp làm 2 nhóm thảo luận
* Vấn đề: 
1. Tìm những biểu hiện của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể
1. Biết vệ sinh cá nhân
ăn uống điều độ
Không hút thuốc lá
Biết phòng bệnh và chữa bệnh
Tập TDTT hàng ngày
2. Tìm những biểu hiện của việc không tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
2. Sống buông thả, tuỳ tiện:
Lười tập thể dục
ăn uống tuỳ tiện
-> Các nhóm thảo luận ghi vào giấy to, cử đại dịên trình bày, các nhóm khác bổ sung
Giáo viên nhận xét kết luận
Hoạt động 3:
II. Nội dung bài học:
- Tìm hiểu nội dung bài học
? Qua những biểu hiện ta vừa tìm được. Em thấy sức khoẻ có vai trò quan trong ntn đối với con người?
1. Sức khoẻ là vốn quý của con người
? Muốn chăm sóc và rèn luyện thân thể chúng ta phải làm gì
2. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập TDTT, năng chơi thể thao, để sức khoẻ ngày một tốt hơn
? Chăm sóc và rèn luyện thân thể có ý nghĩa gì trong cuộc sống
-> Sức khoẻ giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan vui vẻ.
Hoạt động 4: Giải quyết tình huống
Ngạn ngữ Hi Lạp có câu “ Người hạnh phúc là người có ba điều: khoẻ mạnh, giàu có và tri thức” theo em trong 3 điều trên điều nào cơ bản nhất? Vì sao?
=> Học sinh tự trả lời
Hoạt động 5: Hướng dẫn làm bài tập, giáo viên hướng dẫn học sinhlàm các bài tập a,b,c
III. Bài tập: 
Bài tập a: Học sinh đánh dâu vào ô 1,3,5
Riêng bài tập b,c tổ chức bằng trò chơi bốc thăm
GV chuẩn bị các câu hỏi ra giấy, học sinh lên bảng bốc thăm trả lời các câu hỏi. Các học sinh khác ngồi nghe đánh giá, nhận xét chọn ra người có câu trả lời đúng nhất.
C1: Em hãy kể lại một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ
C2: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tự chăm sóc sức khoẻ
C3: Em hãy cho biết nghiện thuốc lá, rượu bia sẽ có tác hại ntn đến sức khoẻ con người?
Hoạt động 6: Củng cố luyện tập 
- Nhắc lại nội dung bài học
- Làm các bài tập còn lại 
- ở trường em đã có những hoạt động nào về tự chăm sóc rèn luyện thân thể
- Chuẩn bị bài mới: Siêng năng
 Ngày soạn: 11/ 09/2007 
Tiết 2+ 3 
 Bài 2: 	Siêng năng – kiên trì
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
Hiểu những biểu hiện của siêng năng kiên trì, ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng kiên trì. 
2. Kỹ năng: Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về siêng năng kiên trì trong học tập, trong lao động và trong các hoạt động khác. 
3. Thái độ: Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người học sinh tốt. 
II. Tài liệu, phương tiện: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách GDCD 6, tranh ảnh, giấy A0, bút dạ. 
III. Phương pháp: 
Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống.
IV: Các hoạt động trên lớp: 
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Muốn chăm sóc rèn luyện thân thể chúng ta cần phải làm gì? 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1:
I. Truyện đọc: Bác Hồ tự học ngoại ngữ
Học sinh tìm hiểu truyện
? Bác Hồ nói được một số tiếng nước ngoài là nhờ vào đâu
-> Quyết tâm kiên trì tự học
? Bác đã tự học tiếng nước ngoài bằng cách nào.
- Khi làm phụ bếp trên tàu....vấn đề cố tự học thêm 2 giờ.
- gặp từ không hiểu Bác nhờ người khác giảng lại
? Khi ở Pháp
- Mỗi ngày viết 10 từ Tiếng Pháp vào tay để vừa làm vừa học.
? Khi ở Luân Đôn (Anh)
-> Bác tự học ở vườn hoa
- Ngày nghỉ Bác đến học Tiếng Anh ở một giáo sư người ý
? Khi tuổi cao
-> Gặp từ không hiểu Bác học từ điển hoặc nhờ người thạo tiếng đó giải thích ghi lại vào sổ để nhớ.
? Trong quá trình tự học Bác đã gặp những khó khăn nào.
-> Bác không được học ở trường.
- Bác học trong hoàn cảnh lao động vất vả.
? Bác đã vượt qua khó khăn đó bằng cách nào.
- Không nản trí, kiên trì trong học tập
? Cách học của Bác Hồ thể hiện đức tính gì.
-> Siêng năng kiên trì
Hoạt động 2: Tìm hiểu NDBH
II. Nội dung bài học:
?Siêng năng là gì?
1. Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù tự giác miệt mài làm việc thường xuyên, đều đặn.
? Kiên trì là gì?
2. Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm, chia lớp làm 4 nhóm thảo luận 2 vấn đề
3. Biểu hiện của siêng năng kiên trì.
Nhóm 1+3: Tìm biểu hiện của siêng năng kiên trì.
Nhóm 1+3: Cần cù tự giác làm việc, mịêt mài làm việc thường xuyên đều đặn.
- Luôn tìm việc để làm.
- Tận dụng thời gian để làm việc.
- Cố gắng làm việc.
Nhóm 2 + 4: Tìm biểu hiện trái với siêng năng kiên trì.
Nhóm 2+4: Lười biếng
Làm đâu bỏ đấy.
Làm qua lo cho xong việc.
Chọn việc dễ để làm.
Đùn đẩy việc cho người khác.
HS cử nhóm trưởng, thư kí thảo luận ghi kết quả cử đại diện trình bày HS khác bổ sung.
GV nhận xét kết luận.
? Kể một tấm gương về siêng năng kiên trì trong lớp.
? Từ câu chuyện đó liên hệ với bản thân mình.
? Siêng năng kiên trì có ý nghĩa ntn trong cuộc sống.
4. ý nghĩa:
Siêng năng kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc trong cuộc sống.
Hoạt động 4: 
Bài tập 1: 
Đáp án
GV phát phiếu học tập cho học sinh.
Gọi 1 HS lên điền vào bảng phụ.
HS khác nhận xét bổ sung.
Đáp án: 
Câu đúng: a,d,c,g
Câu sai: b,c,h
GV tổ chức trò chơi kể chuyện tiếp sức. Mỗi học sinh kể mỗi đoạn nhận xét cách kể của bạn.
Bài tập 2: Kể chuyện “ cây tre trăm đốt”
Tổ chức trò chơi tiếp sức
Bài tập 3: 
Có công mài sắt có ngày nên kim 
có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho
Yêu cầu: Từng người một lên chia lớp làm 2 nhóm
Nhóm 1: Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng kiên trì.
Nhóm 2: Tìm những câu ca dao tục ngữ trái với siêng năng.
2. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày
- Nhác làm siêng ăn
Nghe tín hiệu của người điều khiển các nhóm bắt đầu trò chơi
? Em hiểu câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim” 
=> Học sinh tự trả lời
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
- Nhắc lại nội dung của bài học 
- Làm các bài tập còn lại SGK 
- Chuẩn bị bài mới: Tiết kiệm
 Ngày soạn: 24/ 09/ 2007 
Tiết 4 
 Bài 3: tiết kiệm
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm. 
2. Kỹ năng: 
- Biết sống tiết kiệm không xa hoa lãng phí.
3. Thái độ: 
- Biết tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm ntn?
- Biết thực hiện chi tiêu thời gian, công sức của bản thân.
II. Tài liệu, phương tiện: 
- SGK- SGV, GDCD 6.
- Truyện đọc về tấm gương tiết kiệm.
III. Phương pháp:
- Phương pháp thảo luận, đóng vai.
IV. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là siêng năng, kiên trì. ý nghĩa ?
3. Giới thiệu bài mới:
4. Dạy bài mới:
Hoạt động 1:
I. Truyện đọc: Thảo và Hà.
?Truyện kể về ai? Về sự việc gì?
Trước khi đến nhà Hà, Thảo đã có suy nghĩ gì ?
=> Suy nghĩ và hành vi của Hà.
- Trước khi đến nhà Thảo.
Đề nghị mẹ thưởng tiền để liên hoan với các bạn.
? Sau khi đến nhà Thảo?
- Sau khi đến nhà Thảo.
+ Thấy được việc làm của Thảo, Hà khóc ân hận, tự hứa quyết định tiết kiệm trong tiêu dùng.
Thảo có suy nghĩ gì khi mẹ thưởng tiền ?
* Suy nghĩ của Thảo:
- Không sử dụng tiền công đan giỏ để đi chơi
- Dành tiền đó mua gạo
? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
=> Thể hiện đức tính tiết kiệm
Hoạt động 2:
II.Nội dung bài học
Tiết kiệm là gì?
1. Tiết kiệm: Là sử dụng một cách hợp lý đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác
Trái với tiết kiệm là gì?
( Xa hoa, lãng phí)
Hoạt động 3: 
2. Biểu hiện của tiết kiệm
Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận 2 vấn đề
Nhóm 1+2: Tìm biểu hiện của tiết kiệm
Nhóm 1+2: 
- Tiết kiệm thời gian
- Tiết kiệm công sức
- Tiết kiệm sức khoẻ
Nhóm 3+4: Tìm biểu hiện của lãng phí
Nhóm 3+4: Sống xa hoa, lãng phí thời gian công sức tiền của, sức khoẻ
Các nhóm cử đại diện lên trình bày -> học sinh nhận xét-> GV chốt vấn đề
? Vậy em cho biết tiết kiệm có ý nghĩa ntn
3. ý nghĩa: Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác
GV liên hệ bản thân học sinh
? Em đã tiết kiệm ntn ở nhà, ở trường
* ở nhà: 
- ăn mặc giản dị, không phô trương
- Tiết kiệm điện nước
- Sử dụng thời gian hợp lý để học tập và giúp đỡ bố mẹ việc nhà
- Tiêu dùng đúng mức
- Tận dụng đồ cũ
* ở trường:
- Giữ gìn bàn ghế
- Tắt điện, quạt khi ra về
- Tiết kiệm nước
- Giữ gìn tài sản của lớp, của trường
Hoạt động 4: GV đưa ra tình huống cho học sinh đóng vai
Tình huống: khi đi học về rời khỏi lớp Nam thấy điện còn sáng, quạt quay liền rũ Thọ vào tắt nhưng Thọ không đi vì Thọ cho rằng đó là việc của chú bảo vệ
Nam: chết rồi! Các lớp, các bạn đã về hết sao lớp 6A điện sáng và quạt đang quay thế kia 
Thọ: Kệ cậu cứ quan tâm vớ vẫn, về đi.
? Theo em Nam và Thọ ai là người biết tiết kiệm
Nam: không được tớ với cậu quay vào tắt điện đi.
Thọ: Cậu thích thì làm một mình đi, không phải việc của tớ.
? Nếu là em, em sẽ làm gì
III. Bài tập:
Bài tập: a,b,c SGK T8
Hoạt động 5:
Hoạt động 6: Củng cố dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài học 
- Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm
- Làm các bài tập trong SGK & SBT 
- Chuẩn bị bài mới: Lễ độ
 Ngày soạn:01/ 10/ 2007 
Tiết 5 
 Bài 4: lễ độ
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu những biểu hiện của lễ độ, hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ.
2. Kỹ năng: 
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề r ... CD 6.
III. Phương pháp
- SGK, SGV, GDCD lớp 6, hiến pháp 1992
IV. Phương pháp:
- Phương pháp thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề
V. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức
2. KTBC: Pháp Luật nước ta quy định ntn về học tập?
3. Giới thiệu bài mới
4. Dạy bài mới.
Hoạt động 1:
I. Tình huống:
HS tìm hiểu tình huống SGK
Gia đình bà Hoà
? Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà
Mất con gà mái hoa mơ đang độ đẻ trứng.
? Trước sự việc xảy ra như vậy bà Hoà có suy nghĩ và hành động ntn
Bà Hoà nghĩ, chỉ có nhà T bắt trộm-> bà chửi đổng suốt ngày.
? Lần thứ 2 nhà bà Hoà mất gì
Mất quạt bàn
? Bà đã nghĩ gì
Bà nghĩ nhà T lấy cắp chiếc quạt
? Lần này bà có hành động giống lần trước không
- Bà Hoà đòi khám nhà của mẹ con nhà T nhưng mẹ con nhà T không cho, bà Hoà càng nghi ngờ và cứ xông vào khám
? Theo em bà Hoà làm vậy là đúng hay sai? Vì sao.
Theo em bà Hoà nên làm ntn?
Sai vì mới nghi ngờ mà xông vào là vi phạm pháp luật
? Vì sao việc bà Hoà xông vào khám nhà T là vi phạm pháp luật
- Quan sát theo dõi
Báo với chính quyền địa phương về việc mất cắp
Theo điều 73 HP 1992 và 124 Bộ luật hình sự 1999
Hoạt động 2:
II. Nội dung bài học:
? Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Quyền này được quy định ở đâu?
1. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta.
( GV yêu cầu HS giải thích điều 73HP)
Điều 73 HP 1992
? Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì
2. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Công dân có quyền được các cơ quan Nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở không có ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trù trường hợp pháp luật cho phép.
? Pháp luật cho phép khám chỗ ở khi nào
Khi cần bắt người can tội đang lẫn tránh hay để thu nhập tang vật về tội phạm theo lệnh viết của VKSND hoặc TAND
? Khi khám nhà thì phải làm gì
Đọc lệnh khám cho chủ nhà nghe, trước đại diện của UBND xã sở tại và một người láng giềng.
? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Chúng ta phải biết tôn trọngchỗ ở của người khác, phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
Hoạt động 3:
IV. Bài tập
Bài tập d2:
GV đưa học sinh đóng vai tình huống của bài tập
Thợ điện: Cháu ơi! Bố mẹ có nhà không
An: Thưa chú! Bố mẹ cháu đi vắng ạ
Thợ điện: Vậy cháu mở cửa để chú vào kiểm tra đồng hồ điện
An: Chú ơi! Chú thông cảm cho cháu ngày mai bố mẹ cháu có nhà chú quay lại kiểm tra đồng hồ điện chú nhé
? Em sẽ làm gì trong tình huống này
GV yêu cầu học sinh đọc bài tập d4
Bài tập d4 SGK
Em sẽ sang nhà và lấy quần áo cất vào nhà mình. Khi hàng xóm về đem quần áo sang trả và trình bày lí do
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
Nhắc lại nội dung bài học 
Làm bài tập còn lại trong SGK 
Chuẩn bị bài cho tiết sau quyền được .....điện tín
Ngày soạn: 01/04/ 2008 
Tiết 31
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật
thư tín, điện thoại, điện tín
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Hiểu và nắm được nội dung cơ bản của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt được đâu là những hành vi phạm pháp và đâu là những hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, địên thoại.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
II. Tài liệu.
SGK, SGV , GDCD 6.
III. Phương pháp
- SGK, SGV, GDCD lớp 6, hiến pháp 1992
IV. Phương pháp: Phương pháp thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề
V. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức
2. KTBC: Pháp Luật nước ta quy định ntn về học tập?
3. Giới thiệu bài mới
4. Dạy bài mới.
Hoạt động 1
I. Tình huống:
Gọi học sinh đóng vai Phượng và Loan trong tình huống SGK
=> HS đóng vai
Nhận xét đúng cách đóng vai
? Theo em Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?
Phượng không được đọc thư của Hiền vì đó không phải là thư của Phượng
? Khi Loan ngần ngừ không đọc thì Phượng đưa ra giải pháp gì
đọc xong thư dán lại đưa cho Hiền
? Em có đồng ý với giải pháp đó không? vì sao? 
=> Không vì làm như vậy là dối bạn và vi phạm thư tín
? Nếu là Loan em sẽ làm gì
Loan giải thích cho bạn hiểu không được đọc thư của bạn khi chưa đồng ý.
GV giới thiệu điều 73 HP 1992
Hoạt động 2: 
II. Nội dung bài học:
? Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật... được quy định ở đâu
1. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của nhà nước ta.
? Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là gì?
2. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, tin của công dân có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.
? Theo em những hành vi nào là vi phạm pháp luật về thư tín, điện thoại, điện tín
- Đọc trộm thư người khác.
- Thu giữ điện tín, tư của người khác.
- Nghe trộm điện thoại....
? Người vi phạm pháp luật về an toàn, bí mật về thư tín....sẽ bị pháp luật ntn
=> Đọc điều 125 Bộ luật hình sự SGK 58.
? Nếu thấy người khác vi phạm em sẽ làm gì.
- Nhắc nhở họ không được làm như vậy.
- Phân tích đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Hoạt động 3: III. Bài tập:
Bài tập b: - Bóc xem trộm thư của người khác.
- Nghe lén điện thoại.
- Chiếm đoạt thư tín, điện tín của người khác.
Bài tập c: Xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính nếu còn vi phạm thì bị phạt, cảnh cáo, phạt tiền từ 1 ->5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị tiết sau ngoại khoá.
Ngày soạn: 07/04/ 2008 
Tiết 32+33
Ngoại khoá
Chủ đề: truyền thống quê hương
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được truyền thống lịch sử quê hương, càn tham gia tìm hiểu để giữ gìn bảo vệ truyền thống di tích văn hoá, lịch sử.
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng hiểu biết và tham gia giữ gìn truyền thống lịch sử quê hương.
3. Thái độ:
- Hiểu biết và tham gia bảo vệ truyền thống di tích lịch sử quê hương.
II. Phương tiện tài liệu:
SGK, SGV, GĐC 6.
- Tranh ảnh, truyện kể, tư liệu địa phương.
III. Phương pháp:
- Nêu vấn đề đàm thoại.
IV. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. KTBC:
- Trên địa bàn huyện Thiệu Hoá có những di tích lịch sử văn hoá nào tiêu biểu ? ở đâu?
3. Giới thiệu bài mới:
4. Dạy bài mới:
Hoạt động 1:
? Kể tên các di tích ở địa phương ( Thanh Hoá ) mà em biết.
HS tự kể:
- Lăng Bà Triệu – Hậu Lộc
- Đền thờ Lê Lợi – Thọ Xuân
- Thành nhà Hồ – Vĩnh Lộc.
? Trong các di tích văn hoá lịch sử đó di tích lịch sử nào tiêu biểu cho truyền thống yêu nước của quê hương.
? Ngôi đền ở chân sông Chu ( Minh Châu ) thờ ai.
=> HS tìm hiểu qua người già ở địa phương.
? Hiện tại ngôi đền đó được bảo tồn chăm sóc ntn.
=> Rất tốt.
? Là con người sinh ra trên quê hương Thanh Hoá với nhiều anh hùng dân tộc em có suy nghĩ gì.
=> Cảm phục tự hào biết ơn thế hệ cha ông.
? Hiện tại có một số người lợi dụng khu di tích để làm lợi riêng hoặc phá hoại làm ô nhiễm môi trường ? Em có thái độ ntn?
=> Lên án phê phán.
? Địa phương em có nghĩa trang liệt sĩ không?
? Trong nghĩa trang có phần mộ của bao nhiêu liệt sĩ.
? Địa phương em có bà mẹ Việt Nam anh hùng không.
? Vào các ngày 22/12 và 27/7 địa phương em thường làm gì.
- Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
- Tặng quà bà mẹ Việt Nam anh hùng.
? Em có tham gia không?
Hoạt động 2: GV đưa một số tình huống liên quan đến nội dung bài học biết ơn, tích cực tham gia các hoạt động tập thể , hoạt động xã hội.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị ôn tập để tiết sau ôn tập – Kiểm tra.
Ngày soạn: 22 /04/ 2008 
Tiết 34
ôn tập học kỳ ii
I. Mục tiêu bài học: 
- Củng cố, hệ thống hoá lại kiến thức đã học ở kỳ II.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số bài tập tình huống.
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp khái quát kiến thức.
II. Tài liệu phương tiện
- SGK, SGV, GDCD 6
- Bài tập GDCD.
- Hiến pháp 1992
III. Phương pháp
- Giảng giải, đàm thoại nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
IV. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
4. Dạy bài mới
Hoạt động 1:
- GV treo bảng phụ ghi nội dung kiến thức một số khái niệm yêu cầu học sinh hoàn thiện.
- Từ khái niệm đó củng cố nhắc lại những kiến thức đã học:
1. Công dân nước CHXHCN Việt Nam.
2. Thực hiện trật tự ATGT.
3. Quyền và nghĩa vụ học tập
4. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
5. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
6. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
Hoạt động 2:
GV đưa một số bài tập tình huống, học sinh vận dụng những kiến thức để giải bài tập ( treo bảng phụ ).
Hoạt động 3:
Củng cố dặn dò
- Nhắc lại một số khái niệm
- Nhắc nhở học sinh về nhà ôn tập để tiết sau kiểm tra học kỳ II.
Ngày soạn: 28/04/ 2008 
Tiết 35
Kiểm tra học kỳ ii
I. Mục tiêu bài học: 
- Đánh giá kiến thức của học sinh trong quá trình học.
- Học sinh vận dụng kiến thức bộ môn để giải bài tập, làm bài kiển tra.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc độc lập khi làm bài.
II. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Bài mới
A. Đề bài
I. Phần trác nghiệm:
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
a. Người đi xe đạp không đi xe .............. Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác.
b. Trẻ em dưới 16 tuổi không được .............. Đủ 16 tuổi trở lên ................ 50 cm3..
Câu 2: Vô tình nhặt được thư của bạn đánh rơi em sẽ làm gì ? Khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên ý em cho là đúng.
a. Bóc xem rồi huỷ đi.
b. Bóc xem rồi dán lại gửi trực tiếp cho bạn và không nói cho ai biết nội dung bức thư như thế nào.
c. Bóc xem rồi đem những truyện viết trong thư nóivới người khác.
d. Không bóc thư mà đem ngay đến cho bạn.
II. Phần tự luận
Câu 1: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì ? Người vi phạm chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?
Câu 2: Kể một tấm gương vượt khó vuơn lên trong học tập mà em biết ?
B. Đáp án và biểu chấm
I. Phần tự luận
Câu 1: ( 2 điểm )
a. Dàn hàng ngang lạng lách đánh võng.
b. Lái xe gắn máy, được lái xe có dung tích xi lanh dưới...
Câu 2: ( 1 điểm ) Khoanh vào ý D
II. phần tự luận
Câu 1: ( 4 điểm )
- HS nêu được quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Điều 73 Hiến pháp 1992 ( 2 điểm ).
- Nêu được xử lí theo bộ luật hình sự 1999 điều 124.
Câu 3: ( 3 điểm )
- HS kể được một tấm gương tiêu biểu. Nêu ngắn gọn đủ nội dung.
- Thu bài nhận xét buổi học.
- Ra một số câu hỏi để học sinh ôn tập trong hè.

Tài liệu đính kèm:

  • docCD 6- hieu.doc