Giáo án Lớp 6 môn Giáo dục công dân (tiếp theo)

Giáo án Lớp 6 môn Giáo dục công dân (tiếp theo)

1. Mục tiêu bài học:

a. Kiến thức:

-Hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.

-Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

-Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.

b. Kỹ năng:

-Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.

 

doc 137 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 6 môn Giáo dục công dân (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 6A:
6B:
6C:
 Tiết 1- Bài 1. Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
1. Mục tiêu bài học: 
a. Kiến thức:
-Hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.
-Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
-Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.
b. Kỹ năng:
-Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.
-Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
-Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó. 
c. Thái độ: Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân,bảo vệ môi trường sống.
2. Chuẩn bị của GV và HS: 
a. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ.
b. Chuẩn bị của HS: Giấy khổ lớn, bút dạ, nam châm.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra: 
	Sự chuẩn bị của học sinh.
b. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Cha ông ta thường nói: “Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng”. Nếu được ước muốn thì ước muốn đầu tiên của con người đó là sức khoẻ. Để hiểu được ý nghĩa của sức khoẻ nói chung và tự chăm sóc sức khoẻ của mỗi cá nhân nói riêng, chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: (10') Tìm hiểu truyện đọc
GV: Cho HS đọc phần 1.
HS: 2 em đọc to, diễn cảm cho cả lớp cùng nghe.
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung truyện
- Điều kỳ diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua ?
- Vì sao Minh có được điều kỳ diệu ấy ?
- Sức khoẻ có cần cho mỗi người không ? Tại sao ?
HS: Suy nghĩ, trả lời
 Lớp nhận xét, bổ sung.
GV kết luận:
* Hoạt động 2: (5') Rút ra bài học
GV: Sức khoẻ có vai trò quan trọng như thế nào? Mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ sức khoẻ ?
HS:
GV: Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ?
HS trả lời ->1-2 HS đọc to toàn bộ NDBH
-Môi trường sống có tác động như thế nào tới sức khoẻ con người? Cho VD?
GV: Môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ của con người.
-Cần làm gì để giữ vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường sống?
HS: (- Cần giữ vệ sinh cá nhân, làm trong sạch môi trường sống ở gia đình, trường học, khu dân cư.
 Không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi.
 Quét dọn thường xuyên.)
* Hoạt động 3: (15') Liên hệ
 Thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
GV: Chia nhóm thảo luận (3 nhóm)
 - Nhóm 1: Chủ đề “Sức khoẻ đối với học tập” ?
 - Nhóm 2: Chủ đề “Sức khoẻ đối với lao động” ?
 - Nhóm 3: Chủ đề “Sức khoẻ với vui chơi giải trí ” ?
HS: Thảo luận nhóm
 -> Cử đại diện nhóm lên trình bày.
GV: Hướng dẫn cả lớp bổ sung ý kiến và tổng kết.
GV: Cho HS bổ sung thêm ý kiến về hậu quả của việc không rèn luyện tốt sức khoẻ.
- Nếu sức khoẻ không tốt: ngồi học uể oải, mệt mỏi, không tiếp thu được bài giảng, về nhà không học bài dẫn đến kết quả kém.
- Trong công việc mà sức khoẻ không đảm bảo thì công việc khó hoàn thành, có thể phải nghỉ làm việc gây ảnh hưởng nhiều đến tập thể, thu nhập giảm đi.
- Tinh thần buồn bực, khó chịu, chán nản, không hứng thú tham gia các hoạt động tập thể.
HS liên hệ bản thân, nêu những việc hằng ngày các em đã thực hiện để tự chăm sóc sức khoẻ và rèn luyện thân thể của mình.
GV: Cho HS giải quyết tình huống: “Nếu bị dụ dỗ hít hê rô in, chúng ta sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao ? ”
HS: Thảo luận nhóm bàn.
 (Nếu bị dụ dỗ kiên quyết không, dù chỉ một lần, bởi vì khi vào trong người làm cho cảm thấy nếu thiéu chất này không làm chủ được hành vi của mình).
GV: Đọc cho HS tham khảo lời dạy của Hồ Chủ tịch về vấn đề sức khoẻ, ngày 27/3/1946 theo SGV.
 "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ...".
GV: ở địa phương em có những hoạt động cụ thể nào về rèn luyện sức khoẻ?
HS: (Sáng sớm tất cả mọi người đều tập thể dục: Các cô chú chạy bộ quanh hồ
 Chơi cầu lông cả già lẫn trẻ.
 Thể dục nhịp điệu
 Đá cầu, đá bóng, tập bơi...).
GV: - Em đã làm gì để tự chăm sóc và rèn luyện thân thể cho mình?
 - Các bạn xung quanh em có tự chăm sóc và rèn luyện thân thể không?
 HS: Suy nghĩ trả lời.
* Hoạt động 4: (10') Làm bài tập
HS: Đọc bài tập a.
GV: Treo bản phụ, HS lên bảng làm bài tập và giải thích tại sao lại lựa chọn phương án đó?
HS: Đọc bài tập c.
GV: Tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu bia như thế nào đến sức khoẻ con người ?
HS: 
GV: Em hãy tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về sức khoẻ ?
HS: (Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
 Càng già, càng dẻo, càng dai.
 Cơm không rau như đau không thuốc.
 Thuốc phiện hết nhà, thuốc trà hết phèn.
 Rượu vào lời ra ...).
GV giảng: - Ngày thế giới chống hút thuốc lá: 31/5.
 - Ngày thế giới vì sức khoẻ: 7/4
 - Cách phòng chống cận thị học đường.
 - Hãng COLGATE - Chương trình Nha học đường.
1) Truyện đọc:
 “Mùa hè kỳ diệu”.
a) Đọc:
b) Tìm hiểu truyện:
-Minh tập bơi theo lời khuyên của thầy Quân.
-Nhờ kiên trì luyện tập, Minh đã biết bơi.
-Điều kì diệu đã đến với Minh : Người cao, chân tay rắn chắc, nhanh nhẹn. 
-> Sức khoẻ rất cần thiết cho mỗi con người vì có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi giải trí.
2) Nội dung bài học:
SGK T4
-Môi trường sống có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người.
* Liên hệ:
-Tập thể dục.
-Đánh răng mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ.
-Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
3) Bài tập:
 Bài a (4):
- ý đúng: 1; 2; 3; 5.
Bài c:
Nghiện thuốc lá, rượu bia làm cho cơ thể con người mắc một số bệnh về phổi, thận, tim mạch -> giảm tuổi thọ.
c. Củng cố: (3')
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Sức khoẻ có vai trò gì trong đời sống ?
- ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2')
- Làm các bài tập còn lại.
- Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về sức khoẻ?
- Đọc trước bài 2: Siêng năng, kiên trì.
 Ngày dạy: 6A:
6B:
6C:
 Tiết 2- Bài 2. Siêng năng, kiên trì.
1.Mục tiêu bài học: 
a. Kiến thức: 
-Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì.
-Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
b. Kỹ năng:
- Biết tự đánh giá hành vi cả bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
-Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hằng ngày.
c. Thái độ: 
-Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của lười biếng, hay nản lòng.
2. Chuẩn bị của GV và HS: 
a. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ.
	 Tranh ảnh : “Nguyễn Ngọc Ký”
 	 “Đỗ Hoàng Thái Anh và Nguyễn Minh Tâm”.
b. Chuẩn bị của HS: Giấy khổ lớn, bút dạ, nam châm.
3.Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ: (5')
	- Sức khoẻ có vai trò quan trọng như thế nào ? Sức khoẻ giúp chúng ta làm được gì ?
	- Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân ?
b. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: “Nhà cô Mai có 2 em trai, chồng cô là bộ đội ở xa, mọi việc trong nhà do ba mẹ con cô tự xoay sở. Hai con trai cô rất ngoan. Mọi công việc trong nhà: rửa bát, quét nhà, giặt giũ, cơm nước đều do hai con trai cô làm. Hai anh em còn rất cần cù, chịu khó học tập. Năm nào hai anh em cũng đạt học sinh giỏi”.
Câu chuyện kể trên nói lên đức tính gì của hai anh em con nhà cô Mai ? Đức tính đó được biểu hiện như thế nào ? ý nghĩa gì ? Chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: (10') Tìm hiểu truyện đọc
GV: Gọi 1- 2 HS đọc truyện đọc SGK.
HS: Cả lớp lắng nghe bạn đọc và theo dõi SGK của mình.
GV: Yêu cầu học sinh gạch chân những chi tiết cần lưu ý trong câu chuyện.
GV: Qua câu chuyện trên, em thấy Bác Hồ đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào ?
GV: Khi học tập Bác đã gặp khó khăn gì ?
GV: Bác đã vượt qua khó khăn đó bằng cách nào ?
GV bổ sung: Bác Hồ biết 15 thứ ngôn ngữ trên thế giới, trong đó nói thông viết thạo 6 thứ tiếng (Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc, Nga.)
GV: Cách học của Bác thể hiện đức tính gì ?
HS:
* Hoạt động 2: (7') Rút ra bài học
GV: Em hiểu thế nào là siêng năng ?
 - Siêng năng có những biểu hiện gì ?
GV: - Bản thân em đã siêng năng chưa ? Nêu việc làm cụ thể
 - Nếu chưa có biểu hiện siêng năng thì em phải rèn luyện như thế nào ?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Kiên trì là gì ?
 Bản thân em đã kiên trì chưa ?
HS: 
GV: Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?
GV: Trong lớp chúng ta, bạn nào có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập ?
HS: Tự liên hệ thực tế những bạn đạt kết quả cao trong học tập nhờ siêng năng.
GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết, nhờ có tính siêng năng kiên trì mà thành công trong sự nghiệp của mình ?
HS: (Nhà Bác học Lê Quý Đôn, GS-Bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học-GS Lương Đình Của, nhà văn Nga Mác xim Goóc ki, nhà bác học Niu tơn .)
GV giảng: Ngày nay có nhiều doanh nghiệp trẻ, nhà khoa học trẻ, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi. Họ đã làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội bằng sự siêng năng, kiên trì.
* Hoạt động 3: (8’) Biểu hiện của siêng năng, kiên trì
GV: Tổ chức cho HS thảo lụân nhóm.
 Nêu vấn đề, nhiệm vụ, cách thức tổ chức thảo luận nhóm. (Nhóm lớn)
 - Thời gian: 5 phút
 - Nhiệm vụ:
 - Nhóm 1: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập ?
 - Nhóm 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động ?
 - Nhóm 3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác ?
 Khi thảo luận xong, cử đại diện nhóm lên trình bày.
 Các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV kết luận:
GV: Em hãy tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì ?
HS: (Lười biếng, ỷ lại, cẩu thả, hời hợt...
 Không chịu học bài ở nhà.
 Lười lao động, ngại làm việc.
 Khi gặp những tình huống khó khăn cần giải quyết thì ngại khó, chán nản không muốn làm.)
GV treo tranh và giải thích:
 “Nguyễn Ngọc Ký”
“Đỗ Hoàng Thái Anh và Nguyễn Minh Tâm”
HS: Quan sát.
GV giới thiệu nội dung bức tranh.
GV: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì ?
HS: Thảo luận nhóm bàn -> Đại diện nhóm trình bày.
 Có công mài sắt có ngày lên kim.
 Miệng nói tay làm. 
 Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
 Cần cù bù thông minh.
 Kiến thức là đại dương, siêng năng là bờ bến.
 "Nói chín thì nên làm mười
 Nói mười làm chín kẻ cười người chê".
* Hoạt động 4: (10') Luyện tập
HS: Đọc bài tập a
GV: Treo bảng phụ.
HS: 1 em HS lên bảng làm bài
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
GV kết luận:
GV: Tổ chức cho HS đóng vai diễn tiểu phẩm -> phân vai -> lên bảng diễn xuất (Tuỳ chọn) => GV nhận xét.
* Tiểu phẩm:
 1. - Mẹ: Hôm nay ở nhà con làm hết 3 bài tập mẹ giao nhé.
 - Con: Mẹ cho con nhiều bài tập thế ? Con ngại làm lắm.
 -> Nhận xét đức tính của người con?
2. - Lan: Bạn làm được bài tập số 3 chưa ?
 - Hằng: Tớ chẳng làm được đâu. Khó lắm.
 - Lan: ừ. Bài tập khó nhưng tớ làm từ tối hôm qua đến sáng nay thì ra kết quả.
 ->Hãy nhận xét đức tí ... iết 15 thứ ngôn ngữ trên thể giới, trong đó Bác nói thông viết thạo 6 thứ tiếng Anh Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc, Nga.
 - Bác không được học ở trường lớp; Bác làm phụ bếp trên tầu, thời gian làm việc của Bác từ 17 - 18 giờ trong một ngày, tuổi cao Bác vẫn học.
 Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng...
 - Cách học của bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.
* Hoạt động 2: (17')
GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết, nhờ có tính siêng năng kiên trì mà thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình ?
HS: Nhà bác học Lê Quý Đôn, GS - bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học - Lương Đình Của, nhà văn Nga Mác- xim Goóc-ki, nhà bác học Niu - tơn...
GV: Trong lớp chúng ta, bạn nào có đức tính siêng năng trong học tập?
HS: Tự liên hệ thực tế những bạn đạt kết quả cao trong học tập nhờ siêng năng.
GV: Ngày nay có nhiều doanh nghiệp trẻ, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi... Họ đã làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội bằng sự siêng năng kiên trì.
GV: Treo bảng phụ: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau (Đánh dấu (X) vào ý kiến em cho là đúng).
HS: 1 em lên bảng làm bài, cả lớp chú ý theo dõi, nhận xét, bổ sung.
 Người siêng năng:
 - Là người yêu lao động.
 - Miệt mài trong công việc.
 - Là người chỉ mong hoàn thành 
nhiệm vụ.
 - Làm việc thường xuyên, đều đặn.
 - Làm tốt công việc không cần khen 
thưởng.
 - Làm theo ý thích, gian khổ không 
làm.
 - Lấy cần cù để bù cho khả năng của 
mình.
- Học bài quá nửa đêm.
GV: Sau khi HS trả lời, GV phân tích và lấy ví dụ để HS hiểu kỹ bài.
 - Thế nào là siêng năng, kiên trì ?
HS:
I) Truyện đọc:
 “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
1) Đọc:
2) Tìm hiểu truyện:
- Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì.
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
II) Nội dung bài học:
1) Thế nào là siêng năng, kiên trì:
- Siêng năng là phẩm chất đậo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ.
4. Củng cố: (2')
- Nhắc lại nội dung bài học.
- ý nghĩa, tác dụng của siêng năng, kiên trì.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1')
- Học phần nội dung bài học.
- Sưu tầm những câu chuyện, những tấm gương siêng năng, kiên trì vượt khó trong học tập, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
- Xem trước phần bài tập.
- Liên hệ bản thân.
 Ngày dạy: ..
 Tiết 3: Bài 2: Siêng năng, kiên trì. (Tiếp theo)
1) Mục tiêu: Giúp học sinh:
a) Kiến thức: Hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì; ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
b) Kỹ năng: Biết tự đánh giá hành vi cả bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
	Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động... để trở thành người tốt.
c) Thái độ: Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
2) Chuẩn bị: 
a) Giáo viên: SGK, SGV
	 Bảng phụ.
b) Học sinh: SGK, giấy khổ lớn, bút dạ, nam châm.
3) Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra: (5')
	Thế nào là siêng năng, kiên trì ? Em hãy kể một câu chuyện nói về đức tính này ?
b) Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: (17')
Tìm hiểu siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động.
GV: Chia nhóm để HS thảo luận.
 Nêu vấn đề, nhiệm vụ, cách thức tổ chức thảo luận nhóm. (Nhóm lớn)
 - Thời gian: 7 phút
 - Nhiệm vụ:
 - Nhóm 1: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập ?
 - Nhóm 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động ?
 - Nhóm 3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác ?
 Khi thảo luận xong, cử đại diện nhóm lên trình bày.
 Các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV kết luận:
GV: Em hãy tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì ?
HS: (Lười biếng, ỷ lại, cẩu thả, hời hợt...
 Không chịu học bài ở nhà.
 Lười lao động, ngại làm việc.
 Khi gặp những tình huống khó khăn cần giải quyết thì ngại khó, chán nản không muốn làm.)
GV: Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?
HS:
GV: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì ?
HS: Thảo luận nhóm bàn -> Đại diện nhóm trình bày.
 Có công mài sắt có ngày lên kim.
 Miệng nói tay làm. 
 Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
 Cần cù bù khả năng.
 Kiến thức là đại dương, siêng năng là bờ bến.
 "Nói chín thì nên làm mười
 Nói mười làm chín kẻ cười người chê".
* Hoạt động 2: (20')
HS: Đọc bài tập a
GV: Treo bảng phụ.
HS: 1 em HS lên bảng làm bài
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
GV kết luận:
GV: Treo bản phụ: Trong những câu tục ngữ, thành ngữ sau câu nào nói về siêng năng, kiên trì ?
 - Khen nết hay làm, ai khen nết 
hay ăn.
 - Năng nhặt, chặt bị.
 - Đổ mồ hôi, sôi nước mắt.
 - Liệu cơm gắp mắm.
 - Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn 
tằm ăn cơm đứng.
 - Siêng làm thì có, siêng học thì 
hay.
HS: Suy nghĩ làm bài.
GV: Nhận xét, giải thích và cho điểm.
GV: Cho HS đóng vai diễn tiểu phẩm -> phân vai -> lên bảng diễn xuất (Tuỳ chọn) => GV nhận xét.
* Tiểu phẩm:
 - Mẹ: Hôm nay ở nhà con làm hết 3 bài tập mẹ giao nhé.
 - Con: Mẹ cho con nhiều bài tập thế ? Con ngại làm lắm.
 -> Tiểu phẩm trên: Theo em người con thuộc vào đức tính gì ?
* Tiểu phẩm: 
 - Lan: Bạn làm được bài tập số 3 chưa ?
 - Hằng: Tớ chẳng làm được đâu. Khó lắm.
 - Lan: ừ. Bài tập khó nhưng tớ làm từ tối hôm qua đến sáng nay thì ra kết quả.
 -> Theo em: Lan thuộc đức tính gì ?
 Hằng thuộc đức tính gì ?
I) Nội dung bài học:
2) Biểu hiện của siêng năng, kiên trì:
- Học tập: Đi học chuyên cần.
 Chăm chỉ làm bài.
 Có kế hoạch học tập.
 Bài khó không nản chí.
 Tự giác học, không chơi la cà.
- Lao động: Chăm làm việc nhà; không bỏ dở công việc, không ngại khó; miệt mài với công việc; Tiết kiệm, tìm tòi sáng tạo.
- Hoạt động khác:
 Kiên trì luyện tập thể dục, thể thao.
 Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội.
 Bảo vệ môi trường.
 Đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá đói giảm nghèo, dạy chữ.
Siêng năng, kiên trì giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
III) Bài tập:
a) Bài tập a (6):
- ý đúng: 1; 2
c) Củng cố: (2')
- Nhắc lại nội dung bài học.
- ý nghĩa, tác dụng của siêng năng, kiên trì.
d) Hướng dẫn học bài ở nhà: (1')
- Học phần nội dung bài học.
- Làm các bài tập còn lại.
- Lập bảng tự đánh giá quá trình rèn luyện tính siêng năng, kiên trì của em trong 1 tuần.
- Chuẩn bị bài 3: Tiết kiệm.
Tiết 16: thực hành ngoại khoá các vấn đề 
 của địa phương và các nội dung đã học.
1) Mục tiêu: 
a) Kiến thức: 
 - Qua tiết thực hành, HS hiểu và nắm được một số vấn đề: về phát triển kinh tế, chính trị – xã hội  của địa phương (xã Hưng Thành).
 - HS thực hành những nội dung đã học ở học kỳ I. Về những phẩm chất đạo đức cần thiết ở mỗi người.
b) Kỹ năng: 
 - Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước. Có ý thức rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi.
 - Biết tuân theo và thực hiện tốt an ninh và các hoạt động văn hoá xã hội, các phong trào phòng chống tệ nạn xã hội.
c) Thái độ: Có ý thức chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước.
2) Chuẩn bị: 
a) Giáo viên: Báo cáo “Chương trình hành động của BCH Đảng bộ xã Hưng Thành khóa XVII ”
b) Học sinh: Tìm hiểu các chủ trương, chính sách của địa phương.
3) Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra: 
 Không.
b) Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: (36') 
GV: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương lao động tự giác và sáng tạo”.
 Năm học 2008 – 2009 thực hiện chủ trương “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
GV: Nêu qua về chủ trương này cho HS biết (Mục tiêu; Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu; Tổ chức thực hiện). 
 Tiếp tục thực hiện cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.
* Hoạt động 2: (20') 
GV: Yêu cầu HS nêu lại các nội dung đã học ở học kỳ I và thực hành theo các hình thức :
 - Thảo luận nhóm
 - Trò chơi tiếp sức.
 - Đóng vai theo các tình huống.
I) Các vấn đề của địa phương :
 (Xã Hưng Thành)
1) Về phát triển kinh tế :
a) Nông nghiệp:
 Xây dựng và tổ chức thực hiện các Dự án, Đề án của thị xã về xây dựng các vùng chuyên canh và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.
 Củng cố kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ khuyến nông.
b) Thủ công nghiệp:
 Thực hiện nghị quyết số 02 – NQ/TU ngày 12/6/2006 của Tỉnh uỷ về đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010.
 Thực hiện cơ chế thu hút các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doan, dịch vụ.
c) Thương mại, dịch vụ:
 Vận động xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch của xã, xây dựng kế hoạch phát triển điểm du lịch sinh thái Soi Lâm.
d) Tài chính tín dụng:
 Tổ chức quản lý chặt chẽ các nguồn thu, khai thác nguốn thu, thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và ngân sách Nhà nước.
2) Phát triển văn hoá - xã hội:
a) Giáo dục - đào tạo:
 - Tổ chức thực hiện Đề án về kiên cố trường học gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2006 – 2010.
 - Thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong ngành giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp”.
 - Thực hiện nghị quyết số 07 – NQ/TU ngày 20/6/2007 của BCH Đảng bộ Tỉnh (Khoá XIV) về phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010.
b) Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao:
 - Thực hiện việc sửa chữa và tôn tạo đền Quang Kiều; thực hiện quy hoạch tổng thể chùa An Vinh.
 - Tổ chức thực hiện quy hoạch của thị xã về phát triển sự nghiệp văn hoá - thông tin, thể dục thể thao đến năm 2010 định hướng đến năm 2020.
 - Bài trừ các tệ nạn xã hội, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
c) Y tế, dân số, gia đình và trẻ em:
 Tích cực tuyên truyền vận động đẩy mạnh các loại hình bảo hiểm y tế, khuyến khích mở rộng các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao để phục vụ tốt hơn việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
3) Công tác quốc phòng an ninh :
 - Giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân, đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện cho dân quân tự vệ chất lượng cao.
 - Củng cố lực lượng công an xã; thực hiện cuộc vận động xây dựng lực lượng công an xã “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
II) Thực hành các nội dung đã học :
- Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Siêng năng, kiên trì.
- Tiết kiệm.
- Lễ độ.
- Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thien nhiên.
c) Củng cố: (2') 
- Nhấn mạnh những ý cơ bản về tình hình địa phương: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội.
- Nhắc nhở HS học tập tốt.
d) Hướng dẫn học bài ở nhà: (2')
- Tìm hiểu thêm những truyền thống địa phương và tình hình của địa phương hiện nay.
- Xem lại các bài đã học để giờ sau ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docG A GDCD 6.doc