Giáo án Lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 2 - Bài 2: Siêng năng - Kiên trì

Giáo án Lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 2 - Bài 2: Siêng năng - Kiên trì

A. Mục tiêu bài học.

 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì, những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và ý nghĩa của nó.

 2. Kỹ năng: Học sinh biết rèn luyện đức tính siêng năng kiên trì cả trong học tập và lao động.

 3. Thái độ: Học sinh yêu thích lao động và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ, công việc có ích đã đề ra.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 2 - Bài 2: Siêng năng - Kiên trì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 2	BÀI 2: SIÊNG NĂNG - KIÊN TRÌ ( T1)
Ngày soạn:20/8
	A. Mục tiêu bài học.
	1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì, những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và ý nghĩa của nó.
	2. Kỹ năng: Học sinh biết rèn luyện đức tính siêng năng kiên trì cả trong học tập và lao động.
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích lao động và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ, công việc có ích đã đề ra.
	B. Phương pháp:
	- Thảo luận nhóm.
	- Kích thích tư duy.
	- Giải quyết vấn đề.
	C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	1. Giáo viên chuẩn bị: 
- Nghiên cứu bài dạy soạn bài SGK, SGV GDCD 6...
	2. HS chuẩn bị: Xem trước nội dung bài học.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 2 phút )
	- Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do).
	II. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút): 
	1. Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì?.
	2. Hãy kể một vài việc làm chứng tỏ em biết chăm sóc sức khoẻ cho bản thân?.
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề:(2 phút) Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
	2. Triển khai bài:
* Hoạt động của thầy và trò
* Nội dung kiến thức
* HĐ1:(7 phút) Tìm hiểu truyện đọc SGK và hình thành khái niệm..
GV. Gọi Hs đọc truyện SGK.
Gv: Bác hồ của chúng ta sử dụng được bao nhiêu thứ tiếng nước ngoài?. Vì sao Bác nói được nhiều thứ tiếng như vậy?.
GV: Bác đã gặp những khó khăn gì trong quá trình tự học?.
GV. Bác đã khắc phục những khó khăn đó ntn?.
Gv: Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?.
* HĐ 2: ( 8 phút)Tìm hiểu nội dung bài học
Gv: Thế nào là siêng năng?
Gv: Yêu cầu mỗi HS tìm 2 ví dụ thể hiện SN trong học tập và trong lao động?.
Gv: Trái với SN là gì? Cho ví dụ?
Gv: Giới thiệu quan niệm SN của Bác Hồ.
Gv: Thế nào là kiên trì?
Gv: Trái với KT là gì? Cho ví dụ?
Gv: Nêu mqh giữa SN và KT?
* HĐ1: ( 10 phút) Thảo luận nhóm.
GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận theo 4 nd sau:
1. Kể tên những danh nhân mà nhờ có tính SNKT đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp.
2. Kể một vài việc làm chứng tỏ sự SN,KT của em.
3. Kể những tấm gương SNKT trong học tập.
4. Khi nào thì cần phải SNKT?.
HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại.
 HĐ3: ( 7 phút) Luyện tập.
GV. HD học sinh làm bt a, SGK/7.
* BT tình huống:
Chuẩn bị cho giờ Kt văn ngày mai, Tuấn đang ngồi ôn bài thì Nam và Hải đến rủ đi đánh điện tử. Nếu em là Tuấn em sẽ làm gì?
( Cho hs chơi sắm vai )
1. Thế nào là siêng năng, kiên trì? 
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
* Trái với SN là: lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám...
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
* Trái với KT là: nãn lòng, chống chán...
	IV. Củng cố: (2 phút).
	- Bằng kiến thứcđã học em hãy nói rõ hơn quan niệm sau của Bác:
Người siêng năng thì mau tiến bộ
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no
 Cả làng siêng năng thì mau tiến bộ
 Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu.
	V. Dặn dò: ( 2 phút).
	- Học bài
	- Làm các bài tập b,c,d SGK/7
	- Xem nội dung còn lại của bài.	

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 2.doc