Giáo án lớp 6 môn Lịch sử - Tuần 1

Giáo án lớp 6 môn Lịch sử - Tuần 1

Kiến thức :

 Giúp học sinh hiểu :

 - Lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng

 - Học lịch sử là cần thiết đối với học sinh

 2. Tư tưởng :

 Bước đầu bồi dưỡng ý thức về sự chính xác trong lịch sử

 3. Kĩ năng :

 Kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát

 

doc 113 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1123Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lịch sử - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 Ngày soạn :17../08../2008. 
Tiết : 1 Ngày dạy :.18./.08./2008.
Bài 1 : SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức : 
 Giúp học sinh hiểu :
	- Lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng
	- Học lịch sử là cần thiết đối với học sinh
 2. Tư tưởng : 
	Bước đầu bồi dưỡng ý thức về sự chính xác trong lịch sử
 3. Kĩ năng :
	Kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát	
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 + Giáo viên
	- Tranh ảnh, một số hiện vật, sách báo
	- Tư liệu liên quan bài học
 +Học sinh
 -Tập ghi,tập soạn,sách giáo khoa
 -Dụng cụ học tập liên quan đến môn học
III. Tiến trình bài dạy
Kiểm tra bài củ
-Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập bộ môn lịch sử của HS (Tập ghi ,tập soạn,sách giáo khoa )
-Thông báo những qui định học bài soạn bài trong mỗi tiết học
 2.Dạy bài mới 36’
	-Giới thiệu chương trình lịch sử lớp 6. Sơ qua các bài lịch sử ở bậc tiểu học ® đi vào nội dung bài học
 -Mỗi môn học có đặc trưng riêng bộ môn ,giáo dục một kiến thức nhất định ,Như môn toán dạy cho các em diết đong đo điếm,môn sinh cho các em biết được quá trìng phát triển của động vật thực vật,vậy môn sử cho ác em hiểu biết những gì,hôm nay chúng ta sẽ lần lượt tim hiểu
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 :
Yêu cầu học sinh đọc SGK
 ? Con người, cây cỏ ... có phải từ khi xuất hiện đã có hình dáng như ngày nay ? 
 ? Lịch sử là gì ?
GV nói thêm : ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu lịch sử loài người
 ? Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và xã hội loài người ?
Þ Kết luận : Xã hội loài người tồn tại và phát triển, phạm vi rộng, con người phạm vi hẹp
 ? Về mặt khoa học, lịch sử có ý nghĩa gì ?
Nhấn mạnh :Lịch sử chúng ta học là lịch sử loài người
Đọc SGK : “ Con người ... ngày nay”
- Thay đổi theo thời gian, tất cả đều có lịch sử khác nhau
- Là những gì đã trãi qua
- Con người : hoạt động riêng lẻ
- XH : gồm nhiều người
- Lịch sử là một khoa học
10’
I. Lịch sử là gì ?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ
- Lịch sử là một khoa học, dựng lại hoạt động con người trong quá khứ
Hoạt động 2 : 
Cho học sinh quan sát H1 + trả lời câu hỏi M2 ® GV kết luận : Trường lớp ngày xưa khác nay
 ? Vì sao có sự khác nhau đó ?
® Giáo dục lòng biết ơn ông cha, tổ tiên
Thảo luận : ( 3’) Học lịch sử để làm gì ?
Đại diện tổ ý kiến ® GV chốt ý
 ? Qua câu chuyện Sơn Tinh, Thánh Gióng ta học được điều gì ?
® Nhấn mạnh : môn học lịch sử có tầm quan trọng
 ? Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình quê hương em thấy rõ sự cần thiết phải biết lịch sử 
® Gợi ý học sinh về truyền thống gia đình, quê hương có những anh hùng, danh nhân nổi tiếng
- Xem hình + đọc câu hỏi ® trả lời : lớp học, không có bàn
- Công lao của ông cha ta, xây dựng và bảo vệ đất nước
- Thảo luận nhóm ® trình bày ý kiến bảng con ® các tổ nhận xét
- Chiến đấu:- với thiên nhiên
 -giặc ngoại xâm
Gọi 2 đến 3 học sinh cho ví dụ
14’
II. Học lịch sử để làm gì ? 
- Để hiểu cội nguồn dân tộc, tổ tiên
- Biết được quá trình lao động sản xuất và chiến đấu của ông cha ta
Hoạt động 3 :
Giáo viên hướng dẫn học sinh xem H2 SGK
? Bia tiến sĩ ở Văn Miếu làm bằng gì? Tên bia ghi những gì ?
Yêu cầu học sinh đọc SGk
Thảo luận bàn ( 2’): Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử
® Gọi 2 đến 3 học sinh đại diện từng bàn ® GV chốt ý
? Thử kể những tư liệu tuyền miệng ?
? Quan sát H1 + H2 theo em đó là những tư liệu nào ?
Þ GV sơ kết : Để dựng lại lịch sử phải có tư liệu cụ thể mới đảm bảo độ tin cậy lịch sử
Quan sát H2 
- Làm bằng đá, ghi chữ
- Học sinh đọc nội dung M3 
- Con Rồng ... Tiên, Quả bầu...
- Tư liệu vật chất và chữ viết
12’
III. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?
* Chủ yếu ba nguồn :
- Tư liệu tuyền miệng
- Tư liệu vật chất
- Tư liệu chữ viết
 3. Củng cố bài: 5’
	- Lịch sử là gì ? Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?
	- Học lịch sử để làm gì ? Ví dụ ?
 4. Dặn dò : 2’
	- Học thuộc bài, tìm hiểu các di tích địa phương ( phân loại)
	- Xem bài 2 – Soạn trước câu 1 bài 2
 5.Rút kinh nghiệm 
Tuần : 2 Ngày soạn :.24../.08./.2008 
Tiết : 2 Ngày dạy: 25../08./..2008
Bài 2 : CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức : 
 Giúp học sinh hiểu :
	- Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử
	- Thế nào là âm, dương lịch và công lịch
	- Biết cách đọc, ghi và tính năm, tháng công lịch
 2. Tư tưởng : 
	Giúp học sinh biết quý thời gian, bồi dưỡng ý thức về tính chính xác, khoa học
 3. Kĩ năng :
	Bồi dưỡng học sinh cách ghi năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ chính xác	
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
	- Tranh ảnh, tờ lịch
	- Tư liệu dẫn chứng bài học
III. Tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra bài : 5’
	- Lịch sử là gì ? Cho ví dụ
	- Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử ? Dẫn chứng minh họa ?
	- Khoanh tròn ý em cho là đúng nhất
	 Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử :
	 a. Tư liệu, tuyền miệng
	 b. Tư liệu chữ viết
	 c. Tư liệu vật chất
	 d. Cả 3 ý trên
 2.Dạy bài mới
 +. Vào bài : 2’
	Qua bài học tiết 1, chúng ta biết rằng lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian có trước, có sau. Vậy để xác định thời gian, người xưa đã tính như thế nào, chúng ta đi vào bài học
 +. Bài mới : 31’
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1:
Yêu cầu học sinh đọc SGK + quan sát H1 + H2 
? Em có thể nhận biết trường làng hay tấm bia tiến sĩ được dựng lên cách nay bao lâu ?
? Vậy chúng ta có cần biết thời gian dựng tấm bia tiến sĩ không?
® GV sơ kết giảng : Xác định thời gian là cần thiết
? Xác định thời gian có ý nghĩa gì ?
Yêu cầu học sinh đọc SGK
? Dựa vào đâu bằng cách nào con người sáng tạo ra cách tính thời gian ?
Dẫn chứng – liên hệ thực tế
? Những hiện tượng này quan hệ với những hoạt động nào để xác định thời gian ?
Sơ kết : Mối quan hệ Mặt trăng, Mặt trời, Trái Đất
- Học sinh đọc đoạn 1 SGK + quan sát lại H1 + H2
- Biết vì có chữ ghi lại thời gian
- Cần biết
- HS đọc “ Từ xưa...từ đây”
- Các hiện tượng thiên nhiên như sáng tối, nóng lạnh
- Hoạt động của Mặt trăng và Mặt trời
10’
I. Tại sao phải xác định thời gian ?
- Xác định thời gian là một nguyên tắc trong lịch sử
- Dựa vào nhiều hiện tượng thiên nhiên lặp đi lặp lại ( sáng tối, nóng, lạnh)
® Quan hệ hoạt động Mặt trăng, Mặt trời
Hoạt động 2:
Cho học sinh đọc thầm nội dung M2 
GV cho học sinh xem tờ lịch lóc
? Hiện nay trên thế giới có mấy cách tính lịch ?
? Em hãy cho biết cách tính của âm lịch và dương lịch ?
- Kết hợp sự xoay chuyển quả địa cầu ( tượng trưng Trái Đất)
GV giảng :
Âm lịch: Mặt trăng xoay quanh Trái Đất một vòng : 1 năm ( có 360-365 ngày) 1 tháng ( 29-30 ngày)
Dương lịch: Trái Đất xoay quanh Mặt trời 1 vòng 1 năm ( 365 + ¼ ngày ) 1 tháng ( 30-31 ngày). Riêng tháng 2 : 28 ngày
Þ Lúc đầu người phương Đông cho Trái Đất hình cái đĩa ® sau người La Mã xác định hình tròn ( chỉ quả địa cầu)
Thảo luận: ( 3’) Dựa bảng ghi thời gian, xác định các đơn vị thời gian và các loại lịch ?
® GV mời đại diện trình bày nội dung® các tổ nhận xét bổ sung
GV kết luận : Cách đây 3000 -4000 năm người phương Đông sáng tạo ra lịch
- Học sinh đọc thầm M2 SGK
- Hai cách tính : âm lịch và dương lịch
- Tổ thảo luận nhóm ® Xác định âm lịch đi sau dương lịch
- Trong ngoặc là dương lịch, ngoài là âm lịch
10’
II. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Âm lịch : Sự duy chuyển Mặt trăng quanh Trái Đất
- Dương lịch: Sự duy chuyển Trái Đất quanh Mặt trời
Hoạt động 3 :
GV cho học sinh xem tờ lịch ( quyển lịch) ® khẳng định đó là lịch chung thế giới gọi là công lịch
? Công lịch là gì ? Vì sao phải có công lịch ?
? Công lịch được tính như thế nào ?
GV giải thích : Theo công lịch một năm 12 tháng năm nhuận thêm 1 ngày vào tháng 2
Gọi học sinh xác định : 1000 năm, 100 năm, 10 năm ?
GV vẽ cột thời gian trên bảng ® đại diện tổ ghi SKLS theo thời gian
 Công nguyên
 179 111 140 248 542
- Năm 1601 – 1700 thế kỉ mấy, TNK ? Cách nay Tk ?
- Thế kỉ XX bắt đầu năm nào, kết thúc năm nào ?
- Do dương lịch cải tiến. Vì sự giao lưu các dân tộc nên phải có chung một loại lịch ® Xác định thời gian 
- 1000 năm : 1 thiên niên kỉ
- 100 năm : 1 thế kỉ
- 10 năm : 1 thập kỉ
- TK XVIII, TNK II, cách nay 4 TK
- 1901 - 2000
11’
III. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không ?
- Dương lịch được cải tiến gọi là công lịch
- Công lịch lấy năm chúa Giê-su ra đời làm năm đầu tiên công nguyên
 3. Củng cố bài: 5’
	- Gọi học sinh tính khoảng cách thời gian ( TK và năm ) của các SK trên bảng so với năm nay ?
	- Theo em vì sao trên tờ lịch chúng ta có thêm ngày tháng năm âm lịch ?
 4. Dặn dò: 2’
	- Học thuộc bài – Xem lại các bài tập
	- Xem trước SGK bài 3 – Soạn câu 1, mô tả H3 , H5 
 5.Rút kinh nghiệm
Phần một : LỊCH SỬ THẾ GIỚI
&
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức :
 Giúp học sinh :
 - Con người xuất hiện như thế nào
 - Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây với những thành tựu văn hóa của các quốc gia đã đạt được
 2. Tư tưởng :
 Nhận thức được vai trò của lao động . Tự hào về những di tích tìm thấy được, những thành tựu đã đạt được
 3. Kĩ năng :
 So sánh ® phát hiện những bước tiến con người
II. Phương tiện dạy và học 
 - Đồ dùng dạy học :
 + Tranh ảnh có liên quan
 + Phóng to lược đồ các quốc gia cổ đại
 + Bản đồ thế giới
 - Tài liệu tham khảo : LSVN tập 1 + LSG
Tuần : 3 Ngày soạn :.30/08/2008 
Tiết : 3 Ngày dạy :.01/09/2008.
Bài 3 : XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức : 
 Giúp học sinh hiểu :
	- Nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ n ... ø khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược 
- Chọn sông Bạch Đằng làm nơi quyết chiến với địch
Hoạt độâng 2
Giáo viên dùng bản đồ để trình bày diễn biến trận đánh
[?] Quân Nam Hán xâm lược nước ta như thế nào ?
Giáo viên giới thiệh các ký hiệu trên bản đồ tên một con sông nhỏ: Sông Chanh( tả ngạn) sông Giá, sông Nam Triệu (hữu ngạn)
[?] Em hãy tường thuật trận đánh Bạch Đằng 938 ?
+ Khi thuỷ triều dâng ông cử Nguyễn Tất Tố giỏi sông nước ra khiêu chiến thuyền nhỏ dễ len lách ..
+ Nước rút: Quân ta mai phục sông giá sông chanh, cửa Nam Triệu + quân Ngô Quyền thượng nguồn + hai cánh quân bộ (DT Kha tả ngạn + NX Ngập hữu ngạn)
[?] Kết quả ra sao ?
[?]Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ?
Kết luận: Nhà Nam Hán không dám đem quân xâm lược lần 3, nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc -. Khẳng định nền độc lập của Trung Quốc
[?] Ý nghĩa lịch sư û?
[?] Theo em Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần 2 ?
=> Giáo dục lòng biết ơn, giới thiệu lăng Ngô Quyền (Ba Vì-Hà Tây) 
+ Yêu học sinh đọc lời nhận xét Lê Văn Hưu
- Trả lời theo đoạn 1 SGK M2
- Nhà Nam Hán không dám xâm lược nước ta-> nhân dân ta giành được độc lập
- Đất nước ta hoàn toàn độc lập, không còn lệ thuộc phong kiến phương Bắc.
- Huy động sức dân, chọn vị trí đóng cọc, chủ động đón đánh địch
19’
2. Chiến thắng Bạch Đằng văm 938
- Cuối văm 938 Lưu Hoàng Tháo kéo quân vào nước ta theo đường thuỷ
- Khi thuỷ triều lên: Ngô Quyền cho thuyền nhẹ nhử địch vào cửa sông Bạch Đằng
- Khi thuỷ triều bắt đầu rút: quân ta quay thuyền lại tấn công dữ dội
+ Kết quả: quân Nam Hán thua to Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng
* Ý nghĩa: Chấm dứt thời kỳ phong kiến phương Bắc thống trị, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài.
 4. Củng cố bài : 5’
	- Vì sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm nơi quyết chiến với quân Nam Hán ?
	- Tường thuật diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 trên bản đồ ?
 5. Dặn dò : 2’
	- Học bài tập tường thuật trận đánh trên lược đồ
	-Xem lại toàn bộ nội dung đã học chuẩn bị ôn tập thi HK II
IV. Nhận xét 
Tuần : 33 Ngày soạn :......./....../....... 
Tiết : 33 Ngày dạy :......./......./........
ÔN TẬP HỌC KỲ II
I. Yêu cầu
 1. Kiến thức : Giúp học sinh 
	 - Củng cố và nắm vững kiến thức đã học -> làm bài thi có chất lượng
	- Biết hệ thống, tổng hợp các kiến thức đã học 
 2. Tư tưởng : Giáo dục học sinh tính trung thực trong học tập, chuẩn bị bài học tốt -> làm bài thi đạt chất lượng.	
 3. Kĩ năng : Rèn luyện kỷ năng tổng hợp, đánh giá, phân tích, trả lời câu hỏi	 trắc nghiệm chính xác.
II. Phương tiện dạy và học
Hệ thống câu hỏi
Học sinh: Xem và học lại các bài học kỳ II
III. Tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra bài : 5’
	- Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thếnào ?
	- Tường thuật cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán do Ngô Quyền lãnh đạo ?
 2. Vào bài : 2’
	-Chúng ta vừa trãi qua một chặn đừơng lịch sử tương đố dài: Từ khi con người xuất hiện với cuộc sống sơ khai mộc mạc hình thành nhà nước đầu tuên Văn Lang, Âu Lạc. Rồi lại bị phong kiếh phương Bắc thống trị, đô hộ hơn 1000 năm. Nay chúng ta cùng nhau ôn lại chặn đường lịch sử đó.
 3. Bài mới : 33’
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
TG
Nội dung
[?] Lịch sử Việt Nam từ khi hình thành loài người đến thế kỷ X trãi qua mấy giai đoạn ?
 Hình thành người nguyên thuỷ
- Dựng nước và giữ nước 
- Bị phong kiến phương Bắc thống trị
4’
1. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ thứ X trãi qua những giai đoạn lớn nào ?
- Ba giai đoạn: nguyên thuỷ, dựng nước và giữ nước, đấu tranh chống phong kiến phương Bắc
Giáo viên gợi ý để học sinh trả lời từng ý câu hỏi 
[?] Thời kỳ dựng nước diễn ra vào khỏang thời gian nào ? Tên nước ? Tên vua ?
=> Giáo dục lòng biết ơn các vua Hùng ?
[?] Em hãy nhắc lại câu nói Bác Hồ về công lao các vua Hùng ?
- Từ TK IIV – TK III TCN
- Vua: Hùng Vương
- “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước”
4’
2. Thời kỳ dựng nước đầu tiên diễn ra vào lúc nào ?Tên nước là gì ?Vị vua đầ tiên là ai ?
- Nhà nước Văn Lang: TK VII TCN – TK III TCN
- Vua: Hùng Vương
[?] Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa ? Thời gian diễn ra ? Ý nghĩa lịch sử ?
Kết hợp học sinh trả lời giáo viên cầu học sinh tóm tắt diễn biến các cuộc khởi nghĩa -> Khắc sâu kíên thức
- Học sinh trả lời theo nội dung bài đã học 
ùnghĩa: Ý chí quyết tâm gianh độc lập nhân dân ta.
7’
3. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ Bắc thuộc ? Ý nghĩa lịch sử của từng cuộc khởi nghĩa ?
- Khởi nghĩa hai Bà Trưng (3-40)
- Khởi nghĩa Bà Triệu (248)
- Khởi nghĩa Lý Bí (542-544)
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (776-791)
- Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ (905)
 [?] Sự kiện nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành độc lập cho tổ quốc ?
[?] Ý nghĩa lịch sử ?
- Chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại năm 938
- Chấm dứt giai đoạn Bắc thuộc
4’
4. Sự kiện khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành độc lập của Tổ Quốc ?
- Chiến thắng Bacụ Đằng vĩ đại hăm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo
- Chấm dứt thời kỳ phong kiến phương Bắc thống trị
[?] Em hãy kể tên các vị anh hùng đã có công trong quá trình chống phong kiến phương Bắc ?
Giáo viên gọi 2 -> 3 học sinh phát biểu đầy đủ ý 
[?] Kết quả cuối cùng thu được là gì ?
=> Công lao to lớn của Ngô Quyền đối với đất nước giáo dục lòng biết ơn các vị anh hùng có công đất nước
- 2-> 3 học sinh trả lời
- Đập tan âm mưu xâm lược, thống trị phong kiến phương Bắc-> mở ra thời kỳ độc lập lâu dài
7’
5’
5. Kể tên các vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc giành độc lập cho Tổ Quốc ?
- Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị)
- Bà Triệu (Triệu Thị Trinh)
- Lý Bí (Lý Bôn)
- Triệu Quang Phục
- Phùng Hưng + Mai Thúc Loan
- Khúc Thừa Dụ + Dương Đình Nghệ
- Ngô Quyền
6. Hãy mô tả những công trình nghệ thuật nổi tiếng thời cổ đại ?
- Kim Tự Tháp 
- Trống Đồng
- Thành Cổ Loa
 4. Củng cố bài : 3’
	Lập bảng thống kê: Tóm tắt các cuộc khởi nghĩa của nhân ta từ năm 40- 776 ( theo mẫu)
Năm
Sự kiện
Quân xâm lược
Kết quả
40
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nhà Hán 
Độc lập 3 năm
248
Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Ngô
542
Khởi nghĩa Lý Bí 
NhàLương
Độc lập 3 năm
772
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Nhà Đường
776
Khởi nghĩa Phùng Hưng
Nhà Đường
Khoảng 10 năm
 5. Dặn dò : 2’ Học thuộc các bài ở học kỳ II + bài ôn tập => thi học kỳđạt chất lượng tốt
IV. Nhận xét 
Tuần : 34 Ngày soạn :......./....../....... 
Tiết : 34 Ngày dạy :......./......./........
 THI KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh
	- Nắm vững kiến thức đã học -> thực hành bài thi 
	- Từ đó GV nắm được tình hình học tập HS có biện pháp thay đổi cho phù hợp 
 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng tính trung thực tự lập trong làm bài thi .
 3. Kỹ năng: Rèn luyện HS thói quen hệ thống hoa kiến thức 
II. Phương tiện dạy học:
	- Học sinh: Học thuộc bài giấy viết
	- GV: Ra đề, đáp án, thang điểm
III. Tiến trình dạy học:
	- GV (Giám thị) phát đề
	- HS (thí sinh) nhận đề làm bài thi(45’)
Tuần :35 Ngày soạn :......./....../....... 
Tiết : 35 Ngày dạy :......./......./........
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
TÌM HIỂU CUỘC ĐỜI HOẠT ĐÔNG CÁCH MẠNG NỮ TƯỚNG 
NGUYỄN THỊ ĐỊNH
I. Mục tiêu:
	- Giáo dục truyền thống đấu tranh của cha ông tại địa phương 
	- Khơi dậy lòng căm thù -> giáo dục lòng yêu nước, biết ơn ông cha:	
II. Phương tiện dạy và học
Sách lịch sử địa phương
Một số tư liệu có liên quan 
III. Tiến trình dạy học
 1. Vào bài : 2’
	Giáo viên giới thiệu sơ lược lịch sử kháng chiến chống Pháp – Mỹ của nhân dân ta. Tiêu biểu ở địa phương ta có nhiều đóng góp to lớn góp phần dẫn đến thắng lợi cách mạng Việt Nam nổi bật là nữ tướng Nguyễn Thị Định
 2. Bài mới : 43’
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1
[?] Em biết gì về Bà Nguyễn Thị Định ?
- Giáo viên cung cấp thêm thông tin: sinh ra trong một gia đình nghèo, có truyền thống cách mạng 
- Chồng bà: Nguyễn Văn Bích
- Con bà: Nguyễn Ngọc Minh
- Học sinh đọc sách lịch sử địa phương. Trả lời theo SGK
15’
1.Thân thế bà Nguyễn Thị Định.
- Bà Nguyễn Thị Định sinh 15/2/1920 ở xã Lương Hoà huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
- Chồng con Bà điều mất
- Năm 1936 Bà tham gia cách mạng
[?] Nêu những hoạt động của bà trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ?
Giáo viên nói thêm: Tháng 8- 1945 bà tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Bến Tre 
[?] Những năm hoạt động của bà trong thời chống Mỹ ?
Giáo viên kể chuyện: Hai chị em ở Mõ Cày đã cứu sồng bà trước cuộc đi càng bọn lính
[?] Để tưởng nhớ công ơn của Bà nhân dân ta đã làm gì ?
=> Giáo dục lòng yêu nước, biết ơn những người hy sinh.
 Qua đó giúp học sinh thấy được truyền thống đấu tranh bất khuất của ông cha ta. Là học sinh biết cố gắng nổ lực họv tập để sau này góp xây dựng quê hương giàu đẹp
 - Năm 1940 Bà bị bắt đày đi Bà Rá
- Năm 1943 do bị đau tim trả về
- Bà là 1 trong những cán bộ chủ chốt ở Bến Tre
- Lập tượng đài bà ở tại Bến Tre
- Lập đền thờ Bà Định ở tại Lương Hoà
27’
2. Cuộc đời hoạt động cácn mạng của Bà 
-Năm 1938 Bà được kết nạp Đảng
- Tháng 3/1946 Bà tham gia đoàn cán bộ ra Bắc gặp Bác Hồ
- Năm 1947 Bà làm trong tỉnh uỷ Bến Tre
- Năm 1960 Bà là trong những người lãnh đạo phong trào Đồng Khởi Bến Tre
- Ngày 26/8/1962 Bà mất tại thành phố Hồ Chí Minh
IV. Nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SU 6 TRON BO.doc