Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 23 - Tiết 89, 90: Văn bản buổi học cuối cùng

Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 23 - Tiết 89, 90: Văn bản buổi học cuối cùng

I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :

 - Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.

 - Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2097Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 23 - Tiết 89, 90: Văn bản buổi học cuối cùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 18/ 02/ 2006
Tuần 23 
 Tiết 89 + 90 Văn bản
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(An-phông-xơ Đô-đê )
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
 - Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.
 - Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
 - Giáo dục HS lòng yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc.
II/ Chuẩn bị :
 - GV: Nghiên cứu bài dạy và tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm.
 - HS : Đọc văn bản và soạn bài. 
III/ Lên lớp :
 1) Ổn định :
 2) Kiểm tra bài cũ :
 - Em có cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả trong bài Vượt thác ?
 => HS nêu được các ý chính:
 - Cảnh thiên nhiên trù phú, tươi tốt, thơ mộng. 
 - Con người lao động bình dị, dũng mãnh vượt qua thác dữ.
 3) Bài mới :
 - Giới thiệu bài mới 
 - Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Tìm hiểu sơ lược tác giả, tác phẩm.
+ Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
- Gv bổ sung
ÚHoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm.
- GV đọc mẫu--> HS đọc các đoạn còn lại .
* Chú ý giọng điệu và nhịp điệu của lời văn.
+ Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu ntn về tên truyện Buổi học cuối cùng? 
+ Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy ? Truyện còn có nhân vật nào khác nữa?
+ Truyện có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn.
ÚHoạt động 3: Phân tích nhân vật Phrăng.
+ Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
--> Đại diện nhóm 2 trình bày--> Lớp nhận xét.
+ Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng như thế nào?
--> Đại diện nhóm 3 trình bày--> Lớp nhận xét, bổ sung.
ÚHoạt động 4: Tìm hiểu nhân vật thầy giáo Ha-men.
+ Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng được miêu tả như thế nào:
 - Trang phục; 
 - Thái độ đối với HS;
 - Những lời nói về việc học tiếng Pháp;
 - Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc. 
--> Đại diện nhóm 4 trình bày--> Lớp nhận xét
- GV liên hệ lịch sử để làm rõ về lời nói của thầy Ha - men và bình giảng. 
- HS đọc đoạn cuối để khắc sâu ấn tượng về thầy giáo Ha-men.
+ Nhân vật thầy Ha-men gợi ra cho em cảm nghĩ gì?
ÚHoạt động 5: Rút ra ý nghĩa tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của truyện.
- GV liên hệ: Qua lời nói của thầy Ha - men, em có những suy nghĩ và hành động như thế nào? 
+ Những đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện là gì?
+ Học xong văn bản, em học tập được gì về văn miêu tả?
I/ Tác giả - Tác phẩm:
1) Tác giả: An-phông-xơ Đô-đê (1814 - 1897 ) là nhà văn Pháp.
2) Tác phẩm: 
- Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: sau chiến tranh Pháp - Phổ.
II/ Đọc - Hiểu văn bản:
1) Đọc:
2) Bố cục: 3 đoạn
+ Từ đầu ->"vắng mặt con": Trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường và quang cảnh ở trường, qua sự quan sát của Phrăng.
+ “Tôi bước qua” ->"cuối cùng này": Diễn biến buổi học cuối cùng.
+ Còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng. 
III/ Phân tích:
1) Diễn biến tâm trạng của chú bé Phrăng:
- Ngạc nhiên
- Choáng váng, sững sờ
- Tự giận mình, tiếc nuối.
- Xấu hổ, ân hận.
- Kinh ngạc khi thấy mình hiểu đến thế.
2) Hình ảnh thầy giáo Ha-men:
- Trang phục: trang trọng
- Thái độ: dịu dàng, nhiệt tình, kiên nhẫn 
- Lời nói: -> sâu sắc, thiết tha.
- Hành động, cử chỉ:
 + Người tái nhợt, nghẹn ngào, cố viết: 
" Nước Pháp muôn năm "
 + Dựa đầu vào tường, giơ tay ra hiệu.
=> Yêu học sinh, yêu nghề, yêu nước sâu sắc - tình yêu tiếng nói của dân tộc.
IV/ Tổng kết 
 Ghi nhớ SGK/ 55
 4) Củng cố :
 - Em hãy tóm tắt nội dung của truyện Buổi học cuối cùng .
 - Nêu nội dung, nghệ thuật của truyện?
 - Em có cảm nhận như thế nào về thầy giáo Ha-men ?
 5) Dặn dò : 
 - Đọc lại văn bản, tóm tắt nội dung của truyện và học bài.
 - Chuẩn bị bài Nhân hoá. 
 + Đọc các câu hỏi tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi vào vở soạn.
á Rút kinh nghiệm :
. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23.doc