Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 28 năm 2013

Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 28 năm 2013

I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :

I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :

1. Kiến thức:

 - Nắm đượckhái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.

 - Hiểu và nhớ được các tác dụng của hoán dụ.

2. Kỹ năng:

 - Bước đầu nhận biết và phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.

 - Bước đầu có kĩ năng tự tạo ra một số hoán dụ trong nói viết .

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 28 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: 10/03/2013 
Tiết 108 Ngày dạy: 12/03/2013
Tiếng Việt
 HOÁN DỤ
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
 - Nắm đượckhái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
 - Hiểu và nhớ được các tác dụng của hoán dụ.
2. Kỹ năng:
 - Bước đầu nhận biết và phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
 - Bước đầu có kĩ năng tự tạo ra một số hoán dụ trong nói viết .
3. Giáo dục:
- - Giáo dục HS vận dụng và vận dụng chính xác hoán dụ trong việc viết văn. 
 II/ Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu SGK, SGV ,sách chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan để soạn bài . Bảng phụ ghi các ngữ liệu để phân tích .
 - HS : Tìm hiểu, soạn bài theo câu hỏi SGK .
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 1) Ổn định :
 2) Kiểm tra bài cũ : 
. ? Ẩn dụ là gì ? Có mấy kiểu ẩn dụ ? Em hãy cho 1 VD và chỉ ra kiểu ẩn dụ đã sử dụng.
 => Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có 4 kiểu ẩn dụ: + Ẩn dụ hình thức + Ẩn dụ phẩm chất
 + Ẩn dụ cách thức + Chuyển đổi cảm giác
 ? HS cho ví dụ và chỉ ra kiểu ẩn dụ --> GV ghi điểm 
 3) Bài mới :
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động- thuyết trình- GV giới thiệu bài mới.
ÚHoạt động 2 .vấn đáp ,nêu và giải quyết vấn đề 
- HS đọc VD 1 SGK/ 82 trên bảng phụ
? Các từ in đậm trong câu thơ chỉ ai?
? Giữa "áo nâu, áo xanh, nông thôn, thành thị" với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?
- HS trình bày -> Lớp nhận xét, bổ sung
- HS nêu khái niệm hoán dụ.
- HS đọc câu thơ trên theo 2 cách diễn đạt: có sử dụng và không sử dụng hoán dụ. 
-> HS nhận xét vật tác dụng của 2 cách diễn đạt.
- GV chốt ý - HS đọc ghi nhớ.
ÚHoạt động 3 .vấn đáp ,nêu và giải quyết vấn đề 
- HS đọc VD.
? Em hiểu các từ in đậm trong câu thơ như thế nào?
? Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong VD a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong VD b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong VD c có mối quan hệ như thế nào?
- HS lần lượt lên trình bày từng VD.
- HS khác nhận xét bổ sung
? Từ những VD đã phân tích, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ?
- HS rút ra kiến thức qua phần ghi nhớ.
ÚHoạt động 4: nêu và giải quyết vấn đề ,nhóm 
- HS dọc bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập.
? Chỉ ra phép hoán dụ và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?
- HS làm bài tập theo nhóm, mỗi nhóm một câu.(làm trong 5’)
-> Các nhóm trình bày
- HS nhận xét, GV chốt ý
?Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ? Cho VD minh hoạ.
- HS nêu điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.
- HS tự tìm VD minh hoạ. 
- GV chốt ý, khắc sâu kiến thức và củng cố bài học 
I/ Hoán dụ là gì ?
1.Tìm hiểu ví dụ:
- áo nâu --> người nông dân
- áo xanh --> người công nhân
 Dấu hiệu Sự vật
- Nông thôn --> vật chứa đựng 
- Thành thị --> vật bị chứa đựng
 Vật chứa đựng Vật bị chứa đựng 
=> Ngắn gọn, tăng tính hình ảnh, hàm súc.
2. Ghi nhớ: (SGK/ 82)
II/ Các kiểu hoán dụ:
 1.Tìm hiểu ví dụ:
a) Bàn tay ta --> người lao động
 bộ phận toàn thể 
b) Một --> số ít 
 ba --> số nhiều 
 cụ thể trừu tượng 
c) Đổ máu --> chiến tranh
 dấu hiệu Hiện tượng
2.Ghi nhớ: (SGK/ 83)
III/ Luyện tập:
1a. Làng xóm -> người nông dân (Vật chứa đựng với vật bị chứa đựng).
 b. mười năm -> thời gian trước mắt 
trăm năm -> thời gian lâu dài 
 ( Cái cụ thể với cái trừu tượng)
 c. áo chàm -> người Việt Bắc (Dấu hiệu của sự vật với sự vật).
 d. Trái Đất -> nhân loại ( Vật chứa đựng với vật bị chứa đựng) 
2. So sánh hoán dụ với ẩn dụ:
- Giống: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
- Khác: 
ẩn dụ
Dựa vào quan hệ tương đồng.C ụ thể:
+ Cách thức 
+ Hình thức
+ Phẩm chất
+ Cảm giác 
Hoán dụ
Dựavào quan hệ gần gũi. Cụ thể :
+ Bộphận-toànthể
+ Vật chứa đựng-
vật bị chứa đựng
+ Dấu hiệu của sự vật - sự vật
+ Cụthể-trừutượng 
 4) Củng cố :
 - Thế nào là hoán dụ ? Cho 1VD có phép hoán dụ.
 - Có mấy kiểu hoán dụ ? Nêu cụ thể các kiểu hoán dụ.
5) Dặn dò:
 - Học bài phần ghi nhớ và tìm thêm VD
 - Xem lại bài tập 2/ 84
 - Xem lại đặc điểm thơ 4 chữ và soạn bài Cô tô 
 IV. Rút kinh nghiệm :
Tuần 28 Ngày soạn: 11/03/2013 
Tiết 109+110 Ngày dạy: 13/03/2013
Văn bản CÔ TÔ
 (Nguyễn Tuân)
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
Kiến thức:
-Vẻ đẹp của đất nước ở một số vùng biển đảo.
-Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
2. Kỹ năng:
-Đọc diễn cảm văn bản :giọng vui tươi hồ hởi.
-Đọc-hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
-Trình bày suy nghĩ ,cảm nhận của bản thân vê vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
3. Giáo dục:
- Giáo dục lòng yêu mến những con người lao động ở mọi miền Tổ quốc.
 II/ Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu SGK, SGV ,sách chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan để soạn bài . Bảng phụ ghi các ngữ liệu để phân tích .
 - HS : Tìm hiểu, soạn bài theo câu hỏi SGK .
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 1) Ổn định :
 2) Kiểm tra bài cũ : 
 ?Tố Hữu miêu tả hình ảnh Lượm trong bài thơ “ Lượm” như thế nào? Nêu cảm nhận của em về Lượm.
 => Hình ảnh Lượm:
 - Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch.
 - Hình dáng: bé loắt choắt, đầu nghênh nghênh, má đỏ bồ quân.
 - Hoạt động: chân thoăn thoắt, huýt sáo vang, như con đường vàng.
 - Lời nói: Cháu điở nhà.
 -> Hồn nhiên, vui tươi, nhanh nhẹn, đáng yêu, yêu đời.
 3) Bài mới :
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động- thuyết trình- GV giới thiệu bài mới.
*Hoạt động 2 :vấn đáp ,thuyết trình 
- HS nêu vài nét về tác giả, tác phẩm
-> GV dùng trang tác giả bổ sung.
*Hoạt động 3:vấn đáp ,thuyết trình 
- GV hướng dẫn đọc
- HS đọc, mỗi em đọc một đoạn. 
? Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
- HS trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung
-GV kết luận lại trên bảng phụ.
*Hoạt động 4:vấn đáp ,thuyết trình ,nêu và giải quyết vấn đề 
? Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào. Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn đầu diễn tả cụ thể vẻ đẹp ấy?
- Đại diện nhóm 2 trình bày -> HS chất vấn.
? Em có nhận xét gì về từ ngữ để miêu tả vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô?
-> HS nêu nghệ thuật trong việc sử dụng từ của tác giả.
? Tác giả chọn vị trí nào để quan sát?
? Qua việc miêu tả của tác giả, em hình dung vùng đảo Cô Tô như thế nào?
-> HS nêu cảm nhận về đảo Cô Tô.
- GV chốt ý và chuyển ý sang tiết 2
- HS đọc đoạn 2: “Mặt trời ... nhịp cánh” 
? Đoạn tả cảnh mặt trờị mọc trên biển là 1 bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả dùng để vẻ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy?
- HS trình bày dựa trên sự chuẩn bị của nhóm.
- Lớp chất vấn, nhận xét.
? Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả dùng ở đây?
HS nhận xét -> GV bình giảng, phân tích.
? Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua chi tiết, hình ảnh nào?
- HS trình bày -> Lớp nêu câu hỏi chất vấn để làm rõ câu trả lời của nhóm.
- GV nhận xét, bổ sung.
? Em có cảm nhận như thế nào về cảnh ấy?
ÚHoạt động 5: PP khái quát 
?Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản ?
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét .
-GV gọi học sinh đọc ghi nhớ.
?Nêu ý nghĩa văn bản?
I/ Tác giả, tác phẩm
 1.Tácgiả:
-NguyễnTuân (1910-1987),quê ở Hà Nội ;sở trường của ông là viết thể tùy bút và kí.
2.Tác phẩm:
-Văn bản Cô tô trích từ thiên kí sự cùng tên được viết trong một lần nhà văn đi thực tế ở đảo Cô Tô.
II/ Đọc - Hiểu văn bản:
1) Đọc: 
2) Bố cục: 3 đoạn
 a) Từ đầu -> “ở đây”: vẻ đẹp toàn cảnh Cô Tô.
 b) Tiếp -> “nhịp cánh”: cảnh mặt trời mọc trên biển.
 c) Còn lại: cảnh sinh hoạt và hình ảnh con người lao động chuẩn bị ra khơi.
III/ Phân tích
1) Vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô:
- Tươi sáng, trong trẻo, sáng sủa 
- Cây: xanh mượt 
- Nước biển: lam biếc 
- Cát: vàng giòn 
-> Tính từ chỉ màu sắc, ánh sáng
=> Khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi sáng của vùng đảo Cô Tô.
2) Cảnh mặt trời mọc trên biển:
- "Sau trận bão... hết bụi" 
- Mặt trời: "tròn trĩnh phúc hậu ... hửng hồng".
- “ Y nhưBiển Đông”
-> hình ảnh so sánh, liên tưởng đặc sắc => Tài quan sát, miêu tả, ngôn ngữ chính xác, tinh tế, độc đáo của tác giả.
3) Cảnh sinh hoạt và lao động trong một buổi sáng trên đảo.
- "Cái giếng nước ngọt ... gánh và múc".
- "Từ đoàn thuyền ... về về".
- “Cái giếng nước ngọt ... trong đất liền”.
- “ Chị Châu Hoà Mãn địu concon lành”.
-> So sánh 
=> Khẩn trương, tấp nập, thanh bình.
IV/ Tổng kết: 
*Ghi nhớ ( SGK/ 91)
*ý nghĩa văn bản:Bài văn cho thấy vể đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biaanr đảo Cô Tô ,vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này.Qua đó cho thấy được tình cảm yêu mến của tác giả đối với mảnh đất quê hương..
 4) Củng cố:
 - Sau khi học xong bài "Cô Tô", em có cảm nhận như thế nào về vùng đảo Cô Tô?
 - Viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc mà em đã quan sát ? 
 5) Dặn dò:
 - Đọc lại bài văn "Cô Tô"
 - Học thuộc đoạn văn "Mặt trời ... nhịp cánh" và học ghi nhớ.
 - Xem bài hoạt động ngữ văn :làm thơ 5 chữ.
IV. Rút kinh nghiệm :
Tuần 28 Ngày soạn: 12/03/2013 
Tiết 111 Ngày dạy: 14/03/2013
Tập làm văn:Hoạt động ngữ văn :THI LÀM THƠ NĂM CHỮ
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
1. Kiến thức: 
-Một số đặc điểm của thể thơ năm chữ.
-Các khái niệm vần chân ,vần lưng ,vần liền ,vần cách được củng cố lại.
2. Kỹ năng:
-Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ nămchữ.
-Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.
3. Giáo dục 
 - Giáo dục HS niềm yêu thích văn thơ. 
II/ Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu SGK,SGV,sách chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan để soạn bài . 
 - HS : Tìm hiểu, soạn bài theo câu hỏi SGK .
 III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 1) Ổn định :
 2) Kiểm tra bài cũ : 
?Trong thơ có những cách gieo vần nào? Cho ví dụ.
 => Những cách gieo vần: vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách.
 - HS cho ví dụ và chỉ ra cách gieo vần.
 - HS nhận xét -> GV nhận xét chung và ghi điểm 
 3) Bài mới :
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
*Hoạt động 1: Khởi động- thuyết trình: GV giới thiệu bài mới.
ÚHoạt động2: PP vấn đáp ,nhóm 
GV Kiểm tra việc chuẩn bị của HS và thực hiện phần chuẩn bị ở nhà.
- Lần lượt các nhóm đọc đoạn thơ của nhóm chuẩn bị và chỉ ra vần, nhịp, khổ thơ trong đoạn thơ.
? Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét như thế nào về thể thơ 5 chữ ?
 Gợi ý: + khổ thơ, vần 
 + ngắt nhịp 
- HS trả lời dựa trên việc tìm hiểu.
- HS đọc ghi nhớ SGK/ 105
ÚHoạt động 3.PP vấn đáp ,thuyết trình 
- Hs đọc đoạn thơ SGK/ 105.
? Em hãy nhận xét về vần, nhịp của đoạn thơ trên?
- HS nhận xét -> GV chỉnh những chỗ chưa chính xác ở nhận xét của HS
? Hãy mô phỏng tập làm 1 đoạn thơ 5 chữ theo vần, nhịp của đoạn thơ trên.
- Đại diện nhóm trình bày đoạn thơ đã chuẩn bị, chỉ ra vần, nhịp trong đoạn thơ đó.
- Lớp nhận xét, sửa chữa. 
? Hãy làm 1 bài thơ ( đoạn thơ) 5 chữ theo nội dung, vần nhịp tự chọn.
- Hs trình bày trên bảng --> nhận xét.
ÚHoạt động 4.PP vấn đáp ,thuyết trình ,nhóm 
- HS làm thơ theo nhóm (4 nhóm), làm trên bảng phụ trong 10’
-> Lần lượt các nhóm trình bày: chỉ ra vần, nhịp được sử dụng trong bài thơ.
- HS nhận xét -> GV nhận xét chung, ghi điểm cho nhóm.
- GV công bố nhóm đạt giải nhất và tuyên dương các nhóm.
I/ Chuẩn bị ở nhà:
* Nhận xét về thơ 5 chữ:
- Khổ thơ: bài thơ có thể chia khổ hoặc không chia khổ
 + Một khổ có 4 dòng.
- Vần: chân, lưng, liền, cách.
- Ngắt nhịp: 2 / 3, 3 / 2 .
* Ghi nhớ: SGK/ 105
II/ Dựa vào những hiểu biết về thơ năm chữ.
 * Mô phỏng tập làm một đoạn thơ 5 chữ theo vần, nhịp của đoạn thơ (SGK/ 105)
III/ Thi làm thơ 5 chữ.
 - Chủ đề: Tự do 
4) Củng cố:
 - Nhắc lại đặc điểm của thể thơ 5 chữ?
 - Xem và sửa lại bài thơ đã sáng tác (nếu chưa được). 
 5) Dặn dò: 
 - Học bài phần ghi nhớ SGk / 105.
 - Chuẩn bị bài Các thành phần chính của câu .
IV.Rút kinh nghiệm 
Tuần 27 Ngày soạn: 03/03/2013 
Tiết 107 Ngày dạy: 06/03/2013
Tập làm văn:TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
1. Kiến thức: 
-Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng.
2. Kỹ năng:
-Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca.
-Xác định cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ.
-Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ.
3. Giáo dục - - Giáo dục HS niềm yêu thích văn thơ. 
II/ Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu SGK,SGV,sách chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan để soạn bài 
 - HS : Tìm hiểu, soạn bài theo câu hỏi SGK .
 III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 1) Ổn định :
 2) Kiểm tra bài cũ : ? Trong chương trình Ngữ văn ở HK II, em đã được học bài thơ bốn chữ nào? Hãy đọc một đoạn thơ trong bài thơ đó và chỉ ra những chữ cùng vần.
 - HS nêu và chỉ ra những chữ cùng vần -> GV nhận xét, ghi điểm.
 3) Bài mới :
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
*Hoạt động 1: Khởi động- thuyết trình: GV giới thiệu bài mới.
ÚHoạt động2: PP vấn đáp ,nhóm 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: các nhóm báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
- HS đọc câu hỏi 1 và trình bày: nêu bài thơ và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau.
-> Lớp nhận xét.
? Thế nào là vần chân, thế nào là vần cách? 
- HS trả lời
- Đại diện nhóm trình bày câu 2: Chỉ ra đâu là vần chân, vần lưng trong đoạn thơ.
? Thế nào là vần liền, thế nào là vần cách?
- Đại diện nhóm 3 trình bày câu 3: đoạn gieo vần liền, đoạn gieo vần cách.
- HS chỉ ra vần liền, vần cách trong 2 đoạn thơ.
- Nhóm 4 trình câu 4
? Qua việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết đặc điểm của thể thơ 4 chữ.
ÚHoạt động 3.PP vấn đáp ,thuyết trình 
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày bài (đoạn) thơ 4 chữ đã chuẩn bị ở nhà và chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của bài (đoạn) thơ.
- Lớp nhận xét những điểm được và chưa được của bài (đoạn ) thơ. 
- Cả lớp cùng GV đánh giá, xếp loại cho từng nhóm. 
- HS đọc bài thơ tự sáng tác của mình -> Lớp nhận xét, sửa chữa cho bạn.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
I/ Thực hiện phần chuẩn bị bài tập ở nhà.
1) Bài thơ bốn chữ:
2) Vần chân: 
 hàng - trang, núi - bụi.
 Vần lưng: 
 hàng - ngang, trang - màng
3) Vần liền: 
 hẹ - mẹ, đàn - càn
 Vần cách: 
 cháu - sáu, ra - nhà
4) Thay: sưởi -> cạnh
 đò -> sông 
 * Đặc điểm của thơ 4 chữ:
- Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có 4 chữ.
- Thường ngắt nhịp 2/ 2
- Có thể gieo vần theo nhiều cách: vần chân, vần lưng, vần cách, vần liền.
II/ Tập làm thơ bốn chữ:
 Nghỉ hè với bố
 Em ra biển chơi 
 Nghĩ là biển nhỏ
 Mà to bằng trời
 Con sóng vỗ bờ
 Bọt tung trắng xoá.
 4) Củng cố:
 - HS nhắc lại đặc điểm của thể thơ 4 chữ.
 - Nhắc lại một số cách gieo vần của thể thơ 4 chữ.
 5) Dặn dò:
 - Xem lại các thể thơ đã tìm hiểu.
 - Xem lại bài thơ của mình và sửa chữa, làm lại.
 - Chuẩn bị bài Cô Tô của Nguyễn Tuân:
 IV.Rút kinh nghiệm :
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26.doc