I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được sự phong phú và vẻ đẹp của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim.
- Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn.
- Giáo dục tình cảm, tinh thần ham học hỏi, quan sát về thế giới loài chim quanh mình và thiên nhiên nói chung, bồi đắp tình cảm yêu quê hương.
Ngày soạn: 01/ 04/ 2006 Tuần 29 Tiết 113 + 114: Văn bản LAO XAO ( Duy Khán ) I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: - Cảm nhận được sự phong phú và vẻ đẹp của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. - Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả. - Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn. - Giáo dục tình cảm, tinh thần ham học hỏi, quan sát về thế giới loài chim quanh mình và thiên nhiên nói chung, bồi đắp tình cảm yêu quê hương. II/ Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu văn bản + Tranh minh hoạ ở SGK - HS: Đọc văn bản và soạn bài và chuẩn theo sự phân công. III/ Lên lớp : 1) Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ: - Em hiểu câu “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa” như thế nào? => “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa” mất nhà, mất làng xóm, quê hương -> chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc => thể hiện tình yêu nước và sức mạnh của lòng yêu nước. 3) Bài mới: - Giới thiệu bài mới - Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung ÚHoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về bài văn. + Nêu sơ lược vài nét về tác giả, tác phẩm? - GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu. - 2 HS đọc tiếp (mỗi HS 1 đoạn). - HS nhận xét cách đọc của các bạn. + Nêu đại ý của bài? + HS đọc câu hỏi 1 (SGK/ 113). -> Đại diện tổ 1 trình bày: + Thống kê trình tự tên các loài chim. + Các loài chim có sắp xếp theo nhóm loài gần nhau không? + Cách dẫn dắt lời kể, tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết. -> HS nhận xét bổ sung. ÚHoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đoạn 1. + Trước khi miêu tả các loài chim, nhà văn tả cảnh gì? Tìm chi tiết thể hiện. + ấn tượng của em về cảnh ấy như thế nào? Hết tiết 1 ÚHoạt động 3: Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả các loài chim trong đoạn văn. + Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim (theo gợi ý SGK). - Đại diện tổ 2 trình bày: Chúng được miêu tả về phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ điểm gì? -> HS nhận xét, bổ sung. + Đại diện tổ 3 trình bày: Kết hợp tả và kể như thế nào? Tìm dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài? -> HS nhận xét bổ sung phần trình bày của nhóm bạn. - GV phân tích, làm rõ ý. + Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim? -> Đại diện tổ 4 lên trình bày. - HS nhận xét. + Bài văn trên cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim? + Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài? + Trong bài văn có sử dụng nhiều chất liệu văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm các dẫn chứng? I/ Tác giả, tác phẩm. SGK/ 112 II/ Đọc - Hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Đại ý: Miêu tả các loài chim ở đồng quê, qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hoá dân gian. 3. Trình tự kể, tả và cách dẫn dắt mạch kể: - Gợi tả khung cảnh làng quê -> tiếng kêu của con bồ các -> tả và kể về các loài chim theo 2 nhóm: chim hiền và chim ác. III/ Phân tích. 1. Cảnh làng quê buổi sáng chớm hè: - Cây cối um tùm -> Từ gợi tả. - Hoa lan nở trắng xoá - Hoa dẻ nở từng chùm màu sắc, - Ong, bướm lao xao hương thơm => Một khung cảnh đẹp với vẻ rộn rịp, xôn xao của bướm, ong. 2. Nghệ thuật miêu tả các loài chim. - Chọn miêu tả ở mỗi loài một vài nét đặc sắc nổi bật: + Bồ các: tiếng kêu “cáccáccác” + Diều hâu: mũi khằm, đánh hơi tinh. + Chèo bẻo: những mũi tên đen. + Chim cắt: cánh nhọn. - Tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài: + Nhạn vùng vẫy tít mây xanh. + Tu hú: khi mùa vải và hết quả -> bay đi biền biệt. + Bìm bịp kêu --> chim ác ra mặt. + Diều hâu: bắt gà con - Kết hợp tả với kể và bình luận: => Quan sát tinh tế, vốn hiểu biết phong phú về loài chim -> tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên ở làng quê của tác giả. IV. Tổng kết: - Nội dung: - Nghệ thuật: + Miêu tả với kể, bình luận + Miêu tả có chọn lọc. + Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian: thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. 4) Củng cố: - Nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài văn? - Em hãy miêu tả một loài chim quen thuộc? 5) Dặn dò: - Học bài, đọc lại văn bản. - Nẵm được các nghệ thuật đặc sắc của bài văn. - Ôn lại các kiến thức phần tiếng Việt để kiểm tra 1 tiết. á Rút kinh nghiệm : . Ngày soạn: 03/ 04/ 2006 Tiết 115: Tiếng Việt KIỂM TRA (1 Tiết) I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hệ thống hoá kiến thức đã học phần tiếng Việt. - Nhớ, hiểu, vận dụng kiến thức phần tiếng Việt thực hành trong bài kiểm tra. - Rèn tính trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra. II/ Chuẩn bị: - GV: Ra đề kiểm tra, nộp BGH duyệt đề. - HS: Học bài, nắm vững kiến thức về tiếng Việt. III/ Lên lớp : 1) Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ: 3) Bài mới: - Giáo viên phát đề kiểm tra: ĐỀ BÀI: I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất : Câu 1: Xác định từ “đã” trong câu sau thuộc từ loại nào? “ Thế là mùa xuân mong ước đã đến.” a) Danh từ b) Động từ c) Phó từ d) Tính từ Câu 2: Có hai kiểu so sánh, đó là: a) So sánh ngang bằng và so sánh bằng nhau; b) So sánh lớn hơn và so sánh nhỏ hơn; c) So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng; d) So sánh bằng nhau và so sánh lớn hơn. Câu 3: Đoạn thơ dưới đây sử dụng phép tu từ nào? “ Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận” a) Phép so sánh b) Phép nhân hoá c) Phép ẩn dụ d) Phép hoán dụ. Câu 4: Thành phần chính phải có mặt trong câu đó là: a) Trạng ngữ và chủ ngữ; b) Chủ ngữ và bổ ngữ; c) Vị ngữ và trạng ngữ; d) Chủ ngữ và vị ngữ. Câu 5: Điền từ thích hợp vào câu sau để có khái niệm hoàn chỉnh: .là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Câu 6: Khoanh tròn chữ Đ nếu nhận định đúng, chữ S nếu nhận định sai: Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm chủ - vị tạo thành. Đ S II/ TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) Câu 1: Em hãy cho biết vị ngữ là gì? ( 3 điểm ) Câu 2: Hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ? ( 3 điểm ) Câu 3: Đặt một câu trần thuật đơn có từ là dùng để giới thiệu nhân vật. ( 1 điểm ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 C C B D ẩn dụ Đ II/ TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) Câu 1: - Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào? hoặc Là gì? ( 1,5 điểm ) - Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. ( 1 điểm ) - Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ. ( 0,5 điểm ) Câu 2: ẩn dụ Hoán dụ Giống Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác. (1 điểm) Khác Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể là tương đồng về: - Hình thức - Cách thức - Phẩm chất - Cảm giác ( 1 điểm ) Dựa vào quan hệ tương cận. Cụ thể là: - Bộ phận - toàn thể; - Vật chứa đựng - vật bị chứa đựng; - Dấu hiệu của sự vật - sự vật; - Cụ thể - trừu tượng. ( 1 điểm ) Câu 3: HS đặt đúng câu trần thuật đơn có từ là ( 1 điểm ) Ví dụ: Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. 4) Củng cố : - GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra. 5) Dặn dò : - Xem lại bài đã làm. - Chuẩn bị tiết Trả bài kiểm tra văn bản và tập làm văn: + Nhớ lại đề và bài làm của mình để nhận xét. + Lập dàn ý cho đề Tập làm văn. á Rút kinh nghiệm: . Ngày soạn: 04/ 04/ 2006 Tiết 116: TRẢ BÀI KIỂM TRA (Văn bản + Tập làm văn) I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tự mình nhận ra được những ưu khuyết điểm, những nội dung chưa nắm trong bài kiểm tra văn bản và tập làm văn. - Sửa sai và thấy được hướng khắc phục. - Ôn tập lại kiến thức đã học có liên quan trong bài kiểm tra. - Giáo dục HS tính cẩn thận và biết nhận ra ưu, khuyết điểm trong các việc làm khác. II/ Chuẩn bị: - GV: Chấm bài và nhận xét trong bài làm. - HS: Nhớ lại đề, tìm hiểu yêu cầu, nội dung của đề. III/ Lên lớp : 1) Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ: - Kể tên các văn bản đã học ở HK II. => Tên các văn bản đã học: Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau. Bức tranh của em gái tôi, Vượt thác, Buổi học cuối cùng, Đêm nay Bác không ngủ. 3) Bài mới: - Giới thiệu bài mới - Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung ÚHoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phần trả bài Tập làm văn. - HS đọc đề - GV ghi đề lên bảng. + Để làm một bài văn, trước hết ta phải làm gì? - HS xác định đề (về thể loại, nội dung, giới hạn). + HS nhắc lại dàn ý của một bài văn miêu tả. - HS trình bày dàn ý cho đề văn trên đã được chuẩn bị. - Lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn ý. - GV nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài làm của HS - GV trả bài và hướng dẫn HS tự nhận xét bài làm của mình. - HS đọc kĩ bài làm và lưu ý những nhận xét của GV trong bài làm. - HS tự nhận xét ưu, khuyết điểm bài làm của mình. - GV đưa ra những lỗi sai cơ bản đã ghi sẳn trên bảng phụ -> HS chỉ ra lỗi và sửa lỗi. ÚHoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện phần trả bài văn bản. - GV trả bài - HS đọc kĩ bài làm, lưu ý lời phê của GV và những lỗi sai trong bài. - GV nhận xét ưu, khuyết điểm bài làm của HS. - HS đọc đề bài. - HS tự nhận xét bài làm của mình và nêu ra lỗi để sửa sai. -> GV nhấn mạnh lại những kiến thức cần chú ý. - GV tuyên dương những bài làm tốt, cẩn thận. A/ Trả bài Tập làm văn: Đề: Hãy tả ông nội hoặc ông ngoại của em. I/ Xác định đề: 1) Thể loại: - Văn miêu tả - tả người. 2) Nội dung: - Miêu tả ông ngoại hoặc ông nội. 3) Giới hạn: ông nội hoặc ông ngoại. II/ Dàn ý đại cương: 1) Mở bài: - Giới thiệu ông nội (ông ngoại) của em. 2) Thân bài: - Tả ngoại hình: + Mắt, da, lưng, miệng - Tính tình: + Hiền lành, chân thật, hay giúp đỡ người khác. - Sở thích, thói quen: + Dậy sớm, uống trà 3) Kết bài: - Cảm nghĩ của em về ông. III/ Nhận xét ưu, khuyết điểm: 1) Ưu: - Bám sát đề, làm rõ các phần của bài văn. - Vặn dụng các kiến thức về văn miêu tả vào bài làm. 2) Khuyết: - Nhiều bài làm sơ sài, viết chữ cẩu thả. - Diễn đạt rườm rà, lủng củng. IV/ Trả và sửa lỗi: - Chính tả: + buổi chưa -> buổi trưa + tiền tuỵ -> tiều tụy - Từ sai: + sung sức -> khoẻ mạnh - Lỗi lặp: + ông thường xuyên tập thể dục đều đặn -> ông thường xuyên tập thể dục . - Viết tắt: K0 -> không - Câu sai: Tần tảo nuôi dì tôi và các cậu -> ông tần tảo nuôi dì và các cậu tôi. B/ Trả bài kiểm tra văn bản: I/ Đề: II/ Nhận xét ưu, khuyết điểm: 1) Ưu: - Đa số HS học bài, nắm được bài. - Trình bày rõ ràng, sạch đẹp. - Những HS yếu có cố gắng nhưng chưa cao. 2) Khuyết: - Một số học bài, nắm bài chưa kĩ. - Chưa đọc kĩ đề, bài làm cẩu thả. III/ Trả và sửa lỗi: 4) Củng cố : - GV lưu ý một số kiến thức cơ bản mà HS còn mắc phải trong bài làm để tránh mắc phải trong bài làm sau. 5) Dặn dò : - Đọc và xem lại bài làm (chú ý những lỗi sai và những kiến thức nắm chưa vững). - Chuẩn bị bài Ôn tập truyện và kí: + Đọc kĩ và soạn bài theo hệ thống kiến thức ôn tập ở SGK. + Chuẩn bị theo nhóm, trình bày trên bảng phụ: Mỗi tổ chia hai nhóm, mỗi nhóm một bài theo thứ tự dựa vào bảng tổng hợp ở SGK. á Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: