Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 31 năm 2006

Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 31 năm 2006

I/ Mục tiêu: Bài viết nhằm đánh giá:

 - Năng lực sáng tạo trong thực hành viết bài văn miêu tả (tả cảnh hoặc tả người).

 - Năng lực vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả.

 - Rèn kĩ năng viết câu (đoạn) văn - chú ý sự diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp.

 - Giáo dục HS yêu văn chương, có cảm xúc trước thiên nhiên

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1711Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 31 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 15/ 04/ 2006
Tuần 31
Tiết 121 + 122: Tập làm văn
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 
VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO 
I/ Mục tiêu: Bài viết nhằm đánh giá:
 - Năng lực sáng tạo trong thực hành viết bài văn miêu tả (tả cảnh hoặc tả người).
 - Năng lực vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả.
 - Rèn kĩ năng viết câu (đoạn) văn - chú ý sự diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp.
 - Giáo dục HS yêu văn chương, có cảm xúc trước thiên nhiên
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Ra đề kiểm tra, nộp BGH duỵêt.
 - HS: Xem, nắm vững các kiến thức về văn miêu tả và các văn bản đã học.
III/ Lên lớp :
 1) Ổn định:
 2) Kiểm tra bài cũ:
 3) Bài mới:
 A/ Đề:
 Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời. 
 B/ Đáp án:
 1. Mở bài: 
 - Giới thiệu chung về khu vườn vào một buổi sáng đẹp trời: 
 + Khu vườn ở đâu?
 + Cảm xúc khi vào khu vườn đó.
 2. Thân bài:
 - Tả bao quát khu vườn: 
 + Khu vườn rộng với nhiều loại cây và hoa.
 + Hương thơm toả ra từ các loại hoa.
 + Nhiều màu sắc rực rỡ.
 + Không khí trong lành với nhiều âm thanh khác nhau.
 - Tả cụ thể: 
 + Trồng nhiều loại hoa: hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa thược dược
 + Các loài ong, bướm rập rờn, đua nhau hút mật
 + Có nhiều loại cây lâu năm:
 Cây ổi sum suê với từng chùm quả trông thật ngon. 
 Cây xoài sai quả từng chùm nặng trĩu.
 Những hàng nhãn tán toả rộng, bóng che mát cả một vùng.
 + Những chú chim chuyền cành, hót líu lo tạo nên một âm thanh thật hay. 
 3. Kết bài: 
 - Cảm xúc, suy nghĩ của em về khu vườn:
 + Thoải mái, không khí trong lành.
 + Yêu khu vườn, yêu thiên nhiên.
 + Bảo vệ thiên nhiên.
 4) Củng cố: 
 - Thu bài và nhận xét giờ làm bài. 
 5) Dặn dò: 
 - Xem lại nội dung và yêu cầu của đề ra.
 - Chuẩn bị bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử:
 + Đọc kĩ văn bản và các câu hỏi Đọc - hiểu văn bản.
 + Đọc kĩ chú thích * để nắm được khái niệm văn bản nhật dụng.
 + Soạn bài và chuẩn bị theo nhóm: 
 Tổ 1-> Câu 1; tổ 2 -> tìm hiểu quá trình xây dựng và đặc điểm của cầu Long Biên;
 Tổ 3 -> tìm hiểu ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên 
 Tổ 4 -> Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim. 
 á Rút kinh nghiệm: 
.
 Ngày soạn: 16/ 04/ 2006
Tiết 123: Văn bản
CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ 
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: 
 - Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó.
 - Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử ” của cầu Long Biên, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.
 - Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí.
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Đọc văn bản - nghiên cứu kĩ bài dạy.
 - HS: Đọc văn bản, soạn bài và chuẩn bị theo sự phân công. 
III/ Lên lớp :
 1) Ổn định:
 2) Kiểm tra bài cũ:
 - Cảm nhận của em về đất nước, cuộc sống và con người qua những truyện và kí đã học?
=> Đất nước đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc qua các vùng miền: sông nước Cà Mau, thác ghềnh miền Trung, biển đảo Cô Tô, chim chóc làng quê.
 - Cuộc sống lao động trên sông nước, trên biển đảo, trong suốt chiều dài lịch sử.
 - Con người lao động đẹp, đáng yêu: dượng Hương Thư, cô em gái, thầy Ha-men
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới 
 - Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung bài văn.
- HS nêu vài nét về tác phẩm.
- GV hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
- Gọi 2 HS đọc tiếp.
- HS nhận xét cách đọc của bạn.
- HS đọc chú thích * - GV bổ sung, khắc sâu khái niệm Văn bản nhật dụng.
+ Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn?
- HS trả lời --> GV bổ sung chốt ý.
+ Trong phần 2 của bài văn, chúng ta có thể chia các đoạn nhỏ như thế nào?
ÚHoạt động 2: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của đoạn “cầu Long Biên --> quá trình làm cầu”.
+ Em biết được điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn “cầu Long Biên --> quá trình làm cầu”?
+ So với cầu Thăng Long, Chương Dương (tư liệu ở bài đọc thêm) em có nhận xét gì về qui mô, tính chất của cầu Long Biên?
+ Nhận xét về cách kể của đoạn văn?
ÚHoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.
+ Ngay tiêu đề, tác giả đã dùng nghệ thuật gì? 
+ Em cảm nhận như thế nào về cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử?
+ Những đổi thay, thăng trầm của thủ đô, đất nước được ghi lại như thế nào ở đoạn “năm 1945 --> vững chắc”?
- GV dùng bảng phụ có ghi câu văn.
+ Vì sao nhịp cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầuvô hình nối những con tim?
- GV khái quát nội dung, nghệ thuật.
- HS đọc phần ghi nhớ.
I/ Tác giả, tác phẩm:
 SGK / 126
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích: Lưu ý chú thích *, 1.
3. Bố cục: 3 đoạn.
- Từ đầu --> “thủ đô Hà Nội”: nêu ý tổng quát về cầu Long Biên trong 1 thế kỉ tồn tại.
- Tiếp --> “vững chắc”: cầu Long Biên như 1 nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
- Còn lại: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.
III/ Phân tích.
1. Quá trình xây dựng và đặc điểm của cầu Long Biên:
- Quá trình xây dựng cầu:
+ Tên toàn quyền Pháp 
+ Xây dựng bằng mồ hôi, xương máu.
+ Kết quả của cuộc khai thác thuộc địa.
- Đặc điểm: độ dài, trọng lượng, hình dáng, vị trí.
-> Phương thức thuyết minh đặc điểm sự vật => biểu hiện tình cảm, sự đánh giá đối với sự vật, sự việc, con người.
2. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
-> nhân hoá => đem lại sự sống, linh hồn cho sự vật.
=> Cầu Long Biên như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy, xúc động trước bao đổi thay, thăng trầm của thủ đô đất nước cùng với con người.
+ “còn tôi, tôi cố gắng  đất nước Việt Nam”
-> qua cầu Long Biên, du khách hiểu hơn về lịch sử thủ đô và đất nước ta, họ sẽ gần gũi chúng ta => xoá dần khoảng cách.
 ( Chi tiết nghệ thuật)
IV/Tổng kết:
 SGK/ 128
 4) Củng cố: 
 - Nêu nội dung, nghệ thụât đặc sắc của bài văn?
 - Tìm hiểu ở địa phương em, những di tích lịch sử nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử địa phương? 
 5) Dặn dò: 
 - Đọc lại văn bản và học ghi nhớ.
 - Sưu tầm một số bức tranh về cầu Long Biên.
 - Chuẩn bị bài Viết đơn:
 + Đọc bài và soạn bài theo nội dung bài học ở SGK
 + Sưu tầm một số loại đơn có mẫu, không có mẫu.
 + Nhóm 1-> phần I; nhóm 2 -> câu 2 (phần II); 
 nhóm 3 -> cách thức viết đơn; tổ 4 -> 2 đơn ( SGK / 132 - 133)
á Rút kinh nghiệm :
 Ngày soạn: 16/ 04/ 2006
Tiết 124: 
VIẾT ĐƠN 
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: 
 - Hiểu được các tình huống cần viết đơn: khi nào viết đơn, viết đơn để làm gì.
 - Biết cách viết đơn đúng quy cách và nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
 - Giáo dục HS cần viết đơn khi có yêu cầu, nguyện vọng và viết đúng. 
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài dạy qua SGK + SGV
 - HS: Soạn bài và sưu tầm một số loại đơn có mẫu + không có mẫu.
III/ Lên lớp :
 1) Ổn định:
 2) Kiểm tra bài cũ:
 - Nhắc lại những thể loại tập làm văn đã học?
 => Những thể loại TLV đã học: văn tự sự và văn miêu tả.
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới 
 - Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Nêu lên các tình huống để HS xác định khi nào cần viết đơn.
- Cho HS đọc các ví dụ trong bài tập 1.
+ Từ những ví dụ, em hãy rút ra nhận xét khái quát khi nào thì cần viết đơn?
- HS đọc bài tập 2.
+ Trong những trường hợp trên (bảng phụ), trường hợp nào phải viết đơn? Viết gửi ai?
-> HS trình bày
ÚHoạt động 2: Phân biệt 2 loại đơn và các mục không thể thiếu của đơn.
+ Căn cứ vào hình thức và nội dung trình bày trong đơn, người ta chia đơn thành mấy loại đơn?
- Cho HS quan sát 2 loại đơn: quan sát về nội dung, hình thức trình bày.
+ Các mục trong đơn được trình bày theo thứ tự nào?
+ Cả 2 mẫu đơn có điểm gì giống và khác nhau?
-> HS trình bày - Lớp nhận xét
+ Phần nào là quan trọng không thể thiếu trong cả 2 mẫu đơn?
- GV chốt ý - Khái quát nội dung.
ÚHoạt động 3: Hướng dẫn HS cách thức làm đơn.
- HS đọc và nêu cách thức viết đơn theo mẫu.
- HS đọc cách thức viết đơn không theo mẫu (SGK/ 134)
 + Em hãy đọc (thầm) và quan sát lại 2 loại đơn và cách thức viết 2 loại đơn. Từ đó rút ra một số lưu ý khi viết đơn.
- HS nêu --> GV chốt ý.
I/ Khi nào cần viết đơn?
1) Cần viết đơn khi:
 - Có một nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết.
2. Trường hợp viết đơn:
- Trường hợp 1: gửi công an
- Trường hợp 2: gửi ban giám hiệu.
- Trường hợp 3: gửi ban giám hiệutrường mới, trường cũ
* Viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức, hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết yêu cầu, nguyện vọng.
II/ Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn.
1. Các loại đơn: - Đơn theo mẫu 
 - Đơn không theo mẫu 
+ Giống: Phần đầu, phần cuối và thứ tự sắp xếp các mục trong đơn.
+ Khác:
Đơn theo mẫu
 Phần kê khai về bản thân đầy đủ và chi tiết hơn
- Phần nội dung: có nguyện vọng, không có lí do.
Đơn không theo mẫu
- Phần kê khai về bản thân không chi tiết.
- Phần nội dung: có nguyện vọng, lí do được trình bày rõ ràng, chi tiết.
2. Những nội dung không thể thiếu trong đơn:
- Đơn gửi ai? (cơ quan, tổ chức, cá nhân)
- Ai gửi đơn? (cá nhân, tập thể)
- Gửi đơn để làm gì?
III/ Cách thức viết đơn.
1. Viết đơn theo mẫu:
- Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết. Chú ý đọc kĩ để trả lời đúng yêu cầu của từng mục trong đơn.
2. Viết đơn không theo mẫu:
 SGK/ 134
* Một số lưu ý: 
 SGK/ 134 - 135
 4) Củng cố: 
 - Khi nào cần viết đơn? 
 - Có những loại đơn nào? Những nội dung không thể thiếu trong đơn là gì?
 - HS đọc lại một số lưu ý khi viết đơn. 
 5) Dặn dò:
 - Học ghi nhớ SGK / 134 và nắm được các cách viết đơn và lưu ý ở SGK/ 134 + 135.
 - Đọc văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” và soạn bài theo câu hỏi đọc - hiểu văn bản.
 - Chuẩn bị theo nhóm để trình bày : tổ 1 -> 4 tương ứng với các câu hỏi từ 1 -> 4.
á Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31.doc