Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 32 năm 2006

Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 32 năm 2006

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

 - Thấy được bức thư của thủ lĩnh da đỏ “xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước “ đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.

 - Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với sự diễn đạt ý nghĩa và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hoá, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập.

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 32 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 24/ 04/ 2006
Tuần 32
Tiết 125 + 126: Văn bản
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
( Thủ lĩnh Xi - át - tơn ) 
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Thấy được bức thư của thủ lĩnh da đỏ “xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước “ đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.
 - Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với sự diễn đạt ý nghĩa và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hoá, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập.
 - Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích nội dung và nghệ thuật một bức thư giàu tình cảm về đất đai, môi trường.
 - Giáo dục tinh thần bảo vệ thiên nhiên, môi trường, tình yêu quê hương đất nước và ý thức tham gia vào các hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài dạy qua SGK + SGV.
 - HS: Đọc văn bản, soạn bài.
III/ Lên lớp :
 1) Ổn định:
 2) Kiểm tra bài cũ:
 - Vì sao có thể nói cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, và anh dũng của thủ đô Hà Nội?
=> Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên như một nhân vật bất tử đã chịu đựng, chứng kiến bao sự kiện lịch sử đau thương, bi tráng, oanh liệt và oai hùng của đất nước cùng với con người.
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới 
 - Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về bài văn.
+ Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
-> HS dựa vào chú thích « để trả lời.
- GV hướng dẫn cách đọc
- 3 HS đọc - mỗi HS đọc một đoạn.
- GV lưu ý một số chú thích quan trọng.
- HS đọc chú thích.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của phần đầu bức thư.
- HS đọc đoạn đầu bức thư.
+ Nêu nội dung cơ bản của đoạn văn?
+ Để làm rõ nôi dung cơ bản này, Xi-at-tơn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
-> Đại diện nhóm trình bày
- HS nhận xét hoặc đặt câu hỏi chất vấn.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi của bạn.
- GV chốt ý.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nôi dung và đặc điểm nghệ thuật của phần giữa bức thư.
+ Đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong “cách sống” trong thái độ đối với “Đất”, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng trên những vấn đề gì?
+ Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập ấy?
- Đại diện nhóm trình bày --> GV chốt ý.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nôi dung và đặc điểm nghệ thuật của phần cuối bức thư.
+ Hãy nêu ý chính của đoạn văn này?
+ Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì giống và khác với 2 đoạn trên?
+ Nên hiểu như thế nào về câu “Đất là Mẹ”? 
-> Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung
+ Theo em, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ quan tâm và khẳng định điều quan trọng nào trong cuộc sống của con người?
I/ Tác giả, tác phẩm:
 SGK/ 138
II/ Đọc - Hiểu văn bản:
 1) Đọc:
2) Chú thích:
- 3, 4, 8, 10, 11 và chú thích «
3) Phân tích:
 a. Phần đầu của bức thư 
- Đất đai, bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật là thiêng liêng đối với người da đỏ, là bà mẹ của người da đỏ -> không dễ đem bán 
--> Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá và so sánh 
=> Mối quan hệ ruột thịt, thiêng liêng gắn bó khăng khít giữa người da đỏ với đất đai, thiên nhiên.
b. Phần giữa bức thư.
- Sự khác biệt giữa người da đỏ và người da trắng:
+ Cách đối xử với đất.
+ Sự yên tĩnh của môi trường.
+ Thái độ đối với không khí và muông thú.
--> Sử dụng phép đối lập, điệp ngữ kết hợp với phép đối lập, lặp cấu trúc câu.
=> Nhấn mạnh sự phê phán thái độ và lối sống thực dụng của người da trắng đối với môi trường.
c. Phần cuối bức thư.
- Là 1 yêu câu với 3 câu cầu khiến liên tiếp: 
 + “Ngài phải dạy”
 + “Ngài phải bảo”
 + “hãy khuyên bảo”
- “Đất là mẹ. Điều gì của Đất” 
-> Giọng vừa thống thiết vừa đanh thép, hùng hồn.
=> Khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống; biết cư xử đúng đắn với đất đai và môi trường. 
III/ Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK
 4) Củng cố: 
 - Nêu nội dung và nghệ thuật của bài văn?
 - Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây 1 thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là 1 trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường? 
 5) Dặn dò:
 - Đọc lại văn bản và học ghi nhớ.
 - Làm bài tập ở phần luyện tập.
 - Chuẩn bị bài “Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ” (tiếp theo).
 + Nhóm 1+2: xác định và nhận xét câu a, b (phần I) ; Nhóm 3 + 4: Trả lời câu hỏi phần II
 Rút kinh nghiệm:
 Ngày dạy: 25/ 04/ 2006
Tiết 127: Tiếng Việt
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ 
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nắm được các loại lỗi viết câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu.
 - Biết tự phát hiện các lỗi đã học và chữa các lỗi đó.
 - Giáo dục HS ý thức nói, viết câu văn phải có đầy đủ các thành phần câu.
II/ Chuẩn bị:
 - GV: - Đọc và nghiên cứu bài dạy , đọc kĩ những điều lưu ý SGV
 - Bảng phụ chép các ví dụ.
 - HS: Chuẩn bị bài: đọc, xem trước bài + bảng con.
III/ Lên lớp :
 1) Ổn định:
 2) Kiểm tra bài cũ:
 - Em hãy tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu sau và chữa lại câu viết sai cho đúng :
 a/ Kết quả của năm học đầu tiên ở trường THCS/ đã động viên em rất nhiều.
 C V
 b/ Với kết quả của năm học đầu tiên ở trường THCS/ đã động viên em rất nhiều.
 TN V
 -> câu thiếu chủ ngữ 
 - Sửa sai: bỏ từ “với”
 Kết quả của năm học đầu tiên ở trường THCS / đã động viên em rất nhiều.
 C V
 3) Bài mới: 
 - Giới thiệu bài mới 
 - Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
- HS đọc ví dụ 
+ Xác định chủ ngữ và vị ngữ, chỉ ra chỗ sai.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận theo nhóm và sửa câu trên cho đúng :
 Tổ 1 + 2: sửa câu a; 
 Tổ 3 + 4 sửa câu b.
- Chọn mỗi tổ một bảng trình bày.
-> HS nhận xét, bổ sung cách sửa khác.
- GV nhận xét --> ghi điểm (+) cho HS.
* Hoạt động 2: Chữa câu sai về quan hệ giữa ngữ nghĩa giữa các thành phần.
- HS đọc ví dụ (bảng phụ)
+ Cho biết mỗi bộ phận in đậm trong câu nói về ai?
+ Câu trên sai như thế nào?
-> Đại diện nhóm trình bày câu trả lời trên.
 + Nêu cách chữa lỗi?
- HS nêu những cách chữa khác nhau.
- GV nhận xét --> ghi điểm (+)
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- HS nêu yêu cầu bài tập 1.
+ Để xác định CN - VN, em phải làm gì?
- HS làm theo nhóm trên bảng phụ -> trình bày.
+ Nêu yêu cầu của bài tập 2?
- HS trả lời miệng.
- Lớp nhận xét, bổ sung câu khác.
- HS đọc bài tập 3 + 4
Thảo luận: 
+ Chỉ ra chỗ sai và nêu cách sửa?
->HS làm bài tập theo nhóm, mỗi nhóm một câu.
- Nhóm làm nhanh nhất lên trình bày (mỗi câu chọn một nhóm).
- Lớp nhận xét, sửa chữa.
I/ Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ:
a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên.
b. Bằng khối óc và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng .
 ¯ 
 trạng ngữ
--> Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
* Sửa sai: thêm chủ ngữ và vị ngữ
a. , tôi/ lại nhớ đến những năm tháng 
 C V
 hào hùng của thủ đô Hà Nội. b. , chúng tôi/ đã xây xong chiếc cầu
 C V
hiện đại nhất.
II/ Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
1. Mỗi bộ phận in đậm chỉ:
- Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa -> hành động của dượng HT) 
- ta -> Tác giả
2) Câu trên hiểu là hành động của tác giả => Câu sai.
* Sửa sai: Ta thấy dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
III/ Luyện tập: 
 1) Xác định CN, VN:
 a. Năm 1945, cầu/ được đổi tên thành 
 b. Cứ mỗi lầnNội, lòng tôi / lại nhớ
2) Viết thêm CN, VN:
a. Mỗi khi tan trường, HS ùa ra đường.
b. Ngoài cánh đòng, nông dân đang gặt
3) Chỉ ra chỗ sai và nêu cách sửa:
a. , hai chiếc thuyền đang bơi.
b. , chúng ta đã bảo vệ được non sông.
4) Các câu sai ở chỗ nào? Nên sửa ntn?
a. Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, còi xe rộn vang..
b. Thuý vừa đi học về, Mẹ đã bảo Thuý sang đón em
 4) Củng cố: 
 - GV nhắc lại một số lưu ý của bài để khắc sâu kiến thức: để chỉ ra chỗ sai, HS phải đặt câu hỏi để xác định CN, VN -> sửa sai. 
 5) Dặn dò:
 - Xem lại các bài tập đã làm.
 - Làm các bài tập còn lại SGK/ 142.
 - Chuẩn bị bài Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi:
 + Tổ 1: Viết đơn ( bài tập 1) 
 + Tổ 2: Viết đơn (bài tập 2) -> chỉ ra lỗi mắc phải trong đơn.
 + Tổ 3: Viết đơn (bài tập 3)
 + Tổ 4: Viết một lá đơn xin chuyển trường.
 Rút kinh nghiệm :
 Ngày dạy: 27 / 04/ 2006
Tiết 128: Tập làm văn
LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nhận ra được những lỗi thường mắc khi viết đơn thông qua các bài tập;
 - Nắm được những phương hướng và cách khắc phục, sửa chữa các lỗi thường mắc qua các tình huống.
 - Ôn những hiểu biết về đơn từ. 
 - Giáo dục HS ý thức viết đơn đúng.
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài dạy, đọc kĩ những điều lưu ý ở SGV/ 165.
 - HS: Soạn bài và chuẩn bị theo sự phân công.
III/ Lên lớp :
 1) Ổn định:
 2) Kiểm tra bài cũ:
 a. Khi nào cần viết đơn? 
 -> Viết đơn khi có yêu cầu, nguyện vọng nào đó muốn được giải quyết, gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để giải quyết yêu cầu, nguyện vọng.
 b. Cách thức viết đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu? 
 -> - Viết đơn theo mẫu: Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết.
 - Viết đơn không theo mẫu: Trình bày theo một thứ tự nhất định; viết đơn theo các mục. 
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới 
 - Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự nhận ra các lỗi thường mắc phải.
 Thảo luận: Tìm hiểu và chỉ ra các lỗi trong mỗi đơn.
-> HS thảo luận, thống nhất sự chuẩn bị của nhóm.
- Đại diện nhóm đọc đơn và chỉ ra các lỗi mắc phải trong đơn.
- HS nhận xét, bổ sung (nếu thiếu).
- HS nêu cách sửa.
-> HS sửa đơn theo nhóm, trình bày trên bảng phụ.
- Lớp nhận xét, sửa chữa những chỗ chưa chính xác.
- GV chốt ý, nhấn mạnh một số điểm cần chú ý khi viết đơn.
* Hoạt động 2: Tổ chức cho HS luyện tập cách viết đơn.
- HS đọc bài tập 2.
- GV tổ chức HS viết đơn theo nhóm.
-> Chọn 4 đơn của 4 nhóm trình bày.
-> Lớp nhận xét, chỉ ra những lỗi và sửa chữa các lỗi mắc phải trong đơn.
- GV chốt lại các ý chính của bài cần nắm.
I/ Các lỗi thường mắc khi viết đơn:
1) Đơn trên mắc những lỗi:
 - Thiếu quốc hiệu, tiêu ngữ;
 - Thiếu địa điểm, ngày tháng viết đơn;
 - Thiếu tên người viết đơn;
 - Thiếu chữ kí của người viết đơn.
2) Phát hiện lỗi:
 - Thiếu địa điểm, ngày tháng viết đơn;
 - Lý do không chính đáng;
 - Kê khai bản thân không cần quá chi tiết;
 - Trình bày các mục chưa khoa học;
 - Lỗi diễn đạt: Tên em là -> em tên là.
3) Đơn sai ở chỗ:
 - Hoàn cảnh viết đon không thuyết phục;
 - Lỗi diễn đạt: tên em là -> em tên là.
II/ Luyện tập:
 Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Kon Tum, ngàythángnăm
Đơn xin gia nhập đội tình nguỵên tuyên truyền và bảo vệ môi trường
 Kính gửi: .
 Em tên là:.
 Học sinh lớpTrường.
 Em được biết nhà trường đang thành lập Đội tình nguyện tuyên truyền và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Vì vậy, hôm nay em viết đơn này xin nhà trường cho em được gia nhập Đội
 Em xin chân thành cảm ơn nhà trường.
 Học sinh
 (Kí và ghi rõ họ tên)
4) Củng cố: 
 - Các lỗi thường mắc phải khi viết đơn là những lỗi nào?
 - GV nhấn mạnh một số điều cần lưu ý khi viết dơn. 
 5) Dặn dò:
 - Xem lại các lỗi thường mắc khi viết đơn để khắc phục.
 - Sửa lại đơn đã viết ở lớp và làm bài tập 1.
 - Chuẩn bị bài Động Phong Nha:
 + Đọc kĩ văn bản và các câu hỏi đọc - hiểu văn bảnđể soạn bài.
 + Sưu tầm tranh, ảnh về động Phong Nha.
 + Chuẩn bị theo nhóm để trình bày:
 Tổ 1: câu 2; Tổ 2: câu 3a; 
 Tổ 3: câu 3b; Tổ 4: câu 4.
 Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 32.doc