Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 33 - Tiết 129: Văn bản động Phong Nha

Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 33 - Tiết 129: Văn bản động Phong Nha

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

 - Tiếp tục hiểu thế nào là văn bản nhật dụng. Bài văn Động Phong Nha (ở đây coi là văn bản nhật dụng) đã cho thấy vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động để mọi người Việt Nam càng thêm yêu quí, tự hào, chăm lo bảo vệ, biết khai thác nhằm phát triển kinh tế du lịch - một trong những mũi nhọn làm giàu cho đất nước.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh

 - Giáo dục HS yêu quí, tự hào và biết bảo vệ danh lam, thắng cảnh

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2598Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 33 - Tiết 129: Văn bản động Phong Nha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 04/ 05/ 2006
Tuần 33
Tiết 129: Văn bản
ĐỘNG PHONG NHA 
( Trần Hoàng) 
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: 
 - Tiếp tục hiểu thế nào là văn bản nhật dụng. Bài văn Động Phong Nha (ở đây coi là văn bản nhật dụng) đã cho thấy vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động để mọi người Việt Nam càng thêm yêu quí, tự hào, chăm lo bảo vệ, biết khai thác nhằm phát triển kinh tế du lịch - một trong những mũi nhọn làm giàu cho đất nước.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh
 - Giáo dục HS yêu quí, tự hào và biết bảo vệ danh lam, thắng cảnh
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Đọc và nghiên cứu kĩ bài dạy.
 - HS: Soạn bài, sưu tầm tranh, ảnh về động Phong Nha. 
 + Chuẩn bị theo sự phân công của GV cho các nhóm.
III/ Lên lớp :
 1) Ổn định:
 2) Kiểm tra bài cũ:
 - Tại sao nói bức thư của thủ lĩnh Xi - at - tơn là bức thư hay nhất nói về bảo vệ thiên nhiên, môi trường?
 -> Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mỹ, thủ lĩnh người da đỏ đã đặt ra vấn đề chung cho mọi thời đại: quan hệ giữa con người và môi trường, thiên nhiên; nó được viết bằng sự am hiểu, bằng trái tim tình yêu mãnh liệt dành cho đất đai, môi trường thiên nhiên.
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới 
 - Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
* Hoạt động 1: Đọc văn bản và tìm hiểu chung về bài văn.
+ Nêu nét chính về tác giả, tác phẩm?
- HS trả lời - GV bổ sung.
- GV hướng dẫn đọc -> 3 HS đọc 
- HS nhận xét cách đọc của các bạn.
- GV lưu ý một số chú thích.
+ Bài văn có thể chia làm mấy đoạn (hai hay ba)? Nếu là 2 cách thì cách chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu là 3 thì cách chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì?
-> Đại diện nhóm 1 trình bày.
+ Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự nào?
-> Đại diện nhóm 2 trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Phân tích, nhận diện vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha.
+ Vẻ đẹp lộng lẫy của động Phong Nha được miêu tả bằng những chi tiết nào?
Gợi ý: Liệt kê các dạng hình khối, các màu sắc, các âm thanh và phân tích về các hình khối, màu sắc, âm thanh.
 - Liệt kê và phân tích giá trị gợi hình, gợi cảm.
-> Đại diện nhóm 3 trình bày
- HS nhận xét, đặt câu hỏi chất vấn.
- GV bình, phân tích, chốt ý.
* Hoạt động 3: Phân tích lời đánh giá của người nước ngoài về động Phong Nha.
+ Nhà thám hiểm của Hội địa lí Hoàng gia Anh đã nhận xét và đánh giá động Phong Nha như thế nào?
 + Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?
-> Đại diện nhóm 4 trình bày
- Lớp nhận xét.
+ Em nghĩ gì về triển vọng của động Phong Nha?
+ Qua văn bản này, em hiểu gì về động Phong Nha?
( Hang động có vẻ đẹp độc đáo, hấp dẫn; nơi thu hút các nhà KH và khách du lịch.)
+ Cảnh đẹp đông Phong Nha gợi cho em cảm nghĩ gì về quê hương đất nước?
-> Yêu quí, tự hào; thăm và giới thiệu về động.
I/ Tác giả, tác phẩm:
 1) Tác giả: Trần Hoàng.
 2) Tác phẩm: trích từ cuốn Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ của NXB Giáo dục năm 1998
II/ Đọc - hiểu văn bản:
 1) Đọc:
 2) Chú thích: 1, 2, 3, 5, 11, 12, 13, 18
 3) Bố cục: 3 đoạn
- Đ 1: Từ đầu -> “nằm rải rác”: Giới thiệu vị trí địa lí và 2 đường thuỷ bộ vào động Phong Nha.
- Đ 2: Tiếp -> “đất Bụt”: Cảnh tượng động Phong Nha.
-Đ 3: Còn lại: Giá trị của động, sức thu hút của động đối với khách tham quan và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một điểm du lịch thám hiểm, nghiên cứu KH hoàn chỉnh.
4) Phân tích:
 a.Vẻ đẹp của động Phong Nha:
- Các khối thạch nhũ:
 Đủ hình khối: con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi
 - Huyền ảo về màu sắc, một sắc màu lóng lánh như kim cương
- Một số bãi cát, bãi đá
- Nhánh phong lan xanh biếc trên vách
- Tiếng nước, tiếng người -> âm thanh khác lạ.
-> Từ ngữ có giá trị gợi hình, gợi cảm
=> Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo, gợi cảm giác về sự huyền bí, thiêng liêng.
b. Giá trị của động Phong Nha:
- Là hang động dài nhất, đẹp nhất TG.
- Có 7 cái nhất: hang động dài nhất
-> Đó là những ý kiến đánh giá chính xác và khách quan.
=> Khẳng định “Kì quan đệ nhất động” thuộc về Phong Nha.
III/ Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK / 148
 4) Củng cố:
 - Thế nào là văn bản nhật dụng?
 - Văn bản Động Phong Nha là văn bản nhật dụng, vì sao? 
 - Nêu nội dung và nghệ thuật của bài văn? 
 5) Dặn dò:
 - Đọc lại văn bản, nắm được khái niệm văn bản nhật dụng.
 - Làm bài tập SGK/ 149
 - Chuẩn bị bài Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm thang)
 Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 33.doc