I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
1. Kiến thức: HS nắm được:
- Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và nghệ thuật kể chuyện.
- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: Không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.
2. Kỹ năng:
Tuần 22 Ngày soạn: 12/01/2013 Tiết 85 + 86 Ngày dạy: 15/01/2013 Bài 20 Văn bản BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tạ Duy Anh) I/ Mục tiêu : Giúp học sinh : 1. Kiến thức: HS nắm được: - Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh. - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và nghệ thuật kể chuyện. - Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: Không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính. 2. Kỹ năng: * Kĩ năng bài học: - Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lý nhân vật. - Đọc – hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lý nhân vật. -Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn. * GD KNS: Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: Sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác. 3. Giáo dục: Giáo dục HS thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tỵ trước tài năng hay thành công của người khác. II/ Chuẩn bị : - GV: Nghiên cứu SGK, SGV ,sách chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan để soạn bài ,bảng phụ ghi ngữ liệu bài tập. - HS : Tìm hiểu, soạn bài theo câu hỏi SGK . III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động : 1) Ổn định : 2) Kiểm tra bài cũ : ?Nêu ý nghĩa của văn bản:Sông nước Cà Mau ? 3) Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung ÚHoạt động 1: Khởi động- thuyết trình- GV giới thiệu bài mới. ÚHoạt động 2: Vấn đáp, thuyết trình. HS đọc chú thích * SGK. ? Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? - HS trình bày - GV nhấn mạnh ý chính và bổ sung. -GV đọc một đoạn. HS đọc tiếp theo HS tóm tắt truyện. * Hoạt động 3: Vấn đáp, thuyết trình,nêu và giải quyết vấn đề ,bình giảng ? Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em cho đó là nhân vật chính? ? Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì? --> HS trả lời - GV bổ sung TIẾT 87 ? Diễn biến tâm trạng của người anh đối với em gái theo diễn biến của câu chuyện như thế nào? ? Vì sao sau khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái mình? ? Hãy giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh. - HS lần lượt trình bày, bổ sung. - GV phân tích, chốt ý. ? Em hiểu như thế nào về đoạn kết? Qua đó em có cảm nhận như thế nào về nhân vật người anh? - GV giáo dục đạo đức học sinh: không nên ganh ghét, đố kị trước tài năng của người khác.... ? Qua phân tích diễn biến tâm trạng của người anh, Kiều Phương hiện lên với những nét tính cách và phẩm chất nào? ? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở Kiều Phương? - HS tự nêu suy nghĩ . - GV bổ sung.. * GD KNS: ( vấn đáp) ? Học xong truyện, em tự rút ra được bài học gì cho mình? - Ghen ghét, đố kị trước tài năng và sự thành công của người khác là tính xấu, với người thân lại càng nhỏ nhen đáng trách. - Tự ái cá nhân, tự ti, mắc cảm cũng là những hạn chế, nhược điểm rất cần khắc phục. - Lòng nhân ái, độ lượng, bao dung một cách trong sáng, hồn nhiên là những đức tính cần phát huy. Nó góp phần giúp cho con người chiến thắng bản thân, chiến thắng những hạn chế, nhược điểm của mình để vươn tới thành công. - Tài năng là hiếm hoi, nhưng tài năng luôn phải cùng với sự khiêm tốn, giản dị, hồn nhiên, thì tài năng mới vững bền và phát triển. - HS cần tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác. ÚHoạt động 4: : Phương pháp vấn đáp,khái quát ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của văn bản? ?Nêu ý nghĩa văn bản? HS đọc ghi nhớ. GV chốt kiến thức. I/ Tìm hiểu chung: 1 Tác giả, tác phẩm: a/ Tác giả: - Tạ Duy Anh tên thật là Tạ Viết Đãng sinh năm 1959, quê ở huyện Chương Mĩ ,tỉnh Hà Tây.(nay thuộc Hà Nội). b/ Tác phẩm: "Bức tranh của em gái tôi" là truyện ngắn đoạt giải nhì trong cuộc thi viết:Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên tiền phong 3)Đọc: 4) Tóm tắt: II/ Phân tích: 1/ Nhân vật người anh: a. Trong cuộc sống thường ngày với em gái: - Coi thường, bực bội: Gọi em gái Kiều Phương là Mèo, bí mật theo dõi các việc làm bí mật của em. b. Khi tài năng của em gái được phát hiện: Người anh không vui vì ghen tuông, đố kị với em - Buồn, thất vọng, mặc cảm, ganh tỵ, gắt gỏng với em. c. Khi đứng trước bức chân dung của mình do em gái vẽ: - Cảm phục - Ngỡ ngàng : không ngờ em gái vẽ mình hãnh diện : vẽ mình đẹp, hoàn hảo xấu hổ : mình không xứng đáng được như trong tranh. => Mặc cảm, ganh tỵ trước tài năng của em gái nhưng biết tự nhận ra yếu kém của mình. 2/ Nhân vật Kiều Phương: - Hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và có lòng nhân hậu. III/ Tổng kết: -Nghệ thuật: +Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện. +Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí của nhân vật. -ý nghĩa văn bản:Tình cảm trong sáng ,nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn ,cao đẹp hơn lòng ghen ghét ,đố kị. *Ghi nhớ:sgk 4) Củng cố : - Đọc lại văn bản. - Sau khi học xong bài văn, điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật Kiều Phương? 5) Dặn dò : - Học bài và làm bài tập SGK/35 - Chuẩn bị bài: So sánh (tt) IV. Rút kinh nghiệm : Tuần 22 Ngày soạn: 14/01/2013 Tiết 87 : Ngày dạy: 17/01/2013 Tiếng Việt SO SÁNH ( Tiếp theo) I/ Mục tiêu : Giúp học sinh : 1. Kiến thức:HS nắm được: Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của phép so sánh trong khi nói và viết. 2. Kỹ năng: Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo tạo ra được những so sánh đúng, so sánh hay. - Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản 3. Giáo dục: Giáo dục HS vận dụng chính xác các kiểu so sánh khi nói hoặc viết (đặc biệt khi viết văn miêu tả ) II/ Chuẩn bị : - GV: Nghiên cứu SGK, SGV ,sách chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan để soạn bài ,bảng phụ ghi ngữ liệu tìm hiểu và bài tập. - HS : Tìm hiểu, soạn bài theo câu hỏi SGK . III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động : 1) Ổn định : 2) Kiểm tra bài cũ : ? a) Thế nào là phép so sánh? Cho 1 ví dụ có sử phép so sánh. => So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình gợi cảm. b) Vẽ mô hình phép so sánh. + Mô hình: Vế A (S.vật so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (S.ật dùng để so sánh) 3) Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung ÚHoạt động 1: Khởi động- thuyết trình- GV giới thiệu bài mới. ÚHoạt động 2: Vấn đáp, thuyết trình. - HS đọc VD trên bảng phụ. ? Tìm phép so sánh trong khổ thơ và chỉ ra từ chỉ ý so sánh? Từ chỉ ý so sánh trong 2 phép so sánh trên có gì khác nhau? ? Trong mỗi phép so sánh trên, em hãy chỉ ra 2 vế của phép so sánh? HS trả lời-> HS nhận xét ? Em hãy tìm thêm những từ ngữ chỉ ý so sánh hơn kém và ngang bằng rồi đặt câu ? - HS trả lời -> GV chốt ý. - HS rút ra nội dung bài học qua phần ghi nhớ. ÚHoạt động 3 Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề,thảo luận . - HS đọc đoạn văn - GV chia nhóm học sinh thành 4 nhóm thảo luận trong 5’: chỉ ra phép so sánh. -Các nhóm trình bày ,lớp nhận xét ,bổ sung. ? Trong đoạn văn trên, phép so sánh có tác dụng gì? * Gợi ý: ? Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc? ? Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết? --> HS trình bày, bổ sung.--> GV chốt ý. -HS đọc gghi nhớ. *Hoạt động 4 :Thực hành có hướng dẫn,vấn đáp ,nêu và giải quyết vấn đề. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc 3 đoạn thơ - HS làm bài tập cá nhân. -GV gọi học sinh lên bảng làm ,Lớp nhận xét bổ sung -GV nhận xét ,kết luận. Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác? --> HS đọc các câu văn. ? Dựa theo bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn từ 3--> 5 câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh đã được giới thiệu. I/ Các kiểu so sánh: 1) Tìm hiểu VD: Những ngôi sao thức ngoài kia A chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. (Từ S.S hơn kém) B --> Kiểu so sánh hơn kém: A chẳng bằng B VD: hơn, kém, kém hơn... VD: như, tựa như, y như... Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. ( Từ S.S ngang bằng) --> Kiểu so sánh ngang bằng: A là B VD: như, tựa như, y như... 2) Ghi nhớ: SGK/ 42 II/ Tác dụng của phép so sánh: 1) Tìm các phép so sánh: - Có chiếc lá rụng tựa....phập xuống đất như cho....vẩn vơ. -Có chiếc lá như con chim.... rồi(..) Có chiếc lá nhẹ nhàng....như thầm bảo....ở hiện tạ (..) Có chiếc lá như sợ hãi....bay trở lại cành. 2) Tác dụng: - Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp dễ hình dung về sự vật, sự việc được tả: những cách rụng khác nhau của lá. - Tạo lối nói hàm súc dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm người viết: thể hiện quan niệm về sự sống và cái chết. 3) Ghi nhớ: SGK/ 42 III/ Luyện tập: Bài tập 1 a) Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè b) Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. Con đi ... sáu mươi. c) Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng ấm hơn ngọn lửa hồng. Bài tập 2 Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác: ( HS ghi vào vở ) Bài tập 3 Viết đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh: 4) Củng cố : - Có mấy kiểu so sánh? Mỗi kiểu cho 1 VD. - Sử dụng phép so sánh có tác dụng gì? 5) Dặn dò : - Học ghi nhớ và viết lại đoạn văn (bài tập 3 SGK/ 43). - Cho VD có sử dụng hai kiểu so sánh đã học. - Chuẩn bị bài: Vượt thác. IV. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: