Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Năm học 2010

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Năm học 2010

. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh trả lời được câu hỏi: Tế bào lớn lên như thế nào? Tế bào phân chia như thế nào?

- HS hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia.

2. Kĩ năng

 

doc 35 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/9/2010
Ngày dạy: Lớp 6A: 08/9/2010
 6B: 09/9/2010
Tiết 7, Bài 8: Sự lớn lên và phân chia tế bào
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh trả lời được câu hỏi: Tế bào lớn lên như thế nào? Tế bào phân chia như thế nào?
- HS hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục HS thích môn học.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Tranh phóng to hình 8.1; 8.2 SGK trang 27.
- HS: Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh.
III. Phương pháp dạy học
 - Vấn đáp
 - Trực quan
 IV. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Vào bài
 * Mục tiêu: - Kiểm tra việc học ở nhà của HS.
 - Tạo hứng thú học tập cho HS.
 2.1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Kích thước của tế bào thực vật?
- Nêu những thành phần chủ yếu của tế bào thực vật?
2.2. Bài mới
 * Khởi động (2’): Cơ thể v lớn lên nhờ sự gia tăng số lượng TB qua quá trình phân chia và tăng kích thước của từng TB là do sự lớn lên của chính TB đó. Quá trình đó diễn ra như thế nào? Bài hôm nay lớp ta sẽ cùng nghiên cứu.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lớn lên của TB
- Mục tiêu: HS biết được tế bào lớn lên nhờ trao đổi chất.
- Đồ dùng dạy học: Sơ đồ phóng to H.8.1 (Tr 27 SGK).
- Thời gian: 15’
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV- HS 
Nội dung
* Bước 1:
- GV yêu cầu HS:
+ Hoạt động theo nhóm.
+ Nghiên cứu SGK.
+ Trả lời 2 câu hỏi mục thông tin SGK trang 27 (trong 4’).
 - HS đọc thông tin mục Ê kết hợp hợp quan sát hình 8.1 SGK trang 27.
- GV gợi ý:
? Tế bào trưởng thành là tế bào không lớn thêm được nữa và có khả năng sinh sản?
? Trên hình 8.1 khi tế bào phát hiện bộ phận nào tăng kích thước bộ phận nào nhiều lên.
 - HS trao đổi nhóm, thảo luận ghi lại ý kiến sau khi đã thống nhất ra giấy.
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, đánh giá.
* Bước 2: Kết luận: TB lớn lên nhờ quá trinhd trao đổi chất.
1. Sự lớn lên của tế bào
 - Tế bào con có kích thước nhỏ, lớn dần lên thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia của tế bào
 - Mục tiêu: + HS biết được quá trình phân chia của tế bào, tế bào mô phân sinh mới phân chia.
 + ý nghĩa của quá trình phân chia của TB.
 - Đồ dùng dạy học: H 8.2 Tr 27 SGK
 - Thời gian: 15’
 - Cách thực hiện:
* Bước 1: Sự phân chia TB.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 2 (SGK trang 28).
 + Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi ở mục s trong 5’. 
- HS đọc thông tin mục Ê SGK trang 28 kết hợp quan sát hình vẽ 8.2 SGK trang 28, nắm được quá trình phân chia của tế bào.
- GV gợi ý: sự lớn lên của các cơ quan của thực vật do 2 quá trình:
+ Phân chia tế bào. 
+ Sự lớn lên của tế bào.
- HS thảo luận đưa ra ý kiến, thống nhất ý kiến và ghi vào giấy.
 + Đại diện nhóm trình bày.
 + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Bước 2: ý nghĩa của sự phân chia TB.
- GV đưa ra câu hỏi: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
- HS trả lời.
* Bước 3: Kết luận. Nhờ quá trình TĐC mà TB phân chia và lớn lên.
2. Sự phân chia tế bào
- Tb lớn lên đến 1 kích thước nhất định thì phân chia.
- Quá trình phân chia: SGK trang 28
- Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia thành TB non.
- TB lớn lên thành TB trưởng thành.
- Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp thực vật lớn lên ( sinh trưởng và phát triển).
V. Tổng kết và hướng dẫn (7’)
 1. Tổng kết
 - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung SGK.
 - Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
 - HS làm bài tập trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất:
Bài tập 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ sống:
	“ Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành ......... sau đó chất tế bào ........, vách tế bào hình thành ............... tế bào cũ thành .................... tế bào non”.
2. Hướng dẫn học bài ở nhà
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
 - Chuẩn bị một số cây rửa sạch như: Cây rau cải, cây cam, cây nhãn, cây rau dền, cây hành, cây cỏ.
Ngày soạn: 06/9/2010
Ngày dạy: Lớp 6A: 10/9/2010
 6B: 15/9/2010 
Chương II: Rễ
Tiết 8, Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính rễ cọc và rễ chùm.
- Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Một số câu có rễ: cây rau cải, cây nhãn, cây rau dền, cây hành...
	Tranh phóng to hình 9.1; 9.2; 9.3 SGK trang 29.
	Phiếu học tập mẫu.
Bài tập
Nhóm
A
B
1
2
3
Tên cây
Đặc điểm chung của rễ
Đặt tên rễ
- HS: Chuẩn bị cây có rễ: cây cải, cây mít, cây hành, cỏ dại, đậu.
 III. Phương pháp dạy học
Trực quan
Vấn đáp
IV. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức (2’)
2. Vào bài
 * Mục tiêu: - Kiểm tra viẹc lĩnh hội kiến thức của HS.
 - Tạo hứng thú học bài mới.
2.1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Quá trình phân bào diễn ra như thế nào?
- Sự lớn lên và sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
2.2. Bài mới
 * Khởi động (2’): Thực vật muốn sinh trưởng và phát triển bình thường thì cần được cung cấp đủ dinh dưỡng. Các chất được rễ cây lấy từ đất. Vậy bộ rễ cây có cấu tạo và chức năng như thế nào? Bài hôm nay lớp ta sẽ cùng nghiên cứu. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại rễ
- Mục tiêu: HS phân biệt và nhận biết được 2 loại rễ chùm và rễ cọc.
- Thời gian: 15’
- Cách thực hiện:
* Bước 1: Tìm hiểu các loại rễ 
- GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS và yêu cầu HS kẻ phiếu học tập vào vở, hoạt động theo nhóm.
+ Yêu cầu HS chia rễ cây thành 2 nhóm, hoàn thành bài tập 1.
- HS đặt tất cả cây có rễ của nhóm lên bàn. Kiểm tra quan sát thật kĩ tìm những rễ giống nhau đặt vào 1 nhóm.
+ Trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập.
- GV chữa bài.
- GV tiếp tục yêu cầu HS làm bài tập 2 - HS làm bài tập 2 ghi vào phiếu.
- HS đại diện của 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
- GV chữa bài tập 2
- GV yêu cầu HS làm bài tập 3, gợi ý dựa vào đặc điểm rễ có thể gọi tên rễ.
? Đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm?
- HS làm bài tập 3 trình bày, nhóm khác nhận xét.
- GV yêu cầu HS quan sát rễ cây của GV kết hợp với hình 9.2 SGK trang 30, hoàn thành 2 câu hỏi ở dưới hình.
- GV yêu cầu HS làm nhanh bài tập s số 2 SGK trang 29.
* Bước 2: Nhận biết các loại rễ cọc và rễ chùm qua tranh, mẫu...
- GV cho HS cả lớp xem rễ cây rau dền và cây nhãn, hoàn thành 2 câu hỏi.
- GV cho HS theo dõi đáp án phiếu học tập , sửa chỗ sai.
- GV đánh giá điểm cho nhóm làm tốt.
1. Các loại rễ
- Rễ cây gồm có rễ cọc và rễ chùm:
- Đáp án phiếu học tập 
Đáp án phiếu học tập
BT
Nhóm
A
B
1
2
3
- Tên cây
- Đặc điểm chung của rễ
- Đặt tên rễ
- Cây rau cải, cây mít, cây đậu.
- Có một rễ cái to khoẻ đâm thẳng, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn.
- Rễ cọc
- Cây hành, cỏ dại, ngô.
- Gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, mọc toả từ gốc thân thành chùm.
- Rễ chùm
Hoạt động 2: Tìm hiểu các miền của rễ
- Mục tiêu: HS biết được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.
 - Đồ dùng dạy học: Sơ đồ các miền của rễ 
 - Thời gian: 12’
 - Cách thực hiện:
* Bước 1: Các miền của rễ
- GV: cho tự HS nghiên cứu SGK trang 30 và trả lời các câu hỏi sau:
? Xác định các miền của rễ?
? Rễ có mấy miền? Kể tên các miền?
- HS làm việc độc lập: Đọc nội dung trong khung kết hợp với quan sát tranh và chú thích, ghi nhớ kiến thức trả lời câu hỏi.
- HS khác theo dõi, nhận xét. 
* Bước 2: Tìm hiểu chức năng các miền của rễ.
? Chức năng chính của các miền của rễ? 
- HS trả lời.
+ HS khác nhận xét.
2. Các miền của rễ
- Rễ có 4 miền chính
 + Miền chóp rễ che chở cho đầu rễ.
 + Miền sinh trưởng có các TB phân chia, làm cho rễ dài ra
 + Miền hút có các lông hút, hấp thụ nước và muối khoáng.
 + Miền trưởng thành có các mạch dẫn, có chức năng dẫn truyền.
V. Tổng kết và hướng dẫn (7’)
 1. Tổng kết, củng cố 
 - GV yêu cầ HS đọc kết luận chung SGK
 - Yêu cầu HS kể tên 10 cây rễ cọc, 10 cây rễ chùm.
2. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
Ngày soạn:14/9/2010
Ngày dạy: Lớp 6B: 16/9/2010
 Lớp 6A: 17/9/2010
Tiết 9, Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh biết được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.
- Bằng quan sát nhận xét thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng.
- Biết sử dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan đến rễ cây.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, mẫu.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Tranh phóng to hình 10.1; 10.2; 7.4 SGK, bảng cấu tạo chức năng miền hút của rễ và các mảnh bìa ghi sẵn.
- HS: Ôn lại kiến thức về cấu tạo, chức năng các miền của rễ, lông hút, biểu bì, thịt vỏ,...
III. Phương pháp dạy học
 - Trực quan
 - Vấn đáp
IV. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra sĩ số.
2. Vào bài
 *Mục tiêu: - Kiểm tra việc lĩnh hội kíên thức của HS
 - Tạo hứng thú học tập cho HS. 
2. 1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Nêu chức năng các miền hút của rễ?
2.2. Bài mới
 * Khởi động (3'): - GV cho HS nhắc lại cấu tạo và chức năng các miền của rễ và hỏi: Tại sao miền hút lại quan trọng nhất?
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ
- Mục tiêu: HS thấy được cấu tạo miền hút của rễ gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa
- Thời gian:
- Cách thực hiện:
* Bước 1: Cấu tạo miền hút
- GV treo tranh phóng to hình 10.2 và 10.2 SGK va hỏi: miền hút của rễ gồm mấy phần? 
- HS theo dõi tranh trên bảng ghi nhớ được 2 phần vỏ và trụ giữa
- GV hỏi: Các bộ phận của vỏ và trụ giữa?
- HS xem chú thích của hình 10.1 SGK trang 32, trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV ghi sơ đồ lên bảng, cho HS điền tiếp các bộ phận còn thiếu của miền hút.
- HS lên bảng điền nốt vào sơ đồ, HS khác bổ sung 
* Bước 2: Cấu tạo té bào lông hút
- GV yêu cầu HS quan sát lại hình 10.2 trên bảng trao đổi trả lời câu hỏi:
? Vì sao mỗi lông hút là 1 tế bào?
- GV nhận xét và cho điểm HS trả lời đúng.
*Bước 3: Kết luận
- Miền hút của rễ gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa.
+ Vỏ cấu tạo gồm biểu bì và thịt vỏ.
+ trụ giữa gồm bó mạch (có 2 loại bó mạch là mạch rây và mạch gỗ) và ruột.
- Các bộ phận của miền hút:
 Biểu bì
Các bộ	Vỏ Thịt vỏ 
phận của Bó Mạch miền hút Trụ mạch rây 
 giữa Ruột Mạch 
 gỗ 
- Cấu tạo của lông hút có vách tế bào, màng tế bào... nên lông hút được coi là tế bào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của miền hút
- Mục tiêu: HS thấy được từng bộ phận của miền hút phù hợp với chức năng.
- Thời gian:
* Bước 1
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGk trang 32 bảng “Cấu tạo và chức năng của miền hút”, quan sát hình 7.4.
+ yêu cầu HS thảo luận theo 3 vấn đề:
? Cấu tạo miền hú ... Thời gian: 15’
* Bước 1: Xác định các bộ phận của thân non.
- GV cho HS quan sát hình 15.1 SGK, hoạt động cá nhân (GV treo tranh phóng to hình 15.1), yêu cầu HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo của thân non.
- HS quan sát hình 15.1 đọc phần chú thích xác định cấu tạo chi tiết 1 phần của thân non.
+ Cả lớp theo dõi phần trình bày của bạn, nhận xét và bổ sung
- GV yêu cầu HS vẽ cấu tạo trong của thân non
-ến thực hiện.
- GV nhận xét và chuyển sang vấn đề 2
* Bước 2: Tìm hiểu cấu tạo phù hợp với chức năng của các bộ phận thân non.
+ GV treo tranh, bảng phụ, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành bảng.
- Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến để hoàn thành bảng SGK trang 49. 
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GVnhận xét và đưa đáp án đúng.
*Bước 3: Kết luận: Thân non gồm 2 phần là vỏ và trụ giữa.
1. Cấu tạo trong của thân non
- Thân non gồm 2 phần là vỏ và trụ giữa.
+ Biểu bì có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong.
+ Thịt vỏ, dự trữ và tham gia quang hợp.
+ Bó mạch: Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ. 
 Mạch gỗ: vận chuyển muối khoáng và nước.
+ Ruột: chứa chất dự trữ.
Hoạt động 2: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ
Mục tiêu: HS thấy đặc điểm khác nhau và giống nhau giữa thân non và miền hút
Đồ dùng dạy học:
Thời gian: 15’
* Bước 1
- GV treo tranh hình 15.1 và 10.1 phóng to lần lượt gọi 2 HS lên chỉ các bộ phận cấu tạo thân non và rễ.
+ Yêu cầu HS làm bài tập s SGK trang 50.
+ GV gợi ý: thân và rễ được cấu tạo bằng gì? Có những bộ phận nào? vị trí của bó mạch?...
- Nhóm thảo luận 2 nội dung:
+ Tìm đặc điểm giống nhau đều có các bộ phận.
+ Tìm đặc điểm khác nhau: vị trí bó mạch.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và cho HS xem bảng so sánh kẻ sẵn (SGV) để đối chiếu phần vừa trình bày. GV có thể đánh giá điểm cho nhóm làm tốt.
* Bước 3. Kết luận: SGK.
2. So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ
- Giống nhau: Đều gồm 2 phần là vỏ và trụ giữa.
- Khác nhau: Bó mạch ở rễ là thứ cấp, ở thân non là sơ cấp.
V. Củng cố và hướng dẫn (8’)
 1. Củng cố - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK.
 2. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Học thuộc mục “Điều em nên biết”
- Mỗi nhóm chuẩn bị 2 thớt gỗ.
Ngày soạn: 12/10/2010 
Ngày dạy: Lớp 6B: 15/10/2010 
 Lớp 6A: 16/10/2010 
Tiết 16, Bài 16: Thân to ra do đâu?
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh trả lời câu hỏi: thân cây to ra do đâu?
- Phân biệt được dác và dòng : tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ hàng năm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Đoạn thân gỗ già cưa ngang (thớt gỗ tròn)
	Tranh phóng to hình 15.1; 16.1; 16.2
- HS: Chuẩn bị thớt, 1 cành cây bằng lăng... dao nhỏ, giấy lau.
III. Phương pháp dạy học
 - Trực quan
 - Vấn đáp
IV. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Vào bài
* Mục tiêu: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
 Tạo hứng thú học tập cho HS. 
2.1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của thân non?
3. Bài mới
 * Khởi động (1’): Các em đã biết cây dài ra do phần ngọn nhưng cây không những dài ra mà còn to ra, vậy cây to ra do đâu?
Hoạt động 1: Xác định tầng phát sinh
Mục tiêu: HS phân biệt được tầng sinh vỏ và sinh trụ.
Đồ dùng dạy học : H. 15.1, 16.1, 16.2
Thời gian : 15’
* Bước 1
- GV treo tranh hình 15.1 và 16.1 trả lời câu hỏi: cấu tạo trong của thân non như thế nào?
+ GV lưu ý: vì ở hình 16.1 không có phần biểu bì, nếu HS cho đó là đặc điểm khác thì GV phải giải thích.
- GV hướng dẫn HS xác định vị trí 2 tầng phát sinh như SGK.
- HS quan sát tranh trên bảng, trao đổi nhóm và ghi nhận xét vào giấy.
+1 HS lên bảng trả lời chỉ trên tranh điểm khác nhau cơ bản giữa thân non và thân trưởng thành.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận theo nhóm 3 câu hỏi SGK.
- HS đọc mục thông tin SGK trang 51, trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, yêu cầu HS rút ra kết luận.
*Bước 3: Kết luận: - Cây to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
1. Tầng phát sinh
- Tầng phát sinh gồm:
+ Tầng sinh vỏ " sinh ra vỏ.
+ Tầng sinh trụ " sinh ra lớp mạch rây và mạch gỗ.
- Phân biệt tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ dựa vào:
+ Vị trí
+ Chức năng.
Hoạt động 2: Nhận biết vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây
Mục tiêu: HS biết đếm vòng của cây gỗ, xác định tuổi cây.
Đồ dùng: Tấm thớt gỗ.
Thời gian: 15’
* Bước 1
- GV cho HS đọc SGK, quan sát hình, tập đếm vòng gỗ, thảo luận theo 2 câu hỏi:
? Vòng gỗ hàng năm là gì? tại dao có vòng gỗ sẫm và vòng gỗ sáng màu?
? Làm thế nào để đếm được tuổi cây?
- HS đọc thông tin mục Ê SGK trang 51 mục “Em có biết” (trang 53), quan sát hình 16.3 trao đổi nhóm.
 Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
* Bước 2. Xác định tuổi cây
- GV gọi đại diện 1-2 nhóm mang miếng gỗ lên trước lớp rồi đếm số vòng gỗ và xác định tuổi cây. 
- Các nhóm đếm số vòng gỗ trên miếng gỗ của mình rồi trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét và đánh giá điểm cho nhóm có kết quả đúng.
* Bước 3. Kết luận.
2. Vòng gỗ hàng năm
- Đối với cây vùng nhiệt đới hằng năm về mùa mưa, tầng sinh trụ tạo nhiều mạch gỗ to, có thành mỏng, xếp thành 1 vòng dày, màu sáng. Mùa khô, các TB gỗ sinh ra ít hơn, bé hơn, có thành dày, xếp thành 1 vòng tạo thành vòng gỗ hằng năm.
- Xác định tuổi cây dự vào vònh gỗ hàng năm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm dác và ròng
Mục tiêu: HS phân biệt được dác và ròng.
Đồ dùng dạy học: 
Thời gian: 7’
* Bước 1
- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập và trả lời câu hỏi:
? Thế nào là dác? Thế nào là ròng?
? Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng?
 - HS đọc thông tin Ê quan sát hình 16.2 SGK trang 52 và trả lời 2 câu hỏi.
- GV nhận xét phần trả lời của HS và hỏi:
? Khi làm cột nhà, làm trụ cầu, thanh tà vẹt (đường ray tàu hoả) người ta sẽ sử dụng phần nào của gỗ? 
- HS dựa vào tính chất của dác và ròng để trả lời (người ta dùng phần ròng để làm).
* Bước 2:- GV chú ý giáo dục ý thức bảo vệ cây rừng. 
* Bước 3. Kết luận: - Thân cây gỗ già có dác và ròng.
3. Dác vàảòng
- Dác là lớp gỗ màu sáng, ở phía ngoài, gồm các TB mạch gỗ, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.
- Ròng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, gồm các Tb chết, vách dày, có chức năng nâng đỡ cây.
V. Củng cố và hướng dẫn (8’)
 1. Củng cố: 
 - Gọi HS lên bảng chỉ trên tranh vị trí của tầng phát sinh, trả lời câu hỏi: Thân cây to ra do đâu?
 - Xác định tuổi gỗ bằng cách nào? Xác định tuổi gỗ của miếng gỗ của nhóm hay nhóm khác.
2. Hướng dẫn học bài ở nhà:
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
 - Chuẩn bị thí nhiệm theo nhóm cho bài sau SGK trang 54.
 - Ôn lại phần cấu tạo và chức năng của bó mạch.
 - Chú ý nhắc HS đọc trước bài 17, làm thí nghiệm (đặt cành hoa vào nước rồi dùng dao cắt bỏ 1 đoạn trong nước để bọt khí không làm tắc mạch dẫn).
Ngày soạn: 13/10/2010
Ngày dạy: Lớp 6(A+B): 17/10/2010
Tiết 17, Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước và muối khoáng từ rễ lên thân, nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng thao tác thực hành.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Làm thí nghiệm trên hoa: hồng, loa kèn trắng, hoa jum, cành dâm bụt...
	Kính hiển vi, dao sắc, nước, giấy thấm, 1 cành chiết ổi, hồng xiêm (nếu có điều kiện).
- HS: làm thí nghiệm theo nhóm ghi lại kết quả, quan sát chỗ thân cây bị buộc dây thép (nếu có).
III. Phương pháp dạy học
 - Biểu diễn thí nghiệm
 - Vấn đáp.
IV. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Vào bài
 * Mục tiêu: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
 Tạo hứng thú học tập. 
2.1.Kiểm tra bài cũ (7’)
 - Thân to ra do đâu?
 - Tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng?
2.2. Bài mới
 * Khởi động (5’):	+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (các nhóm báo cáo).
 + Ôn lại kiến thức bằng 2 câu hỏi:
 ? Mạch gỗ có cấu tạo và chức năng gì?
 ? Mạch rây có cấu tạo và chức năng gì?
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan
Mục tiêu: HS biết được nước và muối khoáng được vận chuyển qua mạch gỗ.
Đồ dùng dạy học: Kết quả TN của HS, GV
Thời gian: 20’
Cách thực hiện:
* Bước 1
- GV yêu cầu nhóm trình bày thí nghiệm ở nhà. 
- Đại diện nhóm trình bày các bước tiến hành thí nghiệm, cho cả lớp quan sát kết quả của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát kết quả của các nhóm, so sánh SGK, GV thông báo ngay nhóm nào có kết quả tốt. 
- GV cho cả lớp xem thí nghiệm của mình trên cành mang hoa (cành hoa jum) cành mang lá (cành dâm bụt) để nhằm mục đích chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân lên hoa và lá.
- HS quan sát ghi lại kết quả.
* Bước 2: Thực hành
- GV hướng dẫn HS cắt lát mỏng qua cành của nhóm, quan sát bằng kính hiển vi và phát một số cành đã chuẩn bị hướng dẫn HS bóc vỏ cành. 
- HS nhẹ tay bóc vỏ nhìn bằng mắt thường chỗ có bắt màu, quan sát màu của gân lá.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi: chỗ bị nhuộm màu đó là bộ phận nào của thân? Nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân?
- HS thảo luận
+ Các nhóm đưa ra ý kiến.
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá cho điểm nhóm làm tốt.
* Bước 3. Kết luận. - Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.
1. Vận chuyển nước và muối khoáng trong thân
- Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ
Mục tiêu: HS biết được chất hữu cơ được vận chuyển qua mạch rây.
Đồ dùng: 
Cách thực hiện:
* Bước 1
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi SGK trang55, lưu ý khi bóc vỏ, bóc luôn cả mạch nào? 
- HS đọc thí nghiệm và quan sát hình 17.2 SGK trang 55.
+ Thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi SGK trang 55.
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV có thể mở rộng: chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ mang đi nuôi thân, cành, rễ..., nhân dân lợi dụng hiện tượng này để chiết cành.
- GV hỏi: Khi bị cắt vỏ, làm đứt mạch rây ở thân thì cây có sống được không? tại sao?
- Hs suy nghĩ trả lời.
* Bước 2
- Giáo dục ý thức bảo vệ cây, tránh tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộ dây théo vào thân cây.
* Bước 3. Kết luận
- Chất hữu cơ vận chuyển nhờ mạch rây.
2. Vận chuyển chất hữu cơ
- Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây
V. Củng cố và hướng dẫn (7’)
 1. Củng cố:
 - Cho HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK, làm bài tập cuối bài tai lớp.
 2. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị: củ khoai tây có mầm, củ su hào, gừng, củ dong ta, 1 đoạn xương rồng, que nhọn, giấy thấm.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 6 in.doc