Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 18: Thực hành Quan sát sự biến dạng của thân

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 18: Thực hành Quan sát sự biến dạng của thân

. Mục tiêu

1. Kiến thức : Học xong bài này Hs có khả năng:

 - Học sinh nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh.

 - Nhận dạng được một số thân biến dạng trong thiên nhiên.

2. Kĩ năng: Hs rèn được 1 số kĩ năng sau:

 - Hợp tác để sưu tầm mẫu vật và phân tích mẫu vật.

 - Tìm kiếm và xử lý thông tin.

 - So sánh, phân tích, khái quát, đối chiếu các loại thân.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 18: Thực hành Quan sát sự biến dạng của thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/10/2010
 Ngày dạy: Lớp 6B: 21/10/2010
 Lớp 6A: 22/10/2010
Tiết 18. Thực hành
 Quan sát sự biến dạng của thân
I. Mục tiêu
1. Kiến thức : Học xong bài này Hs có khả năng:
 - Học sinh nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh.
 - Nhận dạng được một số thân biến dạng trong thiên nhiên.
2. Kĩ năng: Hs rèn được 1 số kĩ năng sau:
 - Hợp tác để sưu tầm mẫu vật và phân tích mẫu vật.
 - Tìm kiếm và xử lý thông tin.
 - So sánh, phân tích, khái quát, đối chiếu các loại thân.
 - Tự tin khi trình bày trước lớp, lắng nghetích cực trong thảo luận.
3. Thái độ
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học, yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II. Phương pháp dạy học:
- Thảo luận nhóm
- Biểu đạt - sáng tạo
- Vấn đáp - tìm tòi
III. Đồ dùng dạy và học
- GV: Tranh phóng to hình 18.1 và 18.2 SGK.
	Một số mẫu vật: củ khoai tây, su hào, gừng, dong ta, cây xương rồng.
- HS: Chuẩn bị một số củ đã dặn ở bài trước, que nhọn, giấy thấm, kẻ bảng ở SGK trang 59 vào vở.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra sĩ số.
2. Khởi động 
 - Mục tiêu: Kiểm tra việc học ở nhà và chuẩn bị bài mới của Hs.
 Vào bài.
 - Thời gian: 9’
 - Đồ dùng: 
2.1. Kiểm tra bài cũ (7’)
- Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng?
- Chức năng của mạch rây?
2.2. Vào bài (2’): Chúng ta đã học về sự biến dạng của rễ. Cũng giống như rễ, thân cũng có những biến dạng. Bài hôm nay chúng ta sẽ quan sát một số dạng thân biến dạng và tìm hiểu chức năng của chúng.
 3. Giảng bài mới
Hoạt động 1: Quan sát một số thân biến dạng 
 - Mục tiêu: HS quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với cây.
 - Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to hình 18.1 và 18.2 SGK. Một số mẫu vật: củ khoai tây, su hào, gừng, dong ta.
 - Thời gian: 15’
- Cách thực hiện:
* Bước 1
- GV yêu cầu Hs đặt mẫu vật lên bàn, hoạt động nhóm, quan sát các loại củ xem chúng có đặc điểm nào chứng tỏ chúng là thân? (Chú ý đến chồi, lá).
- HS đặt mẫu lên bàn quan sát tìm xem có chồi, lá không.
- GV cho HS phân chia các loại củ thành nhóm dựa trên vị trí của nó so với mặt đất và hình dạng củ, chức năng.
- GV yêu cầu HS tìm những đặc điểm giống và khác nhau giữa các loại củ này (Dựa vào hình 18.1 và mẫu vật).
- HS quan sát tranh ảnh và gợi ý của GV để chia củ thành nhiều nhóm.
+ Yêu cầu nêu được - Đặc điểm giống nhau: ▪ có chồi, lá " là thân.
▪ Đều phình to " chứa chất dự trữ.
- Đặc điểm khác nhau: dạng rễ; cue gừng, dong (có hình rễ), dưới mặt đất gọi là thân rễ.
Củ su hào, khoai tây (dạng tròn to) thân củ.
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và lưu ý HS bóc vỏ của củ dong, tìm dọc củ có những mắt nhỏ đó là chồi nách, còn các vỏ (hình vẩy) là lá.
- GV yêu cầu HS nghiêncứu SGK trả lời 4 câu hỏi trang 58.
- HS đọc mục Ê SGK trang 58, trao đổi nhóm theo 4 câu hỏi SGK.
 Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và tổng kết: một số loại thân biến dạng làm chức năng khác là dự trữ chất khi ra hoa kết quả.
* Bước 2
- GV cho HS quan sát thân cây xương rồng, thảo luận theo câu hỏi:
? Thân xương rồng chứa nhiều nước có tác dụng gì?
? Sống trong điều kiện nào lá biến thành gai?
? Cây xương rồng thường sống ở đâu?
? Kể tên một số cây mọng nước?
- HS quan sát thân, gai, chồi ngọn của cây xương rồng. Dùng que nhọn chọc vào thân, quan sát hiện tượng, trả lời các câu hỏi.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc mục Ê SGK trang 58 để sửa chữa kết quả.
- GV nhận xét và yêu cầu Hs rút ra kết luận chung cho hoạt động 1.
* Bước 3. Kết luận: - Thân biến dạng để chứa chất dự trữ hay dự trữ nước cho cây.
1.Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng
a. Quan sát các loại củ, tìm đặc điểm chứng tỏ chúng là thân
- Một số loại thân biến dạng (thân củ, thân rễ) có chức năng dự trữ chất hữu cơ để dùng khi cây mọc chồi, ra hoa, tạo quả. 
- Chúng đều có chồi nách, chồi lá " là thân.
b. Quan sát thân cây xương rồng
- Một số loại cây như xương rồng, cành giao,... thường sống ở nơi khô hạn, nên thân của chúng dự trữ nước, đó là thân mọng nước.
Hoạt động 2: Đặc điểm , chức năng của một số loại thân biến dạng (10’)
- Mục tiêu: HS ghi lại những đặc điểm và chức năng của thân biến dạng " gọi tên các loại thân biến dạng.
 - Đồ dùng dạy học: PHT trang 59 Sgk. 
 - Cách thực hiện :
* Bước 1
- GV cho HS hoạt động độc lập hoàn thành PHT ở SGK trang 59.
- HS hoạt động đọc lập, dựa vào thông tin thu thập được hoàn thành bảng ở vở bài tập. 
- Gv thu 1 số bài để chấm.
- Đại diện Hs trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và treo bảng đã hoàn thành kiến thức để HS theo dõi và sửa chữa.
- HS theo dõi bảng của giáo viên, chữa bài.
* Bước 2. Kết luận: Một số loại thân biến dạng làm các chức năng khác nhau như thân củ, thân rễ chứa chất dự trữ; thân mọng nước dự trữ nước. 
2. Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng
STT
Tên vật mẫu
Đặc điểm của thân biến dạng
Chức năng đối với cây
Tên thân biến dạng
1
Củ su hào
Thân củ nằm trên mặt đất
Dự trữ chất hữu cơ
Thân củ
2
Củ khoai tây
Thân củ nằm dưới mặt đất
Dự trữ tinh bột
Than củ
3
Củ gừng
Thân rễ và thân trên mặt đất
Dự trữ tinh bột
Thân rễ
4
Củ dong ta
Thân rễ nằm dưới mặt đất, có vảy lá bao phủ.
Dự trữ tinh bột
Thân rễ
5
Xương rồng
Thâm mọng nước, lá biến thành gai.
Dự trữ nước
Thân mọng nước
4. Kiểm tra đánh giá
 - Gv yêu cầu Hs đọc mục “Em có biết” và hỏi: Vì sao khoai lang là rễ, khoai tây là thân?
- Hs đọc bài và suy nghĩ trả lời.
- GV cho HS làm bài tập trang 60 Sgk tại lớp, GV thu 1 số bài chấm ngày tại lớp.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
 - Chuẩn bị bài sau:Chuẩn bị các kiến thức cho tiết sau ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 6 tiet 18.doc