Giáo án Lớp 7 môn Địa lí - Nguyễn Phúc Tánh

Giáo án Lớp 7 môn Địa lí - Nguyễn Phúc Tánh

1. Kiến thức:

 Có những hiểu biết về dân số và tháp tuổi.

 Tình hình và nguyên nhân của gia tăng dân số, hậu quả của bùng nổ dân số tới các nước đang phát triển.

 Nắm được sự phân bố dân cư và nguyên nhân của sự phân bố đó. Các vùng đông dân trên thế giới.

 Sự khác nhau và phân bố của 3 chủng tộc chính trên thế giới. Đặc điểm các kiểu quần cư.

 Lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị. Các khái niệm về mật độ dân số, đô thị, siêu đô thị và sự phân bố của các siêu đô thị.

 

doc 208 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 7 môn Địa lí - Nguyễn Phúc Tánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một
THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
& MỤC TIÊU CHUNG:
Kiến thức:
Có những hiểu biết về dân số và tháp tuổi.
Tình hình và nguyên nhân của gia tăng dân số, hậu quả của bùng nổ dân số tới các nước đang phát triển.
Nắm được sự phân bố dân cư và nguyên nhân của sự phân bố đó. Các vùng đông dân trên thế giới.
Sự khác nhau và phân bố của 3 chủng tộc chính trên thế giới. Đặc điểm các kiểu quần cư.
Lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị. Các khái niệm về mật độ dân số, đô thị, siêu đô thị và sự phân bố của các siêu đô thị.
Kĩ năng:
Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số.
Rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ biểu đồ dân số và tháp tuổi.
Đọc bản đồ phân bố dân cư, phân tích tranh ảnh...
Thái độ:
Có nhận thức đúng đắn về nguyên nhân và hậu quả của bùng nổ dân số.
Nhận biết sự phân biệt đối xử giữa các chủng tộc là không có cơ sở.
Lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước ; ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Tiết PPCT: 1
Bài 1: DÂN SỐ
Ngày dạy:
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Dân số và tháp tuổi.
Dân số là nguồn lao động của một địa phương.
Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số.
Hậu quả của sự bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển.
Kĩ năng:
Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số.
Rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.
Thái độ:
Ý thức về vai trò của chính sách dân số, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo khoa, bản đồ dân cư và các đô thị thế giới, tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi.
Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.
TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
Kiểm tra bài cũ: Không.
Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Giới thiệu thuật ngữ dân số và một vài số liệu nói về dân số nước ta.
Vậy trong các cuộc điều tra dân số, người ta cần tìm hiểu những điều gì ?
Giáo viên giới thiệu sơ lược hình 1.1 sách giáo khoa và đặt câu hỏi:
Tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái ?
So sánh số người trong độ tuổi lao động ?
Nhận xét hình dạng 2 tháp tuổi ?
Căn cứ vào tháp tuổi cho biết đặc điểm gì của dân số ? (Giáo viên giới thiệu 3 dạng tháp tuổi cơ bản)
Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử.
Quan sát hình 1.3 và 1.4, cho biết tỉ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa các yếu tố nào ? Ý nghĩa của khoảng cách rộng, hẹp ?
Quan sát hình 1.2, cho biết dân số thế giới bắt đầu tăng:
Tăng nhanh vào năm nào ?
Tăng vọt từ năm nào ?
Giải thích nguyên nhân ?
Quan sát 2 biểu đồ hình 1.3 và 1.4, cho biết:
Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử ở 2 nhóm nước ?
So sánh sự gia tăng dân số ?
Các nước
phát triển
Các nước
đang phát triển
1950
1980
2000
1950
1980
2000
Tỉ lệ sinh ()
>20
<20
17
40
>30
25
Tỉ lệ tử ()
10
<10
12
25
12
<10
Kết luận tỉ lệ gia tăng tự nhiên
- Ngày càng giảm.
- Thấp nhiều so với các nước đang phát triển.
- Không giảm, vẫn ở mức cao.
- Cao nhiều so với các nước phát triển.
Trong 2 thế kỉ XIX, XX sự gia tăng dân số thế giới có đặc điểm gì nổi bật ?
Hậu quả do bùng nổ dân số gây ra ở các nước đang phát triển ? (Ảnh hưởng tiêu cực đến bảo vệ tài nguyên và môi trường, chất lượng cuộc sống, kinh tế ).
Việt Nam thuộc nhóm nước nào, có ở trong tình trạng bùng nổ dân số không ? Nước ta có những chính sách gì ?
Những biện pháp giải quyết tích cực để khắc phục bùng nổ dân số ?
Kiểm soát sinh đẻ.
Phát triển giáo dục.
Tiến hành cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hoá.
1. Dân số, nguồn lao động:
Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của một địa phương, một quốc gia.
Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương.
2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX:
Dân số thế giới tăng nhanh nhờ những tiến bộ về kinh tế - xã hội và y tế.
3. Bùng nổ dân số:
Sự gia tăng dân số không đều trên thế giới.
Dân số ở các nước phát triển giảm. Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển.
Nhiều nước có chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội tích cực để khắc phục bùng nổ dân số.
Củng cố và luyện tập:
4.1. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ thích hợp trong các câu sau:
Điều tra dân số cho biết ......... của một địa phương, một nước.
Tháp tuổi cho biết ......... của dân số qua ......... của địa phương.
Trong hai thế kỉ gần đây, dân số thế giới ......... đó là nhờ .........
4.2. Bùng nổ dân số xảy ra khi:
Dân số tăng cao đột ngột ở các vùng thành thị.
Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử tăng.
Tỉ lệ gia tăng dân số lên đến 2,1%.
Dân số ớ các nước phát triển tăng nhanh khi họ giành được độc lập.
& Đáp án: 
4.1. a (tình hình dân số, nguồn lao động) ; b (đặc điểm cụ thể, qua giới tính và độ tuổi) ; c (tăng nhanh, nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và y tế).
4.2 ( d ).
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học bài, làm bài tập số 2 trang 6 sách giáo khoa.
Làm bài tập 1, 2, 3 trang 1 - Tập bản đồ Địa lí 7.
Chuẩn bị bài 2: “Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới”:
Tìm hiểu sự phân bố dân cư nước ta ? Tại sao ?
Tranh ảnh của các chủng tộc trên thế giới ? Các chủng tộc khác nhau như thế nào ?
Mật độ dân số là gì ? Cách tính ?
RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết PPCT: 2
Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
Ngày dạy: 
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân của thế giới.
Nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của các chủng tộc chính trên thế giới.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư.
Nhận biết ba chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế.
Thái độ:
Ý thức về sự đoàn kết giữa các chủng tộc.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới, bản đồ tự nhiên thế giới.
Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan, thảo luận.
TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
Kiểm tra bài cũ: 
2.1. Bùng nổ dân số xảy ra khi nào ? Hậu quả và cách giải quyết ?
2.2. Dân số nước ta tăng nhanh chủ yếu là do:
a. Tăng tự nhiên.
b. Tăng cơ giới.
c. Cả 2 đều sai.
2.1.
- Tg2,1% (2 điểm).
- Kinh tế, xã hội, môi trường (3 điểm).
- Kế hoạch hoá gia đình, giáo dục... (3 điểm).
2.2.
- a (2 điểm).
Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Giới thiệu 2 thuật ngữ: Dân số và dân cư.
Học sinh đọc thuật ngữ: Mật độ dân số. Áp dụng tính mật độ dân số ở bài tập 2 trang 9 sách giáo khoa. Từ đó, khái quát công thức tính mật độ dân số.
Quan sát bản đồ hình 2.1, cho biết:
Một chấm đỏ thể hiện bao nhiêu người ?
Có khu vực chấm đỏ dày, nơi chấm đỏ thưa thớt nói lên điều gì ?
Số liệu mật độ dân số cho biết điều gì ?
Trên lược đồ 2.1, kể tên khu vực đông dân của thế giới ? Phân bố tập trung ở đâu ? Nguyên nhân của sự phân bố nói trên ?
Dựa vào đâu để phân chia dân cư trên thế giới thành các chủng tộc ?
Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận:
Đặc điểm về hình thái ?
Địa bàn sinh sống chủ yếu ?
 Học sinh báo cáo, giáo viên chuẩn xác.
1. Sự phân bố dân cư:
Dân cư phân bố không đều.
Số liệu mật độ dân số cho biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước.
Dân cư tập trung ở các đồng bằng, ven biển và các đô thị.
2. Các chủng tộc:
Chủng tộc
Đặc điểm hình thái cơ thể
Địa bàn sinh sống
Môn-gô-lô-it (Da vàng)
- Da vàng: nhạt (Mông Cổ, Mãn Châu), thẫm (Hoa, Việt, Lào), nâu (Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a).
- Tóc đen, mượt, dài. Mắt đen, mũi to.
- Chủ yếu ở châu Á (trừ Trung Đông).
- Châu Mĩ, Đại Dương ; Trung Âu.
Nê-grô-it
(Da đen)
- Da nâu đậm, đen. Tóc đen, ngắn và xoăn.
- Mắt đen, to. Mũi thấp, rộng. Môi dày.
- Châu Phi, Nam Ấn Độ.
Ơ-rô-pê-ô-it (Da trắng)
- Da trắng hồng, tóc màu nâu hoặc vàng gợn sóng.
- Mắt xanh hoặc nâu.
- Mũi dài, nhọn và hẹp.
- Môi mỏng.
- Châu Âu, Trung và Nam Á.
- Trung Đông.
Củng cố và luyện tập:
4.1. Mật độ dân số là:
Số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ.
Số diện tích trung bình của một người dân.
Dân số trung bình của các địa phương trong nước.
Số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ.
4.2. Kết quả bài tập 2 trang 9 sách giáo khoa cho thấy Việt Nam có mật độ dân số cao hơn Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a vì:
Diện tích nhỏ, dân số ít.
Diện tích lớn, dân số đông.
Diện tích nhỏ, dân số đông.
4.3. Dân cư phân bố không đều giữa các khu vựctrên thế giới do:
Sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế giữa cá khu vực.
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng.
Điều kiện thuận lợi cho sự sống và đi lại của con người chi phối.
khả năng khắc phục trở ngại của con người khác nhau.
& Đáp án: 4.1 ( d ), 4.2 ( c ), 4.3 ( c ).
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 9 sách giáo khoa.
Làm bài tập 1, 2 trang 2 - Tập bản đồ Địa lí 9.
Chuẩn bị bài 3: “Quần cư. Đô thị hoá”:
Sưu tầm tranh ảnh thể hiện làng xóm ở nông thôn và thành thị Việt Nam hoặc thế giới ?
Thử tìm hiểu cách sinh sống và đặc điểm công việc của dân cư sống ở nông thôn và thành thị có gì giống và khác nhau ?
Đô thị hoá là gì ? Thế nào là quần cư ?
RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết PPCT: 3
Bài 3: QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HOÁ
Ngày dạy:
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nắm được các đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư thành thị, sự khác nhau về lối sống giữa 2 loại quần cư.
Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.
Kĩ năng:
Nhận biết quần cư đô thị, quần cư nông thôn qua ảnh chụp, tranh và thực tế.
Nhận biết sự phân bố của 22 siêu đô thị đông dân nhất thế giới.
Thái độ:
Tình yêu quê hương, đất nước.
Ý thức đúng đắn về chính sách dân cư.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới, ảnh các đô thị Việt Nam.
Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan và thảo luận.
TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
Kiểm tra bài cũ: 
2.1. Xác định trên bản đồ dân cư thế giới các khu vực dân cư sống tập trung ?
2.2. Dựa vào cơ sở nào để phân chia dân cư thành các chủng tộc ?
a. Màu mắt.
b. Hình thái bên ngoài cơ thể.
c. Cấu tạo bên trong cơ thể.
d. Tất cả đều đúng.
2.1.
Đồng bằng, ven biển, đô thị (6 điểm).
2.2.
b ( 4 điểm).
Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
& Giới thiệu bài: Vào thời kì con người còn lệ thuộc vào thiên nhiên nên họ sinh sống rải rác ở những nơi có điều kiện săn bắt thú, chăn nuôi và trồng trọt. Theo thời gian cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, loài người đã biết sống quây quần, tụ tập gần nhau để có đủ sức mạnh khai thác và cải tạo thiên nhiên. Từ đó, các hình thức quần cư ra đời cùng với ... ng thấp nhất
5 (50mm)
2 (20mm)
7 (15mm)
Lượng mưa cả năm
820mm
443mm
711mm
3. Tính chất chung
Hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 00C. Mưa quanh năm.
Đông lạnh khô, có tuyết rơi (vùng sâu nội địa) ; hè nóng và có mưa.
Đông không lạnh, mưa nhiều ; hè khô nóng.
4. Phân bố
Ven biển Tây Âu.
Đông Âu.
Nam Âu, ven Địa Trung Hải.
Giáo viên nhấn mạnh vai trò rất lớn của dòng nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới.
Thảo luận theo 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một môi trường theo gợi ý:
Đặc điểm sông ngòi ?
Đặc điểm thực vật ?
b. Đặc điểm sông ngòi, thực vật:
Yếu tố tự nhiên
Ôn đới hải dương
Ôn đới lục địa
Địa Trung Hải
Sông ngòi
Nhiều nước quanh năm, không đóng băng.
Nhiều nước vào xuân và hè (băng tuyết tan) ; mùa đông đóng băng.
Ngắn, dốc ; nhiều nước vào thu – đông.
Thực vật
Rừng lá rộng phát triển (sồi, dẻ)
Thay đổi từ bắc – nam ; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích.
Rừng thưa, cây lá cứng và bụi gai phát triển quanh năm.
Thiên nhiên châu Âu ngoài 3 môi trường kể trên còn có môi trường núi cao. Điển hình là vùng núi An-pơ, nơi đón gió Tây ôn đới mang hơi nước ẩm và ấm của Đại Tây Dương thổi vào nên mưa nhiều. Lượng mưa và độ cao ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành các vành đai thực vật ở đây.
Dựa vào hình 52.4, cho biết trên dãy An-pơ có bao nhiêu đai thực vật. Mỗi đai nằm trên các độ cao bao nhiêu?
Dưới 800m là đồng ruộng, hoang mạc.
800 – 1.800m có rừng hỗn giao.
1.800 – 2.200m có rừng lá kim.
2.200 – 3.000m có đồng cỏ núi cao.
Trên 3.000m là băng tuyết vĩnh cửu.
Tại sao các đai thực vật phát triển khác nhau theo độ cao ? (do độ ẩm, nhiệt độ thay đổi).
c. Môi trường núi cao:
Mưa nhiều ở các sườn đón gió phía tây.
Thực vật thay đổi theo độ cao.
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Ở môi trường ôn đới lục địa, sông có nhiều nhiều nước vào:
a. Mùa xuân – hạ.
b. Mùa thu – đông.
c. Mùa đông.
d. Mùa xuân.
4.2. Trên vùng núi An-pơ, từ độ cao 800 – 3.000m gồm có các đai thực vật theo thứ tự từ thấp lên cao:
a. Rừng lá kim, hỗn giao, đồng cỏ núi cao.
b. Rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, hỗn giao.
c. Rừng hỗn giao, đồng cỏ núi cao, rừng lá kim.
d. Rừng hỗn giao, lá kim, đồng cỏ núi cao.
1 Đáp án: 4.1 ( a ), 4.2 ( d ).
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 158 sách giáo khoa.
Làm bài tập 2, 3 trang 43 – Tập bản đồ Địa lí 7.
Chuẩn bị bài 53: “Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu Âu”:
Quan sát đường đẳng nhiệt tháng giêng, nhận xét về nhiệt độ của châu Âu vào mùa đông ?
Châu Âu có các kiểu khí hậu nào ? Đặc điểm chính của chúng ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết PPCT: 60
Ngày dạy: 11/04/08
Bài 53: Thực hành: 
ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Đặc điểm khí hậu, sự phân hoá của khí hậu châu Âu.
Mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu, kĩ năng so sánh các yếu tố khí hậu, diện tích các vùng lãnh thổ có các kiểu khí hậu khác nhau ở châu Âu. Xác định thảm thực vật tương ứng với các kiểu khí hậu.
3. Thái độ:
Lòng yêu thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ tự nhiên châu Âu.
Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
2.1. Nêu đặc điểm của các kiểu khí hậu chính ở châu Âu ?
2.2. Trên vùng núi An-pơ, thực vật phân hoá theo yếu tố nào ?
a. Theo sườn núi.
b. Độ cao.
c. Cả 2 đều đúng.
d. Cả 2 câu (a + b) đều sai.
2.1. (9 điểm).
Ôn đới hải dương.
Ôn đới lục địa.
Địa Trung Hải.
2.2. (1 điểm).
C.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Quan sát hình 51.2, cho biết:
Vì sao cùng vĩ độ nhưng miền ven biển của bán đảo Xcăng-đi-na-vi có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn Ai-xơ-len ? (dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương)
Quan sát các đường đẳng nhiệt tháng giêng, nhận xét về nhiệt độ của châu Âu vào mùa đông ?
Vùng Tây Âu: 00C.
Vùng đồng bằng Đông Âu: -100C.
Vùng núi U-ran: -200C.
Nêu tên các kiểu khí hậu châu Âu và so sánh diện tích của các vùng có kiểu khí hậu đó ?
Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và phân tích một trạm theo trình tự sau:
Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7. Nhận xét chung về nhiệt độ ?
Các tháng mưa nhiều, các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ mưa ?
Xác định kiểu khí hậu từng trạm. Lí do ?
Xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (A, B, C) với các lát cắt thảm thực vật (D, E, F) thành từng cặp sao cho phù hợp ?
Nhóm báo cáo, bổ sung. Giáo viên chuẩn xác:
1. Nhận biết đặc điểm khí hậu:
Ven biển bán đảo Xcăng-đi-na-vi có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn Ai-xơ-len.
Nhận xét nhiệt độ:
Càng về phía đông, nhiệt độ hạ dần từ 0 – 10 – 200C.
Chênh lệch nhiệt độ giữa phía đông và phía tây rất lớn: về mùa đông phía tây ấm, càng đi sâu về phía đông càng lạnh.
Các kiểu khí hậu xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích: Ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, Địa Trung Hải và hàn đới.
2. Phân tích biểu đồ khí hậu châu Âu:
Đặc điểm khí hậu
Trạm A
Trạm B
Trạm C
Nhiệt độ (0C)
Tháng 1
-3
7
5
Tháng 7
20
20
17
Biên độ
23
13
12
Nhận xét
Đông lạnh, hè nóng.
Đông ấm, hè nóng.
Đông ấm, hè mát.
Lượng mưa 
(mm)
Các tháng mưa nhiều
5 – 8
9 – 1 năm sau
8 – 5
Các tháng mưa ít
9 – 4
2 – 8
6, 7
Nhận xét chung
Lượng mưa ít (400mm/năm), mưa nhiều vào mùa hè.
Lượng mưa khá (600mm/năm), mưa nhiều vào thu – đông.
Lượng mưa lớn (>1.000mm/năm), mưa quanh năm.
Kiểu khí hậu
Ôn đới lục địa
Địa Trung Hải
Ôn đới hải dương
Kiểu thảm thực vật
D (cây lá kim)
F (cây bụi, lá cứng)
E (lá rộng)
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Giáo viên tóm tắt và nhấn mạnh các ý chính của bài về khí hậu châu Âu.
4.2. Nhận xét giờ thực hành của học sinh.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Làm bài tập 1, 2 trang 44 – Tập bản đồ Địa lí 7.
Học bài và trả lời câu hỏi bài 54: “Dân cư, xã hội châu Âu”:
Tại sao nói châu Âu có sự đa dạng về dân tộc, ngôn ngữ, văn hoá và tôn giáo ? Sự đa dạng đó thể hiện như thế nào ?
Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào ? Gồm có những nhóm ngôn ngữ chính nào và phân bố ra sao ?
Tình hình dân số châu Âu hiện nay ? Nguyên nhân ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết PPCT: 61
Ngày dạy: 15/04/08
Bài 54: DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Dân số châu Âu đang già đi, dẫn đến làn sóng nhập cư lao động, gây phức tạp cho vấn đề dân tộc, tôn giáo, tình hình chính trị - xã hội châu Âu.
Châu Âu là châu lục có mức độ đô thị hoá cao, ranh giới nông thôn và thành thị ngày càng thu hẹp lại.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ, biểu đồ để nắm được tình hình đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu.
3. Thái độ:
Nhận thức đúng đắn về chính sách dân số, dân cư và lao động.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ dân cư và các đô thị châu Âu.
Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan, thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Trên thế giới có bao nhiêu chủng tộc lớn ? Kể tên và nơi phân bố chính ?
Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào ?
Dân cư theo đạo gì ? (Cơ Đốc giáo gồm Thiên Chúa, Tin Lành, Chính Thống ; một số vùng theo đạo Hồi).
Quan sát hình 54.1, cho biết châu Âu có các nhóm ngôn ngữ nào ? Tên các nước thuộc từng nhóm ?
Chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nhóm ngôn ngữ, tên quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó ?
Đại diện nhóm báo cáo, giáo viên chuẩn xác.
1. Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá:
Phần lớn dân cư thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.
Chủ yếu dân theo đạo cơ Đốc giáo, phần nhỏ theo đạo Hồi.
Nhóm ngôn ngữ
Quốc gia sử dụng
Giéc-man
Anh, Bỉ, Đức , Áo, Đan Mạch, Na-uy, Thuỵ Điển.
La-tinh
Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Ru-ma-ni.
Xla-vơ
Nga, Xlô-va-ki-a, Xéc-bi, Crô-ti-a, Xlô-ve-ni-a, Bun-ga-ri, Séc, U-crai-na, Ba-lan, Bê-la-rút.
Hy-lạp
Hy-lạp
Các nhóm khác
An-ba-ni, Lát-vi-a, Lít-va.
Quan sát hình 54.2, nhận xét sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi châu Âu và thế giới trong giai đoạn 1960 – 2000 ?
Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận, mỗi nhóm một độ tuổi.
Các nhóm báo cáo, giáo viên chuẩn xác theo bảng:
2. Dân cư châu Âu đang già đi. Mức độ đô thị hoá cao:
a. Đặc điểm dân cư:
Độ tuổi
Sự thay đổi kết cấu dân số 1960 - 2000
Châu Âu
Thế giới
Dưới độ tuổi lao động
Giảm dần
Tăng liên tục
Tuổi lao động
1960-1980
Tăng chậm
Tăng liên tục
1980-2000
Giảm dần
Tăng liên tục
Trên tuổi lao động
Tăng liên tục
Tăng liên tục nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tháp.
Nhận xét: Sự thay đổi hình dạng tháp tuổi
1960-2000 chuyển dần từ tháp tuổi trẻ sang già (đáy rộng sang đáy hẹp).
Vẫn là tháp tuổi trẻ (đáy rộng, đỉnh hẹp).
Qua phân tích 3 tháp tuổi về kết cấu dân số châu Âu và thế giới ở một số năm, em có nhận xét gì về đặc điểm dân cư châu Âu ?
Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số ? Hậu quả gì ? (dân số già dẫn đến thiếu lao động, làn sóng nhập cư vào châu Âu gây bất ổn về nhiều mặt trong đời sống, kinh tế, chính trị và xã hội).
Quan sát hình 54.3 và 54.1 ; kết hợp với sách giáo khoa, cho biết đặc điểm phân bố dân cư châu Âu ?
Quan sát hình 54.3, cho biết tên các đô thị trên 5 triệu dân ở châu Âu ? Đô thị hoá ở châu Âu có đặc điểm gì ?
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên quá thấp (<0,1%).
Dân số châu Âu đang già đi.
Phân bố dân cư:
Mật độ trung bình 70 người / km2.
Đông dân: ven biển phía tây.
Thưa dân: phía bắc và vùng núi cao.
b. Đô thị hoá:
Tỉ lệ dân thành thị cao: 75%.
Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dải đô thị.
Quá trình đô thị hoá ở nông thôn đang phát triển.
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Nhóm ngôn ngữ Xla-vơ ở châu Âu có những nước nào sau đây:
a. Na-uy, Thuỵ Điển, Đức.
b. Ba-lan, U-crai-na, Liên Bang Nga.
c. Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha.
d. Hung-ga-ri, Hy-lạp.
4.2. Sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi ở châu Âu và thế giới trong giai đoạn 1960 – 2000 như thế nào là đúng:
a. Dân số châu Âu già đi so với thế giới.
b. Dân số châu Âu đang trẻ ra so với thế giới.
c. Châu Âu và thế giới có dân số ngày càng già đi.
d. Châu Âu và thế giới có dân số ngày càng trẻ thêm.
1 Đáp án: 4.1 ( b ), 4.2 ( a ).
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 163 sách giáo khoa.
Làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 45 – Tập bản đồ Địa lí 7.
Chuẩn bị bài 55: “Kinh tế châu Âu”:
Tại sao nền nông nghiệp châu Âu đạt hiệu quả cao ?
Nền nông nghiệp tiên tiến châu Âu được tiến hành theo những hình thức sản xuất nào ?
Công nghiệp châu Âu đã biến đổi như thế nào từ 1980 đến nay ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết PPCT: 62
Ngày dạy: 19/4/09
Bài 55: KINH TẾ CHÂU ÂU
MỤC TIÊU:
CHUẨN BỊ:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
TIẾN TRÌNH:
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docĐLKV.doc