1. Kiến thức: Giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá. Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống; Bổn phận và trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng gia đình văn hoá.
2. Kĩ năng: HS biết thực hiện tốt bổn phận của mình trong gia đình và biết giữ gìn danh dự cho gia đình, tránh xa các thói hư tật xấu trong xã hội.
3. Thái độ: HS có tình cảm, yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc.
TIẾT 12: BÀI 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ.( TIẾT 2) Ngày soạn: 21/11. A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá. Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống; Bổn phận và trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng gia đình văn hoá. 2. Kĩ năng: HS biết thực hiện tốt bổn phận của mình trong gia đình và biết giữ gìn danh dự cho gia đình, tránh xa các thói hư tật xấu trong xã hội.... 3. Thái độ: HS có tình cảm, yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy; Giải quyết vấn đề; Thảo luận nhóm, đóng vai... C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 7. máy chiếu, tranh ảnh, phiếu học tập.... 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. Trang phục sắm vai theo sự phân công ở tiết trước của GVBM. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2 phút). II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). 1. Gia đình văn hoá là gì? 2. Vì sao gia đình cô Hoà được công nhận là gia đình văn hoá?. III. Bài mới. 1. Đặt vấn đề (1 phút): Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. 2 Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức *HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của gia đình văn hoá. Gv: Nêu mục đích của việc phát động xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá?. Gv: Hiện nay bên cạnh những gia đình có văn hoá còn có những gia đình ntn?. Gv: Em hãy nêu những việc mà các gia đình đó đã làm, nguyên nhân và hậu quả của nó?. Gv: Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa ntn đối với mỗi người, từng gia đình và toàn xã hội?. Gv: Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người, gia đình văn hoá là cơ sở để xây dựng đơn vị văn hoá, làng văn hoá. * HĐ2:( 13 phút) Tìm hiểu trách nhiệm của công dân học sinh. Gv: Để xây dựng gia đình văn hoá mỗi thành viên trong gia đình cần làm, cần tránh những điều gì? Gv: Hãy nêu các dự kiến của mình trong việc xây dựng gia đình văn hoá? * HĐ3: ( 10 phút) Luyện tập. Gv: HD học sinh làm bài tập d, e, g SGK/29. Gv: Tìm những câu CD,TN, DN nói về cách cư xử trong gia đình. - Sẩy cha theo chú, sẩy mẹ bú dì. - Anh em như thể tay chân. - Em ngã đã có chị nâng. - Cha sinh không tày mẹ dưỡng.... Gv: Hãy hát một bài hát về tình cảm gia đình. * HS đóng vai thể hiện cách ứng xử trong gia đình: N1: Cách cư xử giữa anh chị em. N2: Cách xử sự giữa con cái với cha mẹ. 2. Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá: - Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. - Gia đình có bình yên, thì xã hội mới ổn định. - Xây dựng gia đình văn hoá là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. 3. Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình - Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình. - Sống lành mạnh, sinh hoạt giản dị. - Chăm ngoan, học giỏi. - Kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em. - Không tham gia những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào các TNXH. - Không đua đòi, ăn chơi, không làm những việc tổn hại đến danh dự của gia đình. IV. Củng cố: ( 2 phút) Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành nhân cách con người, xây dựng gia đình văn hoá là góp phần làm cho xã hội bình yên hạnh phúc. Hs tuỳ vào sức mình để góp phần xây dựng gia đình văn hoá. V. Dặn dò: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập a, c, đ sgk/29 - Xem trước bài 10.
Tài liệu đính kèm: