Giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân - Tiết 27: Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân - Tiết 27: Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan.

 2. Kĩ năng: HS biết phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.

 3. Thái độ: HS biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lên án, phê phán các hiện tượng mê tín dị đoan.

 B. Phương pháp:

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1709Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân - Tiết 27: Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 27:	BÀI 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO (T1)
Ngày soạn: 15/3.
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan.
	2. Kĩ năng: HS biết phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.
	3. Thái độ: HS biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lên án, phê phán các hiện tượng mê tín dị đoan.
	B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy 
	- Giải quyết vấn đề 
	- Thảo luận nhóm.
	C. Chuẩn bị của GV và HS.
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD7, Một số tình huống thực tế.
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 2 phút).
	II. Kiểm tra bài cũ: Không (5 phút)
	Trả bài, nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra.
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề (4 phút): 
	Gv cho Hs sắm vai theo nội dung sau:
Lan: Mẹ ơi sao nhà bạn Mai không có bàn thờ thắp hương như nhà mình.
Mẹ: Vì nhà bạn ấy thờ đức chúa trời, nhà bạn ấy theo đạo thiên chúa giáo.
Lan: Thế nhà mình theo đạo gì hả mẹ?.
Mẹ: Nhà mình theo đạo phật.
Lan: Thế hai đạo này khác nhau như thế nào?.....Gv dẫn dắt vào bài.
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu tin tức, sự kiện ở sgk.
Gv: Gọi Hs đọc phần tin tức, sự kiện.
Gv: Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết?.
Gv: Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng hay tôn giáo?.
* HĐ2:( 10 phút) HD học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
Gv: Tín ngưỡng là gì?. Cho ví dụ.
( Thần núi, sông, lửa, ông táo, thành hoàng, tổ tiên...)
Gv: Tôn giáo là gì?.
Gv: Hỏi 1 số Hs, em và gia đình đang theo đạo gì?. Hãy kể 1 số hình thức lễ nghi của đạo mà em đang theo?.( VD: đạo phật thờ phật tổ, có bàn thờ thắp hương, tụng kinh...; đạo thiên chúa thờ đức chúa, không thắp hương, nghe giảng đạo...).
Gv: Thế nào là mê tín dị đoan?.
Gv: Theo em đạo Đông hoa di lặc, đạo thoát y có phải là tôn giáo không?( Đó là những dị giáo)
* HĐ3 Luyện tập ( 10 phút)
Gv: Hãy kể 1 số biểu hiện mê tín dị đoan trong Hs hiện nay?.
Gv: HD học sinh làm bài tập a,b,e sgk/53,54.
Gv: Giới thiệu truyện: Chỉ vì một phút cuồng tính sbt/43.
( Nếu còn thời gian gv đọc một số tin tức về MT dị đoan và hậu quả của nó ở báo PL)
1. Khái niệm:
* Tín ngưỡng: là lòng tin vào một điều thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời.
Tôn giáo: là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức. Với những quan niệm giáo lí và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái.
VD: Đạo phật, thiên chúa giáo, tinh lành, cao đài, hoà hảo, đạo hồi...
* Mê tín dị đoan: Là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn đến hậu quả xấu.
Ví dụ: Bói toán, chữa bệnh bằng phù phép, yểm bùa.
	IV. Củng cố: ( 2phút) 
	Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan	
V. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học bài, làm bài tập còn lại sgk.
	- Xem trước nội dung còn lại của bài.
	- Tìm hiểu các lễ nghi của 1 số tôn giáo ở địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 27.doc