Giáo án Lớp 7 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Định Thị Thi

Giáo án Lớp 7 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Định Thị Thi

A. Mục tiêu bài học.

1.Kiến thức.

Giúp HS hiểu rõ:

- Thế nào là sống giản dị và sống không giản dị.

- Tại sao phải sống giản dị.

- Các biểu hiện của lối sống giản dị.

2.Kỹ năng:

 - Hs tự đánh giá hành vi của mình và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh.

3.Thái độ:

 

doc 107 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 7 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Định Thị Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần:1 
Tiết: 1
 Ngày soạn: /9/2007 Ngày dạy:/9/2007
 Bài 1: sống giản dị(1tiết)
A. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức.
Giúp HS hiểu rõ:
- Thế nào là sống giản dị và sống không giản dị.
- Tại sao phải sống giản dị.
- Các biểu hiện của lối sống giản dị.
2.Kỹ năng:
 - Hs tự đánh giá hành vi của mình và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh.
3.Thái độ:
 - Hình thành ở Hs thái độ quí trọng lối sống giản dị và lý giải tại sao cần phải sống giản dị.
B. Tài liệu và phương tiện dạy học:
 - Truyện kể, ca dao, tục ngữnói về lối sống giản dị.
C.Phương pháp:
 - Diễn giải, Thảo luận, Tổ chức trò chơi ..
D. Các hoạt động dạy và học:
1.Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs: Sgk, vở ghi..
2.Giới thiệu bài.
 - Gv đưa ra tình huống:
 Lan là con nhà nghèo nhưng vào năm học mới, Lan không chịu đi xe đạp cũ mà bắt mẹ mua xe đạp mới thì mới chịu tới trường.
? Qua tình huống trên em nhận xét Lan là con người như thế nào.
- Hs trả lời, bổ sung..
- Gv nhận xét và chuyển vào bài mới.
3. Bài mới:
Hoạt động :1 Tìm hiểu khái niệm sống giản dị thông qua phân tích truyện
- Gv gọi 1hoặc 2 Hs đọc truyện đọc: “ Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc độc lập ”
- Gv hướng dẫn Hs thảo luận các câu hỏi( được ghi ở bảng phụ).
- Hs thảo luận theo nhóm.
- Thời gian thảo luận là 5 phút.
Câu 1: Tìm những chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, thái độ và lời nói của BH trong ngày tuyên ngôn độc lập?
Câu 2: Em nhận xét gì về cách ăn mặc, thái độ, lời nói của BH?
Câu 3: Em hãy tìm những Vd khác thể hiện tính giản dị của BH
- Các nhóm cử đại diện trả lời, bổ sung.
- Gv nhận xét và ghi các ý chính lên bảng.
- GC giải thích thêm: cách ăn mặc, thái độ và lời nói của BH thể hiện Bác là người sống giản dị?
- Gọi HS trả lời.
- GV bổ sung và đưa ra kết luận.
 Vậy giản dị biểu hiện ở những khía cạnh nào?
Câu 1:
- Cách ăn mặc: Quần áo kaki, mũ vải đã ngả màu, đi đôi dép cao su.
- Thái độ: Cười đôn hậu,vẫy tay chào mọi người thân mật như người cha với đứa con.
- Lời nói: Giàu sức thuyết phục: “ Tôi nói đồng bào nghe rõ không”.
Câu 2: 
- Bác ăn mặc đơn giản không cầu kỳ, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước lúc đó.
- Thái độ chân tình, cởi mở đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa Bác Hồ với nhân dân.
- Lời nói của BH dễ hiểu gần gũi, thân thương với mọi người.
 VD: Dành cho các cháu
- Chú mặc áo vào cho đỡ rét.
* Kết luận: Sống giản dị là sống phù hợp với ĐK, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế để lấy được những biểu hiện phong phú, đa dạng của lối sống giản dị:
 - GV đưa ra tình huống cho HS n/ xét?
 TH1: Gia đình An có mức sống bình thường. Nhưng An ăn mặc rất diện còn học tập thì lười biếng.
 TH2: Gia đình Nam có cuộc sống sung túc. Nhưng Nam ăn mặc rất giản dị, chăm học, chăm làm.
 ? Qua 2 tình huống trên em có nhận xét gì về phong cách sống của 2 bạn An và Nam.
 - GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng sau đó nhận xét và đưa ra kết luận: 
- KL: Biểu hiện của tính giản dị:
 +Sống ko xa hoa, lãng phí.
 +k cầu kì, kiểu cách
 + K chạy theo những nhu cầu về vật chất và hình thức bên ngoài.
 + Thẳng thắn chân thật gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
 - GV đưa ra kết luận để chuyển ý: Như vậy trong c/s quanh ta sự giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Giản dị chính là cái đẹp, song nó không chỉ là vẻ đẹp bên ngoài mà là sự kết hợp hài hoà với vẻ đẹp bên trong. Giản dị không chỉ biểu hiện ở lời nói, ở cách ăn mặc và việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ hành động của mỗi người trong c/s và trong mỗi đk, hoàn cảnh nhất định. HS cần phải học tập những tấm gương ấy để trở thành những người có lối sống giản dị. Ngoài ra cần phải tránh những biểu hiện của lối sống không giản dị?
*Hoạt động 3:Thảo luận nhóm để HS tìm ra những biểu hiện trái với giản dị hoậc không giản dị:
 - GV chia lớp thành 4 nhóm cử nhóm trưởng và thư ký: 
Thời gian (3/)
 - Gọi đại diện nhóm lên trả lời.
 - GV nhận xét vàbiểu dương nhóm lên trả lời tốt.
 - GVđưa ta kết luận:
 GV đưa ra ví dụ để hs phân tích: 
 Ví dụ: có nhữnghành vi cử chỉ cachs ăn mặc lạc lõng, xa lạ với truyền thống của dân tộc.
=>Trái với giản dị là những biểu hiện sau:
- Sống xa hoa, lãng phí phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ, sinh hoạt và giao tiếp.
Hoạt động 4:Rút ra bìa học và liên hệ thực tế.
 - Gọi hs đọc nội dung bài học.
 ? Sống giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống của chúng ta?
 ? Liên hệ bản thân hs?
 - GV hướng dẫn hs giải thích câu tục ngữ và danh ngôn trong sgk?
 - Yêu cầu hs tự liên hệ bản thân và tập thể lớp để tìm những biểu hiện của lối sống giản dị và không giản dị.
* Tác dụng:
- Sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
=> HS sống giản dị sẽ có nhiểu thời gian, đk để học hành, đỡ phí tiền của cha mẹ voà những việc làm chưa cần thiết.
Hoạt động 5: Hướng dẫn hs luyện tập , củng cố bài tại lớp.
 - Hướng dẫn hs làm bài tập a,b tại lớp.
 -Gọi hs nhận xét tranh.
 *Bài tập củng cố: GV cho hs đóng vai TH sau: Dù còn nhiều khó khăn trong kinh tế, cha mẹ vẫn muốn tổ chức cho em 1 buổi sinh nhật đoàng hoàng, có bánh gatô to.
 ? Em ứng xử như thế nào trong tình huống đó.
 GV chia lớp thành 4 nhóm với (t) (3/) gọi nhóm đó lên trình bày. GV nhận xét và vcho điểm nhóm trả lời hay
Bài 1a.
Bức tranh thứ 3 thể hiện sự giản dị. Vì các bạn đã ăn mặc phù hợp với lứa tuổi, tác phong nhanh nhẹn, vui tươi thân mật.
Biểu hiện 2,5 là đúng.
GV KL: HS phải rèn luyện tính giản dị. Sống phù hợp với lứa tuổi,với đk gia đình, bản thân và môi trường xh xung quoanh. Những việc làm đó cũng là biểu hiện tình yêu thương, vâng lời bố, mẹ, có ý thức rừn luyện tốt.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
*Học bài cũ:
- Làm các bài tập c, d, đ, e( sgk/6)
- Học kỹ nội dung bài học.
* Học bài mới:
Đọc trước bài 2 “Trung thực” với những nội dung sau đây: Đọc kỹ phần truyện đọc và trả lời các câu hỏi trong phần gợi ý.
- Sưu tầm những câu tục ngữ ca dao nói về Trung thực
* Học sinh yếu kém không phải làm bài tập e.
 ==================================
 Tuần: 2
Tiết: 2
 Ngày soạn: Ngày dạy:
Bài 2: Trung thực
A. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức. 
- Giúp HS hiểu rõ:
- Thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực.
- ý nghĩa của trung thực.
2.Kỹ năng:
- Giúp hs phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và có biện pháp rèn luyện tính trung thực.
 3.Thái độ: Hình thành ở hs thái độ quý trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối, đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực.
B. Tài liệu và phương tiện dạy học:
- Bài tập tình huống + tục ngữ ca dao
Bảng phụ
C.Phương pháp:
- Diễn giải, Thảo luận, Tổ chức trò chơi ..
D. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
1. Sống giản dị là gì? Nêu biểu hiện? cho ví dụ thực tế
2. Biểu hiện trái với giản dị là gì? Cho ví dụ thực tế.
2.Giới thiệu bài.
 - Gv nhận xét và chuyển vào bài mới.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: 
 Giới thiệu bài:
 - Gv sử dụng bảng phụ;
 a, Trong những hành vi sau đây, hành vi nào là sai?
- Trực nhật lớp mình sạch, đổ rác sang lớp bạn.
- Xin tiền học để đi đánh điện tử.
- Đi học không đeo khăn quoàng, báo cáo lý do là em quên.
? Những hành vi đó biểu hiện điều gì?
- Sau đó GV dẫn dắt hs vào bài mới.
Hoạt động 2: Phân tích truyện đọc, giúp hs hiểu thế nào là trung thực:
Gọi hs đọc diễn cảm, truyện: “ Sự công minh chính trực của một nhân tài”
- Sau đó GV cho hs thảo luận lớp theo các câu hỏi sau:
? Bra mantơ đã có thái độ như thế nào đối với Miken?
? Vì sao Bra mantơ có thái độ như vậy?
? Mi ken có thái độ như thế nào?
? Vì sao Miken lăng sơ xử sự như vậy?
? Vậy trung thực là gì?
GV giản giải cho hs hiểu sâu hơn kn.
- Không ưa thích. mà là một kình địch,làm giảm danh tiếng và sự nghiệp của Miken.
- Vì sợ danh tiếng của Miken lăng giơ lấn át mình.
- Lúc đầu vô cùng tức giận
- Sau đó đánh giá cao Brâmntơ là người vĩ đại.
 Trung thực, trong chân lý và công minh chính trực.
=> KL: Trung thực là luôn tôn trọng sự thực, tôn trọng chân lý, lễ phải, sống ngay thẳng. thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế để thấy được những biểu hiện khác nhau của trung thực.
- GV cho hs thảo luận lớp với (t) (3/) . Sau đó mời 3 em lên bảng trình bày. HScòn lại theo dõi và nhận xét:
Câu hỏi:
? 1, Tìm những biểu hiện của tính trung thực trong học tập?
? 2, Quan hệ với mọi người?
? 3, trong hành động?
GV đưa ra kết luận: 
- Học tập: ngay thẳng, không gian dối ( không coi cóp.)
- không nói xấu, dũng cảm nhận khuyết đỉêm , không đổ lỗi .
- Bênh vực bảo vệ chân lý, phê phán việc làm sai
* KL: Trung thực biểu hiện ở nhiều khí cạnh khác nhau trong cuộc sống: qua thái độ hành động, lời nói của con người, không hỉ trng thực với mọi người mà cần trung thực với chính bản thân mình.
Hoạt động :4 Thảo luận nhóm để tìm ra những hành vi trái với trung thực:]
GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 3 câu hỏi sau:
? 1, Biểu hiện của hành vi trái với trung thực?
? 2, Người trung thực thể hiện hành động tế nhị khôn khéo như thế nào?
? 3, Không nói đúng sự thực mà vẫnlà hành vi trung thực? cho vd?
- Mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi với (t) (4/)?
 Cử đại diện nhóm lên trình bày. HS nhận xét gv cho ý kiến và kết luận:
Từ những biểu hiện trên em cho biết trung thực có ý nghĩa như thế nào?
- GV gọi hs đọc phần ghi nhớ sgk và giải thích câu ca dao tục ngữ sgk.
* ý nghĩa :
- Nâng cao phẩm giá
- Được mọi người tin yêu, kính trọng
- XH lành mạnh
- Sống trung thực ngay thẳng thật thà không sợ thất bại.
 * Hoạt động 4: Luyện tập – củng cố.
- Hướng dẫn HS làm bài tập a, b sgk- 8
- Gọi 2 hs lên bảng
GV cho hs chơi trò chơi sắm vai tròn tình huống sau:
- Trên đường đi học về A và B nhặt được 1 chiếc ví có nhiều tiền.
Hai bạn tranh luận rất lâu và cuối cùng hai bạn cầm chiếc ví đến đồn công an gần nhà trả lại:
- Sắm vai hai bạn hs và chú công an
Bài a:
Hành vi đúng 4,5,6
4. Hướng dẫn về nhà:
*Học bài cũ:
- Làm các bài tập c, d, đ, ( sgk/8)
- Học kỹ nội dung bài học.
* Học bài mới:
Đọc trước bài 3 “Tự trọng” với những nội dung sau đây: Đọc kỹ phần truyện đọc và trả lời các câu hỏi trong phần gợi ý.
- Sưu tầm những câu tục ngữ ca dao nói về Tự trọng
* Học sinh yếu kém không phải làm bài tập đ.
====================
 Tuần: 3
Tiết: 3
 Ngày soạn: Ngày dạy:
Bài 3 :Tự trọng
A. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức: 
1. Giúp HS hiểu rõ:
- Thế nào là tự trọng và không tự trọng.
- Biểu hiện và ý nghĩa của tự trọng.
2.Kỹ năng:
 HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác.
 - Học tâp những tấm gương về lòng tự trọng.
3.Thái độ: 
 HS có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng.
B. Tài liệu và phương tiện dạy học:
 SGK, SGV – GĐC 7
 - Tục ngữ ca dao.
C.Phương pháp:
 - ... động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi :
1. NN ta bao gồm những cơ quan nào?
2.kể tên những cơ quan quyền lực của nhà nước?
2.Giới thiệu bài 
Gv đưa ra tình huống 
Khi cần xin giấy khai sinh gia đình em phải đến cơ quan nào ?
Hs trả lời cá nhân.
 Gv nx và chuyển ý
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đvđ
Gọi hs đọ tình huống trong sgk
Cho hs thảo luận lớp theo câu hỏi sau
? Khi cần xin giấy khai sinh cần đến cơ quan nào?
? Người xin cấp lạI giấy khai sinh cần có những thủ tục gì?
? muốn đăng ký kết hôn cấn đến cơ quan nào và có những giấy tờ gì?
Gọi hs trả lời cá nhân
Hs cả lớp nx 
Gv kl
 - UBND : xã, phường, thị trấn nơI người đó đang cư trú.
 - Sổ hộ khẩu gia đình
Giấy chứng minh nhân dân.
Các giấy tờ khác có liên quan
Tiết trước các em đã được tìm hiểu về sự phân cấp BMNN 
? Theo em cấp địa phương bao gồm những cơ quan nào?
( HĐND và UBND)
* Hoạt động 2:Tìm hiểu nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND.
? HĐND xã do ai bầu ra?
Yêu cầu hs đọc sgk/ 60 và tóm tắt n/vụ , quyền hạn của HĐND.
UBND do ai bầu ra ?
Hs đọc n/vụ, quyền hạn trong sgk/ 61.
áp dụng cho hs làm bàI tập sau đây: 
xác định rõ quyền hạn nào thuộc về HĐND và UBND.
-Gv ghi vào bảng phụ 
BàI tập:
1. Quyết định chủ trương và biệm pháp xây dựng địa phương
2. Giám sát việc thực hiện hiện nghị định của UBND.
3. Thực hiện c//s dân tộc, tôn giáo ở địa phương.
4. Quản lý hành chính ở đfịa phương 
5.Tuyên truyền giáI dục pl.
6. Chống tệ nạn xh ở địa phương
gọi hs lên bảng làm
hs cả lớp nx 
gv đgiá
a. HĐND: 
HĐND xã do nd trong xã bầu ra.
Quyết định những chủ trương, biệm pháp quan trọng.
Giám sát hoạt động của UBND
b.UBND:
UBND do HĐND bầu ra 
Quản lý nhà nước ở địa phương..
 - UBND : 4, 5, 6
HĐND : 1, 2, 3
4. Củng cố, luyện tập 
Gv đưa ra bài tập sau:
1. Chủ tịch UBND xã do ai bầu ra?
 a. UBND
 b. HĐND
2. HĐND do ai bầu ra?
UBND
ND
3. Trưởng thôn do ai bầu ra?
 a. HĐND
 b. ND trong thôn 
 c. Nd trong xã
Gv ghi bt vào bảng phụ và gọi hs lên bảng làm
Hs cả lớp nx 
Gv đánh giá 
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Học thuộc n/vụ qhạn của HĐND và UBND
Làm các bt trong sgk
Liên hệ thực tế ở địa phương về các chức danh trong xã, trong thôn của em. 
Tuần:32
Tiết:32
Ngày soạn: Ngày dạy : 
Bài :18
 Bộ máy nhà nước cấp cơ sở 
 ( xã, phường, thị trấn ) tiết 2
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Giúp hs hiểu rõ trách nhiệm của Hs trong việc xd BMNN cấp cơ sở
2. Kỹ năng:
Tôn trọng ý kiến và việc làm của địa phương.
Giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ.
3. Thái độ:
 - Có ý thức tôn trọng, giữ gìn an ninh , trật tự công cộng và an toàn XH.
B. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
 Nêu nhiệm vụ , quyền hạn của HĐND và UBND ( Xã, Phường, Thị trấn)?
2.Giới thiệu bài.
Gv đưa ra tình huống:
 Một Hs có hành vi phá hoại công trình của UBND(Trạm bơm).
? Em suy nghĩ gì về việc làm của bạn học sinh trên
Hs cả lớp nhận xét, trả lời.
Gv nhận xét, chuyển ý.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trách nhiệm của Hs.
Gv sử dụng bảng phụ
? Những hành vi nào sau đây góp phần xây dựng quê hương.
1.Chăm chỉ học tập.
2.Chăm chỉ lao động.
3.Giữ gìn môi trường.
4.Tham gia nghĩa vụ quân sự.
5.Phòng chống tệ nạn Xh.
Hs làmviệc cá nhân.
Gv nhận xét.
? Bản thân người học sinh trong việc xây dựng quê hương.
Hành vi :1,2,3,4,5.là các hành vi góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- Hs ghi nhớ phần d nội dung bài học
* Hoạt động 2: liên hệ thực tế địa phương.
Hs chuẩn bị các tư liệu chuẩn bị ở nhà( Theo nhóm tổ).
? Hãy kể các chức danh ở địa phương em.
Các nhóm trình bày kế quả của các nhóm.
Các nhóm còn lại bổ xung.
Các chức danh ở địa phương:
+ Bí thư xã: Phạm Đăng Bằng.
+Chủ tịch xã: Đồng Hữu Riết.
+ Chủ tịch hội đồng.
+Trưởng công an xã.
+ Trưởng thôn.
* Hoạt động 3: Luyện tập- Củng cố.
Gv đưa ra bài tập và hướng dẫn Hs trả lời.
Hs làm việc cá nhân.
2 Hs nên bảng làm.
Hs dưới lớp nhận xét, bổ xung. 
Gv đánh giá, nhận xét và cho điểm Hs làm tốt.
Gv tổ chức cho Hs đóng vai .
Chủ đề: Thực hiện kế hoạch hoá gia đình tại địa phương.
Gv hướng dẫn Hs thực hiện.
Hs thực hiện( Phân vai, lời thoại.).
Các nhóm thực hiện, bổ xung.
Gv nhận xet và chốt toàn bài.
Bài tập C/Sgk.
Đáp án đúng:
1,4,5,6,7 - b
2,3 - a
 8 - d 
 9 - c
- Hs thực hiện theo nhóm
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Học thuộc bài và làm các bài tập còn lại.
Tìm những tấm gương tích cực xây dựng quê hương ..
Ôn lại chủ đề về tai nạn giao thông để tiết sau thực hành ngoại khoá.
Tuần:33
Tiết:33
Ngày soạn: 15/4/07 Ngày dạy : /4/2007.
ôn tập học kỳ II
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Giúp Hs hệ thống hoá kiến thức đã học 
2. Kỹ năng:
Biết khái quát tri thức.
Có thức trong học tập.
3. Thái độ:
- Biết được kiến thức nào mình nắm vững và kiến thức nào mình chưa nắm vững và từ đó có cách học cho phù hợp.
B. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
1.Nêu trách nhiệm của bản thân đối với quê hương , đất nước.
2.Nêu các việc làm cụ thể của bản thân.
2. Bài mới:
A. Lý thuyết
 Gv đưa ra câu hỏi và hướng dẫn Hs ôn tập.
Câu:1 Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch. Nêu ý nghĩa? 
Câu:2 Thế nào là quyền được bảo vệ , chăm sóc , giáo dục của trẻ em.?
Câu:3 Nêu bổn phận và trách nhiệm của trẻ em và gia đình, XH?
Câu:4 Nêu khái niệm MT và TNTN. Nêu ai tầm quan trọng?
Câu:5 DSVH là gì. Kể tên các loại DSVH, cho vd?.
Câu:6 Nêu qui định của pháp luật về bảo vệ các DSVH. Nêu trách nhiệm của bản thân?
Câu:7 Nêu khái niệm: TN, TG, MTDĐ và so sánh sự khác nhau?. 
Câu:8 Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước và nêu bản chất của nhà nước?
Câu:9 Bộ máy NN cấp cơ sở bao gồm những cơ quan nào
Câu: 10 Nêu nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy cấp cơ sở?
Hs ghi vào vở.
Gv giải thích, hướng dẫn Hs cách trả lời .
-KN:Biết xác định nhiệm,sắp xếp, công việc hàng ngày, hàng giờ một cách hợp lý.
-ý nghĩa: Chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.
- KN(SgkT40-41)
 - Sgk/T41.
Quan trọng đối với sự sống của con người.
Có 2 loạI DSVH: Vật thể, Phi vật thể.
Vd: Trống đồng.
 áo dài.
 Đồ sơn..
- HĐND, UBND
B. Bài tập.
 - Gv yêu cầu Hs xem lại các bà đã học trong học kỳ II.
Hs làm việc cá nhân.
Gv giải đáp thắc mắc nếu hs chưa hiểu.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
Học lý thuyết và làm các bài tập ( Từ bài12- 18 ).
Chuẩn bị kiến thức cho tiết kiểm tra học kỳ II
 ---------------------------------------------------------------
Tuần: 34
Tiết: 34
Ngày soạn: Ngày dạy :
Kiểm tra học kỳ II
A.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
 Giúp hs hệ thống hoá kiến thức đã học. Từ đó thấy được những hạn chế của bản thân mà khắc phục đạt kết quả tốt hơn.
2. Thái độ:
 Nghiêm túc trong giờ kiểm tra
 Có ý thức học tập tốt hơn
3.Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng trình bày 1 bài kiểm tra.
B. Phương pháp. Nêu vấn đề
 C. Tài liệu và phương tiện.
 GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm
 HS: Giấy, bút
D. Hoạt động dạy và học.
ổn định tổ chức lớp: ktss
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bút viết của hs
3. Bài mới:Gv phát đề và nhắc hs làm bài nghiêm túc
4. Củng cố bài học.
Gv thu bài và nx giờ kiểm tra
5.Hướng dẫn học ở nhà:
Xem lại kiến thức của bài kiểm tra.
Tìm hiểu các tài sản của nhà nước ở địa phương để giờ sau thực hành ngoại khoá.
Tuần: 35
Tiết: 35
Ngày soạn: Ngày dạy:
 Ngoại khoá về vấn đề an toàn giao thông 
A. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức.
- Giúp HS hiểu rõ:
+ Các nguyên tắc, qui tắc khi tham gia giao thông.
+ Một số biển báo giao thông và đèn tín hiệu.
+Các vi phạm của xe đạp
2.Kỹ năng:
- Biết vận dụng tốt các qui định của PL khi tham gia giao thông.
3.Thái độ:
Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.
Biết phê phán những hành vi vi phạm và báo cho cơ quan có thẩm quyền.
B. Tài liệu và phương tiện dạy học:
Sách an toàn giao thông.
Luật an toàn giao thông.
Hệ thống biển báo.
C.Phương pháp:
- Diễn giải, Thảo luận, Tổ chức trò chơi ..
D. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
? Nêu bản chất và vai trò của PL. Cho VD minh hoạ.
2.Giới thiệu bài.
GV giới thiệu tình hình tai nạn giao thông năm 2006.
+ Cả nước có 14.000 bị chết.
+ HảI Dương có: 287 vụ TNGT làm chết: 140 người., bị thương: 345 người.
+ Tứ Kỳ có: 67 vụ làm chết 16 người, 68 người bị thương.
+ Nguyên Giáp: làm chết 2 người, 8 người bị thương.
Gv đưa ra câu hỏi.
? Qua số liệu trên, em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông
Gv nhận xét và chuyển vào bài mới.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Nguyên tắc khi tham gia giao thông.
? Có những nguyên tắc nào.
Gv giải thích và yêu cầu HS lấy thêm VD.
? Hãy cho biết ý thức chung của người tham gia giao thông hiện nay như thế nào
Nguyên tắc:
+ Có ý thức khi tham gia giao thông.
+ Phương tiện đảm bảo.
+ Xử lý nghiêm hành vi vi phạm.
- ý thức chưa cao.
* Hoạt động 2: Các qui tắc khi tham gia giao thông.
? Nêu các qui tắc khi tham gia giao thông. Cho VD.
? Qui tắc khi vượt nhau.
? Qui tắc khi tránh nhau.
Gv giải thích có rất nhiều tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện giao thông không nắm vững các qui tắc khi tham gia giao thông.
? Nêu các vi phạm của xe đạp khi tham gia giao thông.
? Với những vi phạm đó thì bị xử phạt như thế nào.
a. Qui tắc chung:
- Đi bên phải.
Khi sang đường, vượt xe..cần quan sát và có tín hiệu
Qui tắc cụ thể:
Nhường đường:
+ Vận tốc nhỏ nhường đường cho vận tốc lớn.
+ Phương tiện đi trong ngõ nhường đường cho xe ở đường chính.
- Vượt :
+ Bên phải.
+ Cấm vượt khi xe phía trước không có tín hiệu nhường đường, đoạn đường cấm vượt, có vật cản phía trước.
Tránh nhau:
+Bên phải.
+ Đi đúng làn đường
- Buông 2 tay, sai phần đường, lạng lách , đánh võng, đi xe bằng 1 tay..
- Xử phạt tiền, tạm giữ phương tiện 10 ngày 
* Hoạt động 3: Các loại biển báo giao thông đường bộ.
? Có mấy loại đèn giao thông.
? Nêu ý nghĩa từng loại đèn trên.
? Có mấy loại biển báo giao thông.
? Nêu ý nghĩa từng loại biển báo trên.
- Gv yêu cầu Hs từng nhóm hoàn thành 1 loại biển báo( Hình dạng, màu sắc)
a. Đèn giao thông.
Có 3 loại: Xanh, Vàng, Đỏ.
+ Xanh: Được đi.
+ Vàng: Báo hiệu chuẩn bị có đèn đỏ.
+ Đỏ: Dừng lại.
b. Biển báo giao thông.
Có 5 loại:
+ Cấm.
+ Nguy hiểm.
+ Hiệu lệnh.
+ Chỉ dẫn.
+ Biển phụ.
Hoạt động 5: Luyện tập.
Gv đưa ra một số tình huống
1. Người tham gia điều khiển phương tiện giao thông( Xe đạp, xe máy) qui định độ tuổi là bao nhiêu.
2. Nêu các hành vi vi phạm luật ATGT mà HS thường mắc phải.
Gv đưa ra bài tập tình huống.
Tình huống: Ngày chủ nhật, Hùng 15 tuổi lấy xe máy đèo em đến nhà bạn chơi. Đằng sau em Hùng mở ô che nắng. Đi một đoạn bị cảnh sát giao thông dừng lại. Cả 2 ngơ ngác không hiểu điều gì đẫ xẩy ra.
?Vậy theo em cảnh sát giao thỗng xử phạt anh em Hùng đúng hay sai. Vì sao?.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn lại kiến thức của học kỳ II. 
- Tìm hiểu các tai nạn giao thông thông ở địa phương và cả nước .

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD lop 7 giao an cd 7.doc