Giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân - Tuần 20

Giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân - Tuần 20

I.Mục tiêu và yêu cầu bài học

*Giúp hs:

 -Hiểu nội dung sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch đối với hiệu quả công việc.

 -Có được kĩ năng xây dựng kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kĩ năng tự điều chỉnh, tự đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.

 

doc 40 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1947Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/01/2009
Ngày dạy: 15/01/2009
Tuần: 20
Tiết: 20 
	Bài 12: (2 tiết)
SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH
I.Mục tiêu và yêu cầu bài học
*Giúp hs:
	-Hiểu nội dung sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch đối với hiệu quả công việc.
	-Có được kĩ năng xây dựng kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kĩ năng tự điều chỉnh, tự đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
	-Có ý chí nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch sống và làm việc.
II.Phương pháp
	-Đàm thoại, thảo luận nhóm, diễn giải
III.Tài liệu và phương tiện
	-SGK,SGV CD 7
	-Sách bài tập tình huống
IV.Các hoạt động dạy và học trên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:( 1’)
2.Giới thiệu bài (4’)
GV nêu vấn đề sau: “Đầu năm nhận làm lớp trưởng, Hà đã cùng cô giáo chủ nhiệm bàn bạc và ghi những việc sẽ làm của từng tháng, học kỳ để đẩy mạnh phong trào học tập”
	Em có nhận xét gì về cách làm việc của Hà và cô giáo?
Bạn ấy và cô giáo làm việc có kế hoạch
Để tìm hiểu xem vì sao chúng ta cần phải làm việc có kế hoạch,chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 12: SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH
3.Giảng bài mới:35’
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15”
10’
10’
HĐ1: Giúp học sinh tìm hiểu thông tin (kế hoạch học tập, làm việc của Hải Bình).
-Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin.
+ Hãy nhận xét về lịch làm việc và học tập của bạn Hải Bình?
+ Em nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình?
Khi biết thời khoá biểu học tập ở trường?
+ Em thử dự đoán kết quả học tập của Hải Bình sẽ như thế nào ? 
HĐ2: Cho hs thảo luận nhóm nhằm giúp các em phát hiện ra những điểm hợp lí và chưa hợp lí ở kế hoạch của bạn Hải Bình .
*Gv bổ sung thêm những điểm chưa hợp lí.
+ Thiếu thời gian hàng ngày.
+ Chưa thể hiện lao động giúp đỡ gia đình.
+ Thiếu công việc: ăn ngủ, tập thể dục .
+ Xem vô tuyến quá nhiều.
*HĐ3: Cho học sinh liên hệ bản thân về nếp sống làm việc 
- Yêu cầu học sinh nêu kế hoạch học tập làm việc trong 1 tuần
+ Từ đó giúp học sinh hình thành khái niệm sống và làm việc có kế hoạch
+Qua kế hoạch học tập và làm việc của bạn Hải Bình các em hãy nêu khái niệm sống và làm việc có kế hoạch?
- Khi lên bảng kế hoạch phải đảm bảo các nhiệm vụ gì ?
- Nhận xét
- Đọc phần thông tin ở 
SGK.
- Đã phân bố được lịch học tập nhưng thời gian xem ti vi quá nhiều.
- Chủ động trong việc học tập, làm việc cho riên mình 
- Đạt kết quả cao 
- Thảo luận theo nhóm (thiếu thời gian từ 11h 30 đến 14h và 17h đến 19h) 
Việc bạn xem ti vi quá nhiều, không tập thể dục 
- Từng cá nhân đề ra kế hoạch, sau đó lên thể hiện cho lớp nghe.
-Hs trình bày dựa theo nội dung SGK
- Trả lời
+ Rèn luyện, lao động, nghỉ ngơi, hoạt động 
- Ghi bài
1. Sống và làm việc có kế hoạch là gì ?
-Là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lí để mọi việc thực hiện có hiệu quả.
2. Kế hoạch sống và làm việc phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ gì ?
 Rèn luyên, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúo gia đình.
 4.Củng cố (5’)
	- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm sống và làm việc có kế hoạch
 5.Dặn dò 
	- Về nhà tự ra kế hoạch học tập, làm việc siêng năng cho mình.
	- Chuẩn bị tiếp nội dung còn lại và xem trước các bài tập
 6. Rút kinh nghiệm:
.
Ngày soạn: 30/01/2009
Ngày dạy:04/02/2009
Tuần: 21
Tiết: 21 
	Bài 12: (Tiếp theo)
SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH
I.Mục tiêu và yêu cầu bài học
*Giúp hs:
	-Hiểu làm thế nào để sống và làm việc có kế hoạch có hiệu quả, ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch đối với hiệu quả công việc.
	-Có được kĩ năng xây dựng kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kĩ năng tự điều chỉnh, tự đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
	-Có ý chí nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch sống và làm việc.
II.Phương pháp
	-Đàm thoại, thảo luận nhóm, diễn giải
III.Tài liệu và phương tiện
	-SGK,SGV CD 7
	-Sách bài tập tình huống
IV.Các hoạt động dạy và học trên lớp
 1 .Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
 - Khi lên kế hoạch phải đảm bảo cân đối những vấn đề gì ?
 2. Giới thiệu bài mới : (2’)
 Gv nhắc lại nội dung bài tiết trước , liên hệ vào bài.
 3. Giảng bài mới : (33’)
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung
13’
10’
10’
*HĐ1: Cho hs thảo luận nhóm để tìm ra phương pháp sống và làm việc có kế hoạch đạt hiệu quả .
-Khi đề ra kế hoạch muốn kế hoạch của mình đạt kết quả cao ta phải làm gì?
-Nếu có việc cần thiết, khi đó ta phải làm gì?
-Nếu chúng ta đề ra kế hoạch đầy đủ chi tiết nhưng ta không thực hiện được thì sẽ như thế nào?
- Nhận xét và nhấn mạnh lại biện pháp thực hiện kế hoạch có hiệu quả
*HĐ2: Cho hs sắm vai người sống và làm việc có kế hoạch giúp các em thấy được hiệu quả của sống và làm việc có kế hoạch.
-Dựa vào hình ảnh của hai nhân vật trên, các em hãy cho biết vì sao cần phải sống và làm việc có kế hoạch ?
- Nhận xét
*HĐ3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập c (so sánh hai bảng kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh)
-Yêu cầu hs nhận xét ưu, khuyết của 2 kế hoạch này dựa vào nội dung bài?
- Cho cả lớp nhận xét
-Nhận xét chung
-Hs thảo luận theo nhóm
-Phải đảm bảo cân đối giữa các hoạt động, lo động, học tập, giải trí
-Phải biết điều chỉnh kế hoạch để thực hiện có hiệu quả.
-Cũng bằng không
- Ghi bài
- Trả lời
+Tiết kiệm được thời gian
+Đạt hiệu quả cao
+Chủ động trong công việc
- Ghi bài
- Làm bài tập
-Nhận xét
3.Biện pháp để thực hiện kế hoạch có hiệu quả ?
-Phải đảm bảo cân đối giữa các nhiệm vụ, rèn luyện, học tập, lao động, vui chơi
-Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
-Quyết tâm vượt khó kiên trì , sáng tạo thực hiện kế hoạch đã đề ra.
4.Ý nghĩa của việc làm việc cĩ kế hoạch ?
-Giúp ta chủ động trong công việc
-Tiết kiệm được thời gian
-Đạt hiệu quả cao trong công việc
 4.Củng cố :(5’)
 + Để kế hoạch đặt ra có hiệu quả ta cần chú ý những vấn đề gì?
 +Vì sao phải sống và làm việc có kế hoạch?
 5.Dặn dò 
 -Học bài và làm bài tập còn lại trong SGK
 -Xem trước bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em Việt Nam
 6.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 22
Tiết: 22 	
 Bài 13: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC
	 CỦA TRẺ EM VIỆT NAM ( 2 tiết )
I.Mục tiêu và yêu cầu bài học
*Giúp hs:
	-Biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam, vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó.
	-Tự giác rèn luyện bản thân, biết tự bảo vệ quyền và thực hiện tốt các bổn phận, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
	-Biết ơn sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của xã hội và gia đình.
II.Phương pháp
-Đàm thoại, thảo luận nhóm, diễn giải
III.Tài liệu và phương tiện
	-SGK,SGV CD 7
	-Hiến pháp 1992
	-Sách bài tập tình huống
IV.Các hoạt động dạy và học trên lớp
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài củ :5 ‘
* Khi đặt ra kế hoạch làm việc học tập.Muốn kế hoạch đó đạt hiệu quả cao, ta phải làm gì?
TL:- Phải bảo đảm cân đối giữa các kế hoạch.
 -Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
 -Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch
3.Giới thiệu bài: 3’
-GV giới thiệu tranh về quyền và nghĩa vụ của trẻ em
4. Giảng bài mới:33 ’
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
10’
7’
6’
*Hoạt động1:Giới thiệu các quyền cơ bản của trẻ em
+Từ những bức tranh học sinh đã quan sát .Yêu cầu hs ghép lại các quyền tương ứng với từng bức tranh .
+Trẻ em được khai sinh và có quốc tịch.Nó là tiền đề điều kiện pháp lí để thiết lập các quyền công dân khác.
+Gv nhấn mạnh trẻ em là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xậy dựng và bảo vệ tổ quốc nên cần được quan tâm hơn.
*Hoạt động 2:Giải thích vì sai cần phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận.
+ Yêu cầu học sinh đọc truyện ở SGK.
+ Vì sao Thái có những hành vi vi phạm pháp luật?
+ Thái không được hưởng những quyền gì so với các bạn cùng lứa tuổi?
*Hoạt động 3: Giúp học sinh thấy được sự quan tâm của tất cả mọi người đến thế hệ trẻ thì các em phải làm gì để không phụ lòng họ.
+ Tiến hành chia nhóm để học sinh thi đua nhau nói lên nhiệm vụ của mình cần làm.
+ Đối với tổ quốc, người khác, ông bà, cha mẹ, người lớn, việc học tập.
*Hoạt động 4:Tìm hiểu vai trò trách nhiệm của gia đình, nhà nước, xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.
+ Gia đình phải có trách nhiệm như thế nàp đối với trẻ em?
+ Nhà nước phải có những chính sách như thế nào?
-Hs làm việc theo nhóm, sau đó đại diện từng nhóm lên ghép nội dung từng bức tranh tương ứng.
-Đọc truyện
- Không được cha mẹ dạy dổ, không được đến trường.
-Được đi học, được sống chung với cha mẹ.
-Không được giáo dục, chăm sóc, dạy dổ dẫn đến việc vi phạm pháp luật.
-Hs thảo luận theo nhóm để lên trình bày.
-Hs thể hiện dựa theo nội dung ở SGK
-Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.
-Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.
1.Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là gì ?
a.Quyền được bảo vệ
-Quyền được khai sinh và có quốc tịch
b.Quyền được chăm sóc
- Được chăm sóc, nuôi dưỡng, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình
c.Quyền được giáo dục
-Được học tập, dạy dổ, vui chơi giải trí.
2.Bổn phận của trẻ em
- Yêu tổ quốc
-Tôn trọng pháp luật
-Yêu quí, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
-Chăm chỉ học tập
-Không đánh bạc, hút thuốc, uống rượu.
3.Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội.
-Gia đình chịu tra ... ùc vào thời kỳ quá độ đi lên CHXHCN 
-Nhà nước ta là nhà nước của ai ?
* HĐ2: Tìm hiểu cơ cấu bộ máy nhà nước 
- Cho hs quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước sau đó yêu cầu hs thảo luận những vấn đề sau:
+ Bộ máy nhà nước được phân chia làm mấy cấp ?
+Bộ máy nhà nước cấp trung ương, tỉnh , xã có những cơ quan nào 
+ Ở Trung ương ?
+ Ở cấp tỉnh thành phố 
+ Ở cấp quận quyện thị xã 
+ ở cấp xã phường 
- Là thành phố của cuộc cách mạng tháng 8-1945 do Đảng CSVN lảnh đạo 
- Vì khi đó đất nước hoàn toàn giải phóng, tổ quốc hoàn toàn thống nhất 
- của dân do dân vì dân 
- 4 cấp (Trung ương tỉnh thành phố , Quận , huyện , TX), xã phường thị trấn .
- Hs dựa theo sơ đồ để trình bày 
- Quốc hội, chính phủ Toà Aùn nhân tối cao VKSND tối cao 
- TAND Tỉnh , UBND tỉnh, VKSND tỉnh, HĐND 
- UBND Huyện .., TAND Huyện, VKSND Huyện HĐND huyện
- UBND xã , HĐND 
1.Bản chất của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân ,do dân và vì dân 
- Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.
2.Bộâ máy nhà nước 
- Được chia làm 4 cấp gồm có loại cơ quan được phân định như sau :
+ Cơ quan quyền lực: Quốc hội, Hội đồng nhân dân 
- Cơ quan hành chính:Chínhphủ UBND các cấp
- Cơ quan xét xử : Toà án nhân dân tố cao các toà nhân dân ở địa phương và các toà án quân sự 
- Cơ quan kiểm sát : viện kiểm sát nhân dân tối cao và các viện kiểm sát nhân dân ở địa phương và viện kiểm sát quận sự 
 4 .Củng cố : (5’) 
+ Nhà nước ta là nhà nước của ai? Bộ máy Nhà nước ta được chia làm mấy cơ quan?
 5.Dặn dò 
- Về nhà xem nội dung còn lại của bài 
- Xem SGK trang 57 ( các điều 109, 83, 84 của hiến pháp 1992 )
 6. Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 32
Tiết: 32 Bài 17 : NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( tiếp theo )
I Mục đích và yêu cầu bài học 
* Giúp hs:
- Hiểu trách nhiệm của công dân đối với nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 
- Có thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, sống và học tập pháp luật 
- Biết thực hiện đúng pháp luật của nhà nước, những quy định của chính quyền địa phương và quy chế học tập của nhà trường 
II. Phương pháp 
- Diển giãi, đàm thoại, thảo luận nhóm 
III. Tài liệu và phương tiện 
- SGK, SGV, GDCD7 
- Sơ đồ bộ máy nhà nước 
- sách bài tập tình huống GDCD 7 
IV Các hoạt động dạy học trên lớp 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Cơ quan quyền lực gồm những cơ quan nào?
TL: Cơ quan quyền lực: Quốc hội, Hội đồng nhân dân 
3.Giới thiệu bài mới: (2’)
GV nhắc lại nội dung bài tiết trước để vào bài
4. Giảng bài mới : (33’)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
13’
10’
10’
* HĐ1: Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước 
+ yêu cầu hs quan sát sơ đồbộ máy nhà nước 
+ Theo các em thì nhiệm vụ của các cơ quan đó là gì ?
+ Bộ máy nhà nước gồm những loại cơ quan nào ?
Mỗi loại cơ quan bao gồm những loại cơ quan cụ thể nào ?
+ Quốc hội làm nhiệm vụ gì ?
- GV yêu cầu hs đọc điều 83, 84 của hiến pháp nước CHXHCNViệt Nam 
+ Quốc hội làm hiến pháp là luật 
+ Quyết định của các chính sách về đối nội và đối ngoại của đất nước. 
Tương tự như vậy lần lượt yêu cầu hs nói nhiệm vụ của từng cơ quan 
HĐ2 : Tìm hiểu trách nhiệm của nhà nước và công dân 
+ Nhà nước cần phải có trách nhiệm gì đối với nhân dân ?
+ Người lại công dân cần phải lảm gì ? đặt biệt là đối với những cơ quan, những đại biểu do dân bầu ra ?
*HĐ3 Hướng dẩn hs làm bài tập ở SGK
HS quan sát và nêu nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước 
- Các cơ quan quyền lực, các cơ quan hành chính nhà nước các cơ quan xét xử, các cơ quan kiễm sát 
- HS trả lời :
Làm hiến pháp và luật theo sách giáo khoa 
- Luôn quan tâm đến đời sống của con người dân 
3.Trách nhiệm của nhà nước và công dân 
+ Nhà nước:
- Phát huy quyền làm chủ của người dân 
- Đảm bảo đời sống của người dân được ấm no 
+ Công dân :
- Giám sát góp ý kiến vào hoạt động của đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra 
 4. Củng cố : (5’)
+ Nêu trách nhiệm của nhà nước và công dân ?
5 Dặn dò 
+ Chuẩn bị trước bài 18 Bộ máy nhà nước cấp cơ sở 
6. Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 33
Tiết: 33 
 Bài 18 : BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ 
 ( XÃ, PHƯỜNG , THỊ TRẤN ) ( 2 tiết )
I. Mục tiêu và yêu cầu bài học 
* Giúp hs :
 - Hiểu được HĐND và UBND xã, phường thị trấn những cơ quan như thế nào?
 - Hình thành ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước 
 - Xác định đúng cơ quan nhà nước ở địa phương mà mình cần đến để giải quyết những công việc của cá nhân của gia đình khi cần thiết .
II. Phương pháp 
- Đàm thoại , diển giải, thảo luận nhóm 
III. Tài liệu và phương tiện 
- SGK, SGV, GDCD 7 
IV.Các họat động dạy trên lớp 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Hãy cho biết theo phân cấp quản lí Nhà Nước, Nhà Nước CHXHCN Việt Nam được chia làm mấy cấp ? Kể ra?
TL: 4 cấp (Trung ương, tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện – thị –quận-TP trực thuộc tỉnh, xã phường thị trấn.
3. Giới thiệu bài: (2’) 
- Giới thiệu sơ đồ bộ máy nhà nước 
- GV hỏi hs cấp thuế tư là cấp nào ? ( Xã, phường , thị trấn )
 4. Giảng bài mới : (33’)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu tình huống pháp luật trong SGK 
- GV với thiệu sơ đồ bộ máy Nhà Nước cấp cơ sở 
- Tìm hiểu tình huống pháp luật trong SGK
+ Khi cần xin cấp giấy khai sinh thì đến cơ quan nào ? sao giấy khai sinh đến cơ quan nào ?
Cuối cùng GV nhận xét, bỏ sung và rút ra kết luận, làm rỏ những công việc cần giải quyết phải đến UBND xã công việc nào phải đến cơ quan khác 
* Yêu cầu hs nhìn vào sơ đồ bộ máy Nhà Nước và cho biết HĐND và UBND xã , phường, thị trấn ở cấp nào ?
HĐ2: Tìm hiểu đối tượng lập ra HĐND và UBND 
+ HĐND do ai bầu ra ?
+ UBND do ai bầu ra ?
+ HĐND và UBND có nhiệm vụ gì ?
- UBND xã phường thị trấn 
- UBND xã phường TT
- Cấp cơ sở 
- Nhân dân ở địa phương đó bác ra 
- UBND do HDND 
-Trình bày dựa theo SGK
1.HĐND và UBND xã phường thị trấn la gìø? Là cơ quan chính quyền Nhà nước cấp cơ sở 
2. HĐND do nhân dân bầu ra , UBND do HĐND bầu ra 
- HĐND đảm bảo, chấp hành nghị quyết của HĐND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 
- HĐND chịu trách nhiệm trước dân và phát triển kính tế xã hội . Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân về quốc phòng và an ninh ở địa phương 
 4. Củng cố 
- HĐND và UBND do ai bầu ra ?
- Trách nhiệm của HĐND , UBND là gì ?
5 Dặn dò 
- Về nhà làm bài tập c 
- Chuẩn bị tiếp nội dung còn lại của bài 
*Nhận xét
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần: 34
Tiết: 34 
 Bài 18 : BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ 
 ( XÃ, PHƯỜNG , THỊ TRẤN ) ( tiếp theo )
I. Mục tiêu và yêu cầu bài học 
* Giúp hs :
- Hiểu được bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào?
- Hình thành ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước 
- Xác định đúng cơ quan nhà nước ở địa phương mà mình cần đến để giải quyết những công việc của cá nhân của gia đình khi cần thiết .
II. Phương pháp 
- Đàm thoại , diển giải, thảo luận nhóm 
III. Tài liệu và phương tiện 
- SGK, SGV, GDCD 7 
IV.Các họat động dạy trên lớp 
1. Ổn định lớp 
2. Kiễm tra bài cũ
+ HĐND, UBND là hệ thống những cơ quan nào? Do ai bầu ra ?
TL: - HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương do nhân dân bầu ra 
 - UBND là cơ quan hành chính ở địa phương do HĐND từng địa phương bầu ra 
3. Giảng bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu về nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp cơ sở .
GV hướng dẫn hs tìm hiểu nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND xã qua nội dung thông tin SGK 
+ Yêu cầu hs phân biệt nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND, UBND 
+Nhấn mạnh cho hs thấy được HĐND và UBND xã là cơ quan nhà nước ở địa phương do nhân dân bầu ra hoạt động vì lợi ích của dân 
* HĐ2: Hệ thống hoá nội dung chính của bài học 
- Yêu cầu hs nhắc lại những nội dung chính của từng phần đã học 
*HĐ3 : hướng dẩn hs làm bài tập trong SGK 
- Đăng kí hộ khẩu 
- Khai báo tạm trú 
- Khai báo tạm vắng 
- Đăng kí kết hôn 
- Xin giấy khai sinh 
- Sao giấy khai sinh 
- HS đọc lại phần thông tin, từ đó nêu ngắn gọn 1 số nhiệm vụ của HĐND, UBND 
- HS lần lượt trình bày những nội dung đã học 
-UBND xã phường, Thị trấn 
* HĐND và UBND là những cơ quan nhà nước của nhân dân vì vậy mỗi chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước đồng thời làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với nhà nước 
4. Củng cố 
+ HĐND do ai bầu ra 
+ UBND do ai bầu ra 
+ HĐND, UBND có trách nhiệm gì ?
5.Dặn dò 
*Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoduccongdan 7.doc