Giáo án lớp 7 môn Lịch sử - Phần 01: Khái quát về lịch sử thế giới trung đại

Giáo án lớp 7 môn Lịch sử - Phần 01: Khái quát về lịch sử thế giới trung đại

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

 Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.

 Hiểu khái niệm " Lãnh địa phong kiến ", đặc trưng của nó.

 Nguyên nhân sự xuất hiện thành thị trung đại.

2. Tư tưởng.

 Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: Chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

3. Kĩ năng.

 

doc 102 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Lịch sử - Phần 01: Khái quát về lịch sử thế giới trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
 PHẦN I . KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI.
Tiết 1 Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
 PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU. (Thời sơ - Trung kì trung đại)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
 Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
 Hiểu khái niệm " Lãnh địa phong kiến ", đặc trưng của nó.
 Nguyên nhân sự xuất hiện thành thị trung đại.
2. Tư tưởng.
 Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: Chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
3. Kĩ năng.
 Biết xác định vị trí các quốc gia phong kiến châu Âu trên bản đồ.
 Biết vận dụng phương pháp so sánh , đối chiếu.
II. Phương tiện dạy học
Bản đồ châu Âu thời phong kiến.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức.(1 Ph) 
2. Kiểm tra bài cũ. .(0 Ph)
3. Bài mới.
 Lịch sử xã hội loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn. Học lịch sử ở lớp 6, chúng ta đã biết được nguồn gốc và sự phát triễn của loài người nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong thời kì cổ đại, chúng ta sẽ học nối tiếp thời kì mới: Thời kì trung đại.Chúng ta sẽ tìm hiểu "Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến ở châu Âu ".
TG
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung chính.
13ph
15ph
11ph
 HĐ1.
- Từ thiên niên kỉ I TCN, các quốc gia cổ đại phương tây Hy Lạp và Rôma phát triển, tồn tại đến thế kỉ V.Từ phương Bắc, người Giecman tràn xuống và tiêu diệt các quốc gia này, tạo nên nhiều vương quốc mới đó là những vương quốc nào ?
- Sau đó người Giecman đã làm gì ? 
- Những việc làm ấy làm cho xã hội phương Tây biến đổi như thế nào ?
- Những người như thế nào được gọi là lãnh chúa phong kiến ? 
 + Vừa có ruộng đất vừa có tước vị.
- Nông nô do những tầng lớp nào hình thành 
 + Nô lệ và nông dân.
- Quan hệ lãnh chúa và nông nô ở châu Âu như thế nào ?
 + Nông nô phù thuộc vào lãnh chúa.
 HĐ2. 
- Em hiểu như thế nào là " lãnh địa "; "lãnh chúa "; " nông nô "?
 + Lãnh địa : là vùng đất do quý tộc phong kiến chiếm được.
 + Lãnh chúa : Là người đứng đầu lãnh địa.
 + Nông nô: là phụ thuộc vào lãnh chúa, phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.
 * Nhận xét hình 1.SGK.
-Tường cao hào sâu, đồ sộ, kiên cố, có đầy đủ nhà cửa, trang trại, nhà thờ như một nước thu nhỏ.
- Đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa như thế nào ?
 + Lãnh chúa giàu có nhờ bóc lột tô thuế nặng nề từ nông nô, ngược lại nông nô hết sức nghèo đói, khổ cực. 
- Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa phong kiến là gì ? 
- Phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại ỗngh phong kiến ?
 + Xã hội cổ đại gồm chủ nô và nô lệ, nô lệ chỉ là công cụ biết nói
 + Xã hội phong kiến gồm lãnh chúa và nông nô, nông nô phải nộp tô thuế cho lãnh chúa..
 HĐ 3
- Đặc điểm của " thành thị " là gì?
 + Là nơi giao lưu, buôn bán tấp nập đông dân cư... 
- Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào?
 + do hàng hoá nhiều => cần trao đổi, buôn bán , lập xưởng sản xuất mở rộng thành thị trấn => thành thị trung đại xuất hiện
- Cư dân trong thành thị gồm những ai ? Họ làm những nghề gì ? 
 + Thợ thử công và thương nhân.
 + Sản xuất, buôn bán trao đổi và trao đổi hành hóa.
-Thành thị ra đời có ý nghĩa như thế nào?
 + Thúc đẩy sản xuất và buôn bán phát triển => tác động đến sự phát triển của XHPK.
* Cuộc sống thành thị ở hình 2.SGK.
 + Đông người, sầm uất, hoạt động chủ yếu là buôn bán và trao đổi hành hóa. 
1. Sự hình thành xã hội phong
 kiến ở Châu Âu 
a. Hoàn cảnh lịch sử.
- Cuối thế kỉ V, người Giécman tiêu diêt các quốc gia cổ đại tạo nên nhiều vương quốc mới.
b. Biến đổi trong xã hội.
- Tướng lĩnh quý tộc được chia ruộng, phong tước => các lãnh chúa phong kiến.
- Nô lệ và nông dân.
- Nông nô phù thuộc vào lãnh chúa.
=> Xã hội phong kiến được hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến.
- Là vùng đất rộng rớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu đài và thành quách.
- Đời sống trong lãnh địa:
+ Lãnh chúa : xa hoa, đầy đủ.
 + Nông nô: đói nghèo, khổ cực.
=> Nông nô chống lại lãnh chúa.
- Đặc điểm kinh tế : tự cấp tự túc, không trao đổi với bên ngoài.
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
a. Nguyên nhân.
- Cuối thế kỉ XI sản xuất phát triển, hàng hóa thừa được đưa đi bán => thị trấn ra đời, thành thị trung đại xuất hiện.
b. Tổ chức.
- Bộ mặt thành thị: phố xá, nhà cửa...
- Tầng lớp: thị dân ( thợ thủ công và thương nhân).
c. vai trò.
- Thúc đẩy xã hội phong kiến phát triển. 
4. Củng cố. (4 Ph) Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào ?
5. Dặn dò: (1 Ph) Chuẩn bị bài: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
 Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
THẢO LUẬN.
 Đánh dấu x vào ô trống đầu câu trả lời em cho là phù hợp.
 a. Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã tiến hành nhiều việc làm thay đổi bộ mặt khu vực này.
T Tiêu diệt các vương quốc cũ trên đất Rô-ma.
T Thành lập nhiều vương quốc mới của họ như: Phơ-răng, Tây Gốt...
T Chiếm ruộng đất rồi chia cho các tướng lĩnh, quý tộc.
T Phong các tước vị cao cho các quý tộc.
b. Viết về những hoạt động trong lãnh địa.
T Xây dựng pháo đài, hào sâu, nhà kho, chuồng trại...
£ Nông nô cày cấy ruộng đất, không phải đóng góp những gì cho lãnh chúa.
T Lãnh chúa suốt ngày tiệc tùng, hội hè, săn bắn...
T Nông nô bị đối xử tàn nhẫn, đã nổi dậy chống lại lãnh địa phong kiến.
c. Thành thị trung đại được hình thành từ.
£ Trong các lãnh địa.
T Các thị trấn.
Ngày soạn:... 
Tiết 2.Bài 2. SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
 VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
I. Mục tiêu
 - Nguyên nhân và hệ quả của cuộc phát triển địa lí, là một nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quá trình hình thành quan hệ sản xuất chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến châu Âu.
 - Thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu.
 - Bồi dưỡng kỷ năng quan sát bản đồ, chỉ được các hướng đi của nhà thám hiểm trong các cuộc phất kiến địa lí.
II. Phương tiện dạy học
 Bản đồ thế giới. 
 Tranh ảnh về các nhà phát kiến địa lí, tàu thuyền.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức .(1 Phút)
7a........................................7b.......................................
7c.........................................7d........................................
2. Kiểm tra bài cũ. .(4 Phút)
 Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào ?
 Đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa ?
3. Bài mới.
 Các thàn thị trung đại ra đời thúc đẩy sản xuất phát triển, vì vậy yêu cầu thị trường tiêu thụ được đặt ra. Nền kinh tế hành hoá được phát triển đã dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
TG
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung chính.
18ph
18ph
 * HĐ1.
- Vì sao lại có các cuộc phát kiến địa lí ?
- Các cuộc phát kiến địa lí được thực hiện nhờ vào những điều kiện nào?
 * Mô tả lại con tàu Caraven (có nhiều thuyền buồm, to lớn, có bánh lái...)
- Kể tên các cuộc phát kiến địa lí lớn về cuộc hành trình đó trên bản đồ ?.
 +1487: Điaxơ vòng qua cực nam châu phi.
 + 1498:Vascô đơ Gama đến Ấn Độ.
 + 1492: Côlômbô tìm ra châu Mĩ.
 + 1519-1522: Magienlan đi vòng quanh trái đất.
- Hệ quả của việc tìm kiếm địa lí là gì?
- Các cuộc phát kiến đó có ý nghĩa như thế nào? 
 * HĐ2.
* các cuộc phát kiến địa lí giúp cho việc giao lưu kinh tế- văn hoá. Quá trình hình thành tích luỹ tư bản. Đó là quá trình tạo ra vốn ban đầu và những người làm thuê.
 - Quý tộc và thương nhân châu Âu đã tích luỹ vốn và đã giải quyết nhân công bằng cách nào?
 +Cướp bóc tài nguyên từ thuộc địa.
 + Buôn bán nô lệ da đen.
 + Đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa.
- Tại sao quý tộc phong kiến không tiếp tục sử dụng nông nô để lao động ?
 + Họ sử dụng nô lệ da đen để thu nhiều lợi nhuận.
- Với nguồn vốn công nhân có được, quý tộc và thương nhân châu Âu đã làm gì ?.
 + Lập xưởng sản xuất, lập công ti thương mại, lập đồn điền.
- Những việc làm đó có tác động gì đến XH.
 + Hình thức kinh doanh tư bản thay thế cho chế độ tự túc, tự cấp. Các giai cấp mới được hình thành..
-Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào?
- Quan hệ sản xuất tư bản được hình thành như thế nào ?
1 Những cuộc phát kiến lớn 
 về địa lí.
* Nguyên nhân:
 Sản suất phát triển -> cần nguyên liệu -> cần thị trường.
* Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu.
+1487: Điaxơ vòng qua cực nam châu phi.
+ 1498:Vascô đơ Gama đến Ấn Độ.
 +1492:Côlômbô tìm ra châu Mĩ.
 +1519-1522: Magienlan đi vòng quanh trái đất.
* Kết quả:
 + Tìm ra con đường mới.
 + Đem lại món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
 + Đặt ra cơ sở cho việc mở rộng thị trường của các nước châu Âu.
* Ý nghĩa:
+ Là cuộc cách mạng về KHKT, Thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
2. Sự hình thành chủ nghĩa 
 tư bản ở châu Âu.
 + Quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ hình thành: Tạo ra vốn và người làm thuê.
 + Về kinh tế: Hình thức kinh doanh tư bản ra đời.
 + Về xã hội: các giai cấp mới hình thành. Tư sản và Vô sản.
+ Về chính trị: giai cấp tư sản > < giai cấp vô sản .
- Vô sản bị bóc lột kiệt quệ
=> Quan hệ sản xuất tư bản được hình thành..
4. Củng cố. (3 Phút) Kể tên các cuộc phát kiến địa lí.
5. Dăn dò. (1 Phút)Chuẩn bị: Cuộc đấu tranh của giai cấp Tư sản chống phong kiến. 
 cdcd & cdcd
Ngày soạn.... 
Tiết3.Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN
 CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
I. Mục tiêu.
 - Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng luồng Văn hoá Phục hưng, nguyên nhân đẫn đến phong trào Cải cách tôn giáo.
 - Nhận thức được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: xã hội phong kiến lạc hậu, lỗi thời thay thế vào đó là xã hội tư bản Phong trào Văn hoá Phục hưng đã để lại nhiều giá trị to lớn cho nền Văn hoá nhân loại.
 - Phân tích mâu thuẫn của Xã hội để thấy được nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh giai cấp tư sản chống phong kiến.
II. Phương tiện dạy học.
Bản đồ châu Âu, Tranh ảnh thời kì Văn hoá Phục hưng.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức. (1 Phút) 
7a........................................7b.......................................
7c........................................7d........................................
2. Kiểm tra bài cũ. (4 Phút)
 - Kể tên các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu ?
3. Bài mới.
* Ngay trong lòng xã hội phong kiến, chủ nghĩa tư bản đã được hình thành. Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, tuy nhiên, họ lại không có địa vị. Do đó, giai cấp tư sản đã chống lại phong kiến trên nhiều lĩnh vực. Phong trào Văn hoá Phục hưng là chứng minh cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.
17ph
18ph
 HĐ1.
- Chế độ phong kiến châu Âu tồn tại trong bao lâu ? Đến thế kỉ XV nó đã bộc lộ những hạn chế gì ?
 * Trong suốt 1000 năm đêm trường trung cổ, chế độ phong kiến đã kìm hẵn sự phát triển của xã hội. Toàn xã hội chỉ có trường h ... VĂN HOÁ – GIÁO DỤC 
I. Mục tiêu.
- Chế độ thi cử giáo dục thời Lê Sơ rất được chú trọng, những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, khoa học, nghệ thuật thời Lê Sơ.
- Giáo dục niềm tự hào về thành tựu văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ có ý thức giữ gìn nền văn hoá truyền thống đó.
- Nhận xét về những thành tựu tiêu biểu văn hoá, giáo dục thời Lê Sơ.
II. Phương tiện dạy học .
Tranh, Ảnh về nhân vật và di tích lịch sử về thời kỳ này ?
III. Phương pháp. Sử dụng bản đồ, phân tích, so sánh, đối chiếu
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức.(1ph) 
2. Kiểm tra bài cũ. (5ph)
- Nhà Lê Sơ đã làm gì để phục hồi kinh tế nông nghiệp ?
- Xã hội thời Lê Sơ có những giai cấp nào và tầng lớp nào ?
3. Bài mới.
 Sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội ổn định làm cho đất nước giàu mạnh, nhiều thành tựu văn hoá giáo dục đã được biết đến. Hôm nay chúng ta nguyên cứu vấn đề đó
14ph
20ph
HĐ1.
- Nhà nước quan tâm đến giáo dục như thế nào? 
- Vì sao nhà nước thời Lê sơ hạn chế về Phật giáo, đạo giáo, tôn sùng nho giáo ?
- Giáo dục thời Lê Sơ quy củ, chặt chẽ biểu hiện ở chổ nào ?
- để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài, nhà lê có biện pháp gì?
- Em có nhận xét gì về tình hình thi cử, giáo dục thời Lê sơ
HĐ2
- Những thành tựu nổi bật thời Lê sơ
- Kể một vài tác phẩm tiêu biểu ?
- Các tác phẩm tập trung phản ánh nội dung gì?
- Thời Lê sơ có những thành tựu kĩ thuật tiêu biểu gì ?
- Em có nhận xét gì về những thành tựu đó ?
- Những nét đặc sắc về nghệ thuật sân khấu ?
- Nghệ thuật điêu khắc có gì tiêu biểu?
1. Tình hình giáo dục và khoa cử.
- Dựng lại trường quốc tử Giám, mở nhiều trường học, mọi người đều có thể được đi học.
- Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.
- Thi cử được tổ chức chặt chẽ, qua 3 kỳ thi (Hương, Hội, Đình).
+ Tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy được 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
+ Thời Lê Thánh Tông (1460-1497) được tổ chức 12 khoa thi có 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
2 .Văn học, khoa học, nghệ thuật.
* Văn học :
- Có nội dung yêu nước sâu sắc .
+Văn học chử hán duy trì và văn chử nôm phát triển. 
* khoa học .
- Nhiều tác phẩm văn học thành văn phong phú, đa dạng. 
* Nghệ thuật: Sân Khấu Tuồng được phục hồi.
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đồ sộ, kĩ thuật độc đáo, tinh tế.
4. Củng cố.( 4 ph) tóm tắt lại bài . 
- Vì sao quốc gia Đại Việt đã đạt được những thành tựu trên ?
+ Công lao đống góp xây dựng đất nước của nông dân, triều đại phong kiến thịnh trị, có cách trị nước đúng đắn, sự đóng góp của nhiều nhân vật tài năng (Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông)
5. Dặn dò.(1ph) Một số danh nhân văn hoá . 
RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
......................................................................................................................................
Ngày soạn: 
 Bài 20 NƯỚC ĐẠI VIỆT...(TT) 
 Tiết 43 IV. MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HOÁ DÂN TỘC 
I. Mục tiêu.
- Hiểu biết sơ lược cuộc đời và những cống hiến to lớn của một số danh nhân văn hoá tiêu biểu là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt ở thế kỷ XV.
- Tự hào và biết ơn những danh nhân văn hoá thời nhà Lê từ đó hình thành ý thức trách nhiệm giử gìn và phát huy truyền thống dân tộc.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
II. Phương tiện dạy học.
 Tranh, ảnh nhân vật lịch sử về thời kỳ này.
Chân dung Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.
III. Phương pháp. Sử dụng bản đồ, phân tích, so sánh, đối chiếu
 IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức.(1 ph) 
2. Kiểm tra bài cũ. (5 ph)
- Giáo dục và thi cử thời Lê Sơ có những đặc điểm gì ?
- Nêu một số nét về thành tựu tiêu biểu về văn hoá thời Lê Sơ ?
3. Bài mới.
 Tất cả những thành tựu tiêu biểu của văn học, khoa học, nghệ thuật mà các em vừa học một phần lớn kể đến công lao đống góp của những danh nhân văn hoá.
10ph
8ph
9ph
7ph
HĐ1.
- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Nguyễn Trãi có vai trò như thế nào? 
- Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Ông có đóng góp gì cho đất nước ?
+ Văn hoá, lịch sử, địa lý.
- Tác phẩm của ông phản ánh nội dung gì ?
- Qua lời nhận xét của Lê Thánh Tông, em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi ?
* H47. Trong nhà thờ ở làng Nhị Khê, còn lưu giữ nhiều duy vật quý trong đó có bức chân dung của Nguyễn Trãi mà nhiều nhà nguyên cứu cho là khá cổ thể hiện lòng yêu nước thương dân (Nét mặt hiền hoà, ưu tư sầu lắng, mái tóc bạc phơ, đôi mắt tinh anh).
HĐ2.
- Là con thứ tư của Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Giao. Năm 1460 được tôn lên ngôi vua khi mới 18 tuổi. sau được phong Bìng Ngô Vương.
- Ông có đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và luật pháp
- Thơ văn và Hội Tao Đàn của Ông ca ngợi vấn đề gì ?
+ Ca ngợi nhà Lê, ca ngợi đất nước.
àÔng là nhân vật suất xắc về mọi mặt.
HĐ3.
- Hiểu biết của em về Ngô Sĩ Liên như thế nào? 
+ Là một nhà sử học nổi tiếng, 1442 đổ tiến sĩ.
+ Tác phẩm cuốn Đại Việt sử ký toàn thư.
HĐ4.
- Lương Thế Vinh có vai trò như thế nào về thành tựu nghệ thuật ?
* Đổ trạng nguyên 1463, là một nhà toán học nổi tiếng. (Đại thành toán pháp)
1. Nguyễn Trãi (1830-1442)
- Là một nhà chính trị, một nhà quân sự đại tài là một danh nhân văn hoá.
+ Nhân đạo, yêu nước, thương dân.
- Là một nhà anh hùng dân tộc, là bậc mưu lược trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, một nhà văn kiệt xuất, tinh hoa của thời đại.
à Tên tuổi của ông làm rạng rở trong lịch sử.
2. Lê Thánh Tông (1442-1479).
- Quan tâm phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục.
- Lập ra hội Tao Đàn (tên của một hội nhà thơ gồm 28 người do Lê Thánh Tông sáng lập và làm chủ soái.
- Nhiều tác phẩm văn hoá có giá trị.
à Ông là một nhân vật xuất sắc về mọi mặt.
3. Ngô Sĩ Liên (Thế kỷ XV).
- Là một nhà Sử học nổi tiếng.
+ Tác phẩm cuốn: “Đại Việt sử ký toàn thư”.
à Xứng danh là một vị danh nhân văn hoá dân tộc.
4. Lương Thế Vinh (1442).
- Soạn thảo bộ: “Hí phường phả lục”.
- Một nhà toán học nổi tiếng.
4. Củng cố. (4 ph) tóm tắt lại bài . 
 Lập bảng thống kê các bậc danh nhân ở thế kỷ XVI 
5. Dặn dò. Chuẩn bị bài ôn tập.
RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Tiết 44. ÔN TẬP CHƯƠNG IV
I. Mục tiêu.
- Thấy được sự toàn diện của đất nước ta ở thế kỷ XV- đầu thế kỷ XVI, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các triều đại Lê Sơ và Lý - Trần.
- Lòng tự hào tự tôn về một thời thịnh trịcủa phong kiến Đại Việt .
- Hệ thống thành tựu lịch sử của một thời đại.
II. Chuẩn bị.
- Lược đồ Đại Việt thời Trần và Lê Sơ.
- Tranh, ảnh các công trình nghệ thuật, nhân vật lịch sử thời Lê Sơ.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức.(1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ. (5 ph)
- Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nhiệp của nước Đại Việt ?
- Hiểu biết của em về vua Lê Thánh Tông ?
3. Bài mới.
 Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XV- đầu thế kỷ XVI, cần hệ thống hoá toàn bộ kiến thức về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục của thời kỳ được coi là thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam.
7ph
6ph
9ph
7ph
5ph
HĐ1.
- Sự giống nhau và khác nhau giữa các bộ máy nhà nước phong kiến thời Lý -Trần và thời Lê Sơ ?
+ Triều đình: Các nhà nước đều xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền.
+ Các đơn vị hành chính: Thời Lý-Trần còn đơn giản trên danh nghĩa còn nhiều luật lệ hà khắc. Thời Lê Sơ bộ máy nhà nước đã hoàn chỉnh, bãi bỏ một số chức quan cao cấp, hệ thống thanh tra giám sát được tăng cường.
+ Cách đào tạo tuyển chọn quan lại: Thời Lê Sơ lấy việc học tập thi cử làm chủ yếu
+ Nhà nước: Thời Lê Sơ và bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế, thời Lý Trần là quân chủ quý tộc.
HĐ2.
- Bộ luật đầu tiên của nước ta ra đời từ khi nào ?
- Thời Lý, Trần, Lê Sơ có những bộ luật nào?
- Sự giống nhau và khác nhau giữa các bộ luật đó ?
+ Giống: bảo vệ quyền lợi nhà vua và hoàng tộc, bảo vệ giai cấp thống trị, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
+ Khác: Bảo vệ quyền lợi người phụ nữ.
HĐ4.
- Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có điểm gì giống và khác nhau với các triều đại trước ?
HĐ5.
- Xã hội thời Lê Sơ so với thời Lý Trần như thế nào? 
HĐ6.
- Văn hoá giáo dục, khoa học nghệ thuật thời Lê Sơ so với thời Lý Trần như thế nào? 
1. Chính trị.
 - Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.
- Lấy phương thức học tập thi cử làm chủ yếu.
- Nhà nước: 
+ Lý - Trần: Quân chủ quý tộc.
+ Lê Sơ: Quân chủ tập quyền.
2. Pháp luật.
- 1042 Lý Công Uẫn ban hành bộ luật hình thư.
- 1230 Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều thống chế hay quốc triều hình luật.
- 1483 Lê Thánh Tông ban hành bộ luật Hồng Đức.
=> Pháp luật ngày càng hoàn chỉnh và có nhiều tiến bộ.
4. Kinh tế.
- Nông nghiệp: Diện tích đất ngày càng được mở rộng.
- Thủ công nghiệp: Hình thành và phát triển.
- Thương nghiệp: Chợ phát triển.
5. Xã hội.
- Lý -Trần tầng lớp nông nô, nô tì ngày càng nhiều,
- Lê Sơ tầng lớp nô tì ngày càng giảm dần.
6. Văn hoá, giáo dục, khoa học nghệ thuật.
- Giáo dục được quan tâm và phát triển.
- Văn học mang nội dung yêu nước.
- Nhiều công trình khoa học nghệ thuật có giá trị.
4. Củng cố. ( 4 ph) Tóm tắt lại bài . 
 5. Dặn dò. ( 1 ph) Làm bài tập lịch sử.
Ngày soạn: 12/2/2006
Tiết 45 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ.
I. Mục tiêu.
- Cho học sinh nắm đước trọng tâm của bài, củng cố kỹ năng đọc và viết.
- Nhận biết được những thành tựu thời Lê Sơ ở thế kỷ XV-XVI.
- Phân tích và so sánh mối quan hệ qua 3 triều đại.
 III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức.(1 ph
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Câu 1. Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học và sử học nổi tiếng.
Các tác phẩm
Lý (1010-1225)
Trần (1226-1400)
Lê Sơ (1428-1527)
Văn học
Nam Quốc Sơn Hà
Hịch tướng Sĩ
Bình Ngô Đại Cáo.
Sử học
Không có
Đại Việt Sử ký
Đaị Việt sử ký toàn thư
Câu 2. Chọn những sự kiện chính phù hợp với móc thời gian diễn ra sự kiện.
- Năm 1406 đến đầu 1418: Quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ bị thất bại, khởi nghĩa của quý tộc Trần.
- Năm 1818-1427:
+ 1418-1423: Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn, 3 lần ở vùng núi Chí Linh.
+ 1424-Cuối 1426: Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá và tiến quân ra Bắc.
+ Cuối 1426-Cuối 1427: Trận Tốt Động, Chúc Động và Chi Lăng, Xương Giang.
Câu 3. Các bậc danh nhân văn hoá nổi tiếng trên các lĩnh vực nào ?
- Nguyễn Trãi: Chính trị, quân sự, văn hoá, kinh tế 
- Ngô Sĩ Liên: Một nhà sử học.
- Lê Thánh Tông: Trên nhiều Lĩnh vực.
- Lương Thế Vinh: Toán học nổi tiếng.
RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 7.doc