Giáo án lớp 7 môn Lịch sử - Phần 1 : khái quát lịch sử thế giới trung đại

Giáo án lớp 7 môn Lịch sử - Phần 1 : khái quát lịch sử thế giới trung đại

I .Kiến thức:

- Giúp HS nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Au , cơ cấu xã hội (bao gồm 2 giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô).

- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.

- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại; phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị trung đại.

 

doc 105 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1123Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Lịch sử - Phần 1 : khái quát lịch sử thế giới trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 14/8/2010.	NG: 16/8/2010.
 Phần I : KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
 Tiết 1. Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU.
(Thời sơ – trung kì trung đại)
A .Mục tiêu bài học:
I .Kiến thức:
- Giúp HS nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Aâu , cơ cấu xã hội (bao gồm 2 giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô).
- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.
- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại; phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị trung đại.
II . Tư tưởng:
- Thông qua những sự kiện cụ thể, bồi dưỡng nhận thức cho HS về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
III . Kỹ năêng:
- Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí quốc gia phong kiến,
- Biết vận dụng PP so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang XH phong kiến.
B.Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ Châu Âu thời phong kiến.
- Một số tranh ảnh mô tả hoạt động trong thành thị trung đại.
- Những tư liệu đề cập tới chế độ chính trị, kinh tế, XH trong các lãnh địa phong kiến.
C. Tiến trình dạy - học:
I . Kiểm tra bài cũ: ( thông qua)
II . Bài mới: 
 Lịch sử xã hội loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn. Ở lớp 6 chúng ta đã biết về các quốc gia cổ đại phương Tây với nền hinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp .xã hội đã phân chia thành hai giai cấp đó là chủ nô và nô lệ. Cuôc đấu tranh của nô lệ chống chủ nô đã làm cho chế độ chiếm hữu nô lệ suy yếu và chế độ phong kiến hình thành ở Châu Aâu như thế nào? => Bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG GHI 
* Hoạt động 1:
GV giảng kết hợp chỉ bản đồ: từ thiên niên kỉ I TCN, các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rôma phát triển, tồn tại đến thế kỉ thứ V. Từ phương Bắc, người Giéc-man tràn xuống và tiêu diệt các quốc gia này, lập nên nhiều vương quốc mới (vương quốc :Anh , Pháp,Tây Ban Nha, Italia...) 
 Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rôma, người Giéc-man đã làm gì?
- Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma cũ.
- Chia ruộng đất , phong tước vị cho nhau.
Những việc làm ấy có tác động như thế nào đến sự hình thành XH phong kiến châu Âu?
+ Bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ sụp đổ.
+ xã hội phong kiến hình thành, các tầng lớp mới xuất hiện với quan hệ sản xuất mới.
Xã hội phong kiến Châu Aâu gồm những tầng lớp nào? Đặc điểm và quan hệ giữa các tầng lớp?
Gồm 2 giai cấp:
- Lãnh chúa: ( quý tộc,thủ lĩnh quân sự) đứng đầu lãnh địa,có ruộng đất ,chức tước ,quyền lực.
-Nông nô: (Nô lệ được giải phóng và nông dân) không có ruộng,phải nộp tô và phụ thuộc lãnh chuá => quan hệ sản xuất phong kiến hình thành
 * Hoạt động 2:
Hs quan sát H1 SGK tr 4
Miêu tả trong lãnh địa có những gì?
Trong lãnh địa có lâu đài của lãnh chúa đồ sộ, hào sâu có dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại. Đất đai rộng để canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy, chăn nuôi , trồng trọt.
Em hiểu thế nào là”lãnh địa”, “lãnh chúa”, “nông nô”?
- Lảnh địa: là vùng đất do quý tộc phong kiến chiếm đóng.
-Lãnh chúa là người đứng đầu lãnh địa.
-Nông nô: là người phụ thuộc và nộp thuế cho lãnh chúa.
GV giảng : Nguồn gốc của lãnh địa: khu đất nông thôn dưới thời Rô-ma các công xã truyền thống. Quyền lực của lãnh chúa trong lãnh địa: có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất , có quyền đặt ra loại tô, thuế và đặt mức tô thuế. Ngoài ra lãnh chúa còn đứng đầu cơ quan pháp luật và thống trị nông nô về tinh thần (khác với địa chủ ở các nước phương Đông)
Đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa như thế nào? 
- Lãnh chúa giàu có nhờ bóc lột tô thuế nặng nề từ nông nô: thuế thân, thuế cưới,...các lãnh chúa thì không bao giờ lao động , sống sa hoa.... 
- Nông nô: sống phụ thuộc , hết sức cực khổ , đói nghèo, phải nộp thuế nặng nề => mâu thuẫn giữa nông nô và lãnh chúa.
Hãy phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại và xã hội phong kiến?
- XHCĐ gồm chủ nô và nô lệ, nô lệ chỉ là công cụ biết nói. 
- XHPK gồm lãnh chúa và nông nô, nông nô phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.
Nền kinh tế lãnh địa có đăc điểm gì?
Nền kinh tế lãnh địa chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp có tính chất tự cấp tự túc.
Chuyển ý: Để biết được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào ta tìm hiểu tiếp phần 3
* Hoạt động 3:
Nguyên nhân xuất hiện các thành thị trung đại?
Thế kỉ VI thợ thủ công sản xuất nhiều hànhg hóa đem đến nơi đông dân để trao đổi, buôn bánŠlập xưởng sản xuất, mở rộng thành thị trấnŠ thành thị trung đại ra đời.
Cư dân sống trong thành thị gồm những ai ? Họ làm những nghề gì ?
- Thị dân (thợ thủ công và thương nhân).
- Họ tổ chức các phường hội để cùng sản xuất và buôn bán, trao đổi hàng hoá, tổ chức hôïi chợ triển lãm.
Hs quan sát H2 SGK tr 5 và nhận xét về hoạt động của hội chợ thời trung đại?
® Hình 2: cảnh buôn bán ở Đức tấp nập ,sầm uất , buôn bán trao đổi hàng hóa,chứng tỏ nền kinh tế hàng hóa rất phát triển, có hội chợ , lâu đài , nhà thờ với kiến trúc đặc sắc hiện đại. Bức tranh không chỉ là trung tâm kinh tế mà còn là trung tâm văn hóa chính trị.
 Vai trò của thành thị là gì?
- Thúc đẩy xã hội phong kiến châu Âu phát triển.
So sánh đặc điểm kinh tề của lãnh địa và thành thị trung đại?
- Lãnh địa:nền kinh tế tự cấp tự túc
- Thành thị: nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp
 GV kết luận:
- Sự hình thành xã hội phong kiến Châu Âu là hoàn toàn hợp với quy luật của xã hội loài người.
- Đặc trưng cơ bản của các lãnh địa phong kiến: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập. Đây là sự biểu hiện của sự phân quyền trong xã hội phong kiến Châu Âu.
- Sự xuất hiện thành thị là yếu tố cơ bản thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá ở Châu Âu phát triển , đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến ở Châu Âu.
1/. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Cuối thế kỉ thứ V người Giéc-man từ phương Nam xuống xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, hình thành nhiều vương quốc mới.
- Người Giéc-man đã: Chiếm ruộng đất, chia va phong tước vi cho nhau (công tước, hầu tước, nam tước, )
- Gồm 2 giai cấp:
+ Lãnh chúa PK: có ruộng đất và quyền lực.
+ Nông nô:không có ruộng, phụ thuộc lãnh chúa.
-> Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành
2. Lãnh địa phong kiến.
- Lãnh địa: vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ.
- Tổ chức của lãnh địa:
+ Lãnh địa bao gồm co đất đai, dinh thự, thành quách, đồng cỏ, đầm lầy, nhà thờ của lãnh chúa.
+ Nông nô nhận đất canh tác, phải nộp tô thuế và nhiều thư thuế khác. 
+ Lãnh chúa bóc lột nông nô, không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa.
- Nền kinh tế lãnh địa là nông nghiệp tự cấp , tự túc.
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại. 
a. Nguyên nhân: Cuối thế kỉ XI, do hàng hoá nhiều cần trao đổi, buôn bánŠ thị trấn ra đờiŠ thành thị trung đại xuất hiện.
b. Hoạt động của thành thị:
- Cư dân: thợ thủ công, thương nhân.
- Hoạt động: lập các phường, hội, thương hội để cùng sản xuất và buôn bán.
c. Vai trò:
- Thúc đẩy xã hội phong kiến phát triển.
III. Củng cố:
1/ XHPK ở Châu Âu được hình thành như thế nào?Xác định các quốc gia phong kiến trên lược đồ?
2/. Vì sao lại có sự xuất hiện của thành thị trung đại? Kinh tế thành thị có gì mới? Ý nghĩa sự ra đời của thành thị?
3/. Những tầng lớp quý tộc xuất hiện trong xã hội phong kiến Tây Âu là:
Quý tộc người Giec-man, nông dân công xã.
Lãnh chúa, nông nô.
Thủ lĩnh quân sự, nô lệ.
Thủ lãnh quân sự, quan lại người Giec-man.
IV. Dặn dò:
- Đọc và soạn trước các câu hỏi trong bài 2 trang 6 :
 1 / Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu?
 2 / Quan hệ sản xuất TBCN ở Châu Âu được hình thành như thế nào?
NS: 16/7/2010.	NG: 19/8/2010.
Tiết 2 , Bài 2 : SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ THÀNH
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU.
A . Mục tiêu bài học:
I. Kiến thức:
- HS hiểu được nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý một trong những nhân tố quan trọng ,tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN.
- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu
II. Tư tưởng:
- HS thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển xã hội phong kiến lên TBCN
III. Kỹ năêng:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát bản đồ, chỉ được các hướng đi của các nhà thám hiểm trong các cuộc phát kiến địa lý.
- HS biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử. 
B.Thiết bị dạy- học:
- Bản đồ thế giới (hoặc quả địa cầu).
- Những tư liệu hoặc những câu chuyên về phát kiến địa lý.
- Tranh ảnh về những tàu và đoàn thuỷ thủ tham gia cuộc phát kiến địa lý.
C. Tiến trình dạy và học:
I. Kiểm tra bài cũ:
1/. Xã hội phong kiến ở Châu Âu được hình thành như thế nào? Nêu đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa?
2/. Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?.
II . Bài mới: 
Các thành thị trung đại ra đời thúc đẩy sự phát triển của xã hoiä phong kiến Châu Aâu. Sự phát triển kinh tế hàng hóa trong các thành thị trung đại ảnh hưởng như thế nào đến sự suy vong của xã hội phong kiến châu âu và sự hình thành CNTB ở châu âu => bài học.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG 
* Hoạt động 1:
 Nguyên nhân nào dẫn tới các cuộc phát kiến địa lý?
- Do sản xuất phát triển nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, thị trường, nguyên liệu....
GV: Vào thế kỷ XIV- XV ở Châu Âu nền kinh  ... oát được.
® Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi về hưởng ứng ngày càng đông.
­ Vì sao các hào kiệt khắp nơi về Lam Sơn ?
® Yêu nước , tin tưởng đức độ của Lê Lợi .
­ Em biết gì về Nguyễn Trãi ø?
® Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442) là người học rộng tài cao có lòng yêu nước thương dân hết mực. Nguyễn Trãi là con Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của Trần Nguyên Đán. Cả 2 cha con đều làm quan dưới triều Hồ. Khi cha con Hồ Quý Ly bị bắt Š Nguyễn Phi Khanh cũng bị đưa về Trung Quốc Nguyễn Trãi theo hầu hạ cha mình. 
GV : Ngyễn Phi Khanh nói: “Con là người có học , có tài nên tìm cách rửa nhục cho nước trả thù cho cha như thế mới gọi là đại hiếu ”. Nguyễn Trãi quay về Đông Quan . Sau 10 năm bị giam lỏng khi được tin Lê Lợi k/n ông trốn khỏi Đông Quan về tụ hội với nghĩa quân Lam Sơn.
- 1416, Lê Lợi cùng 18 người tổ chức Hội thề ở Lũng Nhai thề quyết cùng nhau sống chết chống giặc Minh.1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn , xưng là Bình Định Vương.
HS đọc đọan văn thề in nghiêng trong skg/ 85 
* Hoạt động 2:
HS quan sát lược đồ k/n Lam Sơn.
­ Trong những năm đầu hoạt động , nghĩa quân Lam như thế nào ?
® Buổi đầu lực lượng còn yếu , gặp nhiều khó khăn , bị quân Minh càn quét liên tục nghiã quân 3 lần ( 1418, 1421, 1423) phải rút lên núi Chí Linh. Nhiều tấm gương hi sinh dũng cảm tiêu biểu là Lê Lai đã chiến đấu dũng cảm , quên mình hy sinh để cứu chúa là Lê Lợi 
­ Em suy nghĩ gì về tấm gương hi sinh của Lê Lai?
® Lê Lai hi sinh cứu chúa " dũng cảm , quên mình vì nghĩa lớn.
GV: Cuối 1421 quân Minh huy động hơn 10 vạn quân lình càn quét vào căn cứ của nghĩa quân. Ta gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực .... 
­ Trước những khó khăn của nghĩa quân, Lê Lợi đã làm gì? 
® Hè 5/1423, Lê Lợi đề nghị hoà với quân Minh để kéo dài thời gian. bảo toàn lực lượng. 
 Tại sao giặc chấp nhận điều kiện của ta ?
 ® Còn quân Minh muốn hoà hoản để lợi dụng mua chuộc Lê Lợi.
­ Kết quả âm mưu đó có thực hiện được hay không? 
® Giặc thất bại trong âm mưu đó " Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới. 
 ë GV tổng kết: Buổi đầu lực lượng còn yếu, bị quân Minh càn quét liên tục nghiã quân phải rút lên núi Chí Linh (1418) giữa vòng vây quét đó Lê Lai hi sinh cứu chúa. 5/1423, ta hoà với địch nhưng quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
 - Lê Lợi là hào trưởng ,yêu nước thương dân có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn . Năm 1416, tập hợp hào kiệt , trong đó có Nguyễn Trãi tổ chức hội thề Lũng Nhai.
- 7 – 2 – 1418 : Lê Lợi dựng cờ khởi ,xưng là Bình Định Vương.
2/ Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
- Buổi đầu lực lượng còn yếu , gặp khó khăn , nghiã quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.
- Năm 1418 : Lê Lai cải trang làm Lê Lợi để phá vòng vây giặc cứu chủ tướng. 
 - Năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh và trở về căn cứ Lam Sơn.
- Năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn ®khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
 IV . Củng cố: 
 1 / Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa như thế nào?
- Cuộc KN chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo tổ chức vào:
Năm 1417, ở Lam Sơn – Thanh Hóa.
Năm 1418, ở Chí Linh – Nghệ An.
Năm 1418, ở Lam Sơn – Nghệ An..
Năm 1418, ở Lam Sơn – Thanh Hóa.
- Năm 1416 bộ chỉ huy đầu tiên của cuộc KN lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu gồm có :
a. 23 người	 b. 17 người
c. 15 người.	d. 18 người.
 - Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người tổ chức Hội thề ở.............................(.Lũng Nhai)
 2 / Những năm đầu nghĩa quân Lam Sơn hoạt động ra sao? 
 3 /. Em suy nghĩ gì về những năm tháng 1418 – 1421 của nghĩa quân Lam Sơn? 
 V . Dặn dò: 
 HS về nhà ôn tập chương III.
Lập niên biểu trong triều đại Lý Trần ( 1009 – 1400)
Hướng dẫn HS nội dung ôn tập thi học kì I.
Tiết 36 : ÔN TẬP THI HỌC KÌ I .
A . Mục tiêu bài học :
I . Kiến thức : Cho HS nắm lại những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam thời kì phong kiến , đặc biệt từ thời Lý – Trần , những nội dung để ôn thi học kì I.
II . Tư tưởng : Giáo dục lòng yêu nước. ý thức độc lập dân tộc , tự hào về cha ông.
III . Kỹ năêng : Rèn luyện cho HS kĩ năng lập niên biểu.
B . Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ kháng chiến chống Mông – Nguyên lần III
- Bảng thống kê niên biểu triều đại.
C . Hoạt động dạy và học:
I . Ổn định lớp:
II . Kiểm tra bài cũ: 
 1/. Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn như thế nào? Ý nghĩa của Hội thề Lũng Nhai.
2/ . Em suy nghĩ gì về những năm tháng 1418 – 1421 của nghĩa quân Lam Sơn.
 III. Bài mới: 
Lý – Trần 2 triều đại của dân tộc (1009 – 1400) trải qua 4 thế kỉ. Vậy để ôn lại những kiến thức cơ bản của 2 triều đại này ta đi vào bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn lập niên biểu trong triều đại Lý Trần ( 1009 – 1400)
Triều đại
Năm
Sự kiện
Lý
(1009 - 1226)
1009
1010
1042
1054
1070
1075
1076
1077
1226
Lý Công Uẩn lên ngôi vua a Lý Thái Tổ.
Dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long.
Ban hành Bộ luật Hình Thư.
Đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Xây dựng Văn miếu thờ Khổng Tử.
Mở khoa thi đầu tiên.
Mở Quốc Tử Giám ở kinh đô.
Kháng chiến chống Tống thắng lợi.
Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi.
Trần
(1226 -1400)
1226
1030
1253
1258
1285
1288
Trần Cảnh lên ngôi.
Ban hành Quốc triều hình luật.
Lập quốc học viện
Kháng chiến chống quân Mông Cổ lần I, thắng lợi.
Kháng chiến chống quân Nguyên lần II.
Kháng chiến chống quân Nguyên lần III.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nội dung ôn tập thi học kì I.
1. Các thành tựu kinh tế, xã hội, văn hoá thời Lý – Trần. (HS xem lại bài tập lịch sử chương III.)
2 . Niên biểu trong triều đại Lý Trần.( HS xem lại hoạt động 1.)
3. Diễn biến cuộc kháng chiến lần 3 chống quân Mông - Nguyên-(HS xem lại nội dung bài 14 )
4. Yù nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của 3 lần chống Mông - Nguyên ( xem lại mục IV bài 14 )
 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách làm câu hỏi trắc nghiệm và tự luận .
- Với câu hỏi trắc nghiệm : cần xác định chính xác sự kiện , triều đại , năm.
- Với câu hỏi tự luận : cần xác định được vùng kiến thức và yêu cầu của đề thi .HS không được làm thừa đề, lệch đề . tuỳ vào thời gian làm bài để trình bày kiến thức cho hợp lý .
 IV . Cũng cố dặn dò: 
 HS về nhà ôn tập kỹ để thi học kì I.
Tiết 37 : KIỂM TRA HỌC KÌ I
A . Mục tiêu bài học:
I . Kiến thức:
- Giúp HS kiểm tra lại được sự nắm bắt nhận thức bài học, hệ thống kiến thức sau khi đã học tập, biết xử lí đề, xác định đề và vận dụng được kiến thức đã học.
- GV kiểm tra được sự nhận thức của HSŠ điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy, bù những kiến thức còn hỏng của HS.
II . Tư tưởng: Giáo dục tính trung thực khi kiểm tra.
III. Kỹ năêng: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận và làm bài chính xác
B . Đồ dùng dạy học: Đề kiểm tra photo.
C. Hoạt động dạy và học:
I . Ổn định lớp:
II . Kiểm tra số HS dự kiểm tra và nhắc nhở HS về quy chế kiểm tra.
III . GV phát đề cho HS ghi tên vào đề, nêu một số cần lưu ý HS khi làm bài.
- GV theo dõi HS khi kiểm tra.
- Thu bài kiểm tra. Rút kinh nghiệm tiết kiểm tra.
A. TRẮC NGHIỆM (4đ)
1. Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Lý suy yếu?
a. Quan lại ăn chơi sa đọa. 	b. Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân.
c Nội bộ triều đình mâu thuẫn. 	d. Cả a và b đúng.
2. Nhà Trần thành lập năm nào?
a. 1226 	 b. 1258 
c. 1285 	 d. 1287.
3. Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức như thế nào?.............................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
4. Quân Mông Cổ xâm lược nước ta nhằm mục đích gì?
a. Chiếm đóng và thống trị nước ta. 	 b. Làm bàn đạp tấn công Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á.
c. Xây dựng căn cứ quân sự. 	 d. Cả a và b đúng.
5. Quân Mông Cổ xâm lược nước ta lần thứ hai năm:
a . 1258 b . 1285 
c . 1259 d 1288.
6. Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết chiến của quân dân thời Trần.
A . Trần Quốc Toản căm thù giặc, đến nỗi bóp nát quả cam khi nào không hay biết. 
B . Các bậc phụ lão đều trả lời” quyết đánh”.
C . Các chiến sĩ đều thích vào tay hai chữ “ Sát thát” 
D . Tất cả các ý trên.
7. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai là:..........................................................
8. Nhà Nguyên đã huy động bao nhiêu vạn quân xâm lược nước ta trong lần ba ?
A . 30 vạn. 	B . 3 vạn. 
C . 50 vạn. 	D . 10 vạn.
B./ TỰ LUẬN (6đ )
Việc xây dựng quân đội thời Trần có gì khác và giống thời Lý? (1đ)
Nêu diễn biến , kết quả của cụộc k/c chống Nguyên – Mông lần 2? (2,5đ)
Nêu diễn biến , kết quả , ý nghĩa của cụộc k/c Bạch Đằng ? (2,5đ)
 ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT MÔN SỬ 7
A. TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu đúng 0,5 đ)
1: d
2: a
3: Tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền được phân làm 3 cấp.
4: d
5: c
6: d
7: - Ban đầu thế giặc mạnh ta khôn khéo rút lui, chờ thời cơ.
 - Cách đánh: “Vườn không nhà trống”.
 - Vừa cản giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng.
8: a
B. TỰ LUẬN: (6Đ)
Câu 1:
* Giống:
- Quân đội có 2 bộ phận.
- Được tuyển dụng theo chính sách “Ngụ binh ư nông”.
* Khác:
- Cấm quân: tuyển chọn những người khỏe mạnh của họ Trần.
- Quân đội: Cót tinh nhuệ không cốt đông.
Câu 2: Nêu được diễn biến kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2 ( Có đầy đủ ngày tháng năm).
Câu3: Nêu được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến thắng Bạch Đằng( Có đầy đủ ngày tháng năm).

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SU 7 CHUAN.doc