Giáo án lớp 7 môn Lịch sử - Phần I: Khái quát lịch sử thế giới trung đại

Giáo án lớp 7 môn Lịch sử - Phần I: Khái quát lịch sử thế giới trung đại

Kiến thức: HS nắm được một số ý cơ bản sau:

- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, cơ cấu xã hội (gồm 2 giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và

 nông nô)

- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến, đặt trưng của nền kinh tế lãnh địa.

- Hiểu thành thị Trung đại xuất hiện như thế nào? Sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị .

2. Kĩ năng:

 

doc 147 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Lịch sử - Phần I: Khái quát lịch sử thế giới trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
 TPPCT:1
PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
 Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 
 CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS nắm được một số ý cơ bản sau:
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, cơ cấu xã hội (gồm 2 giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và 
 nông nô)
- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến, đặt trưng của nền kinh tế lãnh địa.
- Hiểu thành thị Trung đại xuất hiện như thế nào? Sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị .
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang 
 xã hội phong kiến.
3. Tư tưởng: Bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp qui luật của loài người từ xã hội chiếm
 hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
II. Đồ dùng- thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh mô tả hoạt động trong thành thị trung đại.
- Tư liệu đề cập tới chế độ chính trị, kinh tế xã hội trong các lãnh địa phong kiến
- Phiếu thảo luận, bài tập trắc nghiệm...
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: Điểm danh, kiểm tra vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng dụng cụ học tập, sách vở...
3. Bài mới
 Lịch sử xã hội loài người phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn. Học lịch sử lớp 6, chúng ta đã biết nguồn gốc và sự phát triển của loài người nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng trong thời kì cổ đại. Hôm nay ở chương trình lớp 7 chúng ta sẽ tìm hiểu một thời kì nối tiếp - Thời Trung đại ...
Hoạt động của giáo viên và học sinh
* Hoạt động 1 
GV: Giới thiệu sơ lược sự phát triển của các quốc gia cổ đại phương Tây, tồn tại đến TK V, sự xâm nhập của bộ tộc Giéc- man làm sụp đổ các quốc gia này và cho ra đời nhiều vương quốc mới (nhấn mạnh: Đây là yếu tố bên ngoài)
? Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giec-man đã làm gì?(chiếm ruộng...)
? Những việc làm đó, làm cho xã hội phong kiến biến đổi như thế nào?( HS dựa vào SGK để trả lời)
? Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại? 
- GV: Chuẩn xác kiến thức và chốt ý bằng sơ đồ 
 ? Em hãy cho biết mối quan hệ giữa nông nô và lãnh chúa? (Nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa)
- GV: kết luận: Quan hệ sản xuất mới ra đời thay thế cho quan hệ sản xuất cũ( quan hệ sản xuất giữa chủ nô và nô lệ) đó là quan hệ sản xuất phong kiến và xã hội phong kiến hình thành.
* Hoạt động 2 
? Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến ?
- HS: Quan sát tranh H1 SGK và đoạn thông tin chữ nhỏ SGK. Cho biết ? Lãnh địa được tổ chức như thế nào?( bao gồm nhà cửa, đất đai,...)
- GV: Liên hệ với điền trang, thái ấp ở Việt Nam.
? Đời sống trong lãnh địa như thế nào? (lãnh chúa, nông nô )
? Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa (đóng kín)
- GV: Lưu ý thêm cho HS đặt trưng của xã hội phong kiến phương Tây là hình thành nền kinh tế lãnh địa →sự hình thành chế độ phong kiến phân quyền (đây là điểm khác biệt so với các quốc gia phong kiến phương Đông)
* Hoạt đông 3: 
 - HS Nhắc lại đặc điểm kinh tế của lãnh địa.
? Đặc điểm của thành thị(trong thực tế các em nhìn thấy) là gì? (đông dân,buôn bán tấp nập ...)
? Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào?
- HS Dựa vào SGK trả lời GV: Chốt ý và ghi bảng.
- Quan sát H2 SGK và cho biết ? Cư dân trong thành thị gồm những ai, họ làm nghề gì?
+ Nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập: Lập bảng so sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại vào phiếu bài tập in sẵn theo mẫu sau:
Lãnh địa Phong kiến
Thành thị Trung đại
Kinh tế
Tự túc, tự cấp
Trao đổi mua bán hàng hoá
Hình thức sản xuất
Nông nghiệp,thợ thủ công
Thủ công nghiệp, thương nghiệp
Xã hội
Lãnh chúa, nông nô
Thợ thủ công, thương nhân
? Thành thị trung đại ra đời có vai trò như thế nào?
Nội dung ghi bảng
I/ Sự hình thành xã hội phong kiến 
ở châu Âu
1. Hoàn cảnh:
- Cuối TK V người Giéc-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại.
2. Biến đổi trong xã hội
 Lãnh chúa
Tướng lĩnh
quí tộc
Nô lệ
Nông dân
Nông nô
* Quan hệ sản xuất phong kiến ra đời → xã hội phong kiến hình thành.
II/ Lãnh địa phong kiến:
- Những vùng đất đai rộng lớn mà quí tộc chiếm được biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến 
- Đứng đầu một lãnh địa là một lãnh chúa: sống xa hoa, đầy đủ.
2. Đặc điểm nền kinh tế lãnh địa: 
tự sản, tự tiêu 
III/ Sự xuất hiện các thành thị trung đại:
1. Nguyên nhân: cuối TKXI sản xuất phát triển → hàng hoá thừa được đưa đi bán → thị trấn ra đời và thành thị trung đại xuất hiện.
2. Tổ chức: 2 tầng lớp cơ bản:
- Thợ thủ công.
- Thương nhân.
3. Vai trò: Thành thị trung đại ra đời thúc đẩy xã hội phong kiến châu Âu phát triển.
4.Củng cố:
GV: Sơ kết nhanh các ý sau:
- Sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu là hợp qui luật.
- Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập → biểu hiện sự phân quyền của 
 xã hội phong kiến châu Âu
- Sự xuất hiện của thành thị trung đại là yếu tố cơ bản thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá châu Âu phát triển.
* Bài tập: ( GV:ghi sẵn ở bảng phụ) những đặc điểm cơ bản của lãnh địa:
£ Đất đai, nhà cửa, ao hồ.
£ Phố xá, cửa hàng.
£ Kinh tế tự sản, tự tiêu.
£ Kinh tế hàng hoá trao đổi.
£ Tổ chức xã hội gồm hai tầng lớp cơ bản: thợ thủ công và thương nhân.
5. Dặn dò: 
- Học bài cũ, làm bài tập( bài thảo luận ở lớp)
- Chuẩn bị bài sau bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu 
 (soạn bài dựa theo các câu hỏi SGK)
Ngày soạn: Ngày dạy:
 Tiết ppct:2
 Tiết 2 Bài 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ 
 SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU 
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu rõ:
- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, như là một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền 
 đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến ở châu Âu
2. Tư tưởng: 
 - HS thấy được tính tất yếu, qui luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ 
 nghĩa.
3. Kĩ năng: 
 - Sử dụng bản đồ thế giới để xác định đường đi của 3 cuộc phát kiến địa lí nói trong bài.
 - Sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ thế giới, tư liệu, mẫu chuỵên về các cuộc phát kiến địa lí. 
- Tranh ảnh về các con tàu, thuỷ thủ tham gia cuộc phát kiến địa lí.
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: .Điểm danh, kiểm tra vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Xã hội phong kiến châu Âu đã hình thành như thế nào?
? Vì sao xuất hiện các thành thị Trung đại? Nền kinh tế có gì khác nhau cơ bản so với kinh tế lãnh địa ?
3. Bài mới:
 Ở TK XV nền kinh tế hàng hoá phát triển, đây là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành các 
cuộc phát kiến địa lí. Các cuộc phát kiến đó có ảnh hưởng gì đến xã hội phong kiến? chúng ta sẽ tìm hiểu qua 
bài học này.
 Hoạt động của Giáo viên và học sinh
 Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1 
HS đọc SGK và tìm hiểu mụcI
? Vì sao có các cuộc phát kiến địa lí? HS đọc sách và trả lời 
 GV: chuẩn xác kiến thức và ghi bảng.
- HS quan sát tranh con tàu Caraven – mô tả.
? Các cuộc phát kiến địa lí thực hiện được nhờ những điều kiện nào? ( khoa học kĩ thuật phát triển đóng được tàu lớn, có la bàn,...)
? Em hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lí và nêu sơ lược hành trình đường đi trên lược đồ.
- GV: Giới thiệu thêm về các cuộc phát kiến địa lí.
? Hệ quả của cuộc phát kiến là gì? (đem lại nhiều nguồn lợi cho giai cấp tư sản)
? Các cuộc phát kiến địa lí tác động như thế nào đến xã hội châu Âu? ( thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển...)
* Hoạt động 2 
- GV: Các cuộc phát kiến địa lí giúp cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá được đẩy mạnh. Quá trình tích luỹ tư bản cũng dần dần hình thành. Đó là quá trình tạo ra vốn ban đầu và những người lao động làm thuê.
? Quí tộc và thương nhân châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ làm thuê? (cướp bóc tài nguyên...)
? Nhờ có tiền vốn, đội ngũ làm thuê quí tộc và thương nhân châu Âu đã làm gì? ( lập các xưởng, công ty, đồn điền...)
- GV: Nhấn mạnh đó là hình thức kinh doanh tư bản, thay thế cho chế độ tự sản, tự tiêu.
- Nhóm thảo luận: ? Những việc làm trên có tác động gì đối với xã hội?(các giai cấp mới được hình thành...)
? Quan hệ giữa giai cấp tư sản với vô sản như thế nào?( giai cấp tư sản bóc lột kiệt quệ giai cấp vô sản)
- GV: Nhấn mạnh đó là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa → nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời ngay trong lòng xã hội phong kiến. 
I/ Những cuộc phát kiến lớn 
về địa lí:
1. Nguyên nhân:
- Sản xuất phát triển, cần nguyên liệu, thị trường.
2. Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu: 
+ Va-xcôđơ Ga-ma
+ Cô-lôm-bô
+ Ma-gien-lan
3. Kết quả:
- Tìm ra những vùng đất mới. 
- Đem lại những món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
II/ Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu:
+ Kinh tế: Hình thức kinh doanh tư bản ra đời, các công trường thủ công dần đần thay thế các phường hội.
+ Xã hội: Hình thành hai giai cấp mới: Tư sản và vô sản
* Tư sản bóc lột kiệt quệ giai cấp vô sản và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.
4.Củng cố:
* Bài tập: 
a.Em hãy đánh dấu x vào ô trống về nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí:
£ Quí tộc, nhà vua muốn tìm vùng đất mới để du lịch, phục vụ cho cuộc sống xa hoa.
£ Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nguyên liệu, thị trường mới.
£ Do mạo hiểm, muốn khám phá của các nhà thám hiểm.
b. Bảng dưới đây ghi các cuộc phát kiến lớn về địa lí. Em hãy ghi thời gian của các cuộc phát kiến địa lí đó 
 vào cột còn lại của bảng:
Thời gian
Các cuộc phát kiến lớn về địa lý.
B.Đi-a-xơ đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi.
Va-xcô-đơ Ga-ma cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.
Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ
Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái đất.
5. Dặn dò: Học bài cũ, làm bài tập sau: Tóm tắt quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng sơ đồ.
Quí tộc, thương nhân giai cấp tư sản.
 Quan hệ sản xuất TBCN 
Nông nô phá sản giai cấp vô sản
- Chuẩn bị bài sau: Soạn bài 3.
Ngày soạn: Ngày dạy
 Tiết ppct:3
 Bài 3 
 CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN 
 CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 HS nắm được các ý cơ bản sau:
- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng.
- Nguyên nhân dẫn tới phong trào Cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội 
 phong kiến Châu Âu lúc bấy giờ.
2. Tư tưởng: 
- Tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh nhận thức về sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người, về vai trò của
 giai cấp tư sản, đồng thời qua bài này,
- Giúp học sinh thấy được loài người đang đứng trước một bước ngoặc lớn.
- Sự sụp đổ của chế độ phong kiến - một chế độ xã hội độc đoán, lỗi thời.
3. Kĩ năng: Biết cách phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra mâu thuẫn xã hội, từ đó thấy được ngu ... 
2. Phương tiện, tài liệu dạy học:
a. Giáo viên:
- Lược đồ hành chính Quảng Nam
- Tranh ảnh, tài liệu về các công trình kiến trúc của văn hóa Cham-pa
b. Học sinh:
- Nghiên cứu tài liệu giáo khoa giáo viên giao ở tiết học trước.
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến bài học
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) Giáo viên giải đề kiểm tra thi học kì II và nhận xét ưu điểm,
 tồn tại việc làm bài của học sinh
3. Hoạt động bài mới:
a. Giới thiệu bài(1phút) “Một điểm đến hai di sản văn hóa”. Đó chính là vùng đất Quảng 
Nam của chúng ta, nơi đã có hai công trình kiến trúc văn hóa độc đáo được UNESCO 
công nhận vào năm1999 đó chính là di tích Mỹ Sơn(thuộc văn hóa Cham-pa và phố cổ
 Hội An. Hôm nay các em cùng tìm hiểu về các di tích văn hóa cham-pa độc đáo này
b. Vào bài:
? Theo em di tích văn hóa Cham-pa gồm có những khu di tích nào?(Trà Kiệu, Mỹ Sơn,
 Đồng Dương)
* Hoạt động 1: Cá nhân ( 10 phút)
1 Di tích Trà Kiệu:
+ Mục tiêu: Học sinh hiểu được di tích Trà Kiệu là công trình nghệ thuật có phong cách
 nổi tiếng nhất của Cham-pa
? Di tích Trà Kiệu hiện nay đang ở đâu? Đó là công trình gì của người Chăm?(ở Duy Sơn-
Duy Xuyên; kinh đô đầu tiên của Cham-pa)
? Công trình di tích Trà Kiệu được xây dựng như thế nào?(Qui mô lớn, gồm thành quách
 lâu đài, đền thờ tôn giáo)
? Vì sao Trà Kiệu là công trình nổi tiếng của nghệ thuật Cham-pa?(kiến trúc và điêu khắc
 độc đáo)
1. Di tích Trà Kiệu:
- Nay thuộc Duy Sơn-Duy Xuyên-Quảng Nam
- Là kinh đô đầu tiên của vương quốc Cham-pa.
- Được xây dựng qui mô lớn, có kiến trúc điêu khắc nổi tiếng
* Hoạt động 2 Cá nhân/cả lớp( 12 phút)
+ Mục tiêu: Học sinh thấy được khu di tích Mỹ Sơn là khu thánh địa của Ấn Độ giáo là 
một công trình có sức hấp dẫn lôi cuốn các nhà nghiên cứu cũng như du khách trong và
 ngoài nước.
? Di tích Mỹ Sơn hiện nay ở đâu và được xây dựng như thế nào? (Duy Phú-Duy Xuyên; 
được xây dựng từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIII....)
- Giáo viên: Giới thiệu tranh di tích Mỹ Sơn để học sinh quan sát
- Hiện nay tai di tích Mỹ Sơn chỉ còn lại 20 ngôi tháp và không ngôi nào còn nguyên
 vẹn, nguyên nhân chủ yếu là do chiến tranh tàn phá (minh họa thêm sự tàn phá của thực 
dân Pháp và Mĩ)
? Tại sao ngày nay di tích Mỹ Sơn trở thành vùng đất tham quan du lịch nổi tiếng của các 
du khách?(quan điểm kiến trúc, phản ảnh tư tưởng xã hội của nhân dân thời kì phong kiến)
- Giáo viên: Sau năm 1975 di tích Mỹ Sơn được bảo vệ trùng tu. Ngày 1-12-1999 
UNESCO công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới.
2. Di tích Mỹ Sơn:
- Ở Duy Phú-Duy Xuyên-Quảng Nam
- Được xây dựng từ thế kỉ IV đến thế kỉ VIII gồm tất cả 70 kiến trúc. Nhưng hiện nay chỉ còn 20 ngôi tháp không nguyên vẹn
- Ngày 1-12-1999 UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
* Hoạt động 3: Cả lớp ( 10 phút) 
+ Mục tiêu: Học sinh hiểu được di tích Đồng Dương là một trong những công trình lớn 
của văn hóa Cham-pa
? Khu di tích Đồng Dương nay thuộc địa phận nào của tỉnh ta? Được xây dựng vào 
năm nào?(Bình Định- Thăng Bình; xây dựng năm 875 dưới triền vua In-đra-var-man II
? Tại sao nói di tích Đồng Dương là một thành phố như thành phố của thần In-đra? (Vì 
được trang hoàng lộng lẫy với một tổng thể lâu đài, chùa miếu lớn nhất và quan trọng nhất
 của Cham-pa)
- Giáo viên: Hiện nay toàn bộ khu di tích đã bị chiến tranh và con người biến thành bình địa.
? Ngoài các khu di tích ở trên, ở đất Quảng Nam em còn biết những di tích nào khác của 
nền văn hóa Cham-pa?( Tháp Bằng An, tháp Chiên Đàng, tháp Khương Mỹ)
- Giáo viên: Hiện nay muốn tham quan các hiện vật lưu giữ của Cham-pa. các em sẽ đến 
viện bảo tàng điêu khắc Cham-pa ở Đà Nẵng. Bảo tàng được xây dựng năm 1915 và 
được trưng bày với khoảng 300 tác phẩm
3.Khu di tích Đồng Dương:
- Ở Bình Định- Thăng Bình-Quảng Nam
- Được xây dựng năm 875 dưới triều vua In-đra-var-man II
- Là tổng thể lâu đài, chùa miếu lớn nhất và quan trọng nhất của Cham-pa
4. Hệ thống lại kiến thức:( 5 phút)
Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về văn hóa Cham-pa? Xác định trên bản đồ Quảng 
Nam địa điểm có các di tích đó?
Câu 2: Qua tìm hiểu về nền văn hóa Cham-pa, em có nhận xét gì về trình độ phát triển của 
văn hóa Cham-pa?( nền văn hóa rực rỡ, phong phú...)
Câu 3: Bản thân em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịc sử ,
 danh lam thắng cảnh ở địa phương mình?( Đi tham quan, giữ vệ sinh môi trường, tố 
giác những kẻ phá phách di sản, chống mê tín dị đoan, tham gia lễ hội...)
5. Hướng dẫn về nhà:(2 phút) 
Trong dịp nghĩ hè của năm học này, nếu có điều kiện, các em sẽ cố gắng đi tham quan 
ở những vùng di tích(hoặc bảo tàng lịch sử) có liên quan đến nội dung của tiết học để hiểu
 biết thêm.
Tiết 70: Bài: CÁC DI TÍCH TIỀN SỬ, SƠ SỬ Ở QUẢNG NAM
I/ Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học sinh cần năm được những mục tiêu sau:
1/ Về kiến thức: Thấy được rằng từ thời nguyên thủy ở Quảng Nam đã có con người 
sinh sống. Từ đó, có được hiểu biết sơ lược về quá trình phát triển của Quảng Nam từ
 thời nguyên thủy.
2/ Thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào về quê hương mình và có ý thức giữ gìn các di sản của
 tiền nhân.
3/ Kĩ năng: Bồi dưỡng học sinh kĩ năng xác định địa điểm trên lược đồ về các di tích
 thời Tiền- Sơ sử.
II/ Các bước chuẩn bị:
1. Về phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận....
2. Phương tiện, tài liệu dạy học
a. Giáo viên:
- Lược đồ hành chính Quảng Nam
- Tranh ảnh, hiện vật phục chế(nếu có), tài liệu liên quan đến bài học.
b. Học sinh: 
- Nghiên cứu tài liệu giáo viên giao cho, tham khảo sách giáo khoa phần có liên quan đến
 tài liệu.
- Sưu tầm tranh ảnh, hiện vật có liên quan đến tiết học.
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
1. Ổn định tổ chức(1phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(4phút) Giáo viên giải đề thi kiểm tra học kì II cho học sinh và nhận 
xét những ưu điểm, tồn tại trong việc làm bài kiểm tra của học sinh.
3. Hoạt động bài mới: 
a. Giới thiệu bài:( 1phút) Cũng như nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, vùng đất Quảng
 Nam đã tồn tại nền văn hóa tiền sử(tiền Sa Huỳnh) văn hóa sơ sử(Sa Huỳnh) và văn
 hóa Chăm-pa. từ sau năm 1975 đến nay đã có hơn 40 di tích khảo cổ học thời tiền-sơ sử 
được phát hiện ở vùng Quảng Nam. Tiết học lịch sử địa phương hôm nay các em sẽ tìm
 hiểu về các di tích thời tiền-sơ sử ở Quảng Nam.
b. Vào bài:
* Hoạt động 1: Học sinh làm việc cá nhân,cả lớp ( 17 phút)
1/ Di tích thời tiền sử:
+ Mục tiêu: Học sinh hiểu được tại quê hương Núi Thành đã phát hiện dấu vết của
 người Tiền-sơ sử
? Hiện nay ở Quảng Nam có bao nhiêu di tích thời nguyên thủy(tiền-sơ sử)?(3 di tích)
- Giáo viên giới thiệu trên lược đồ Quảng Nam về địa danh các di tích: Bàu Dũ, Bàu Trám, 
Sa Huỳnh.
? Nêu những hiểu biết của em về di tích Bàu Dũ(loại hình di tích “đống rác bếp” đầu 
tiên.... được xếp vào thời sơ kì đá mới)
- Giáo viên: Giải thích thêm về di tích Bàu Dũ
- Học sinh xác định vị trí Bàu Dũ trên lược đồ Quảng Nam.
? Qua di tích Bàu Dũ em hiểu gì về môi trường sống của người Bàu Dũ thời bấy giờ?( sống ở vùng cửa sông-ven biển)
? Em có nhận xét gì về công cụ lao động của người Bàu Dũ?(công cụ đá gần gũi với công 
cụ đá thuộc văn hóa Sa Huỳnh về loại hình và kĩ thuật chế tác.)
- Giáo viên: Bàu Dũ được xếp vào thời kì đá mới hoặc “đá mới trước gốm”.
1. Di tích Bàu Dũ(Tam Xuân-Núi Thành)
- Là loại di tích “đống rác bếp”
- Phát hiện 5 mộ táng có di cốt người cổ, quanh di cốt là các võ sò, điệp, ốc biển, xương, răng của các loài động vật ðmôi trường sống của người cổ Bàu Dũ là vùng cửa sông ven biển.
- Công cụ lao động: đồ đá(đá mới)
- Giáo viên giới thiệu lịch sử về quá trình khai quật khảo cổ ở di tích Bàu Trám.
? Tại di tích Bàu Trám, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những gì?(đồ gốm) có kích thước
 khá lớn, độ nung tương đối cao... công cụ lao động: đồ đá....)
- Giáo viên: Bàu Trám là giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn hóa tiền sử sang văn hóa sơ sử
(Sa Huỳnh)
2. Di tích Bàu Trám(Tam Anh-Núi Thành):
- Gồm hai tầng văn hóa
+ Tầng dưới: Công cụ chủ yếu đồ đá
+ Tầng trên: đã xuất hiện đồ đồng
* Hoạt động 2: cá nhân, thảo luận (15 phút)
2/ Văn hóa Sa Huỳnh.
+ Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm chung cũng như đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh ở 
Quảng Nam. 
- Giáo viên: Văn hóa Sa Huỳnh là trung tâm hay đỉnh cao của nền văn hóa thời đại kim 
khí Việt Nam ở miền trung(từ đèo Ngang đến Đồng Nai)
? Văn hóa Sa Huỳnh chia làm mấy giai đoạn?(2 giai đoạn)
- Giáo viên: Cho học sinh hiểu biết thêm về giai đoạn sớm và giai đoạn muộn của văn hóa
 Sa Huỳnh.
? Các nhà khảo cổ học đã phát hiện di tích văn hóa Sa Huỳnh ở những nơi nào trên đất 
Quảng Nam? Từ việc phát hiện đó đã khẳng định điều gì?(Núi Thành, Đại Lộc, Hội An, 
Điện Bàn....Điều đó khẳng định rằng: Quảng Nam là địa bàn quan trọng của văn hóa
 Sa Huỳnh)
- Giáo viên: Chỉ trên lược đồ các địa danh văn hóa Sa Huỳnh để học sinh quan sát.
? Đặt trưng nổi bật của văn hóa Sa Huỳnh là gì?(mai táng mộ chum)
- Giáo viên: Giới thiệu tranh mộ chum-giải thích: Trong và ngoài mộ chum có chứa nhiều
 đồ tùy táng với các chất liệu đá, đá quí, thủy tinh, đồng, sắt và gốm, bên cạnh đó có cát 
trắng và ít tro than. Theo các nhà nghiên cứu có thể do hỏa táng hoặc hình thức mộ
 tượng trưng.
Thảo luận nhóm: Cuộc sống của cư dân Sa Huỳnh? Theo em nghĩ kinh tế đa thành phần
 là gì?
- HS thảo luận sau đó đại diện nhóm lên trình bày kết quả
- Cả lớp bổ sung, nhận xét
- Giáo viên chốt ý: Chủ yếu là nghề trồng lúa bên cạnh đó kết hợp với các nghề thủ công... 
và biết khai thác nguồn lợi của rừng, của biển, quan hệ giao lưu buôn bán với cư dân 
trong khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Hoa.
- Giáo viên: niên đại kết thúc của văn hóa Sa Huỳnh là niên đại mở đầu cho văn hóa 
Cham-pa
3.Văn hóa Sa Huỳnh:
a. Đặc điểm chung:
- Gồm hai giai đoạn
- Rất nhiều di tích cư trú và di tích mộ táng được phát hiện rải rác trên đất Quảng Nam→ Quảng Nam là địa bàn quan trọng của văn hóa Sa Huỳnh.
b. Đặc trưng chủ yếu:
- Mai táng mộ chum
- Công cụ chủ yếu đồ rèn sắt.
- Cư dân sống bằng nghề trồng lúa, xe sợi, dệt vải, làm gốm, đồ trang sức
4. Hệ thống lại kiến thức:( 5 phút)
Câu 1: Quảng Nam thời Tiền-Sơ sử các nhà khảo cổ học đã phát hiện những di tích nào? 
Ở đâu?
Câu 2: Theo em việc phát hiện các di tích trên đất Quảng Nam chúng ta đã nói lên 
điều gì?(chứng tỏ Quảng Nam nói riêng, Việt Nam nói chung là một trong những chiếc
 nôi của loài người....).
Câu 3: Là người dân sống trên đất Quảng Nam, em suy nghĩ trách nhiệm của mình phải 
làm gì đối với những di tích được phát hiện?( giữ gìn, bảo vệ, phát huy...) 
5. Hướng dẫn làm việc ở nhà:( 2 phút)
 Trong dịp nghĩ hè của năm học này, nếu có điều kiện, các em sẽ cố gắng đi tham quan ở những vùng di tích(hoặc bảo tàng lịch sử) có liên quan đến nội dung của tiết học để hiểu 
biết thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an LS7.doc