Giáo án Lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Trường THCS Mường Bon

Giáo án Lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Trường THCS Mường Bon

- Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi cuộc đời mỗi con người.

- Nắm được cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ ghép.

- Hiểu rõ về liên kết văn bản, một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản

doc 207 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Trường THCS Mường Bon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Bài 1.
Kết quả cần đạt:
- Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi cuộc đời mỗi con người.
- Nắm được cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ ghép.
- Hiểu rõ về liên kết văn bản, một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản.
Ngày soạn :	3/9/2006	Ngày giảng: 6/9/2006
Bài 1: Tiết 1: Văn bản : Cổng trường mở ra
 ( Lý Lan)
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được những tình cảm cao đẹp của người mẹ dành cho con nhân ngày khai trường, từ đó có lòng yêu thương và kính trọng mẹ. đồng thời thấy được vai trò của nhà trường đối với xã hội và đối với mỗi con người.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu văn bản.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thương cha mẹ, ý thức được tầm quan trọng của nhà truờng đối với xã hội và đối với mỗi con người. Từ đó có ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung văn bản.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Đọc văn bản .
- Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK.
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:(4')
- Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
II. Bài mới:
Giới thiệu bài:(2')
Từ lớp 1 đến lớp 7 các em đã dự 7 lần khai trường. Vậy ngày khai trường lần nào làm em nhớ nhất? Trong ngày khai trường đầu tiên cuả em, ai đưa em đến trường? Em nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy mẹ em đã làm những gì cho mình không?
Mỗi người mẹ khi chuẩn bị đưa con mình đến trường đều có những hành động việc làm, những ước vọng về một ngày mai tốt đẹp cho con. Để hiểu rõ tấm lòng của những người mẹ trong đêm trước ngày khai trường để vào lớp một cho con . Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản: "Cổng trường mở ra" của Lý Lan.
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
H
Văn bản " Cổng trường mở ra" Do tác giả nào viết? Đăng trên báo nào? Vào thời gian nào?
Nêu cách đọc văn bản?
Hãy tóm tắt nội dung của văn bản bằng một câu ngắn gọn?
Theo em tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
ở lớp 6 các em đã học các văn bản nhật dụng nào?
Có thể xếp văn bản "Cổng trường mở ra" vào loại văn bản nhật dụng được không? Vì sao? 
Dựa vào trình tự mạch cảm xúc của người mẹ trong văn bản em hãy tìm bố cục của văn bản? Cho biết nội dung của từng phần?
Nhắc lại nội dung chính của đoạn 1.
Vào đêm trước ngày khai trường của con mẹ như thế nào?
Tìm câu văn người mẹ miêu tả giấc ngủ của con mình?
Qua đó ta thấy người mẹ cảm nhận được tâm trạng người con khi đi vào giấc ngủ ra sao?
Nhìn con ngủ mẹ suy nghĩ gì về con?
Tại sao mẹ lại nhận xét con là đứa tre nhạy cảm? Những câu văn nào cho ta thấy rõ điều đó?
Mẹ có những hành động nào chăm sóc giấc ngủ cho con?
Mẹ còn có những suy nghĩ về việc làm của con hôm nay so với ngày trước? (Hôm nay con có hành động nào khác so với trước?)
Theo em đằng sau câu nói: "Ngày mai đi học con là cậu học sinh lớp một rồi ". Người mẹ còn muốn nói với con điều gì?
Tác dụng của câu nói đó với cậu bé
Quan sát đoạn văn: " Mẹ thường nhân lúc... trong ngày đầu năm học" Hãy tìm những chi tiết thể hiện rõ nét tâm trạng của người mẹ?
Tại sao lên giường mà mẹ vẫn trằn trọc? Như vậy khác với tâm trạng nhẹ nhàng, thanh thản vô tư của con ngưòi mẹ lại mang tâm trạng như thế nào?
Có ý kiến cho rằng mẹ không ngủ được không chỉ vì lo lắng cho con mà còn vì mẹ nhớ lại kí ức năm xưa khi vào lớp 1. ý kiến của em như thế nào?
Tâm trạng của mẹ khi nhớ lại ngày đầu tiên mẹ đi học như thế nào ta sang phần 2.
Mẹ nhớ những kỉ niệm nào về thời thơ ấu của mình khi được đến trường?
Tại sao mẹ lại muốn ghi vào lòng con về cái ngày " hôm nay tôi đi học " ấy?
Chú ý câu văn: " Để rồi biết ngày nào đó trong đời... xao xuyến". Nhận xét cách dùng từ trong câu văn này?Tác dụng?
Người mẹ mang tâm trạng như thế nào khi nhớ về ngày đầu tiên mình đi học?
Từ nỗi nhớ về kỉ niệm xưa của mình người mẹ nghĩ đến một ngày khai trường ở đâu?
ở nước Nhật ngày khai trường được coi trọng như thế nào?
Tìm trong đoạn văn này, câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
Trong câu văn này xuất hiện thành ngữ: " Sai một li đi một dặm" Em hiểu như thế nào về câu thành ngữ này?
Thành ngữ này có ý nghĩa như thế nào khi gắn nó với sự nghiệp giáo dục?
Như vậy tác giả đã khẳng định vai trò của nhà trường đối với mỗi con người như thế nào?
Trong cái đêm không ngủ được, người mẹ còn nghĩ gì đến ngày mai khi đưa con đến trường?
Em có suy nghĩ gì về câu nói cuối cùng trong văn bản của người mẹ: " Đi đi con, hãy can đảm lên..." 
Đến bây giờ khi học lớp 7 em hiểu thế giới kì diệu là thế giới như thế nào?
Hãy cho biết những nét đặc sắc về nghệ thuật?
Văn bản nhật dụng này đã đề cao vấn đề nào của con người trong cuộc sống?
Đọc thêm :SGK
I.Đọc và tìm hiểu chung:(7')
1.Giới thiệu văn bản:
- Là bài viết của Lý Lan, đăng trên báo " Yêu trẻ" số 166 TPHCM ngày 1/9/2000.
2. Đọc:
- Giọng tha thiết, tình cảm.
- G/V đọc từ đầu đến đường làng dài và hẹp. H/S đọc tiếp.
- G/V nhận xét cách đọc của H/S.
- Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường.
- Tác giả sử dụng phương thức biểu cảm.
- Văn bản nhật dụng đã học:
+ Cầu long biên chúng nhân lịch sử.
+ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
+ Động Phong Nha
- Có.Vì văn bản đã đề cập đến quyền trẻ em đó là được đi học, được gia đình quan tâm, xã hội che chở đùm bọc. Đây là vấn đề thiết thực cuộc sống, sử dụng các loại phương thức biểu đạt.
3. Bố cục:
- 3 phần:
+ P1: Từ đầu đến "trong ngày đầu năm học".
ND: Tâm trạng của người mẹ khi nhìn con ngủ vào đêm trước ngày khai trường.
+ P2: tiếp đến " Mẹ vừa bước vào"
ND: Tâm trạng của người mẹ khi nhớ lại ngày đầu tiên mẹ đi học.
+ P3: Còn lại.
ND: Suy nghĩ của mẹ về một ngày khai trường ở Nhật và suy nghĩ của mẹ về ngày mai.
II. phân tích :
1. Tâm trạng của người mẹ khi nhìn con ngủ vào đêm trước ngày khai trường:(8') 
- Vào đêm truớc ngày khai trường mẹ không ngủ được.
- Câu 3+ 4 đoạn văn 1.
- Giấc ngủ đến với con dễ dàng . Qua đó thể hiện tâm trạng : nhẹ nhàng, thanh thản, vô tư của con.
- Nhìn con mẹ thầm nghĩ con là một đứa trẻ nhạy cảm.
- Con háo hức cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.- Con thường háo hức mỗi khi được đi chơi xa đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Và mẹ biết đêm nay con cũng có những háo hức như vậy. Hơn nữa sự chuẩn bị sẵn sàng cho ngày đầu tiên vào lớp 1 đã khiến con cảm nhận được sự quan trọng cuả ngày khai truờng. Và con đã ý thức được "ngày mai phải thức dậy cho kịp giờ".
- Mẹ đắp mền, buông mùng, ém góc cẩn thận.
G/V: Giải nghĩa:
+ Mền: Chăn( Từ địa phương)
+ Mùng: màn( Từ địa phương)
+ ém góc: Dắt màn xuống các gọc chiếu( Từ địa phương).
- Trước con thường bày đồ chơi ra khắp nhà và đến khi con đi ngủ mẹ thường phải dọn dẹp lại. Hôm nay con đã làm được việc đó giúp mẹ từ chiều. Con hăng hái tranh với mẹ, con hành động như một người đã lớn.
- Mẹ nói: Ngày mai con đã là... 
Người mẹ muốn nói với con : Con đã lớn rồi hãy tỏ ra mình là một người lớn.
- Đó là tiếng nói yêu thương, là lời khích lệ của người mẹ hiền giúp cậu bé 7 tuổi tự vươn mình lớn lên về mặt tâm hồn.
- Mẹ không tập trung vào việc gì cả.
- Mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị lại cho con.
- Mẹ lên giường và trằn trọc.
- Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ.
=> Mẹ thao thức không ngủ, hồi hộp, lo lắng nhưng tin tưởng vào con.
- Đúng.
H/S: Giải thích.
2. Tâm trạng của mẹ khi nhớ lại ngày đàu tiên mẹ đi học:(6')
- Cứ nhắm mắt lại dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng...
- Nhớ sự nôn nao hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần đến trườngvới nỗi hốt hoảng chới vơi...
- Vì đó không chỉ là dấu ấn sâu đậm nhất trong cuộc đời mỗi con người khi bước vào một thé giới diệu kì mà còn là kỉ niệm đẹp về tình mẫu tử khi được mẹ âu yếm dắt tay đến trường.
- Tác giả dùng một loạt từ láy: Rạo rực, băng khuâng, xao xuyến.
- Tác dụng: Gợi tả cảm xúc của mẹ và cả đứa con trong ngày đầu tiên đến trường. Cảm xúc thật mãnh liệt, thiết tha. Nỗi nhớ bà ngoại tình thương con, nỗi niềm về thời thơ ấu... những cảm xúc ấy cứ trỗi dậy, dâng trào và đan xen trong lòng mẹ. Tâm trạng đẹp về tình mẫu tử đã được tác giả diễn tả một cách nhẹ nhàng tinh tế mà thấm thía.
=> Mẹ bâng khuâng xao xuyến khi nhớ về kỉ niệm xưa của mình.
3. Cảm nghĩ của mẹ về ngày khia trường ở nước Nhật và suy nghĩ của mẹ về ngày mai:(6')
- Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội.
- Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục...
- Câu thành ngữ này có ý nghĩa là : sai lầm rất nhỏ nhưng hậu quả rất lớn.
- Không được phép sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước.
=> Nhà trường có vai trò to lớn và quan trọng trong cuộc sống của mõi con người.
G/V: Liên hệ thực tế.
- Mẹ sẽ đưa con đến trường, mẹ cầm tay con và dắt con qua cánh cổng, rồi buông tay ra ...
- Cử chỉ ấy vừa yêu thương, trìu mến vừa thể hiện sự tin tưởng của mẹ đối với con.
- Đây là câu văn hay nhất trong văn bản. Mẹ tin tưởng và khích lệ con:" Can đảm lên" đi lên phía trước cùng bạn bè trang lứa. Như con chim non ra ràng , rồi tổ chuyền cành tung cánh bay vào bầu trời bao la, đứa con của mẹ bước qua cổng trường là bước vào một thế giới kì diệu. Từ mái ấm gia đình, tuỏi thơ được cắp sách đi học đến với mái trường thân yêu. Lớp mới, trường mới, thầy cô mới được chăm sóc học hành sẽ khôn lớn được mở rộng trí thức ...
=> Trường học là thế giới kì diệu của tuổi thơ.
- Là cả tuổi thơ của mỗi con ngưòi.
- Là thế giới tri thức của nhân loại tích lũy hàng ngàn năm.
- Là những kỉ niệm vui buồn.
III. Tổng kết:(5')
- Sử dụng nhiều từ láy, vận dụng thành ngữ , lời văn nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Thể hiện một cách xúc động tấm lòng yêu thương sâu sắc, thiết tha và niềm tin yêu bao la của người mẹ đối với con. Đồng thời nói lên vai trò to lớn cuả nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. 
IV. Luyện tập:(5')
H/S: đọc phần đọc thêm SGKT 9
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà: (2')
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Chuẩn bị văn bản: Mẹ tôi theo câu hỏi sách giáo khoa.
Ngày soạn: 	Ngày giảng: 
Bài 1: Tiết 2: Văn bản: Mẹ tôi
 ( Et- môn- đô đơ A- mi-xi)
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu được tác dụng về lời khuyên của bố về lỗi của một đứa con với mẹ. Thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ với con cái.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích.
- Giáo dục dục sinh lòng yêu kính cha mẹ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Học bài cũ.
- Soạn bài theo câu hỏi SGK.
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:(5')
Câu hỏi: Hãy khái quát giá trị nghệ thuật đặc sắc và nội dung chính của văn bản: "Cổng trường mở ra"?
Đáp án: Bằng lời văn nhỏ nhẹ, sâu lắng như những dòng nhật kí tâm tình, bài văn đã thể hiện một cách ... i sử dụng từ cần chú ý những yêu cầu nào?
Đáp án: Chú ý
- Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
- Sử dụng từ đúng nghĩa.
- Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
- Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp.
- Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
II. Bài mới:
Giới thiệu bài:(1’) Để giúp các em rèn luyện kĩ năng
H
H
?
?
Đọc bài 1- Yêu cầu làm theo mẫu?
Đọc bài tập 2- HS đọc bài của nhau?
Đặt câu với mỗi từ sau và giải thích từ trong từng câu cụ thể?
Tìm nhanh các tiếng có thể kết hợp với yếu tố thương, binh để tạo thành từ phức gồm 2 tiếng?
* Bài tập luyện tập:
1. Bài 1: SGKT179(7’)
Từ dùng sai âm, sai chính tả
Cách sửa
Tre chở
Che chở
2. Bài 2:(7’)
- Đọc bài, nhận xét.
3. Bài 3:(7’)
a. Hồi phục( trở lại trạng thái cũ)
VD: Sức khoẻ của bác đã hồi phục.
b. Khôi phục( trở lại như cũ)
VD: Nhật Bản đang dần khôi phục nền kinh tế.
c. KHắc phục( chiền thắng khó khăn mục đích)
VD: An luôn khắc phục khó khăn để
4. Bài 4:(7’)
- Thương: yêu, mến, xót, cảm, đau, nhớ..
- Binh: lính, sĩ, lực, nghiệp, bộ, pháo, chủng, diễu, duyệt
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: (2’)
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng sử dụng từ.
- Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học trong học kì I, chuẩn bị cho ôn tập tiếng việt.
Ngày soạn: 23/12/2006	Ngày giảng: 26/12/2006
Ngữ văn: Tiết 66: Trả bài tập làm văn số 3
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Thấy đựơc năng lực làm bài văn biểu cảm về một con người, thể hiện qua những ưu nhược điểm của bài viết. 
- Biết bám sát yêu cầu của đề bài ra, yêu cầu vận dụng có phương thức tự sự, miểu tả và biểu cảm trực tiếp để đánh giá bài viết của mình và sửa lại những chỗ chưa đạt.
- Giáo dục HS ý thức độc lập khi làm bài.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chấm, chữa bài tỉ mỉ.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Ôn tập những kiến thức về văn biểu cảm.
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. ổn định:
II. Trả bài:
1. Chép lại đề:
Cảm nghĩ về bà của em
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Văn biểu cảm.
- Đối tượng: Bà của em.
- Nội dung: Bộc lộ cảm xúc của bản thân về bà.
3. Xây dựng đáp án:
A) Mở bài:
Giới thiệu về bà và cảm xúc chung về bà.
B) Thân bài:
* Tả về bà:
- Tuổi tác.
- Sức khoẻ.
- Hình dáng.
- Tính cách.
* Thái độ của mọi người đối với bà.
- Cả nhà đều yêu quý, kính trọng bà.
* Tình cảm của bản thân đối với bà:
- Cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên bà.
- Bà là chỗ dựa tin cậy, em thường xin ý kiến bà trong mọi công việc.
- Em thích khi được ở cùng bà.
C) Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của mình đối với bà.
4. Nhận xét ưu nhược điểm của từng em, của chung cả lớp:
* ưu điểm:
- Nhìn chung các em đều xác định đúng đề.
- Một số bài viết bố cục tương đối chặt chẽ, lời văn trôi chảy mạch lạc.
- Biết vận dụng yếu tố miêu tả, tự sự làm phương tiện biểu đạt cảm xúc.
- Trình bày tương đối sạch sẽ.
* Nhược điểm:
- Bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả: Saư, Sáng, Chum, Nguyên
- Mắc lỗi diễn đạt dùng từ: Tiến.
- Trình bày bẩn: 
5. Thống kê và sửa lỗi:
- Lỗi dùng từ chưa chuẩn: Bà em nông nổi...-> Bà em là một người sâu sắc.
- Chính tả: sạm nắng-> xạm nắng...
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Ôn tập văn biểu cảm.
- Tiếp tục chữa lỗi bài viết của mình.
- Chuẩn bị cho kiểm tra học kì I.
- Tiết sau: Ôn tập tác phẩm trữ tình.
Ngày soạn: 23/12/2006	Ngày giảng: 26/12/2006
Ngữ văn: Tiết 67 + 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm, thơ trữ tình.
- Củng cố những kiến thức cơ bản và một số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, trong đó cần đặc biệt lưu ý cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị nội dung bài mới.
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
II. Bài mới:
Giới thiệu bài:(1’) Để giúp các em hệ thống kiến thức đã học về văn học 
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Nêu tên tác giả của các tác phẩm?
Nêu hiểu biết của em về các tác giả kể trên?
Sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm cần được biểu hiện?
Sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với thể thơ?
Hãy trình bày hiểu biết của em về các thể thơ trên?
Tìm những ý kiến mà em cho là không chính xác?
Điền vào chỗ trống những câu sau?
Tác phẩm trữ tình là gì? Có những thể loại nào? Tình cảm trong tác phẩm trữ tình là những tình cảm nào?
Hết tiết 1-> tiết 2
Nói rõ nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện những câu thơ đó?
Đọc và so sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương đất nước và cách thể hiện qua 2 bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê?
So sánh 2 bài thơ về 2 vấn đề: Cảnh vật được miêu tả và tình cảm được biểu hiện?
Đọc, chọn câu đúng và giải thích?
I. Nội dung ôn tập:(39’)
Bài 1:
HS nêu tên tác giả và trình bày hiểu biết của mình về tác giả đó.
GV nhận xét.
Bài 2:
GV hướng dẫn HS nối cột A với B 
Nhận xét.
Bài 3:
HS xác định thể thơ và điền cho đúng
Bài 4:
- ý kiến không chính xác: a, e, i, k
Bài 5:
a, Khác có tính chất tập thể và truyền miệng.
b, Thể thơ lục bát.
c,  so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ
* Ghi nhớ: SGK T182
HS đọc
II. Luyện tập:(44’)
1. Bài 1:
- Thể hiện niềm ưu tư, canh cánh, một tấm lòng lo nghĩ cho dân, cho nước.
- Hình thức thể hiện: Nỗi niềm đó được nói lên bằng hình thức kể( suốt ngày, đêm lạnh) và tả( quàng chăn ngủ chẳng yên) ở câu trên và hình thức so sánh ở câu dưới( so sánh tấm lòng ưu ái của mình lúc nào cũng ( cuôn cuộn như nước chảy)
2. Bài 2:
a. Tình huống: 
B1: Một người ở xa quê, trong một đêm trăng sáng thì nhớ quê.
B2: Một người mới về quê bị coi như một người khách lạ.
b.Cách thể hiện tình cảm: HS nêu GV nhận xét.
3. Bài 3:
a. Cảnh vật được miêu tả:
B1: Cảnh trăng tà quạ kêu, sương đầy trời, khách nằm ngủ trước cảnh buồn...
B2: Cảnh bao la bất ngát đầy ánh trăng...
b. Tình cảm cần được thể hiện:
B1: Buồn, cô đơn.
B2: Ung dung, thanh thản, lạc quan, yêu đời.
4. Bài 4:
- Câu đúng: b, c, e
- Câu sai: a, d
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:(1’)
- Ôn kĩ tác phẩm trữ tình.
- Chuẩn bị phần ôn tập tiếng việt.
Tuần 18: Bài 16 + 17
Kết quả cần đạt:
- Ôn lại có hệ thống, có trọng điểm các kiến thức của phần tiếng việt.
- Tiếp tục khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm tạo nên.
- Nắm vững các nội dung cơ bản của cả ba phần trong SGK và biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và hình thức đánh giá mới.
Ngày soạn: 30/12/2006	Ngày giảng: 2/1/2007
Ngữ văn: Tiết 69 : Ôn tập phần tiếng việt 
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Ôn lại có hệ thống, có trọng điểm các kiến thức của phần tiếng việt.
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng từ tiếng việt
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị nội dung bài mới.
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
II. Bài mới:
Giới thiệu bài:(1’) Để củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học về tiếng việt. Tiết học hôm nay ta đi ôn tập phần tiếng việt.
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
G
G
Vẽ lại sơ đồ vào vở?
Nêu định nghĩa, phân loại từ theo loại?
Lấy ví dụ?
Thế nào là đại từ? Đại từ gồm những loại nào?
Lấy ví dụ cho mỗi loại?
Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng?
Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại?
Tại sao lại có hiện tượng đồng nghĩa?
Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy ví dụ?
Tìm một số từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ: bé, thắng, chăm chỉ?
Thế nào là từ đồng âm?
Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ giữ chức vụ gì trong câu? 
Hướng dẫn HS làm bài.
HS nêu thành ngữ có nghĩa tương đương?
GV hướng dẫn HS làm bài tập 7,8,9
* Nội dung ôn tập:(37’)
Bài 1:T183
HS nêu định nghĩa, phân loại 
GV nhận xét.
Bài 2:T183
HS trả lời GV nhận xét và khái quát .
Bài 3:T184
HS nắm được khái niệm về danh từ, động từ, tính từ -> thấy được ý nghĩa và chức năng của các từ loại.
Bài 1: T193
- HS nêu khái niệm
- Có 2 loại: Đồng nghĩa không hoàn toàn và đồng nghĩa hoàn toàn.
Giải thích.
Bài 2: T193
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau(gần- xa)
Bài 3:T193
- Bé:
+ ĐN: Nhỏ
+ TN: to, lớn.
Tương tự HS làm tiếp
Bài 4:T193
HS nhắc lại GV nhận xét.
Bài 5: T193
Nêu lại khái niệm, chức vụ của thành ngữ.
Bài 6: T193
- Bách chiến bách thắng: Trăm trận trăm thắng
- HS làm tiếp
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:(2’)
- Ôn lại toàn bộ kiến thức tiếng việt đã học trong học kì I.
- Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần tiếng việt.
Ngày soạn: 1/1/2007	Ngày giảng: 3/1/2007
Ngữ văn: Tiết 70: Chương trình địa phương
 Phần tiếng việt - rèn chính tả
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Giúp HS khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị nội dung bài mới.
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
II. Bài mới:
Giới thiệu bài:(1’) Để giúp các em tránh mắc những lỗi chính tả thường gặp ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
?
?
?
?
?
?
?
Nêu yêu cầu tiết luyện tập.
Viết chính tả đoạn văn trong văn bản Sai Gòn tôi yêu?
Điền vào chỗ trống theo yêu cầu của SGK?
Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất... ? Tên các loài cá bắt đầu bằng ch và tr?
Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái có chứa thanh hỏi hoặc thanh ngã?
Đặt câu phân biệt từ dễ lẫn?
Phân biệt từ tắt với từ tắc?
I. Nội dung luyện tập:(5’)
- Viết, đọc đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi.
II. Luyện tập:(33’)
Bài 1: (T195)
- Đọc. 
- Cho HS tự kiểm tra bài nhau.
- GV chữa những lỗi điển hình.
Bài 2:
a. xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử.
b. Tiểu sử, tiểu thuyết
c. Chung sức, trung thành, thuỷ chung
d. Mỏnh manh, dũng mãnh, mãnh liệt
Bài 3: 
- Tên các loài cá:
+ Cá chép, cá chim, cá chuồn..
+ Cá trắm, cá trôi...
- Nghỉ ngơi, vui ve, bắt bẻ
- Suy nghĩ, ngẫm nghĩ
Bài 4:
a. Phân biệt giữa dành và giành:
- Toàn quốc kháng chiến để giành độc lập.
-> Giành: chiếm lấy bằng sức mạnh.
- Lan dành tiền để mua sách.
-> Dành: để lại về sau sẽ sử dụng.
b. Đèn đã bị gió thổi tắt
tắt; thôi cháy.
- Cống nước bị tắc
Tắc: mắc nghẽn.
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: (2’)
- Luyện những lỗi chính tả hay mắc.
- Lập sổ tay chính tả.
- Ôn tập để kiểm tra học kì I.
Ngữ văn: Tiết 71 + 72: Kiểm tra học kì I
( Đề chung do phòng giáo dục ra)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 7ki I.doc