Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Chương V: Ngành chân khớp Lớp giáp xác

Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Chương V: Ngành chân khớp Lớp giáp xác

-Mục tiêu:

- HS nhớ được cấu tạo ngoài của tôm sông thích nghi với đời sống trong nước

- Trình bầy được các đặc điểm dinh dưỡng, di chuyển, sinh sản của tôm

II-Phương tiện :

- Mô hình cấu tạo ngoài của tôm, mẫu tôm sống, nấu chín.

- Bảng phụ ghi nội dung bảng 1.

III-Phương pháp : Đàm thoại ,trực quan, thảo luận nhóm

IV- Tổ chức giờ học :

 

doc 70 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Chương V: Ngành chân khớp Lớp giáp xác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Chương V: ngành chân khớp
 Lớp giáp xác
 Tiết:23 Tôm sông	
I-Mục tiêu:
- HS nhớ được cấu tạo ngoài của tôm sông thích nghi với đời sống trong nước 
- Trình bầy được các đặc điểm dinh dưỡng, di chuyển, sinh sản của tôm 
II-Phương tiện :
Mô hình cấu tạo ngoài của tôm, mẫu tôm sống, nấu chín.
Bảng phụ ghi nội dung bảng 1.
III-Phương pháp : Đàm thoại ,trực quan, thảo luận nhóm 
IV- Tổ chức giờ học :
Kiểm tra bài cũ 
Bài mới
HĐ 1:	Cấu tạo ngoài và di chuyển
-Hướng dẫn quan sát mẫu tôm sống
? Cơ thể tôm gồm mấy phần.
? Có nhận xét gì về màu sắc của tôm.
? Hãy bóc một khoanh vỏ, có nhận xét gì về độ cứng của vỏ
-GV bổ sung và kết luận.
? khi nấu chín thì vỏ tôm có mầu gì.
-GV giải thích thêm do sự thay đổi sắc tố dưới ảnh hưởng của nhiệt độ.
-Y/c quan sát mẩu tôm sống đối chiếu H22, ghi nhớ tên các phần phụ.
-Quan sát tôm hoạt động để xác định chức năng phần phụ.
-Y/c hoàn thành bảng 1, treo bảng phụ gọi 1 HS lên hòan thành
?Tôm có những phần phụ nào ,chức năng của từng phần phụ 
?Tôm có những hình thức di chuyển nào 
?Hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm 
a-Vỏ cơ thể
-HS quan sát mẩu tôm thảo luận nhóm theo câu hỏi.
-Đại diện một nhóm trả lời nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: Cơ thể tôm gòm 2 phần: đầu ngực và phần bụng.
+Vỏ kitin ngấm canxicứngche chở và làm chỗ bám cho cơ.
+Vỏ có sắc tốtôm biến đổi màu sắc theo màu sắc của môi trường
b-Các phần phụ và chức năng.
-Các nhóm HS quan sát theo hướng dẫn, thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1.
-1 HS lên bảng hoàn thành bảng 1, lớp nhận xét bổ sung.
* Kết luận: phần đầu ngực có:
+ mắt, râu định hướng và phát hiện mồi 
+Chân hàm giữ và xử lý mồi
+Chân ngực bò và bắt mồi 
-Phần bụng:
+Chân bụng bơi,giữ thăng bằng và ôm trứng 
Tấm lái : Giúp tôm nhảy,lái
c-Di chuyển :Bò ,bơi(tiến ,lùi)hoặc nhảy 
 HĐ2: Dinh dưỡng
? Tôm kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày.
? Thức ăn của tôm là gì.
? Vì sao người ta có thể dùng thính thơm để có thể cất vó tôm.
-GV bổ sung thêm quá trình biến đổi thức ăn.
- Y/c HS rút ra kết luận 
-HS đọc thông tin trả lời câu hỏi.
* Kết luận: Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm.
-Thức ăn qua miệng hầu được tiêu hóa ở dạ dày và hấp thụ ở ruột.
-Thở bằng mang.
-Bài tiết nhờ tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu ngoài
HĐ3: sinh sản.
?Tôm đực khác tôm cái ở điểm nào.
?Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì.
?Tại sao trong quá trình lớn lên ấu trùng của tôm phải lột xác nhiều lần.
-GV chốt kiến thức.
-HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
*Kết luận:- Tôm phân tính ( tôm đực càng to tôm cái thường ôm trứng
-Lớn lên qua nhiều lần lột xác.
Kiểm tra -đánh giá :
-Y/c 1 HS dựa vàog mô hình trình bầy cấu tạo ngoài của tôm
Hướng dẫn chuẩn bị bài sau :
-Chuẩn bị mẫu tôm sống.
Ngày soạn
 Tiết:24 Thực hành : mổ và quan sát Tôm sông
I-Mục tiêu:
HS biết mổ và quan sát cấu tạo trong, nhận biết các phần gốc chân ngực và các lá mang
Nhận biết một số nội quan của tôm: hệ tiêu hóa, hệ thần kinh.
Viết bài thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích cho các hình câm.
Rèn kỹ năng mổ động vật không xương sống có thái độ nghiêm túc cẩn thận
II-Phương tiện :
GV: mẫu tôm sống, mô hình tôm.
+ khay mổ, bộ đồ mổ, kính lúp cho 4 nhóm
- HS: mỗi nhóm 2 con tôm sông sống
III-Phương pháp : Thực hành. 
IV- Tổ chức giờ học :
A-Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
Phát dụng cụ cho các nhóm
Nêu y/c của giờ thực hành
B-Bài mới
HĐ 1:	Mổ và quan sát mang tôm
-GV: Hướng dẫn HS mổ theo các bước H23.1 A,B 
-Quan sát bằng kính lúp
-Y/c chú thích hình 23.1 B
? Lá mang bám vào gốc chân ngực có ý nghĩa gì.
?Thành túi mang mỏng và có lông bao phủ có ý nghĩa gì
-Y/c 1HS nhắc lại cách mổ
-HS lắng nghe và tiến hành mổ để nhận biết các bộ phận.
-Dựa vào cụm từ cho sẵn lựa chon và chú thích cho tranh.
-Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: yêu cầu nêu được 
+Khi chân vận động thì lá mang dao động tạo dòng nước đem Oxi vào
+Thành mỏng: trao đổi khí dễ dàng
+Lông rung động tạo dòng nước đem Oxi vào
HĐ2:	Mổ và quan sát cấu tạo trong
-Dựa vào hình vẽ 23.2 GV hướng dẫn cách mổ tôm
-Hướng dẫn dùng kẹp nâng tấm lưng ra,đổ nước ngập tôm rồi tiến hành quan sát bằng kính lúp
?Hệ tiêu hóa của tôm có đặc điểm gì.
-GV bổ sung và kết luận
-Hướng dẫn gỡ hết các nội quan để quan sát hệ thần kinh
?Hệ thần kinh có đặc điểm gì.
-GV bổ sung 
-HS lắng nghe và tiến hành mổ.
-Quan sát bằng kính lúp, kết hợp mô hình hệ tiêu hóa để xác định các bộ phận
-Trả lời câu hỏi
* Kết luận: Miệng – thực quản(ngắn) – dạ dày – ruột – hậu môn.có tuyến gan nằm gần dạ dày
-HS tiếp tục mổ,quan sát hệ thần kinh .
-Đối chiếu H23.3C tìm chi tiết cơ quan thần kinh trên mẫu rồi trả lời câu hỏi
*Hệ thần kinh gồm: hạch não, vòng thần kinh hầu, khối hạch ngực và chuỗi hạch bụng
HĐ3: Làm thu hoạch( chú thích cho hình vẽ)
C- Kiểm tra đánh giá
-Kiểm tra bài thu hoạch một số em
-Nhận xét tinh thần và thái độ của HS trong giờ thực hành
-Nhận xét và đánh giá mẫu mổ của các nhóm
-Dựa vào mẫu và bài thu hoạch của các nhóm để Gv cho điểm
D-Hướng dẫnchuẩn bị bài sau
-Sưu tầm tranh ảnh về các đại diện của giáp xác
 Ngày soạn :
 Tiết:25 đa dạng và vai trò của lớp giáp xác
I-Mục tiêu:
Nhận biết được một số loài giáp xác thường gặp đại diện cho các môi trường và lối sống khác nhau
Xác định được vai trò thực tiễn của giáp xác với tự nhiên và với đời sốnga con người.
II-Phương tiện :
Tranh phóng to hình 24.1đến hình 24.7 SGK
Sưu tầm tranh ảnh về các đại diện của giáp xác. 
III-Phương pháp : Đàm thoại ,trực quan, thảo luận nhóm 
IV- Tổ chức giờ học :
 A - Kiểm tra bài cũ : Thu bài thu hoạch của HS 
B - Bài mới
 	HĐ 1:	Tìm hiểu một số giáp xác khác
-Y/c HS đọc thông tin và quan sát các hình vẽ từ 24.1 đến 24.7.
?Trong các đại diện giáp xác kể trên loài nào có kích thước lớn loài nào có kích thước bé.
-Loài nào có lợi loài nào có hại
-Y/c HS trả lời.
?ở địa phương em thường gặp những loài giáp xác nào
?Có nhận xét gì về sự đa dạng của giáp xác.
-GV bổ sung và kết luận.
-Quan sát tranh, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
-Đại diện một nhóm trả lời nhóm khác bổ sung.
-Kể các đại diện thường gặp ở địa phương.
*Kết luận: Giáp xác có số lượng loài rất lớn( khoảng 20.000 loài) sống ở nhiều môi trường khác nhau, có lối sống phong phú.
HĐ2:	Vai trò thực tiễn của giáp xác
-Y/c đọc thông tin SGK hoàn thành bảng trang 81 SGK.
-GV nhận xét kết quả.
?Nêu vai trò của giáp xác đối với đời sống của con người.
?Trong tự nhiên giáp xác có vai trò gì.
-Y/c HS tự rút ra kết luận.
-HS thu nhận thông tin, kết hợp vốn hiểu biết thảo luận nhóm hoàn thành bảng và vở bài tập.
-Lần lượt các nhóm đọc kết quả của mình.
-HS dựa vào bảng trả lời câu hỏi.
* Kết luận:
-Lợi ích của giáp xác:
+cung cấp thực phẩm cho con người.
+Là nguồn thức ăn của cá.
+Là nguồn lợi xuất khẩu.
-Tác hại:
+có hại cho giao thông thủy.
+Có hại cho ngề nuôi cá.
C - Kiểm tra -đánh giá :
-Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau:
1-Những động vật như thế nào được xếp vào lớp giáp xác.
a-Có lớp vỏ kitin ngấm canxi.
b- phần lớn đều sống ở nước thở bằng mang.
c-Đầu có 2 đôi râu chân có nhiều đốt khớp với nhau.
d-Đẻ trứng, ấu trùng lột xác nhiều lần.
2- Trong những động vật sau con nào thuộc lớp giáp xác:
Tôm sông. -Mọt ẩm
Tôm sú. -Mối 
Cua biển -Kiến
Nhện -Rận nước
Cáy -Hà
D - Hướng dẫn chuẩn bị bài sau :
- Chuẩn bị mỗi nhóm một con nhện vườn to
-------------------------------------------
Ngày soạn :
Lớp hình nhện
 Tiết:26 Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
I-Mục tiêu:
Trình bầy được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện.
Nêu được sự đa dạng của hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng.
Rèn kỷ năng quan sát và phân tích tranh.
Có ý thức bảo vệ các loài hình nhện có lợi trong tự nhiên.
II-Phương tiện :
Tranh cấu tạo ngoài của nhện và một số đại diện.
Mẫu con nhện.
Phiếu học tập ghi kết quả đúng bảng trang 82. 
III-Phương pháp : Đàm thoại ,trực quan, thảo luận nhóm 
IV- Tổ chức giờ học :
 A - Kiểm tra bài cũ : Giáp xác có vai trò thực tiển gì 
B - Bài mới
 	HĐ 1:	Tìm hiểu về nhện
-Hướng dẫn HS quan sát mẫu nhện, đối chiếu với H25.1.
?Xác định giới hạn phần đầu- ngực và phần bụng.
?Mỗi phần có những bộ phận nào.
-Treo tranh phóng to H25.1.
-GV nhận xét bổ sung.
-Phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành bảng.
-Treo bảng phụ kiến thức chuẩn, hướng dẫn cách chấm, yêu cầu các nhóm chấm chéo cho nhau 
-Thu và kiểm tra kết quả.
-Y/c quan sát H25.2 hoàn thành bài tập đánh số thứ tự đúng với tập tính dăng lưới của nhện.
-GV nhận xét bổ sung kết quả đúng là : 4,2,1,3,
-Hãy trình bày về thao tác chăng lưới của nhện.
? Nhện thường chăng tơ vào thời gian nào trong ngày, nó chăng tơ để làm gì.
-GV bổ sung thêm: có 2 loại lưới: hình phễu(chăng ở mặt đất), hình tấm(chăng trên cây)
-Y/c đọc thông tin về tập tính bắt mồi của nhện.Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập
-Nhận xét nêu đáp án đúng(4,1,3,2)
?Hãy trình bày quá trình bắt mồi của nhện.
a-Đặc điểm cấu tạo
-Quan sát tranh mẫu trả lời câu hỏi.
-Một HS lên bảng trình bầy ,HS khác bổ sung.
-Thảo luận nhóm hoàn thành bảng, đổi chéo phiếu học tập.
-HS tự hoàn thiện kiến thức.
*Kết luận: kết quả bảng 1
b-Tập tính:
-quan sát tranh, thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập.
-Đại diện 1 nhóm nêu đáp án nhóm khác bổ sung
-Đọc thông tin thảo luận hoàn thành bài tập.
-Đại diện 1 nhóm trả lời nhóm khác bổ sung.
-HS hoàn thiện đáp án và rút ra kết luận.
*Kết luận:-nhện có đặc tính chăng lưới và bắt mồi sống
-Hoạt động chủ yếu về ban đêm
HĐ2: Sự đa dạng của lớp hình nhện
-Đọc thông tin và quan sát hình 25.3,4,5 hoàn thành bảng 2 tr 85
?Ngoài ra còn có những đại diện nào .
-GV nhận xét bổ sung: nhện đỏ hại bông, mò, mạt.
-Chốt lại đáp án đúng:
+Nhện chăng lưới sống ở trong nhà, vườn
+Nhện nhà sống trong nhà, khe tường
+Bọ cạp: hang hốc nơi khô ráo
+ Ve bò: lông da trâu, bò 
?Có nhận xét gì về sự đa dạng của lớp hình nhện.
-Nêu ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện
a-Sự đa dạng:
-Quan sát tranh, thảo luận, hoàn thành bảng.
-HS trả lời câu hỏi
-Đại diện 1 nhóm trình bày nhóm khác bổ sung
-HS trả lời yêu câu nêu được sự đa dạng về nơi sống, cấu tạo cơ thể, số lượng loài lối sống.
-Dựa vào bảng HS nêu ý nghĩa thực tiễn.
*Kết luận:
-Lớp hình nhện đa dạng, có tập tính phong phú
-Đa số có lợi 1 số ít gây hại cho người, động vật, thực vật
C - Kiểm tra -đánh giá :
Một HS đọc kết luận chung SGK
Bài tập: chọn câu trả lời đúng
1-Số đôi phần phụ của nhện là:
a- 4đôi; b- 5 đôi; c-6 đôi
D - Hướng dẫn chuẩn bị bài sau :
Học bài trả lòi câu hỏi sgk
Mỗi nhóm chuẩn bị một con châu chấu
 Ngày soạn :
Lớp sâu bọ
Tiết:27: châu chấu
I-Mục tiêu:
Trình bầy được đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu liên quan đến sự di chuyển.
Nêu được đặc điểm cấu tạo trong , đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản và phát triển của châu chấu.
Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật.
II-Phương tiện : ... ẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sinh vật gây hại.
3-Sữ dụng vật chất gây bệnh truyền nhiểm diệt sinh vật gây hại
Tên sinh vật gây hại
Sâu bọ, cua, ốc là vật chủ trung gian.
-ấu trùng sâu bọ.
-Sâu bọ.
-Chuột.
-Trứng sâu, xám
-Cây xương rồng
Thỏ
Tên thiên định
Gia cầm:
-Cá cờ
--Chim, cóc, thằn lằn, mèo, rắn sọc dừa, diều hâu, cú, vọ
Ong mắt đỏ
-Loài bướm đêm nhập từ Achentina
Vận chuyển Myoma và vận chuyển calixi
-Y/c học sinh lấy thêm các ví dụ về biện pháp đấu tranh sinh học ở địa phương.
-GV nhận xét.
-HS lấy ví dụ.
	HĐ2:	Ưu điểm và những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học.
-Y/c đọc thông tin sgk
?Biện pháp đấu tranh sinh học có những ưu điểm gì.
-GV chốt kiến thức.
?Biện pháp đấu tranh sinh học có những hạn chế gì.
-GV chốt lại
-HS trả lời.
*Đấu tranh sinh học là biện pháp mang lại hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật gây hại mà không gây ô nhiễm môi trường.
+Không gây ô nhiễm rau., quả.
+Không ảnh hưỡng xấu đến sinh vật có ích và con người.
+Không gây hiện tượng quen thuốc.
+Giá thành rẻ.
-HS trả lời câu hỏi.
*Nhiều loài thiên địch được du nhập không hợp khí hậu nên kém phát triển.
-SV không diệt triệt để được sinh vật gây hại.
-Tiêu diệt sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho sinh vật có hại khác phát triển
-1 loài thiên địch vừa có hại lại vừa có lợi.
C - Kiểm tra -đánh giá :
-?Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học.
-?Trình bầy những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học.
D - Hướng dẫn chuẩn bị bài sau :
.. 
Ngày soạn 
Tiết63: động vật quý hiếm
I-Mục tiêu:
HS nêu được những tiêu chí của 1 động vật quý hiếm.
Nêu được tiêu chí của các cấp độ đe dọa tuyệt chủng của động vật quý hiếm.
Nêu được những ví dụ cụ thể của 1 số động vật quý hiếm ở cấp độ nguy cấp.
II-Phương tiện :
GV: Tranh phóng to các động vật quý hiếm H60 sgk
III-Phương pháp : Đàm thoại, thảo luận. 
IV- Tổ chức giờ học :
A - Kiểm tra bài cũ :
 B- Bài mới
	 HĐ1:	Thế nào là động vật quý hiếm. 
?Thế nào là động vật quý hiếm.
?Có mấy cấp độ đe dọa tuyệt chủng, kí hiệu và tiêu chí của từng cấp độ.
-HS đọc thông tin SGK, tìm hiểu những tiêu chí của động vật quý hiếm, và tiêu chí của các cấp độ đe dọa tuyệt chủng của động vật quý hiếm.
-HS trả lời- bổ sung.
*Là những động vật có giá trị sống trong thiên nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút.
HĐ2: VD minh họa các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam
-Y/c sữ dụng kến thức ở mục 1, quan sát tranh H60 và thông tin, chú thích của mổi tranhhoàn thành bảng 196 vào vở bài tập.
-GV thông báo kiến thức chuẩn.
-HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng.
-Đại diện 1 nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tên ĐVQH
ốc xà cừ
Tôm hùm đá
Cà cuống
Cá ngựa gai
Rùa núi vàng
6- Ga lôi trắng
7- Khứu đầu đen
Sóc đỏ
Hươu xa.
10- Khỉ vàng
Cấp độ đe dọa tuyệt chủng
CR
EN
VU
VU
EN
LR
LR
 LR
CR
LR
Giá trị động vật quý hiếm
-Kỹ nghệ khảm tranh
-Thực phẩm đặc sản xuất khẩu
-Thực phẩm đặc sản, gia vị.
-Dược liệu chữa hen, tăng sinh lực.
-Dược liệu chữa còi xương cho trẻ em,thẩm mĩ
-Động vật đặc hữu, thẩm mĩ
-Động vật đặc hữu, chim cánh.
-Giá trị thẩm mĩ.
-Dược liệu sản xuất nước hoa.
-Cao khỉ, động vật thí nghiệm.
HĐ3: Tìm hiểu biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm.
-Y/c đọc sgk
?Những nguy cơ suy giảm số lượng động vật quý hiếm là gì.
?Phải làm gì để bảo vệ động vật quý hiếm
-Đọc thông tin, thảo luận nhóm theo 2 câu hỏi.
-Đại diện 1 nhón trả lời.
Y/c nêu được: nguy cơ suy giảm...
Nạn phá rừng, săn bắn bừa bải, xây dựng đô thị, gây ô nhiểm môi trưòng.
*Những biện pháp bảo vệ:
-Bảo vệ môi trường sống của động vật.
-Cấm săn bắn, buôn bán trái phép.
-Đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng khu dự trữ thiên nhiên.
C - Kiểm tra -đánh giá :
? Giải thích thế nào là động vật quý hiếm.
? Giải thích tiêu chí phân hạng cấp độ đe dọa tuyệt chủng của động vật quý hiếm.
? Nêu những biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm.
D - Hướng dẫn chuẩn bị bài sau :
Ngày soạn 
Tiết64,65: 
tiềm hiểu một số động vật
 có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương
I-Mục tiêu:
Tập dượt cho HS cách sưu tầm cá tư liệu sinh học qua sách báo, sách tham khảo dành cho học sinh...nhằm rèn luyện cho các em cách thức đọc, phân loại sách và phân tích kiến thức, bổ sung và hệ thống hóa các kiến thức của mình.
HS còn mở rộng và rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức cùng với cách thức nhận định và lập luận để giải thíchnhwngx tình huống tương tự so với những điều đã được học và tham khảo, góp phần rèn luyện những kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên nơi các em sống, và có cách xữ lí đúng đắn với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
II- Phương tiện :
III-Phương pháp : Tìm hiểu,sưu tầm. 
IV- Tổ chức giờ học :
 Tiết1: Giáo viên giới thiệu cách sưu tầm.
*Nêu đối tượng: Những loài động vật có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương.
*Nội dung sưu tầm: Những tập tính sinh học, điều kiện sống và 1 số đặc điểm sinh học của nó.
Cách nuôi.
ý nghĩa kinh tế đối với gia đình và địa phương.
*Phương pháp:
Thu thập thông tin từ những sách, báo, thực tế...
Thu thập thông tin từ các cơ sở sản xuất ngay trong gia đình.
*Cách làm thu hoạch:
Tổng kết những nội dung tìm hiểu được thành 1 báo cáo theo trình tự.
*Yêu cầu học sinh thực hiện, nếu thiếu thời gian các em về nhà tiếp tục hoàn thành.
 Tiết 2: Báo cáo kết quả.
Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả nhóm mình (khoảng 5-10 phút)
Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét (nếu có)
GV bổ sung cho bài tìm hiểu của các nhóm.
V- Tổng kết giờ học:
GV nhận xét tinh thần, thái độ tham gia của học sinh.
Có thể cho điểm các nhóm để động viên vác em.
VI- Dặn dò: Dặn học sinh chuẩn bị cho tiết ôn tập
Ngày soạn 
Tiết66: ôn tập
I-Mục tiêu:
Khái quát được hướng, tiêu hóa của động vật từ đơn bào đến đa bào, từ động vật đa bào bậc thấp đến động vật đa bào bậc cao, theo con đường tiến hóa từ môi trường nước lên môi trường cạn.
Giải thích hiện tượng thứ sinh với môi trường nước như trường hợp của cá sấu, cá voi , chim cánh cụt.
Thấy được tầm quan trọng của động vật.
II-Phương tiện :
GV: Tranh các loài đại diên cho từng ngành động vật, tranh cây phát sinh giới động vật, bảng ghi kiến thức chuẩn.
III-Phương pháp : 
IV- Tổ chức giờ học :
A - Kiểm tra bài cũ :
 B- Bài mới
	HĐ1:	Tìm hiểu sự tiến hóa của giới động vật. 
GV treo tranh cây phát sinh giới động vật – HS quan sát.
Y/c đọc thông tin sgk mục 1.hoàn thành bảng tr200.
Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
Nhóm khác nhận xét- bổ sung.
GV treo bảng chuẩn kiến thức.
Đặc điểm
Cơ thể đơn bào
Cơ thể đa bào
Đối xứng tỏa tròn
Đối xứng 2 bên
Cơ thể mềm
Cơ thể mềm, có vỏ đá vôi
Cơ thể mềm có bộ xương ngoài
Có bộ xương trong
Ngành
ĐVNS
Rkhoang
Cắc nghành giun
Thân mềm
Chân khớp
ĐVCXS
Đại diện.
Trùng roi, trùng biến hình,trùng dày,trùng kiết lị, trùng sốt rét
Thủy tức, sứa,hải quỷ, san hô.
Sán lông, sán lá gan, giun đủa, giun kim, giun đất...
Trai, ốc sên, ốc vằn, mực
Tôm sông, mọt ẩm, cua, bọ cạp, châu chấu, bọ ngựa...
Cá chép, ếch đồng, thằn lằn, chim bồ câu, thỏ...
 HĐ2: Tìm hiểu sự thích nghi thứ sinh.
-Y/c đọc mục 2
?Vì sao những con cháu của động vật đã thích nghi với môi trường sống trên cạn lại quay về nước để sinh sống.
?Bằng cách nào để chứng minh rằng những động vật này có tổ tiên là những động vật có xương sống.
-GV bổ sung.
?Cho biết trong lớp bò sát và lớp chim đã có trường hợp cụ thể nào thể hiện sự thích nghi thứ sinh với môi trường nước
-Đọc thông tin, Thảo luận nhóm theo câu hỏi.
-Yêu cầu nêu được:
+Khi nguồn sống trên cạn không đáp ứng đủ, con cháu của 1 số động vật ở cạn phải trở về môi trường nước để tìm nguồn sống.
+Bằng chứng là phân tích chi trước cá voi có cấu trúc chi 5 ngón giống động vật có xương sống ở cạn.
-Đại diện các nhóm trả lời.
-HS trả lời: chim cánh cụt, cá sấu
 HĐ3: Tầm quan trọng thực tiển của động vật.
-Hoàn thành bảng tr 201 (Điền tên động vật có tầm quan trọng thực tiển)
-Đại diện 1 số học sinh trả lời, lớp nhận xet- bổ sung.
? Động vật có tầm quan trong gì.
HS trả lời:
*Động vật có ích:
Cung cấp thực phẩm.
Cung cấp dược liệu.
Có ích cho nông nghiệp.
Làm cảnh.
Vai trò trong tự nhiên.
*Động vật có hại:
Có hại cho nông nghiệp.
Có hại cho đời sống con người.
C - Kiểm tra -đánh giá :
D - Hướng dẫn chuẩn bị bài sau : Chuẩn bị cho buổi tham quan tự nhiên.
Ngày soạn 
 Tiết 68,69,70: tham quan tự nhiên
I-Mục tiêu:
Biết chuẩn bị cho 1 buổi học tập ngoài trời với những dụng cụ, phương tiện.
Làm quen với phương pháp quan sát động vật, ghi chếp các thu hoạch ở ngoài thiên nhiên.
Biết sữ dụng các dụng cụ thích hợp để thu thập các mẫu vật động vật rồi lựa chọn cách xữ lí thích hợp.
Rèn tác phong nhanh nhẹn, cẩn thận.
II-Phương tiện :
Vợt, vợt thủy sinh, chổi lông, kim nhọn, khay đựng mẫu,kính lúp cầm tay, lọ bắt thủy tức, hộp chứa.
Mẫu sống (Bỏ can)
Vở, bút để ghi chép......
III-Phương pháp : -Phương thức thực hành ngoài trời,... 
IV- Các hoạt động thực hành:
GV hướng dẫn trước khi đi tham quan.
1-/ Phân chia môi trường: Dựa vào thiên nhiên đã chọn phân chia 4 môi trường: Tán cây, ở đất,ven bờ, ở nước để thuận lợi việc quan sát.
2-/ Nộ dung quan sát:
-Quan sát phân bố của động vật theo môi trường: Ghi tên động vật quan sát được vào vở ghi chép.
-Quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường: Chú ý những động vật di chuyển bằng chân, vây, lông bơi, tua miệng, bằng nhiều chi.
-Quan sát quan hệ của động vật với thực vật: Động vật đó có ích cho cây hay có hại cho cây.
-Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật: Chú ý: Thức ăn là thực vật, thức ăn là động vật, ăn tạp.
-Quan sát hiện tượng ngụy trang của động vật: Về mầu sắc, về hình dạng cấu tạo, về tập tính (giả chết, co tròn cơ thể, tiết nọc)
-Quan sát về số lượng, thành phần động vật trong thiên nhiên.
+Nhóm động vật nào gặp nhiều nhất.
+Nhóm nào gặp ít nhất, tại sao.
+Thiếu hẳn nhóm động vật nào, tại sao.
2-/ Thu thập và xữ lí mẫu.
	-ở nước và ven bờ: Dùng vợt thủy sinh sau đó dùng chổi lông quét nhẹ chúng vào khay chứa mẫu.
	-ở trên đất và trên cây: Dùng vợt bướm, rung cây cho rơi xuống giấy báo trải trên mặt đất.
	-Động vật có xương sống: Dùng bô can để đựng (lồng nuôi)
	-Sâu bọ có hại: Đựng trong túi nilôn
V-Thu hoạch hoàn thành bảng theo mẫu:
STT
Tên động vật quan sát thấy
Môi trường
Vị trí phân loại
ở nước
ở ven bờ
ở đất
ở tán cây
Động vật không xương sống(lớp ngành)
Động vật có xương sống
Sau khiđã có kết quả các nhóm thống kê để chuẩn bị báo cáo.
	+Danh sách tên động vật.
	+Nội dung quan sát, theo dõi.
	+Đánh giá về số lượng, thành phần động vật trong thiên nhiên.Báo cáo tiến hành ngay ngoài thiên nhiên. Sau đó dùng chổi nhẹ nhàng quét mẫu trả lại môi trường của chúng.
-Dọn vệ sinh.
VI- Kết thúc tham quan:
Giáo viên nhận xet và dặn dò, rút kinh ngiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Sinh 7 ca nam.doc