Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 22 : Tôm sông

Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 22 : Tôm sông

 1. Kiến thức :

 - Phân biệt được sự khác nhau giữa ngành chân khớp và ngành thân mềm.

 - Hiểu rõ cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông.

 - Trình bày được đặc tính dinh dưỡng và sinh sản của tôm sông .

 - Hiểu rõ chân khớp và các phần phụ chân phân khớp, khớp động với nhau.

 2. Kỹ năng :

 - Quan sát nhận biết cấu tạo ngoài của tôm sông .

II.Phương tiện dạy và học :

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 22 : Tôm sông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12 Ngàysoạn : 18/11/05
Tiết : 23 Ngày dạy: 20/11/05
 CHƯƠNG IV: NGÀNH CHÂN KHỚP
LỚP GIÁP XÁC
BÀi 22 : TÔM SÔNG
 I.Mục tiêu :
 1. Kiến thức :
	- Phân biệt được sự khác nhau giữa ngành chân khớp và ngành thân mềm.
	- Hiểu rõ cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông.
	- Trình bày được đặc tính dinh dưỡng và sinh sản của tôm sông .
	- Hiểu rõ chân khớp và các phần phụ chân phân khớp, khớp động với nhau.
 2. Kỹ năng :
	- Quan sát nhận biết cấu tạo ngoài của tôm sông .
II.Phương tiện dạy và học :
Tranh vẽ cấu tạo ngoài của tôm. Mô hình tôm sông.
Mỗi nhóm 1 con tôm sông còn sống (nếu có).
Phim trong chức năng các phần phụ của tôm, Máy chiếu.
III.Tiến trình dạy và học :
 2.Học bài mới :
Hôm nay chúng ta chuyển sang một ngành mới đó là ngành chân khớp Tức là chúng có các phần phụ phân đốt và các đốt này khớp động với nhau.
Ngành nay được chia thành 3 lớp :
Lớp giáp xác : Gồm tôm , cua, ghẹ, rận nước, . . . .
Lớp hình nhện : Nhện, ve bò, bò cạp, . . . 
Lớp sâu bọ : Châu chấu, ong, kiến, . . . ..
Hoạt động 1 :Tìm hiểu về hình dạng cấu tạo ngoài ,và di chuyển của tôm sông.
Mục tiêu : Học sinh hiểu rõ đặc điểm cấu tạo cơ thể giúp tôm thích nghi với đời sống tự do trong môi trường nước.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
? tôm thường sống ở đâu.
? Cơ thể tôm có đặc điểm gì về kích thước, máu sắc.
? Đặc điểm nào giúp tôm thích nghi với đời sống bơi lội tự do. .
? Cấu tạo cơ thể tôm gồm mấy phần? Kể tên các phần đó.( Yêu cầu chỉ trên mô hình )
? Cơ quan hô hấp của tôm là gì ?
1. Tại sao người ta gọi tôm sông là giáp xác ?
2. Aùo giáp này cấu tạo bằng chất gì
3. Aùo giáp này có vai trò gì.
4. Tại sao khi ta nấu tôm chín thì tôm có màu đỏ gạch.
Chức năng
Các phần phụ
Vị trí đầu-ngực
Vị trí bụng
Định hướng, phát hiện mồi
Giữ và xử lý mồi
Bắt mòi và bò
Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng
Lái và giúp tôm nhảy
? Tôm di chuyển trong môi trường nước theo mấy cách .
? Hãy mô tả quá trình di chuyển của tôm trong môi trường nước.
? Vậy tôm di chuyển được là nhờ cơ quan nào .
HS đọc thông tin SGK
Học sinh quan sát hình 22 tôm sông và mô hình tôm sông, 
- Trong nước.
- Màu đỏ gạch, trong suốt
- kích thước 3 - 5 cm
- Chân bơi, tấm lái, chân bò, . . .
- Hai phần: đầu - ngực và phần bụng .
HS quan sát mẫu vật và hình 22 SGK
- Đọc thông tin SGK
- Kitin
- Che chở bảo vệ, nó là bộ xương ngoài.
- trong thành phần vỏ có tế bào sắc tố.( Sắt, đồng )
HS đọc thông tin SGK 
Thảo lụân nhóm trong thời gian 3 phút hòan thành bảng sau.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm nhận xét bổ sung
- GV hòan thiện nội dung.
HS đọc thông tin SGK
Quan sát tôm di chuyển trong lồng nuôi động vật.
Trả lời câu hỏi sau :
- Bò 
- Bơi
- Nhảy 
I. Cấu tạo ngoài và di chuyển :
Tôm sống trong nước, thở bằng mang.
Cơ thể tôm gồm hai phần là : phần đầu-ngực và phần bụng.
1. Vỏ cơ thể :
Cơ thể tôm có vỏ giáp cưng bằng kitin bao bọc, thành phần vỏ có chứa các sắc tố.
2. Di chuyển :
- Bơi tiền, giật lùi.
- Bò bằng các chân ngực.
- Nhảy bằng tấm lái.
Hoạt động 2 : Dinh dưỡng của tôm .. 
Mục tiêu : Trình bày được quá trình dinh dưỡng của tôm sông.. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
? Tôm thừơng hoạt động vào thời gian nào trong ngày 
? Thức ăn của tôm là gì?
? Tôm lấy thức ăn bằng cách nào ?
? Vậy quá trình dinh dưỡng này là chủ động hay thụ động? Vì sao?
? Người ta dùng “ thính” để câu, cất vó tôm là nhờ vào đặc điểm nào của tôm.
? Tại sao khi làm thịt tôm ta phải cắt bỏ râu tôm.
HS đọc thông tin SGK
Bằng vốn kiến thức hiểu biết .
Thảo lụân nhóm trong thời gian 3 phút trả lời các câu hỏi sau.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm nhận xét bổ sung
- GV hòan thiện nội dung.
II. Dinh dưỡng :
Tôm hoạt động nhiều về đêm, là động vật ăn tạp . 
Hoạt động 3 : sinh sản của tôm sông. 
Mục tiêu : Trình bày được sự sinh sản của tôm sông
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
? Tôm cái khác tôm đực ở chỗ nào.
? Tập tính ôm trứng của trai mẹ có Ý nghĩa gì.
? Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng phải lột xác nhiều lần.
? Ý nghĩa của sự lột xác.
? Sự sinh sản của tôm tiến hóa hơn thân mềm ở điểm nào.
HS đọc thông tin SGK 
Thảo lụân nhóm trong thời gian 3 phút trả lời các câu hỏi sau.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm nhận xét bổ sung
- GV hòan thiện nội dung.
III. Sinh sản :
Cơ thể phân tính đến mùa sinh sản Tôm cái có bản năng ôm trứng để bảo vệ. Trứng nở thành ấu trùng lột xác nhiểu lần phát triển thành con trưởng thành.
IV.Củng cố và đánh giá:
1. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm.
2. Khi di chuyển tôm bơi giật lùi bằng cách.
a.Xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng.
b. Dùng các đôi chân bụng để đẩy nước.
c. Dùng các đôi chân ngực để đẩy nước.
3. Đố vui.
Đầu khóm trúc
Lưng khúc rồng
Sinh bạch tử hồng
Xuân hạ thu đông
Bốn mùa đều có
 CON GÌ:
Hai O tên gọi con gì
Nửa thì giống mối ,nửa thì giống ong
Bay qua lượn lại lòng vòng
Mang về đất ướt xây phòng ở đây
Ai rành kiến thức đông tây
Hãy đáp ngay con gì?
V.Dặn dò :
	- Về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK
 - Đọc thêm SGK, sách tham khảo.
	- Chuẩn bị bài mới mẫu vật chuẩn bị thực hành.
 - Mỗi nhóm một con tôm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 23.doc