Giáo án lớp 7a môn Sinh học - năm học 2010

Giáo án lớp 7a môn Sinh học - năm học 2010

-KT. HS hiểu được thế giới động vật đa dạng – phong phú (về loài, kích thước, số lượng cá thể và môi trường sống).

 - Xác định được nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên có được một thế giới ĐV đa dạng – phong phú như thế nào.

 - KN.Rèn kỹ năng nhận biết các ĐV qua các hình vẽ và từ đó HS biết liên hệ trong đời sống thực tiễn.

 - TĐ. Có ý thức yêu thích bộ môn

II. CHUẨN BỊ

 Giáo viên : giáo án

 

doc 65 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 7a môn Sinh học - năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :22/8/2010 
Ngày giảng : 
Mở đầu
	Tiết 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú
I.Mục tiêu bài học:
	-KT. HS hiểu được thế giới động vật đa dạng – phong phú (về loài, kích thước, số lượng cá thể và môi trường sống).
	- Xác định được nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên có được một thế giới ĐV đa dạng – phong phú như thế nào.
	- KN.Rèn kỹ năng nhận biết các ĐV qua các hình vẽ và từ đó HS biết liên hệ trong đời sống thực tiễn. 
 - TĐ. Có ý thức yêu thích bộ môn
II. chuẩn bị 
 Giáo viên : giáo án
 Học sinh :sgk 
III. Hoạt động dạy và học:
	1- tổ chức: 7A 7B
 2- Kiểm tra: 
 Kiểm tra sách, vở ghi của HS
	3- Bài mới:
*. Mở bài:
	Thế giới ĐV rất đa dạng và phong phú, nước ta thuộc vùng nhiệt đới nhiều tài nguyên rừng và biển, được thiên nhiên ưu đãi cho thế giới động vật. Vậy để biết thế giới động vật đa dạng và phong phú như thế nào ta vào bài hôm nay.
*. Phát triển bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1:
Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể.
Hướng dẫn
 cho HS nghiên cứu phần thông tin trong SGK.
- Giới động vật phong phú như thế nào?
- Hướng dẫn HS thực hiện lệnh SGK.
- Hãy kể tên các loài động vật được thu thập khi:
+ Kéo một mẻ lưới trên biển.
+ Tát một ao cá.
+ Đơm đó qua đêm.
- Hướng dẫn HS kể tên các động vật tham gia vào bảng giao hưởng suốt đêm hè.
Kể tên các ĐV tham gia vào “bản giao hưởng” suốt đêm hè?
- Cho HS đọc tiếp phần thông tin SGK, lấy VD: Đàn châu chấu, đàn bướm trắng,...
? Những loài ĐV nào được con người thuần hoá làm vật nuôi?
Hoạt động 2:
Động vật đa dạng về môi trường sống.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về thông tin SGK và quan sát H1.3, H1.4 trong SGK
Hướng dẫn HS thực hiện lệnh:
? ĐV ở những môi trường khác nhau như thế nào?
Cho HS thực hiện lệnh tiếp theo:
? Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi với môi trường sống?
? Nguyên nhân nào dẫn tới ĐV đa dạng và phong phú?
? ĐV ở nước ta có đa dạng, phong phú không? Vì sao?
HS đọc phần thông tin trong SGK.
Nghiên cứu hình 1.1 SGK
Tìm hiểu thông tin
- Giới động vật rất đa dạng và phong phú với khoảng 1,5 triệu loài.
HS thực hiện lệnh:
Kéo mẻ lưới trên biển gồm: Tôm, cua, lươn, trạch, cá,...
Tát ao cá gồm: Cá, tôm, cua, ốc,...
Đơm đó qua đêm gồm: Tôm, tép, ...
- Các ĐV tham gia vào “bản giao hưởng” suốt đêm hè:
+ Các lưỡng cư: ếch, nhái, cóc,...
+ Các sâu bọ: cào cào, châu chấu,...
* Một số nhóm ĐV còn phong phú về số lượng, cá thể.
* Một số ĐV được con người thuần hoá thành vật nuôi: 
Gà - có tổ tiên từ gà rừng.
Chim bồ câu - có tổ tiên từ chim bồ câu núi.
HS đọc thông tin trong SGK.
Tìm hiểu H1.3, H1.4.
Thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.
- Kết luận: 
Các ĐV sống ở nhiều môi trường khác nhau: 
Dưới nước: Cá, tôm, cua, mực, ...
Trên cạn: Hươu, nai, hổ, ...
Trên không: Quạ, ngỗng trời, ...
+ Đặc điểm giúp chim cánh cụt thích nghi với điều kiện giá lạnh: Có lớp mỡ dày, bộ lông dày.
+ Nguyên nhân khiến động vật đa dạng, phong phú: Nhiệt độ ấm áp, thức ăn phong phú, môi trường sống đa dạng.
+ ĐV ở nước ta rất đa dạng và phong phú vì: có khí hậu thích hợp, thức ăn nhiều.
4. Củng cố- Đánh giá:
	HS đọc phần kết luận trong SGK.
	? ĐV nước ta phong phú và đa dạng như thế nào?
	- Kiểm tra các câu hỏi trong SGK	
5. Hướng dẫn về nhà:
	HS về nhà học thuộc và trả lời các câu hỏi trong SGK
	Tìm hiểu một số ĐV xung quanh ta.
Ngày soạn : 22/8/2010
Ngày giảng : 
Tiết 2: Phân biệt động vật với thực vật- Đặc điểm chung của động vật
I. Mục tiêu bài học:
	- KT.HS phân biệt được động vật với thực vật. Thấy chúng có những đặc điểm chung của sinh vật nhưng chúng cũng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản.
	- Nêu được các đặc điểm của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên.
	- Phân biệt được động vật không xương với động vật có xương sống. Vai trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống.
 - KN. rèn kỹ năng quan sát.
 - TĐ.yêu thích môn học và có ý thức bảo vệ động vật và thực vật.
II. chuẩnbị 
	GV: 	Tranh vẽ H2.1, H2.2
	Mô hình tế bào ĐV, tế bào thực vật. Kẻ sẵn bảng 1 SGK
	HS: 	Kẻ sẵn bảng 1 trong SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
1 - Tổ chức: 7A 7B
2 - Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi 1; 2 trong SGK.
3 - Bài mới:
Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin và quan sát H2.1 trong SGK.
- Hướng dẫn đánh dấu vào bảng 1 SGK.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
? ĐV giống với thực vật ở các đặc điểm nào?
? ĐV khác với thực vật ở các đặc điểm nào?
- Gợi ý để HS trả lời.
HS thảo luận theo nhóm, đánh dấu vào bảng 1 trong SGK.
Đại diện nhóm lên bảng trả lời.
- Kết luận:
+ ĐV giống thực vật ở điểm:
. Cùng có cấu tạo từ tế bào.
. Cùng có khả năng sinh trưởng và phát triển.
+ ĐV khác thực vật ở điểm:
. Cấu tạo tế bào có thành Xenlulô
. Chỉ sử dụng chất hữu cơ sẵn có để nuôi cơ thể.
. Có cơ quan di chuyển và có hệ thần kinh, giác quan.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của động vật
- GV cho HS thực hiện lệnh SGK:
? Hãy chọn lấy 3/5 đặc điểm quan trọng nhất của động vật.
Tìm hiểu và thảo luận theo nhóm để nêu được các đặc điểm chung của động vật.
- Kết luận:
Đặc điểm chung của ĐV: 
+ ĐV có khả năng di chuyển.
+ ĐV có hệ thần kinh và giác quan.
+ Dị dưỡng tức khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn.
Hoạt động 3: Sơ lược phân chia giới động vật
Cho HS tìm hiểu thông tin SGK.
Hướng dẫn các ngành ĐV trong chương trình Sinh học 7 đề cập đến.
HS tìm hiểu thông tin
- Kết luận:
Sinh học 7 đề cập đến các ngành ĐV chủ yếu và được sắp xếp như sau:
+ Ngành ĐV nguyên sinh.
+ Ngành ruột khoang.
+ Các ngành giun: Giun dẹp, giun tròn, giun đốt.
+ Ngành thân mềm.
+ Ngành chân khớp.
+ Ngành ĐV có xương sống gồm các lớp: (Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú)
Hoạt động 4: Vai trò của động vật
Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK.
Hướng dẫn HS thực hiện lệnh:
* ĐV có vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người như thế nào?
Hướng dẫn HS điền vào bảng 2 SGK.
HS tìm hiểu thông tin và thực hiện lệnh.
Điền tên các động vật đại diện mà em biết vào bảng 2.
1 HS lên bảng trả lời.
HS tự liên hệ ?
4- . Củng cố - Đánh giá:
	? ĐV khác thực vật ở những đặc điểm nào?
	? Nêu các đặc điểm chung của động vật?
	? ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người.
5. Hướng dẫn về nhà.
	HS về nhà học và trả lời các câu hỏi trong SGK.
	Chuẩn bị gây nuôi một số đông vật nguyên sinh.
	Giờ sau học thực hành tại phong thực hành sinh.
	~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn : 22/8/2010
Ngày giảng : 
Chương I: ngành động vật nguyên sinh
Tiết 3: Thực hành: quan sát một số
động vật nguyên sinh
I. Mục tiêu bài học:
	- KT.Thấy được ít nhất 2 đại diện của ĐVNS: Trùng roi và trùng đế giày.
	- Phân biệt được hình dạng và di chuyển của hai đại diện này.
	- KN.Rèn kỹ năng sử dụng kính hiển vi, kỹ năng quan sát trên kính.
	- Giáo dục đức tỉnh tỉ mỉ, nghiêm túc, cẩn thận.
II. chuẩn bị 
	GV: 	Kính hiển vi, lam kính, ống hút, khăn lau, la men , ống nghiệm , giá ốngnghiệm , ống đong ,cặp ống nghiệm . Chậu gây nuôi ĐV nguyên sinh.
	HS: 	Váng nước ao hồ, rễ bèo nhật bản.
III. Hoạt động dạy và học:
	1 - Tổ chức: 7A 7B
	2 - Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	 Phân nhóm thực hành.
 3 - Bài mới:
* Mở bài: GV giới thiệu phần mở bài.
* Phát triển bài :
Hoạt động 1: Quan sát trùng giày
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn các nhóm cách thao tác làm thí nghiệm để quan sát.
+ Cách làm: 
Lấy 1 giọt nước đã gây nuôi ĐVNS nhỏ lên lam kính giải vài sợi bông để giảm đi tốc độ đưa lên bàn kính, điều chỉnh ánh sáng để quan sát.
Các nhóm thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. Quan sát trùng giày trên kính.
Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả.
Đối chiếu với H3.1, thấy được sự di chuyển của trùng giày.
Hoạt động 2: quan sát trùng roi
- Cho HS quan sát trùng roi trên tranh vẽ
- Hướng dẫn cách lấy mẫu vật và quan sát trên kính.
? Trùng roi di chuyển như thế nào?
? Màu sắc của trùng roi?
Quan sát trên tranh vẽ trùng roi.
Các nhóm làm thí nghiệm:
- Lấy ống hút hút 1 giọt nước ao đưa lên lam kính và quan sát.
+ Trùng roi di chuyển vừa tiến vừa xoay.
+ Trùng roi có màu xanh lá cây: màu sắc của hạt diệp lục và sự trong suốt của màng cơ thể.
- Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả đã quan sát được trong thí nghiệm.
4 - Củng cố - Đánh giá:
	GV hướng dẫn HS viết thu hoạch qua bài thực hành.
	GV nhận xét các nhóm thực hành và đánh giá kết quả theo từng nhóm.
5. Hướng dẫn về nhà:
	HS về nhà hoàn thành tiếp bài thu hoạch. Vẽ các hình trùng giày và trùng roi đã quan sát. 
	Chuẩn bị cho tiết 4 – Trùng roi.
	~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn : 22/8/2010 
Ngày giảng : 
Tiết 4: Trùng roi
I. Mục tiêu bài học:
	- KT.Mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của trùng roi.
	- Trên cơ sở cấu tạo, nắm được cách dinh dưỡng và sinh sản của chúng.
	- Tìm hiểu cấu tạo tập đoàn trùng roi và quan hệ nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.
 - KN.một số kỹ năng quan sát cơ bản.
- TĐ.yêu thích và có ý thức bảo vệ động vật .
II. chuẩn bị 
	- GV .Tranh vẽ cấu tạo trùng roi.SGK .
	- Tranh vẽ cấu tạo tập đoàn Vôn vốc.SGK .
- HS. Sách vở
III. Hoạt động dạy và học:
	1 - Tổ chức: 7A 7B
	2 - Kiểm tra bài cũ: 
	? Trùng roi di chuyển như thế nào?
	? Trùng roi có màu xanh là nhờ đặc điểm gì?
	3 - Bài mới:
* Mở bài:
	GV giới thiệu mở bài.
 * Phát triển bài :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng roi
Hướng dẫn HS tìm hiểu phần thông tin trong SGK.
Quan sát H4.1, H4.2 trong SGK.
? Trùng roi thường sống ở những đâu?
? Trùng roi có đặc điểm cấu tạo cơ thể như thế nào?
? Trùng roi dinh dưỡng như thế nào?
? Trùng roi hô hấp như thế nào?
? Không bào co bóp có nhiệm vụ gì?
? Trùng roi sinh sản như thế nào?
Tìm hiểu phần thông tin và quan sát hình vẽ.
Thảo luận theo nhóm.
+ Trùng roi thường sống ở ao, hồ, đầm.
+ Cấu tạo:
Cơ thể trùng roi là một tế bào, kích thước hiển vi (rất nhỏ: 0,05 mm). Hình thoi, đầu tù, đuôi nhọn. Phía đầu có từ 1 đến 2 roi giúp cho cơ thể di chuyển.
Cơ thể gồm có nhân, chất nguyên sinh, chất diệp lục, có điểm mắt ở gốc roi để nhận biết ánh sáng.
+ Dinh dưỡng:
. Nơi có ánh sáng thì dinh dưỡng như thực vật (tự dưỡng).
. Trong tối thì dinh dưỡng dị dưỡng: nhờ đồng hoá chất hữu cơ hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra.
 + Hô hấp: 
Nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào.
+ Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết rồi thải ra ngoài góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.
+ Sinh sản:
Trùng roi sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể.
Hoạt động 2: Tính hướng sáng
Cho HS nghiên cứu phần thông tin trong SGK.
Hướng dẫn HS giải thích thí nghiệm.
Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
HS tìm hiểu phần thông tin trong SGK.
- Kết luận:
Nhờ có diệp lục, trùng roi dinh dưỡng tự dưỡng là ch ... àn bộ phần ĐVKXS. 
	~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
Tiết 34: ôn tập học kỳ 1
dạy theo nội dung ôn tập phần ĐVKXS
I. Mục tiêu bài học:
	- Củng cố kiến thức đã học ở phần ĐVKXS từ thấp đến cao.
	- Thấy được sự đa dạng về loài của ĐV.
	- Phân tích được nguyên nhân của sự đa dạng ấy, có sự thích nghi rất cao của ĐV với môi trường sống.
	- Thấy được tầm quan trọng của chúng với con người và với thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
	1 - Tổ chức 
 7A 
 7B
	2 - Kiểm tra 
	Kiểm tra xen kẽ trong bài mới.
	3 - Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tính đa dạng của ĐVKXS
Cho HS tìm hiểu thông tin: Giới thiệu bảng 1 SGK: Một số đại diện về ĐVKXS
? ĐVKXS gồm các ngành nào? Nêu đại diện các ngành?
? Hãy nhận xét qua bảng 1 về tính đa dạng của ĐVKXS?
Tìm hiểu thông tin, nghiên cứu bảng 1.
Thực hiện lệnh.
Kết luận:
+ ĐVKXS đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với lối sống.
Hoạt động 2: Sự thích nghi của ĐVKXS
Cho HS tìm hiểu bảng 2 và tự hoàn thiện vào các cột trong bảng 2.
Tìm hiểu thông tin, thực hiện lệnh, hoàn thiện bảng 2.
Hoạt động 3: Vai trò thực tiễn của ĐVKXS
Hướng dẫn HS điền vào bảng 3.
Tự tìm hiểu các ĐV thích hợp để điền vào bảng 3.
Bảng 3: Tầm quan trọng thực tiễn của ĐVKXS
STT
Tầm quan trọng thực tiễn
Tên loài
1
2
3
4
5
6
...
Làm thực phẩm
Có giá trị xuât khẩu
Được nhân nuôi
Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh
Làm hại cơ thể ĐV và người
Làm hại thực vật
Tôm, mực, cua, ...
Mực, tôm, sò, ...
Tôm, vẹm, cua,...
Ong, 
Giun, sán,...
Châu chấu, ốc sên,...
*Nêu một số phương pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học?
4. Củng cố - Đánh giá:
	Cho HS tìm hiểu phần ghi nhớ SGK.
	? Nêu đặc điểm của từng ngành ĐVKXS.
5. Hướng dẫn về nhà:ss
	HS về nhà ôn tập các kiến thức đã học về ĐVKXS
	Chuẩn bị giờ sau Kiểm tra học kỳ I. 
	~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tuần 18
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
Tiết 35: kiểm tra học kỳ i
I. Mục tiêu bài học:
	- Học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản của các ngành động vật đã học.
	- Rèn luyện khả năng tư duy lô gíc, độc lập suy nghĩ, làm bài.
	- Giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo trong học tập.
II. đồ dùng dạy học 
	GV: Đề kiểm tra
	HS: Giấy, bút
III. Hoạt động dạy và học:
	1 - Tổ chức 
 7A 
 7B
 2 – Kiểm tra : 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	3 – Bài mới :
Đề I
Ma trận 
Chủ đề
Nhận biết
Thống hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương 1 : Ngành động vật nguyên sinh
1
 2.5 
1
 0.5
Chương 2 : Ngành ruột khoang
1
 0.5
1
 0.5
1
 1.5
Chương 3 : Các ngành giun
1
 0.5
2
 1.0
1
 3.0
Tổng
3
3
3
9
3.5
2.5
4.0
10
 Đề bài :
Phần I : Trắc nghiệm khách quan .
Câu 1 : Trong các câu sau câu nào đúng nhất (Khoanh vào câu em cho là đúng nhất )
 1: Trùng roi xanh giống thực vật ở chỗ :
 a - Có thành xenlulôzơ b- Có điểm mắt .
 c - Có diệp lục d- Có roi .
 2 : Đặc điểm chung của ngành giun dẹp là :
 a - Cơ thể có đối xứng toả tròn b- Cơ thể phân đốt.
 C - Mắt và lông bơi tiêu giảm d - Phân biệt đầu , đuôi , lưng ,bụng.
Câu 2 : Hãy chọn các cụm từ thích hợp dể điền vào chỗ trống trong câu sau thành câu hoàn chỉnh hợp lý .
 ''Thuỷ tức cơ thể hình(1)toả tròn, sống bám , nhưng có thể di chuyển chậm chạp .Thành cơ thể có (2) nhiều loại tế bào có cấu tạo phân hoá . Thuỷ tức bắt mồi nhờ (3) .. .Quá trình tiêu hoá thực hiện trong (4) Thuỷ tức sinh sản (5) ..Vừa (6)..chúng có khả năng tái sinh.
 Câu 3: Hãy điền các từ : Nước ngọt , nước lợ, đất ẩm , cống rãnh, sống tự do ,sống ký sinh ,sống tự do-chui rúc, 
 sống bán ký sinh, sống cố định vào bảng sau:
TT
Đại diện - Sự đa dạng
Môi trường sống
Hình thức sống
1
Giun đất
Đất ẩm
sống tự do-chui rúc,
2
Đỉa
Nước ngọt
sống ký sinh
3
Giun đỏ
Nước ngọt- cống rãnh
sống cố định
4
Rươi
Nước lợ
sống tự do
Phần II : Tự luận :
 Câu 1 : Trình bày cấu tạo ngoài của châu chấu ?
 Câu 2 :nêu đặc điểm chungvà vai trò thực tiễn của giun đốt ?
 Câu 3 : Trình bày các bước mổ tôm sông ?
đáp án
Phần I : Trắc nghiệm khách quan : 4,5 đ
 Câu 1 : 1đ
1- C (0,5 đ). 2-D ( 0,5đ)
 Câu 2 : 1,5đ
Mỗi ý đúng 0,25 đ:1-	4-
	2-	5-
	3-	6-
 Câu 3 : 2 đ( Mỗi ý 0,25đ)
TT
Đại diện - Sự đa dạng
Môi trường sống
Hình thức sống
1
Giun đất
Đất ẩm
sống tự do-chui rúc,
2
Đỉa
Nước ngọt
sống ký sinh
3
Giun đỏ
Nước ngọt- cống rãnh
sống cố định
4
Rươi
Nước lợ
sống tự do
Phần II : Tự luận : 5,5đ.
 Câu 1 :2đ
 Câu 2 : 2,5 đ
 Câu 3 : 1đ (Mỗi bước 0,25 đ)
 Tổng toàn bài 10đ
Đề II
Ma trận
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Ngành động vật nguyên sinh
1
 0,5
1
 0,5
Ngành ruột khoang
1
 0,5
1
 0,5
Các ngành giun
1
 0,5
1
 1,5
1
 2,0
1
 2,0 
3
 3,5
Ngành thân mềm
1
 0,5
2
 2,5
Ngành chân khớp
1
 0,5
1
 2,0
3
 3,0
Tổng
5
 2,5 
3
 5,5
1
 2,0 
10
 10
Đề bài 
I/ Phần trắc nghiệm
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
Câu1:Triệu chứng của bệnh kiết lị là : 
Đau bụng 
Đi ngoài
Phân có lẫn máu và nhày như nước mũi
Cả 3 câu trên đều đúng
Câu2: Con gì sống cộng sinh với tôm mới di chuyển được ?
a. Thuỷ tức	b.Sứa	c.San hô	d. Hải quì
Câu3: Sán lông và sán lá gan được xếp chung một ngành giun dẹp vì :
Cơ thể dẹp có đối xứng hai bên 
Có lối sống kí sinh 
Có lối sống tự do
Sinh sản hữu tính hoặc vô tính
Câu4: Trai lấy thức ăn theo kiểu bị động, thức ăn vào khoang áo rồi qua lỗ miệng nhờ hoạt động của:
 a. ống hút	
 b. Hai đôi tấm miệng 	
 c. Lỗ miệng 	
 d. Cơ khép vỏ trước và cơ khép vỏ sau 
Câu5: Chức năng chính của phần đầu ngực của tôm là: 
a.Định hướng và bắt mồi
b.Giữ và xử lí mồi
c.Bò và bắt mồi
d.Cả 3 câu trên đều đúng
Câu6 : Hãy lựa chọn nội dung cột A và B sao cho phù hợp
Cột A
Kết quả
Cột B
1.So với ruột khoang, hệ tiêu hoá của giun dẹp phức tạp hơn phần.
2. Ruột khoang và giun dẹp đều không có ..
3. Giun đất có hệ tiêu hoá gồm..
4.Ruột khoang có sự chuyển tiếp .
a.Giữa tiêu hoá nội bào sang tiêu hoá ngoại bào 
b.Lỗ miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ,ruột tịt, ruột
c. Hậu môn, chất thừa thải được bài xuất qua miệng
d. Hầu cơ và ruột phân nhánh 
II/ Phần tự luận:
Câu1: Cơ thể sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào ?
Câu2: Giun đũa kí sinh trong ruột người gây hại gì cho cơ thể? biện pháp phòng chống ?
Câu3: Đặc điểm chung của lớp sâu bọ ?
Đáp án 
I/ Phần trắc nghiệm
Câu1(0,5đ): đáp án: d
Câu2(0,5đ): đáp án: d
Câu3(0,5đ): đáp án: a
Câu4(0,5đ): đáp án: b
Câu5(0,5đ): đáp án: d
Câu6(1,5đ): đáp án : 1- d	,	2- c	,	3- b	,	4- a
II/ Phần tự luận :
Câu1(2đ) : Cấu tạo cơ thể sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh thể hiện:
Giác quan tiêu giảm do sống kí sinh không cần giác quan 
Lông bơi tiêu giảm do sống kí sinh không cần di chuyển 
Giác bám rất phát triển để bám chặt vào vật chủ 
Cơ quan tiêu hoá phát triển để đồng hoá nhiều chất dinh dưỡng
Cơ quan sinh dục phát triển, sinh sản theo qui luật số nhiều 
Câu2(2đ):
* Giun đũa kí sinh trong cơ thể người sẽ tiết độc tố gây buồn nôn, đau bụng vặt, ăn không tiêu, hoặc bị tắc ruột 
 Giun đũa lấy các chất dinh dưỡng trong thức ăn làm cho cơ thể người bị gầy, suy dinh dưỡng
* Cách phòng chống :
- Ăn sạch, uống sạch, ở sạch 
- Không bón rau bằng phân tươi
- Tiêu diệt động vật trung gian truyền bệnh như ruồi, nhặng
- Tẩy giun theo định kỳ
Câu3(2đ) Đặc điểm chung của lớp sâu bọ:
- Cơ thể gồm 3 phần:đầu, ngực, bụng
- Phần đầu có một đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí 
- Phát triển qua biến thái 
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác
4 . Nhận xét :
 - GV thu bài 
 - Nhận xét giờ kiểm tra 
5 – Hướng dẫn về nhà :
 - HS ôn tập lại các kiến thưc đã học 
 - Đọc bài :
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tuần 19
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
 Tiết 36: đa dạng và đặc điểm chung của cá
I. Mục tiêu bài học:
	- Thấy được sự đa dạng của cá về loài, lối sống.
	- Nêu được các đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn với cá xương.
	- Thấy được vai trò của cá .
	- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm.
	- Giáo dục ý thức học tập và tìm hiểu bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh vẽ H34.1
	- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
	1- Tổ chức 
 7A 
 7B
	2- Kiểm tra:
	? Nêu cấu tạo hệ tuần hoàn, hệ hô hấp của cá chép?
	3- Bài mới:
1. Mở bài:
	GV giới thiệu mở bài.
2. Phát triển bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Đa dạng về thành phần loài và môi trường sống
Cho HS tìm hiểu thông tin SGK và quan sát hình vẽ.
? Lớp cá sụn khác lớp cá xương như thế nào?
Cho HS thực hiện lệnh hoàn chỉnh bảng SGK.
Tìm hiểu thông tin và quan sát các hình vẽ.
Thực hiện lệnh, hoàn chỉnh bảng trong SGK.
Kết luận:
+ Lớp cá sụn có bộ xương bằng chất sụn, khe mang trần, da nhám, miệng nằm ở mặt bụng. Sống ở nước mặn và nước lợ, số loài ít: Cá nhám, cá đuối.
+ Lớp cá xương có bộ xương bằng chất xương. Xương nắp mang che các khe mang. Da phủ vảy. Sống ở biển, nước lợ, nước ngọt. Số loài nhiều.
Đặc điểm điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá.
Bảng: ảnh hưởng của điều kiện sống tới cấu tạo ngoài của cá
STT
Đặc điểm môi trường
Đại diện
Hình dạng thân
Đặc điểm khúc đuôi
Đặc điểm vây chẵn
Khả năng di chuyển
1
Tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu
Cá nhám
Thon dài
Khoẻ
Bình thường
Nhanh
2
Tầng giữa và tầng đáy, nơi ẩn náu thường nhiều
Cá vền, cá chép
Tương đối ngắn
Yếu
Bình thường
Bơi chậm
3
Trong những hốc bùn đất ở đáy
Lươn
Rất dài
Rất yếu
Không có
Rất chậm
4
Trên mặt đáy biển
Cá bơn, cá đuối
Dẹt, mỏng
Rất yếu
To hoặc nhỏ
Kém
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của cá
Cho HS thực hiện lệnh.
? Nêu các đặc điểm chung của cá? 
Các nhóm thảo luận rút ra đặc điểm chung.
Kết luận:
Đặc điểm chung:
- Là ĐVCXS, thích nghi với đời sống ở nước.
- Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
- Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
- Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.
- Là ĐV biến nhiệt.
Hoạt động 3: Vai trò của cá
Cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK.
? Cá có những vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người?
* Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá thì ta cần phải làm gì?
Tự nghiên cứu thông tin.
Kết luận:
+ Cung cấp thực phẩm: Là thức ăn giàu đạm, giàu vitamin.
+ Làm nguyên liệu chế thuốc chữa bệnh(thần kinh, khớp).
+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
+ Diệt bọ gậy, bảo vệ môi trường. 
- Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá thì cần tận dụng các nguồn nước tự nhiên để nuôi cá, cải tạo các vực nước, trồng các cây thuỷ sinh, ngăn cấm đánh bắt cá nhỏ và đánh cá bừa bãi.
4. Củng cố - Đánh giá:
	Cho HS đọc kết luận trong SGK.
	Kiểm tra các câu hỏi trong SGK.
5. Hướng dẫn về nhà:
	HS về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
	Đọc mục “Em có biết”.
	Tìm hiểu ếch đồng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA S7 KI 1.doc