Giáo án Lớp 8 môn Địa lí - Tuần 1

Giáo án Lớp 8 môn Địa lí - Tuần 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:

- Hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lý, kích thước đặc điểm địa hinh và khoáng sản của châu Á

- Củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:

 1. Lược đồ vị trí địa lý châu Á.

 2. Bản đồ địa hình, khoáng sản, sông hồ Châu Á.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 97 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1432Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Địa lí - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 
Phần 1: Thiên nhiên con người ở các châu lục Châu á
BàI 1: Vị trí địa lý, địa hình và khoáng sản
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
Hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lý, kích thước đặc điểm địa hinh và khoáng sản của châu á
Củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ
II. Phương tiện dạy- học:
 1. Lược đồ vị trí địa lý châu á.
 2. Bản đồ địa hình, khoáng sản, sông hồ Châu á.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học: 
 1.ổn định tổ chức:
 2.Bài cũ: ( Kết hợp bài mới)
 3. Bài mới:
HĐ1. 1. Giới thiệu bài:
 Châu á là một châu lục rộng lớn nhất, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng. Tính phức tạp đa dạng đó được thể hiện trước hết qua cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản.
 2. Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Giáo viên treo bản đồ châu á
Hướng dẫn học sinh quan sát: 
? Điểm cực Bắc, cực Nam phần đất liền của châu á nằm ở những vĩ độ địa lí nào?
? Châu á tiếp giáp với những đại dương, châu lục nào?
? chiều dài từ điểm cực Bắc đến cực Nam, từ cực Tây đến cực đông
Giáo viên
+ Điểm cực bắc: Sêliuxkin nằm ở vĩ tuyến 77 o 44/ B
+ Điểm cực Nam là mũi Piai nằm ở vĩ độ 1o16/ B
Từ cực Bắc đến cực Nam: 8500km
Từ cực Tây sang cực Đông: 9200km
? Với đặc điểm vị trí địa lí như vậy có ý nghĩa gì?
Quan sát H1-2 (Hoạt động nhóm) rồi diền vào phiếu học tập 
? Tìm và đọc tên các dãy núi chính
Các sơn nguyên chính?
Các đồng bằng rộng? 
? Xác định các hướng núi chính
Sau đó cho đại diện nhóm đọc tên và chỉ trên bản đồ cho cả lớp rõ?
? Rút ra đặc điểm địa hình châu á
Dựa vào H1-2 cho biết
? Châu á có những khoáng sản chủ yếu nào?
? Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?
Học sinh trả lời giáo viên bổ sung
1.Vị trí địa lí và kích thước châu lục
- Châu á là châu lục rộng lớn nhất thế giới
+ Diện tích: 41,5 triệu km2( nếu tính diện tích các đảo 44,4 triệu km2)
+ Nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo, tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.
ý nghĩa: Hình thành nhiều đới khí hậu khác nhau
2. Đặc điểm địa hình và 
khoáng sản
- Đặc điểm địa hình:
+ Châu á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ cà nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới
+ Địa hình có hai hướng chính: Bắc- Nam; Đông- Tây làm co địa hình chia cắt phức tạp 
+ Núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm trên núi cao có băng hà bao phủ
- Khoáng sản: Châu á có nguồn khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn, quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đống, thiếc
IV. Kết luận đánh giá:
? Hãy nêu đặc điểm vị trí kích thước châu á
Chỉ trên bản đồ điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây
? Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh điền vào:
Các dãy núi
Các sơn nguyên
Các đồng bằng
V. Hoạt động nối tiếp:
Học và trả lời câu hỏi Sgk.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi1.
ý nghĩa của vị trí đối với khí hậu:
 + Vị trí lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến Xích đạo nên hình thanhfcacs đới khí hậu thay đổi từ Bắc đến Nam 
 + Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau: khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng nội địa
Tiết 2
Bài 2: Khí hậu châu á
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
- Hiểu được tính phức tạp, đa dạng của khí hậu châu á mà nguyên nhân chính là do vị trí địa lí, kích thước rộng lớn và địa hình bị chia cắt mạnh của lãnh thổ.
- Hiểu rõ đặc điểm của các kiểu khí hậu chính của châu á.
Củng cố và nâng cao các kĩ năng phân tích, vẽ biểu đồ và đọc lược đồ khí hậu. 
II. Phương tiện dạy học: 
 Bản đồ các đới khí hậu châu á.
 Các biểu đồ khí hậu sgk.
 SGK, SGV, tài liệu tham khảo
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học: 
 1.ổn định tổ chức
 2. Bài cũ: 
? Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu? 
? Thống kê vào bảng:
 + các dãy núi?
 + các sơn nguyên? 
 + Các đồng bằng của châu á?
 3. Bài mới:
HĐ1. 1. Giới thiệu bài:
Châu á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo, có kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp. Đó là những điều kiện tạo ra sự phân hoá khí hậu đa dạng và mang tính chất lục địa cao.
 2. Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động cá nhân 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu H2-1 với nhiệm vụ:
Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực bắc đến xích đạo dọc theo kinh tuyến 80oĐ
? Tại sao khí hậu châu á lại chia thành nhiều đới khí hậu như vậy?
( do trải dài từ vùng vực đến xích đạo)
? Quan sát H2-1 hãy chỉ ra một trong các đới có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó?
 Hoạt động nhóm
Nhóm 1-2
Hãy chỉ ra các khu vực thuộc các kiểu khí hậu gió mùa
? Hãy nêu đặc điểm của khí hậu gió mùa
Nhóm 3,4 trả lời
? Chỉ ra những khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa 
? Cho biết các kiểu khí hậu lục địa có gì đáng chú ý
Khí hậu châu á phân hoá rất đa dạng 
Khí hậu châu á phân thành nhiều đới khí hậu khác nhau 
+ Khí hậu cực và cận cực 
+ Đới khí hậu ôn đới
+ khí hậu cận nhiết 
+ khí hậu nhiệt đới
+ Khí hậu xích đạo
b.Các đới khí hậu châu á thường phân ra nhiều kiển khí hậu khác nhau 
2.Khí hậu châu á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
a. Các kiểu khí hậu gió mùa
+ Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa
+ Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa (nằm ven biển phía đông)
+ Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ở ven biển Đông nam và Nam á
Đặc điểm: chia 2 mùa:
+ Mùa đông: Mưa ít, có gió lạnh và khô
+ Mùa hạ: Mưa nhiều thời tiết nóng ẩm
b. Các kiểu khí hậu lục địa
- Phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam á
-Đặc điểm:
Mùa đông: khô và lạnh 
Mùa hạ: khô và nóng
Lượng mưa trung bình 200- 500mm
Độ ẩm thấp
IV. Kết luận đánh giá:
 Học sinh làm bài tập 1 trong SGK
 Địa điểm: 
 Ulanbato nằm trong kiểu khí hậu nào (ôn đới lục địa)?
 Eri át nằm trong kiểu khí hậu nào (nhiệt đới khô)?
 YanGun nằm trong kiểu khí hậu nào? 
Sau khi học sinh nhận biết được kiểu khí hậu (NĐGM) cho các em nhắc lại đặc điểm của khí hậu đó
V. Hoạt động nối tiếp: 
Bài tập 2:
Làm bài tập nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải Trung Quốc
Hướng dẫn lại cách vẽ:
Vẽ trục toạ độ 
+ Trục ngang chia 12 tháng mỗi tháng lấy chiều rộng 1cm
 Trục đứng ghi chỉ số nhiệt độ và lượng mưa
Cách chia thang nhiệt độ và lượng mưa
+ Nhiệt độ ghi ở cột trái cứ 1cm chiếu vào ứng với nhiệt độ 5oC
+ Lượng mưa ghi ở cột bên phải cứ 1cm ứng 20 mm
 Biểu đồ nhiệt độ vẽ dạng đường biểu diễn
 Biểu đồ lượng mưa vẽ hình cột.
Tiết 3: 
Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu á
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 
Nắm được các hệ thống sông lớn đặc điểm chung về chế độ nước sông và giá trị kinh tế của nó.
Hiểu được sự phân hoá đa dạng của các cảnh quan tự nhiên và một số quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan. 
Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên châu á đối với việc phát triển kinh tế xã hội.
II. Phương tiện dạy học 
Bản đồ tự nhiên châu á, Tập bản đồ địa 8.
Một số tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên.
Tài liệu tham khảo, SGK,SGV... 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 1.ổn định tổ chức:
 2. Bài cũ:
? Trình bày đặc điểm khí hậu châu á? Giải thích tại sao lại có đặc điểm đó?
? Giáo viên kiểm tra vẽ biểu đồ ở nhà nhóm 1,2?
 3. Bài mới:
HĐ1. 1. Giới thiệu bài:
 2. Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ2: nhóm
Giáo viên treo bản đồ hướng dẫn các em nhận biết sông ngòi các khu vực 
? Sông ngòi Bắc á
? Sông ngòi Đông á: Đông Nam á
? Sông ngòi Nam á
? Sông ngòi khu vực Tây Nam á, Tây á
Tìm sông lớn – nơi bắt nguồn, nơi đổ ra- Đặc điểm
Giáo viên chia lớp 4 nhóm theo thứ tự 
Nhóm 1- Khu vực Bắc á
Nhóm 2- Khu vực Đông á, Đông nam á
Nhóm 3- Khu vực Nam á
Nhóm 4- Khu vực Tây Nam á, Tây á
Sau đó cho đại diện nhóm trình bày tên sông- nơi bắt nguồn, nơi đổ ra, đặc điểm của mỗi khu vực 
? Rút ra đặc điểm sông ngòi châu á
? Giá trị kinh tế của sông?
Hoạt động cá nhân 
? Dựa vào H2-1, H3-1 hãy cho biết:
? Tên các đới cảnh quan tự nhiên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 80oĐ
? Tên các cảnh quan phân bố theo khu vực khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa khô hạn 
? Ngày nay các cảnh quan đó đã thay đổi như thế nào
? Thiên nhien châu á có những thuận lợi gì
? Bên cạnh thuận lợi đó có gì khó khăn 
? Kể tên những khu vực nào thiên nhiên khắc nghiệt nhất
Đặc điểm sông ngòi
Sông ngòi Châu á khá phức tạp. Các con sông lớn đều bắt nguồn từ những đỉnh núi cao ở trung tâm và đổ ra 3 đại dương Các sông bắc á chảy vào Bắc Băng Dương đóng băng nhiều tháng trong mùa Đông, mùa xuân tuyết tan làm cho nước sông lên cao Các sông Đông á và Nam á có lũ lớn vào mùa hạ, khi băng lùi núi cao tan và nhất là khi gió mùa từ biển thổi vào - Các sông Tây Nam á và Trung á có khí hậu khô hạn nên ít sông. 
Nguồn nước do tuyết rơi băng tan cung cấp. Có 2 sông lớn (Xưa Đaria, Amua Đaria chảy vào hồ Aran)
Giá trị về giao thông, thuỷ điện, thuỷ lợi du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
2.Các đới cảnh quan tự nhiên
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu á
-Thuận lợi, có nguồn thiên nhiên phong phú
+ Khoáng sản có trữ lượng lớn 
+ Các nguồn tài nguyên: Đất, khí hậu, nguồn nước, thực động vật đa dạng
- Khó khăn 
+ Núi cao hiểm trở, khí hậu khô cằn, giá lạnh chiếm tỷ lệ lớn nên gây giao thông trở ngại. Diện tích trồng trọt thu hẹp 
- Thiên tai bão lụt bất thường động đất núi lửa
IV. Kết luận đánh giá:
? Chỉ và đọc tên các con sông Bắc á, Đông á, Nam á
? Chế độ nước sông ở mỗi khu vực có đặc điểm gì
? Chứng minh sự đa dạng của cảnh quan châu á
V. Hoạt động nối tiếp: 
Làm bài tập bản đồ
Học và trả lời câu hỏi Sgk.
Tiết 4: Bài 4: Thực hành:
 Phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu á
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
- Hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực khí hậu gió mùa châu á.
- Làm quen với một lược đồ khí hậu mà các em ít được biết đó là lược đồ phân bố khí áp và gió. 
- Nắm được kĩ năng đọc phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên lược đồ
Ii. Phương tiện dạy học: 
- Lược đồ H4-1; H4-2 phóng to.TN Châu á.
- SGK,SGV, Tài liệu tham khảo...
- Tập bản đồ và và bài tập Địa 8. 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức
 2.Bài cũ: 
 ? Trình bày đặc điểm sông ngòi và cảnh quan Châu á?
 3. Bài mới:
HĐ1. 1. Giới thiệu bài:
 2. Tiến trình bài thực hành:
Bài tập 1,2: Phân tích hướng gió mùa đông và mùa hạ:
B1: Cho học sinh xác định được trên lược đồ các trung tâm áp cao, áp thấp ( tháng 1 và tháng 7) ( Học sinh xác định được qua bảng chú giải).
B2: Giáo viên cho học sinh hiểu các nội dung sau:
1.Sự biểu hiện khí áp và hướng gió:
- Các trung tâm khí áp được biểu hiện bằng các đường đẳng áp ( nối các đường có trị số bằng nha ... H2.1)
? Xác định vị trí, giới hạn của miền TB-BTB ?
? Vị trí đó có ảnh hưởng gì đến việc hình thành các cảnh quan của miền ?
(tiếp giáp, kéo dài 7 vĩ tuyến)
? Địa hình của miền có đặc điểm gì nổi bật so với vùng khác ?
? Cao nhất Việt Nam (C/m ?)
? Giải thích tại sao ?
? Tìm trên bản đồ những dãy núi, CN, sông lớn của miền theo hướng TB-ĐN ?
? Với đặc điểm địa hình như vậy có ảnh hưởng gì đến khí hậu của miền ?
? Dựa vào H42-142-2 kết hợp BĐ TNVN, át lát Việt Nam, NDSGK và những kiến thức đã học:
? Cho biết tại sao mùa Đông của miền ngắn gọn hơn, ấm hơn miền Bắc-ĐBBBộ (so cùng vĩ độ).
? Giải thích hiện tượng gió Tây khô nóng ?
? Nhận xét chế độ mưa của miền ? Chế độ mưa có ảnh hưởng gì đến chế độ nước của sông ngòi ?
(Dãy HLS chắn gió ĐB từ cao áp Bắc á về gió tây nam thổi từ vịnh Bengan qua đồng bằng Cam Pu Chia, Hạ Lào trút mưa ở tây tây Trường Sơn => gió khô, nóng)
 (H/S trao đổi, phát biểu, giáo viên kết luận)
Vị trí cầu nối giữa 2 miền ĐLTN, vận động Tân tạo được nâng lên rất mạnh nên địa hình cao nhất nước ta, địa hình có ảnh hưởng sâu sắc khí hậu và sự tạo thành các hệ sinh thái của miền, làm cho tài nguyên ở đây rất phong phú.
? Miền có những TN gì? Thuận lợi để phát triển ngành kinh tế nào?
? So sánh vấn đề khai thác TN của miền với miền bắc và đồng bằng Bắc Bộ?
( Năng lượng, khoáng sản? sinh vật, biển, du lịch )
 (H/S nghiên cứu trả lời) 
? Miên Ty Bc và BTB giàu tài nguyên nhưng đầy rẫy những thiên tai, vấn đề đặt ra hàng đầu cho miền khi phát triển kinh tế - xã hội là phải đảm bảo về môi trường và phòng chống thiên tai.
? Cho biết những thiên tai thường xẩy ra ở đây?
? Để phát triển kinh tế bền vững miền cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai? (cho H/S nghiên cứu, phát biểu ) 
1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ
- Gồm hữu ngạn Sông Hồng từ Lai Châu đến TT- Huế.
2. Địa hình cao nhất Việt Nam 
- Nhiều núi cao, thung lũng sâu.
- Các dãy núi, dòng sông đều có hướng TB-ĐN.
- Núi cao ăn sát biển đồng bằng nhỏ hẹp (ven biển).
3. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình.
- Do ảnh hưởng của địa hình nên miền có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ cao hơn miền bắc và ĐBBBộ (ở cùng vĩ độ và độ cao )
- Mùa hè có gió Tây khô nóng.
- Mùa mưa chậm dần từ Bắc vào Nam.
-Thường xuyên có bão, lũ lụt.
4. Tài nguyên phong phú và đa dạng đang được điều tra khai thác.
- Tài nguyên phong phú đa dạng, đặc biệt tiềm năng thuỷ điện.
- Các tài nguyên của miền khai thác còn chậm,quá ít.
5. Bảo vệ môi trường và phồng chống thiên tai.
- khôi phục phát triển rừng là khâu then chốt.
- Tích cực bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái ven biển.
- Sẵn sàng phòng chống và bảo vệ thiên tai.
HĐ7: IV. Kết luận, đánh giá 
- Cho học sinh kết luận nội dung bài.
- Đọc chữ xanh trong sách giáo khoa.
- Giáo viên tổng kết bài.
HĐ8: V. Hoạt động nối tiếp:
- Cho học sinh làm bài tập trong SGKvà lập bản đồ.
- Hướng dẫn h/s học bài làm bài ở nhà, chuẩn bị bài 43.
Tiết 49 Ngày tháng 5 năm 2008 
Ôn tập học kỳ II
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:
- Hệ thống hoá kiến thức cơ bản trọng tâm của chương trình
- Trình bày khái quát các đặc điểm: KH, ĐH, TV, SN ... và đặc điểm chung của TN.
- Phân biệt sự khác nhau giữa các KVĐH, các miền khí hậu, các hệ thống sông lớn, các miền địa lý tự TNVN.
- Phát triển khả năng tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học, đồng thời cũng cố và phát triển các KN phân tích bản đồ, lược đồ bảng thống kê, xác lập mối quan hệ địa lý.
II. Phương tiện dạy học:
1- BĐ: TNVN, khí hậu, sông ngòi, Đ-TV, Đất, các miền địa lý TNVN
2- AL địa lý Việt Nam
3- Bản đồ t Việt Nam
4- SGK, SGV, TLTK
III. Tiến trình về tổ chức các hoạt động dạy-học 
1. ÔĐTC
2. Bài cũ: (Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
3. Bài mới:
HĐ1: 1 Giới thiệu bài:
 2. Tiến trình các HĐ
Cho HS ôn tập theo các phiếu học tập hoặc hệ thống câu hỏi cho HS ôn tập, cá nhân/nhóm làm việc; GV chỉ tổ là người hướng dẫn (chủ yếu từ tiết 34-48)
Hệ thống câu hỏi
Gợi ý
1. Trình bày đặc điểm chung của Địa hình Việt Nam ?
 (giải thích các đặc điểm đó ?)
2. Trình bày đặc điểm các khu vực địa hình nước ta ?
3. Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam ? Nét độc đáo ? Có mấy miền khí hậu ? Đặc điểm ?
? Có các miền khí hậu nào ? Đặc điểm ?
4. Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta ?
Giải thích ? Giá trị ? Nước ta có những hệ thống sông lớn nào? Vấn đề sống chung với lũ?
5. Đặc điểm đất Việt Nam? Giá trị sử dụng?
6. Đặc điểm chung của Sinh vật Việt Nam? Cần khai thác và sử dụng chúng như thế nào?
7. Trình bày đặc điểm chung của TNVN?
8. So sánh đồng bằng Sông Hồng và sông cửu Long?
9. Lập bảng so sánh các miền tự nhiên nước ta?
- Giáo viên kết hợp giải thích những vấn đề khói khi HS ôn tập.
- Cho các nhóm nghiên cứu để ôn tập tốt cguẩn bị cho tiết sau kiểm tra.
HĐ6: 4. Kết luận, đánh giá 
- Cho học sinh kết luận nội dung bài.
- Đọc chữ xanh trong sách giáo khoa.
HĐ7: 5. HĐ nối tiếp :
- Cho học sinh làm bài tập trong SGK, tập bản đồ.
- Hướng dẫn HS học bài làm bài ở nhà, chuẩn bị cho bài kiểm tra
Tiết 50 Ngày tháng 5 năm 2008 
Kiểm tra học kỳ II
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức cơ bản trọng tâm của chương trình. Qua đó đánh giá được một cách chính xác khách quan mức độ nắm kiến thức và kỹ năng của HS trong học kỳ II và cả năm học.
- Đánh giá được kết quả dạy - học của thầy và trò trong năm học.
- Bồi dưỡng cho HS cách làm bài tự giác, độc lập và tích cực, lấy điểm tổng kết học kỳ.
II.Tình trình giờ kiểm tra:
 1. ÔĐTC:
 2. GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra
 3. Đề ra:
 - GV phát đề in sẵn cho HS làm
 - GV giám sát chặt để HS không quay cóp, thảo luận.
 (Có đề và đáp án kèm theo của Sở GD-ĐT)
III.Kết thúc giờ Kiểm tra:
 - GV thu bài về nhà chấm.
 - GV nhận xêt tinh thần, thái độ làm bài của HS
 - Dặn dò chuẩn bị cho bài 44 (thực hành).
Kết quả chấm bài:
Giỏi: %: Trung bình: %:
Khá: %: Yếu kém: %:
Tiết 51 Ngày tháng 5 năm 2008 
Bài 43: Miền nam trung bộ và Nam bộ
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học học sinh nắm được:
- Xác định được vị trí và phạm vi lãnh thổ miền
- Nắm được các đặc điểm nổi bật về tự nhiên.
- Ôn được các kiến thức đã học về mảng nền cổ, suth võng.
- Phát triển các kỹ năng phân tích bản đồ, xác lập mối quan hệ địa lý
II. Phương tiện dạy học:
1- TNVN, TN miền nam trung bộ và Nam bộ
2- át lát địa lý Việt Nam 
3- Tập bản đồ địa 8
4- SGK, SGV, TLTK ...
III. Tiến trình về tổ chức các hoạt động dạy-học
1. ÔĐTC
2. Bài cũ
? Trình bày những thế mạnh để phát triển KT-XH của TBvà BTB
? Những vấn đề đặt ra của miền là gì ?
3. Bài mới:
HĐ1: 1 giới thiệu bài:
2. Tiến trình các hoạt động
Hoạt động của giáo viên và HS
Ghi bảng
 GV treo bản đồ
? Dựa vào H43-1 át lát và những kiến thức đã học xác định vị trí của miền NTB và NB (cả đất liền và hải đảo).
? Chỉ rõ TN và duyên hải NTB, NB.
? So sánh diện tích của miền với hai miền đã học ?
? Vị trí của miền có ảnh hưởng gì đến khí hậu của miền ?
? Là một miền thấp, bị chắn bởi núi Bạch Mã, khí hậu của miền có đặc điểm gì ?
? Dựa vào BĐ H43.1 và kiến thức đã học hãy C/m miền NTB và NB có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có một mùa khô sâu sắc ?
? Giải thích tại sao lại như vậy ?
(HS C/m)
? NTB và NB là những khu vực địa hình nào ?
Dựa vào H43.1, át lát,TNVN ....
? Tìm trên BĐ những đỉnh núi cao trên 2000m, các CN lớn của miền ?
Phân bố ở đâu ? Nói về sự hình thành núi và hệ thống cao nguyên ?
? Đồng bằng Nam bộ được hình thành như thế nào ? Có đặc điểm gì khác với đồng bằng Sông Hồng
(khối nền cổ KT)
ĐBNB hình thành trên miền núi sạn lún ...
? Miền Nam Trung bộ và NB nước ta so với miền phía Bắc có nguồn TN như thế nào ? Giá trị kinh tế ?
? Miền NTB và NB có những tài nguyên nào ? Giá trị sử dụng của các loại TN đó ?
? Để phát triển biền vững, khi khi thác, sử dụng nguồn tài nguyên này ta cần phải làm gì ?
 (Đất, rừng, biển, KS ...)
 (Cho HS nghe, phát biểu nhận xét lẫn nhau, giáo viên chốt lại vấn đề)
1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ
 (HS xác định trên bản đồ)
- Nằm từ Đà Nẵng -> Cà Mau (1/2 diện tích đất nước) (vĩ tuyến 16oVB)
- Nằm từ Đà Nẵng -> Cà Mau (1/2 S đất nước) (vĩ tuyến 160VB)
2. Một miền nhiệt đới: Gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô đặc sắc.
- Nhiệt độ quanh năm cao
- Lượng mưa: Có sự khác nhau giữa 2 mùa, giữa duyên hải NTB với TN và NB.
3. Trường Sơn nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn.
- KV Trường sơn nam: Hệ thống núi và cao nguyên xếp tầng.
- Phía đông: ĐB duyên hải nhỏ hẹp, bị chia cắt từng ô.
- Phía nam: ĐB NB chiếm 1/2 diện tích đất phù sa của cả nước.
4. Tài nguyên phong phú và tập trung, dễ khai thác.
- Có nhiều TN có quy mô trữ lượng lớn, chiếm tỷ lệ cao so với cả nước (rừng, đất, biển, dầu khí ...)
-> Là nguồn lực lớn giúp cho miền cũng như cả nước phát triển kinh tế.
- Cần bảo vệ MTTN và sinh thái khi khai thác.
HĐ6: 4. Kết luận, đánh giá 
- Cho học sinh kết luận nội dung bài.
- Đọc chữ xanh trong sách giáo khoa.
HĐ7: 5. HĐ nối tiếp :
- Cho học sinh làm bài tập trong SGK, tập bản đồ.
- Hướng dẫn HS học bài làm bài ở nhà, chuẩn bị cho bài thực hành .
Tiết 52 Ngày tháng 5 năm 2008 
Bài 44: Thực hành Tìm hiểu địa phương
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học học sinh nắm vững:
- Biết vận dụng kiến thức đã họ của các môn: Lịch sử, Địa lý để tìm hiểu một địa điểm của địa phương, giải thích sự vật, hiện tượng cụ thể.
- Nắm vững cách thức, quy trình, bước đi để tìm hiểu, nghiên cứu một địa điểm cụ thể.
- Rèn kỷ năng điều tra, thu thập thông tin, phân tích thông tin, viết báo cáo trình bày thông tin qua hoạt động thực tế với một nội dung đã xác định.
- Tăng thêm sự hiểu biết, gắn bọ và lòng yêu quê hương, có cái nhìn biện chứng trước hiện tượng, sự kiện cụ thể ở địa phương, từ đó có thái độ đúng mức.
II. Phương tiện dạy học:
1- BĐ Hà Tĩnh 
2- BĐ Cẩm Xuyên 
3- Những thông tin về Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã chuẩn bị.
III. Tiến trình về tổ chức các HDDH.
1. ÔĐTC
2. Bài cũ: (kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
3. Bài mới:
HĐ1: 1 Giới thiệu bài:
2. Tiến trình bài thực hành
Công tác chuẩn bị:
- Địa điểm: Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh 
- Quá trình xây dựng và phát triển của quê hương gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển
- Thu thập thông tin cần thiết
- Xác định vị trí địa điểm
 + Địa điểm
 + Diện tích:	 
 + Tiếp giáp: Bắc : Nam :	 Đông : Tây : 
	 (Biên giới giáp với Nghệ An, Quảng Bình, Lào, Biển 137 km)
	+ Dân số (tỉ lệ gia tăng, nguồn lao động)
	+ Tài nguyên: 	Feralit
- Đất	Phù sa, pha cát
- Nguồn nước
- Rừng
- Biển
- K/s: vàng, titan, thiếc, mangan ...
- Khí hậu.
	+ Triển vọng phát triển kinh tế của tỉnh, huyện
	+ Chính sách phát triển văn hoá, giáo dục, y tế và kế hoạch của tỉnh, huyện. Cho học sinh viết thành bài báo cáo, theo từng tổ báo cáo, nhận xét, giáo viên kết luận.
IV. Kết thúc bài thực hành:
	- Giáo viên thu bài về nhà chấm
	- HD HS ôn tập học kỳ II
	- Chuẩn bị cho lớp 9.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN DIA LY 8 NAM 2010.doc