Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Bài 13: Phòng chóng tệ nan xã hội ( tiết 1)

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Bài 13: Phòng chóng tệ nan xã hội ( tiết 1)

Kiến thức:

-Giúp học sinh hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó.

-Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó.

-Trách nhiệm của công dân nói chung, của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4325Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Bài 13: Phòng chóng tệ nan xã hội ( tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết : Bài 13: PHÒNG CHÓNG TỆ NAN XÃ HỘI ( tiết 1)
ND : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.
1. Kiến thức: 
-Giúp học sinh hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó.
-Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó.
-Trách nhiệm của công dân nói chung, của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh.
2. Kĩ năng: Hs nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội. Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường và ở địa phương.. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật 
-Xa lánh các tệ nạn xã hội.
3. Thái độ: ửng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chóng tệ nạn xã hội.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8. Các tình huống giáo dục thanh thiếu niên phòng chóng tệ nan xã hội.
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: Phương pháp đàm thoại, giảng giải, nêu gương, phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
Hs: Học bài, làm bài tập, liên hệ thực tế.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Khám phá: 
Đánh bài, đá gà, số đề, đua xelà những tệ nạn xã hội gây mất trật tự an ninh, ảnh hưởng đến người dân. Nên chúng ta cần phòng chóng tệ nạn xã hội.
2. Kết nối.
HĐ 1: Khai thác đặt vấn đề.
Mục tiêu: tìm hiểu Thế nào là tệ nạn xã hội.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: gọi hs đọc phần đặt vấn đề.
Gv: Lúc đầu các bạn 8H chơi tú lơ khơ làm gì ?
Hs: Chơi cho vui ai thua bị phạt búng tai hoặc nhảy lò cò..
Gv: Sau đó thì như thế nào ?
Hs: Đánh bài ăn tiền.
Gv: Trước hiện tượng đó An đã làm gì?
Hs: An cản ngăn, nói đó là hành vi vi phạm pháp luật .
Gv: Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
Hs: Đồng tình với ý kiến của An. Vì đó là hành vi sai trái, vi phạm đạo đức và pháp luật gây ra hậu quả xấu ’Đó là tệ nạn xã hội.
Gv: Thế nào là tệ nạn xã hội ? 
Hs: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
Gv: Em hãy nêu một vài ví dụ về tệ nạn xã hội mà em biết ? 
Hs: Đua xe, số đề
Gv: Em có nhận xét gì về những hành vi trên ?
Hs: gây mất an ninh trật tự.
Gv chốt ý hs ghi bài.
1. Thế nào là tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
Ví dụ như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan
HĐ 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Tìm hiểu Nêu tác hại của tệ nạn xã hội.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề 2.
Gv: P và H đã xa vào tệ nạn xã hội nào ?
Hs: Cờ bạc, hút thuốc phiện – nghiện.
Gv: Hậu quả của tệ nạn xã hội đó?
Hs: Bị công an bắt và giam giữ.
Gv: Nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội?
Hs: Nguyên nhân:
-Lười nhác, ham chơi, đua đòi.
+ Cha mẹ nuông chiều.
+Tiêu cực trong xã hội.
-Do tò mò.
+Hòan cảnh gia đình éo le, cha mẹ buông lỏng con cái.
+Do bạn bè xấu rủ rê lôi kéo.
+Do bị dụ dỗ, ép buộc, khống chế.
-Do thiếu hiểu biết.
Gv: Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là chính ?
Hs: Lười nhác, ham chơi, đua đòi.
Thảo luận nhóm
Nhóm 1: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội.
Trả lời: Mọi người xem thường, xa lánh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí, mất long tin đối với mọi người.
Nhóm 2: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với gia đình người mắc tệ nạn.
Trả lời: Gia đình mất đòan kết, mất hạnh phúc, có thể cải nhau suốt ngày, mọi người xung quanh đánh giá thấp gia đình.
Nhóm 3: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với cộng đồng và toàn xã hội.
Trả lời: mất an ninh trậ tự, mọi người không an tâm vào hoạt động kinh tế, hao tốn ngân sách cho hoạt động
bảo vệ trật tự trị an, làm đạo đức xã hội đi xuống.
Nhóm 4: Em hãy nêu một tác hại cụ thể mà tệ nạn xã hội gây ra.
Trả lời: Nghiện ma túy, khi hết tiền thì bán đồ trong gia đình, nghiêm trọng hơn là đi cướp của giết người, kể cả giết người thân để có tiền hút, chit ma túy.
Gv chốt nội dung thảo luận.
Gv: tệ nạn xã hội làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống ntn ?
Hs: Con đánh cha, chồng giết vợ
Gv: tệ nạn xã hội làm suy thoái giống nòi dân tộc ntn ?
Hs: rượu chè, hút chít làm suy thoái nồi giống.
Gv: chốt ý.
2. Nêu tác hại của tệ nạn xã hội.
Các tệ nạn xã hội gây ra tác hại đối với mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội như ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm thiệt hại kinh tế gia đình và đất nước, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, suy thoái giống nòi dân tộc
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.
Cho hs làm bài tập 1 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp)
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Chuẩn bị phần còn lại của bài.
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 13 -1 phong chong te nan xa hoi tiếtv 1.doc