1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải
- Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
b. Kỹ năng:
Ngày dạy: 8A : 8B : 8C : Tiết 1- Bài 1. Tôn trọng lẽ phải. 1. Mục tiêu bài học: a. Kiến thức: - Hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. - Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. - Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải - Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. b. Kỹ năng: - Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. c. Thái độ: - Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải. - Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV : Bảng phụ. b. Chuẩn bị của HS: Giấy khổ lớn, bút dạ, nam châm. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh. b. Bài mới: * Giới thiệu bài. Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau nếu ai cũng có cách cư xử đúng đắn biết tôn trọng lẽ phải, thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì sẽ góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn. Hoạt động của GV và HS Nội dung * Hoạt động 1: (12') Tìm hiểu bản chất, nội dung của tôn trọng lẽ phải qua mục Đặt vấn đề. HS: Đọc phần đặt vấn đề SGK/3 + 4. GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Nêu vấn đề, nhiệm vụ, cách thức tổ chức thảo luận nhóm. (Nhóm lớn) - Thời gian: 5 phút - Nhiệm vụ: - Nhóm 1: Những việc làm của viên Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo ? - Nhóm 2: Hình bộ thượng thư anh ruột của Tri huyện Thanh Ba đã có hành động gì? - Nhóm 3: Nhận xét về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích ? - Nhóm 4: Việc làm của quan Tuần phủ thể hiện đức tính gì ? HS: Thảo luận nhóm -> Cử đại diện nhóm lên trình bày. -> Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV kết luận: * Hoạt động 2: (8') Thảo luận GV: Chia nhóm HS thảo luận: - Tình huống 1: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự thế nào ? - Tình huống 2: Nếu bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì ? - Tình huống 3: Theo em trong trường hợp tình huống 1 và 2, hành động thế nào được coi là phù hợp và đúng đắn ? HS: Thảo luận -> ghi kết quả ra giấy khổ lớn. ->đại diện trình bày-> Nhận xét, bổ sung GV chốt lại: - Trong trường hợp trên, nếu thấy ý kiến của bạn đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm mà em cho là đúng, hợp lý. - Trong trường hợp này em cần thể hiện thái độ không đồng tình với bạn và phân tích cho các bạn thấy tác hại của việc làm sai trái và khuyên bạn không nên làm như vậy. - Để có cách xử sự phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi xử sự, tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải và phê phán cái sai trái. * Hoạt động 3: (10') Rút ra bài học GV: Thế nào là lẽ phải ? HS: GV: Tôn trọng lẽ phải là gì ? HS: Trả lời theo SGK. GV: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa gì trong cuộc sống ? HS: HS: Đọc to phần nội dung bài học. GV: Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải ? HS: (- Chấp hành mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập. - Phê phán việc làm sai trái. - Lắng nghe ý kiến của bạn phân tích, đánh giá ý kiến hợp lý. - Tôn trọng các nội quy, quy định mà nhà trường đề ra.) GV: Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải ? HS: (- Làm trái quy định của pháp luật. - Vi phạm nội quy cơ quan, trường học. - Không dám đưa ra ý kiến của mình. - Thích làm gì thì làm. - Không muốn mất lòng ai. “Gió chiều nào che chiều ấy”, “Dĩ hoà vi quý”. GV kết luận: Trong cuộc sống xung quanh chúng ta có nhiều hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải. Mỗi HS chúng ta cần học tập và thực hiện để có hành vi và cách ứng xử phù hợp, tránh xa hoặc loại bỏ hành vi trái ngược với sự tôn trọng lẽ phải. * Hoạt động 4: (10') Luyện tập HS: Đọc bài tập 1. Cả lớp cùng làm bài tập. Hoạt động độc lập. GV: Nhận xét, bổ sung lưu ý HS phải giải thích được vì sao các hành vi khác lại không biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải. I) Đặt vấn đề : a) Đọc: b) Hiểu vấn đề : -Tri huyện Thanh Ba ăn hối lộ của tên nhà giàu, ức hiếp dân nghèo, xử án không công minh. -Tuần phủ Nguyễn Quang Bích điều tra, đưa vụ việc ra ánh sáng: Bắt tên nhà giàu trả lại ruộng cho người nông dân, phạt hắn về tội hối lộ, ức hiếp. Cách chức Tri huyện Thanh Ba. -> không nể nang đồng loã với việc xấu. Dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh với những việc làm sai trái. - Bảo vệ chân lý, bảo vệ lẽ phải. II) Nội dung bài học: 1) Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội. 2) ý nghĩa: SGK/4. III) Bài tập: 1) Bài 1 (4): - ý đúng: c. 2) Bài 2 (5): - ý c đúng. 3) Bài 3 (5): Hành vi a, c, e biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải. c. Củng cố: (3') Hệ thống bài. - Thế nào là lẽ phải ? Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? - Em hãy tìm một vài câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải ? + Tục ngữ: “Gió chiều nào che chiều ấy” “Dĩ hoà vi quý” “ Nói phải củ cải cũng nghe”. + Danh ngôn: “Điều gì không rõ thì không nên thừa nhận”. d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2') - Học thuộc bài. - Làm các bài tập còn lại. - Đọc trước bài 2: Liêm khiết. Ngày dạy: 8A : 8B : 8C : Tiết 2- Bài 2. Liêm khiết. 1. Mục tiêu bài học: a. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là liêm khiết. - Hiểu được ý nghĩa của sống liêm khiết. - Nêu được một số biểu hiện của sống liêm khiết. b. Kỹ năng: - Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính. - Biết sống liêm khiết, không tham lam. c. Thái độ: - Kính trọng những người sống liêm khiết; phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ b. Chuẩn bị của HS: Giấy khổ lớn, bút dạ, nam châm. Các nhóm thảo luận xây dựng “Kịch bản” và phân công sắm vai theo chủ đề trên. 3.Tiến trình bài dạy: a.Kiểm tra: (5') Lẽ phải là gì ? Nêu những biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải ? b. Bài mới: * Giới thiệu bài. GV: Tình huống: Chú Minh là cảnh sát giao thông không nhận tiền của người lái xe khi họ vi phạm pháp luật. Hành vi trên thể hiện đức tính gì ? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung * Hoạt động 1: (12') Tìm hiểu vấn đề GV: Hướng dẫn HS đọc các mẩu chuyện (3 HS đọc) GV uốn nắn cách đọc. - Giới thiệu về Ma-ri Quy-ri và Dương Chấn: SGK. HS: Cả lớp lắng nghe bạn đọc và theo dõi SGK của mình. GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Nêu vấn đề, nhiệm vụ, cách thức tổ chức thảo luận nhóm. (Nhóm lớn)- 3 nhóm - Thời gian: 5 phút - Nhiệm vụ: - Nhóm 1: Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên ? - Nhóm 2: Theo em, những cách cư xử đó có điểm gì chung ? Vì sao ? - Nhóm 3: Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó còn phù hợp nữa không ? Vì sao ? HS: Thảo luận -> ghi kết quả ra giấy khổ lớn. -> Cử đại diện nhóm lên trình bày. -> Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV kết luận: (Treo bảng phụ) * Hoạt động 2: (8') Tìm những biểu hiện trái với đức tính liêm khiết. GV: Cho HS thảo luận nhóm (theo bàn). 1- Những hành vi thể hiện đức tính liêm khiết ? 2- Những hành vi thể hiện tính không liêm khiết ? HS: Thảo luận -> Viết ra phiếu học tập. Cử đại diện lên trình bày. (- Hành vi biểu hiện liêm khiết: + Bố mẹ em làm giàu bằng sức lao động và tài năng của mình. + Nhiều doanh nghiệp trẻ thành đạt làm giàu cho đất nước. + Bác Hùng bỏ tiền và công sức làm trang trại để giải quyết công ăn việc làm cho người dân. - Hành vi biểu hiện không liêm khiết : + Bố Hoa là lãnh đạo cấp tỉnh lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận quà hối lộ. + Lâm tặc móc nối với công an, cán bộ lâm nghiệp ăn cắp gỗ quý, săn bắt động vật quý hiếm. + Công ty trách nhiệm hữu hạn Thế giới Mới móc ngoặc, hối lộ, làm ăn gian lận thất thoát tài sản của nhân dân. GV giới thiệu về tấm gương tiêu biểu của lối sống liêm khiết: Cả cuộc đời Bác luôn sống trong sạch, không ham danh lợi, không toan tính riêng tư cho bản thân, khước từ những ưu đãi dành cho Chủ tịch nước để chăm lo cho dân, cho nước. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong đó có phẩm chất này. * Hoạt động 3: (5') Rút ra bài học GV: Qua tìm hiểu nội dung các câu chuyện và phân tích các hành vi liêm khiết và không liêm khiết. Em hiểu liêm khiết là gì ? GV: Liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân và xã hội ? * Hoạt động 4: (10') Luyện tập HS: Đọc bài tập 1 SGK. GV: Treo bảng phụ: HS lên bảng làm bài. Chỉ ra hành vi không liêm khiết ? Vì sao ? HS: GV: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì ? HS: Làm ra giấy nháp. Buổi học sau, GV thu bài chấm điểm 1 số em chuẩn bị tốt. GV: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về đức tính liêm khiết ? GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi đóng vai. (5 phút) Nêu tình huống về đức tính liêm khiết. HS: Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản và phân công sắm vai. -> Các nhóm lên đóng vai. -> Nhận xét, đánh giá. GV chốt lại. (Sau khi các nhóm thực hiện tình huống của mình, nhóm, cá nhân thực hiện khá, tốt, GV cho điểm động viên, tuyên dương trước lớp). I) Đặt vấn đề : 1) Đọc truyện : 2) Nhận xét : - Cách cư xử của ba nhân vật trên biểu hiện của lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, là những tấm gương sáng để chúng ta học tập, noi theo và kính phục. - Sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào. Vì thế, sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. - Trong điều kiện hiện nay lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu thế ngày càng tăng, việc học tập tấm gương đó càng trở nên cần thiết có ý nghĩa thiết thực. + Giúp cho mọi người phân biệt những hành vi thể hiện sự liêm khiết + Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết phê phán những hành vi không liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi. + Giúp đỡ mọi người có thói quen tự kiểm tra hành vi của mình, rèn luyện tính liêm khiết. II) Nội dung bài học: 1) Liêm khiết: 2) ý nghĩa: SGK/8 III) Bài tập : 1) Bài 1 (8) : - Hành vi không liêm khiết: b, d, e. 2) Bài 4 (8): 3) Bài 5 (8): “Giấy rách phải giữ lấy lề” “Đói cho sạch, rách cho thơm” “Cần, kiệm, kiêm, chính, chí công, vô tư”. c. Củng cố: (3') Hệ thống bài. - Thế nào là liêm khiết ? - Liêm khiết có ý nghĩa như thế nào với bản thân và xã hội ? - Học sinh muốn trở thành người liêm khiết phải rèn luyện như thế nào ? d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2') - Học phần nội dung bài học. - Làm các bài tập còn lại. - Xem trước bài 3 : Tôn trọng người khác. Ngày dạy: 8A : 8B : 8C : Tiết 3- Bài 3. tôn trọng người khác. 1. Mục tiêu bài học: a. Kiến th ... nếu không tự giác thì hậu quả như thế nào ? - Tại sao phải sáng tạo, nếu không sáng tạo thì sẽ ra sao ? - Biểu hiện của sự tự giác và sáng tạo trong lao động ? HS: Các nhóm cử đại diện lên trình bày. -> Nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung: (Nếu cần) GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai. Nội dung: Lao động tự giác và sáng tạo trong học tập. HS: Từ phân vai, viết lời thoại. (Chuẩn bị từ nhà) -> Lên diễn tiểu phẩm. I. Đặt vấn đề : 1. Đọc: 2. Nhận xét: - Nội dung, hình thức lao động của con người : + Lao động là hình thức hoạt động đặc trưng của con người, nhờ có lao động con người được hoàn hảo về phẩm chất đạo đức, tâm lý, năng lực. Điều quan trọng là làm ra của cải đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng tăng. -> Lao động làm cho con người và xã hội không ngừng phát triển. * Lao động tự giác và sáng tạo : - Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài. - Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải thiện để tìm tòi cái mới, cách giải quyết tối ưu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. c. Củng cố: (3') - Các loại lao động ? - Biểu hiện của các loại lao động này ? d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2') - Học bài phần nội dung bài học ý 1 và 2. - Chứng minh rằng: Lao động là yếu tố phát triển con người. - Chuẩn bị các phần còn lại. Ngày dạy: 8A : 8B : 8C : Tiết 14- Bài 11. lao động tự giác và Sáng tạo. (Tiếp) 1. Mục tiêu bài học: a. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là lao động tự giác, sáng tạo - Nêu được những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động. - Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo b. Kỹ năng: - Biết lập kế hoạch học tập. lao động; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập. c. Thái độ: - Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động. - Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập, lao động. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ. Tranh: “Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hiền, người Việt Nam duy nhất được bình chọn vào chung kết giải sáng tạo châu á”. b. Chuẩn bị của HS: Giấy khổ lớn, bút dạ, nạm châm. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra: (5’) - Thế nào là lao động tự giác và lao động sáng tạo ? - Biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong cuộc sống hằng ngày ? b. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: (3') GV: Yêu cầu HS đọc câu chuyện: “Ngôi nhà không hoàn hảo”. HS: Đọc. * Hoạt động 2: (6') GV: Qua truyện đọc: “Ngôi nhà không hoàn hảo” em có suy nghĩ gì về thái độ tôn trọng kỷ luật lao động trước đó và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng của người thợ mộc ? HS: GV: Hậu quả mà người thợ mộc phải gánh chịu là gì ? HS: * Hoạt động 3: (10') Thảo luận giúp HS hiểu biểu hiện của tự giác, sáng tạo trong học tập và ý nghĩa của nó. GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Nêu vấn đề, nhiệm vụ, cách thức tổ chức thảo luận nhóm. (Nhóm lớn) - Thời gian: 5 phút - Nhiệm vụ: - Nhóm 1: Những biểu hiện của tự giác trong học tập ? - Nhóm 2: Những biểu hiện của sự sáng tạo trong học tập ? - Nhóm 3: Mối quan hệ giữa tự giác và sáng tạo ? - Nhóm 4: Lợi ích của tự giác, sáng tạo trong học tập đối với HS ? HS: Thảo luận -> ghi kết quả ra giấy khổ lớn. -> Cử đại diện nhóm lên trình bày. -> Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV chốt lại: (Nếu cần) GV: Rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo trong học tập có ý nghĩa như thế nào ? HS: Dựa vào nội dung bài học để trả lời. * Hoạt động 3: (6') GV: Thế nào là lao động tự giác ? Lao động sáng tạo ? HS: GV: Vì sao cần phải rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo ? HS: GV: Lao động tự giác và sáng tạo có ý nghĩa như thế nào ? HS: GV: Học sinh có nhiệm vụ như thế nào trong lao động tự giác và sáng tạo ? HS: HS: Đọc to phần nội dung bài học. GV: Treo tranh và giải thích bức tranh: “Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hiền, người Việt Nam duy nhất được bình chọn vào chung kết giải sáng tạo châu á”. HS: Quan sát. * Hoạt động 4: (10') HS: Đọc bài tập 1 SGK/30 cho biết yêu cầu của bài tập. -> Suy nghĩ trả lời. GV: Nêu tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập ? HS: Trao đổi thảo luận nhóm bàn -> Đại diện trình bày -> Nhận xét, bổ sung. GV: Hãy nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo ? HS: 1. Truyện đọc : “Ngôi nhà không hoàn hảo” 2. Tìm hiểu truyện: - Trước khi nghỉ hưu người thợ mộc luôn tôn trọng kỷ luật lao động, làm việc một cách chu đáo, cẩn thận. Khi làm ngôi nhà cuối cùng, ông đã không dành hết tâm trí cho công việc, bỏ qua quy định cơ bản của kỹ thuật lao động nghề nghiệp và lương tâm người thợ. - Hậu quả: Sống trong ngôi nhà không hoàn hảo do chính bản tay ông xây dựng. 3. Biểu hiện của tự giác, sáng tạo trong học tập và ý nghĩa : - Tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ. Muốn có những phẩm chất ấy, đòi hỏi phải có quá trình rèn luyện lâu dài, bề bỉ, phải có ý thức vượt khó khăn, khiêm tốn học hỏi. II. Nội dung bài học: 1. Lao động tự giác: SGK 2. Lao động sáng tạo: SGK - Vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi có những người lao động tự giác và sáng tạo. 3. ý nghĩa: SGK/30 4. Học sinh phải có kế hoạch rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập. III. Bài tập : Bài 1 (30): - Trong xã hội: + Biểu hiện của tự giác, sáng tạo : Tự giác học tập làm bài; thực hiện nội quy của trường; có kế hoạch rèn luyện; có suy nghĩ cải tiến phương pháp. + Không tự giác, sáng tạo : Lối sống tự do cá nhân; cẩu thả ngại khó; buông thả lười nhác suy nghĩ; thiếu trách nhiệm bản thân, gia đình và xã hội. Bài 2 (30): - Tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập: => Lười biếng, không học bài, không nắm được kiến thức cơ bản. Bài 3 (30): Hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo: - Thụ động. - Không linh hoạt khi gặp những bài khó, không biết cách giải. c. Củng cố: (3') - Lao động là điều kiện và phương tiện để con người tồn tại, phát triển. Vì vậy mọi người phải có ý thức lao động tự giác và sáng tạo. Học sinh chúng ta cần phải biết rèn luyện lâu dài, bền bỉ, phải có ý thức vượt khó, khiêm tốn học hỏi để trở thành người có ích trong gia đình và xã hội. - Các loại lao động ? - ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động ? - Nhiệm vụ của người học sinh ? d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2') - Đọc kỹ SGK. - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 4 SGK/30. - Chuẩn bị bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Tiết 16: thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học 1) Mục tiêu: a) Kiến thức: - Qua tiết thực hành, HS hiểu và nắm được một số vấn đề: về phát triển kinh tế, chính trị – xã hội của địa phương (phường Hưng Thành). - HS thực hành những nội dung đã học ở học kỳ I. Về những phẩm chất đạo đức cần thiết ở mỗi người. b) Kỹ năng: - Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước. Có ý thức rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi. - Biết tuân theo và thực hiện tốt an ninh và các hoạt động văn hoá xã hội, các phong trào phòng chống tệ nạn xã hội. c) Thái độ: Có ý thức chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước. 2) Chuẩn bị: a) Giáo viên: Báo cáo “Chương trình hành động của BCH Đảng bộ phường Hưng Thành khóa XVII ” b) Học sinh: Tìm hiểu các chủ trương, chính sách của địa phương. 3) Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra: Không. b) Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: (36') GV: Giới thiệu sơ qua các chủ trương, chính sách của địa phương về phát triển kinh tế, xã hội. GV: Nêu qua về chủ trương này cho HS biết (Mục tiêu; Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu; Tổ chức thực hiện). Tiếp tục thực hiện cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. * Hoạt động 2: (20') GV: Yêu cầu HS nêu lại các nội dung đã học ở học kỳ I và thực hành theo các hình thức : - Thảo luận nhóm - Trò chơi tiếp sức. - Đóng vai theo các tình huống. I) Các vấn đề của địa phương : (Phường Hưng Thành) 1) Về phát triển kinh tế : a) Nông nghiệp: Xây dựng và tổ chức thực hiện các Dự án, Đề án của thị xã về xây dựng các vùng chuyên canh và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Củng cố kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ khuyến nông. b) Thủ công nghiệp: Thực hiện nghị quyết số 02 – NQ/TU ngày 12/6/2006 của Tỉnh uỷ về đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010. Thực hiện cơ chế thu hút các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doan, dịch vụ. c) Thương mại, dịch vụ: Vận động xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch của phường, xây dựng kế hoạch phát triển điểm du lịch sinh thái Soi Lâm. d) Tài chính tín dụng: Tổ chức quản lý chặt chẽ các nguồn thu, khai thác nguốn thu, thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và ngân sách Nhà nước. 2) Phát triển văn hoá - xã hội: a) Giáo dục - đào tạo: - Tổ chức thực hiện Đề án về kiên cố trường học gần với xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2006 – 2010. - Thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong ngành giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp”. - Thực hiện nghị quyết số 07 – NQ/TU ngày 20/6/2007 của BCH Đảng bộ Tỉnh (Khoá XIV) về phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010. b) Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao: - Thực hiện việc sửa chữa và tôn tạo đền Quang Kiều; thực hiện quy hoạch tổng thể chùa An Vinh. - Tổ chức thực hiện quy hoạch của thị xã về phát triển sự nghiệp văn hoá - thông tin, thể dục thể thao đến năm 2010 định hướng đến năm 2020. - Bài trừ các tệ nạn xã hội, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. c) Y tế, dân số, gia đình và trẻ em: Tích cực tuyên truyền vận động đẩy mạnh các loại hình bảo hiểm y tế, khuyến khích mở rộng các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao để phục vụ tốt hơn việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. 3) Công tác quốc phòng an ninh : - Giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân, đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện cho dân quân tự vệ chất lượng cao. - Củng cố lực lượng công an xã; thực hiện cuộc vận động xây dựng lực lượng công an phường “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. II) Thực hành các nội dung đã học : - Liêm khiết. - Giữ chữ tín. - Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. - Tự lập. - Lao động tự giác và sáng tạo. c) Củng cố: (2') - Nhấn mạnh những ý cơ bản về tình hình địa phương: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội. - Nhắc nhở HS học tập tốt. d) Hướng dẫn học bài ở nhà: (2') - Tìm hiểu thêm những truyền thống địa phương và tình hình của địa phương hiện nay. - Xem lại các bài đã học ở học kỳ I để chuẩn bị cho giờ sau ôn tập.
Tài liệu đính kèm: