Giáo án lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tiết 30: Bài 21: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giáo án lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tiết 30: Bài 21: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được định nghĩa về pháp luật, vai trò của PL trong đời sống.

 2. Kĩ năng: HS biết tôn trọng PL và có thói quen sống và làm việc theo HP, PL. 3. Thái độ: HS có niềm tin vào sự quản lí XH bằng PL của nhà nước ta.

 B. Phương pháp:

 - Kích thích tư duy

 - Giải quyết vấn đề

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3624Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tiết 30: Bài 21: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 30:	 BÀI 21: PHÁP LUẬT NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM (T1)
Ngày soạn: 9/4
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp HS nắm được định nghĩa về pháp luật, vai trò của PL trong đời sống.
	2. Kĩ năng: HS biết tôn trọng PL và có thói quen sống và làm việc theo HP, PL.	3. Thái độ: HS có niềm tin vào sự quản lí XH bằng PL của nhà nước ta.
	B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy 
	- Giải quyết vấn đề 
	- Thảo luận nhóm.
	C. Chuẩn bị của GV và HS.
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD8, Hiến pháp 1992 và một số bộ luật.
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 2 phút).
	II. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
	1. Nêu nội dung cơ bản của HP 1992?.
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề (2 phút): 
	Gv Để biết được việc mình làm là đúng hay sai chúng ta phải căn cứ vào đâu?. Hay để biết được mỗi CD có quyền làm gì? phải làm gì và không được làm gì...? Gv dẫn dắt vào bài.
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.
Gv: gọi Hs đọc phần ĐVĐ ở sgk.
Gv: lập bảng và yêu cầu HS điền các nội dung vào bảng như sau:
Điều
Bắt buộc CD phải làm
Biện pháp xử lí.
74
- Cấm trả thù người khiếu nại, tố cáo.
132
- Cải tạo không giam giữ 3 năm.
- Phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
189
Không được huỷ hoại rừng.
- Phạt tiền.
- Phạt tù.
Gv: Cho Hs thảo luận theo nội dung các câu hỏi ở phần gợi ý.
* HĐ2:( 12 phút) HD học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
Gv: Theo em Pl là gì?.
Gv: Hãy nêu một số quy định của pháp luật mà em biết?.
Gv: Nêu những điểm khác nhau giữa pháp luật, kỉ luật và đạo đức?.
Gv: XH đề ra PL để làm gì?. Nếu không có PL thì XH sẽ ntn?.
Gv: PL Việt Nam có những đặc điểm gì?.
Gv: Vì sao nói Pl có tính qui phạm phổ biến?. Cho ví dụ?.
Gv: Hãy nêu một số ví dụ chứng tỏ PL có tính xác định chặt chẽ?.
Gv: Có thể nêu mmột số biện pháp xử lí của PL Trong bộ luật hình sự hoặc pháp lệnh xử phạt hành chính.
* HĐ3 Luyện tập ( 10 phút)
Cho Hs làm các bài tập sau:
BT 1:Trong các hành vi sau, hành vi nào vi phạm đạo đức, hành vi nào vi phạm PL?.
Hành vi
Vi phạm Đ Đức
Vi phạm PL
1. Buôn bán trẻ em.
2. Nói dối.
3. Làm hàng giả.
4. Trộm cắp TS của người khác.
5. Giết người cướp của.
6. Rủ bạn trốn tiết, bỏ học.
7. Buôn lậu, trốn thuế.
8. Vô lễ với cha mẹ, thầy cô giáo.
9. Ruồng bỏ, coi khinh người nghèo khổ, tàn tật.
10. Không chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ già.
Gv: HD học sinh làm các bài tập 1,2 sgk/60.
1. Pháp luật là gì?.
PL là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế.
2. Đặc điểm của PL:
- PL có tính quy phạm phổ biến: Tất cả mọi người ở các vùng miền đều phải thực hiện PL.
- Tính xác định chặt chẽ: các điều luật quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ.
- PL có tính bắt buộc: Nghĩa là mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo qui định.
	IV. Củng cố: ( 2phút) 
	PL là gì?. Hãy nêu 3 đặc điểm của Pl?.
	V. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học bài, làm các bài tập còn lại ở sgk/61
	- Xem trước nội dung còn lại của bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 30.doc