Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 1 - Tiết : 1 - Bài : Trật tự an tòan giao thông (tiết 1)

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 1 - Tiết : 1 - Bài : Trật tự an tòan giao thông (tiết 1)

1. Kiến thức:

 - Nắm được một số quy định khi tham gia giao thông.

 - Nắm được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông.

 - Tầm quan trọng của giao thông đối với đời sống của con người.

 - Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an tòan giao thông và các biện pháp bảo đảm an tòan khi đi đường.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2627Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 1 - Tiết : 1 - Bài : Trật tự an tòan giao thông (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết : 1 Bài : Trật tự an tòan giao thông (tiết 1)
ND : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.
1. Kiến thức: 
 - Nắm được một số quy định khi tham gia giao thông. 
 - Nắm được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông.
 - Tầm quan trọng của giao thông đối với đời sống của con người.
 - Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an tòan giao thông và các biện pháp bảo đảm an tòan khi đi đường.
2. Kĩ năng: - Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp.
 - Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an tòan giao thông.
 - Thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an tòan giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Biết phân biệt được hành vi, việc làm đúng đắn khi tham gia giao thông
3. Thái độ: - Có ý thức tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông.
 - Ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: - Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm; Điều 9. Quy tắc chung; Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ; Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ; Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác; Điều 32. Người đi bộ (Luật giao thông đường bộ - 2008).
 - Hệ thống biển báo.
 - Các số liệu cập nhật của các vụ tai nạn và số người thương vong trong cả nước, tại địa phương.
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: phân tích, giảng giải, đàm thoại,
Hs: Tìm hiểu các quy định của pháp luật về trật tự an tòan giao thông.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Khám phá: Giao thông là động lực để phát triển kinh tế đất nước, thực trạng giao thông ở nước ta có những mặc tích cực, bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế. Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
2. Kết nối.
HĐ 1: Đàm thoại.
Mục tiêu: tìm hiểu Những quy địng chung về trật tự an tòan giao thông.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Thông tin: Tình hình TNGT 7 tháng đầu năm cũng giảm cả 3 tiêu chí. Toàn quốc xảy ra 14.737 vụ, làm chết 5.388 người và 13.760 người bị thương. Như vậy, so với cùng kỳ năm 2013 giảm 2.452 vụ, giảm 247 người chết và giảm 3.393 người bị thương. TNGT ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 6.140 vụ, làm chết 5.388 người và 3.290 người bị thương; giảm 278 vụ, giảm 247 người chết và giảm 655 người bị thương so với cùng kì năm ngoái. Va chạm giao thông xảy ra 8.597 vụ, làm bị thương 10.470 người; giảm 2.174 vụ và giảm 2.738 người bị thương.
Gv: V 15 tuổi, đi xe máy của mẹ chở X 17 tuổi và T 13 tuổi, đi trên đường theo hướng cầu Thăng Long – Nội Bài. Khi gần đến bến xe V vượt xe ô tô đi cùng chiều phía trước. Nhưng do khpôtng chú ý là lúc đó xe ô tô cũng đang rẽ trái, nên tay lái xe mô tô của H va vào bánh trứơc bên trái ô tô gây chấn thương nặng cho V và những người cùng đi trên xe máy.
Gv: Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn trong trường hợp của V và những người cùng đi trên xe máy ?
Hs: Thiếu quan sát
Gv: Hãy cho biết V có những vi phạm gì về trật tự an toàn giao thông ?
Hs: Chưa đủ tuổi, chở số người vượt quá quy định...
Gv: Theo em khi muốn vượt xe ta cần chú ý điều gì ?
Hs: Quan sát phía trước và sau xe.
Gv: Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an tòan em sẽ làm gì ?
Hs: báo cho chính quyền địa phương hoặc cho ngừơi có trách nhiệm
Gv: Những trường hợp xâm phạm trên sẽ bị xử lí như thế nào ?
Hs: xử lí nghiêm minh.
Gv: Khi xảy ra tai nạn giao thông thì người trong vụ tai nạn và những người xung quanh cần làm gì ?
Hs: Bảo vệ hiện trường, đưa người bị nạn đi cấp cứu.
Gv chốt ý hs ghi bài.
1. Những quy địng chung về trật tự an tòan giao thông.
- Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc người có trách nhiệm.
- Mọi hành vi vi phạm về trậtbtự an tòan giao thông phải được xử lí nghiêm minh, đúng pháp luật, không phân biệt đối tượng vi phạm.
- Khi xảy ra tai nạn giao thông phải giữ nguyên hiện trường. Người có liên quan trực tiếp đến tai nạn phải có mặt tại hiện trừơng khi nhà chức trách tiến hành lập biện bản. Người có mặc tại nơi xảy ra tai nạn phải giúp đỡ, cứu chữa người bị thương và báo cho cơ quan Nhà nước hoặc Chính quyền địa phương gần nhất.
HĐ 2: Vấn đáp.
Mục tiêu: Tìm hiểu Một số quy định cơ bản về trật tự an tòan giao thông đường bộ.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Khi đi trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn các xe thô sơ, xe cơ giới phải đi trên phần làn đường nào ?
Hs: Trên đường có vạch kẻ phân làn, các xe thô sơ phải đi trên làng đường bên phải trong cùng, xe cơ giới đi trên làng đường bên trái.
Gv: Theo em khi muốn vượt xe ta cần chú ý điều gì ?
Hs: Khi vựơt xe phải có báo hiệu và chú ý quan sát, chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước.
Gv: Khi tránh xe ngược chiều, người tham gia giao thông cần làm gì ?
Hs: Khi tránh xe ngược chiều, phải giảm tốc độ và đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
Gv: Trên đường đi phải qua bến phà. Đến bến phà, người lái xe yêu cầu mọi người xuống xe. Trong lúc chờ phà tới, các bạn tranh luận với nhau xem người được xuống phà trước hay xe cơ giới xuống trước. Hương thì bảo người xuống trước. Vân bảo xe cơ giới được xuống trước. An bảo không ai được xuống trước mà tấ cả người và xe đều phải xếp hang theo thứ tự trước sau để xuống phà.
Theo em, bạn nào nói đúng, vì sao ?
Hs: Vân nói đúng, vì Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe. Khi xuống phà, xe cơ giới xuống trước, xe thô sơ và người xuống sau; khi lên bến, người lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
Gv chốt ý.
2. Một số quy định cơ bản về trật tự an tòan giao thông đường bộ.
- Trên đường có vạch kẻ phân làn, các xe thô sơ phải đi trên làng đường bên phải trong cùng, xe cơ giới đi trên làng đường bên trái.
- Khi vựơt xe phải có báo hiệu và chú ý quan sát, chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước.
- Khi tránh xe ngược chiều, phải giảm tốc độ và đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
- Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe. Khi xuống phà, xe cơ giới xuống trước, xe thô sơ và người xuống sau; khi lên bến, người lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
HĐ 3: liên hệ thực tiễn.
Mục tiêu: Tìm hiểu Một số trường hợp chấp hành và vi phạm TTATGT
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Tình huống: Một người đi nxe đạp vào đường dành cho xe ô tô và mô tô, va vào mit65 người đi mô tô đang đi trên phần đường của mình thyeo chiều ngược lại. cả hai người ngã bị thương và bị hỏng xe. Có ý kiến cho rằng người đi xe máy phải chịu trách nhiệm bồi thừơng cho người đi xe đạp. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? vì sao ?
Hs: Không đồng ý, vì người đi xe đạp đã quy phạm.
Gv: Hãy nêu những việc làm thể hiện chấp hành tốt quy định khi tham gia giao thông ? 
Hs: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không vượt đèn đỏ
Gv: Hãy nêu những việc làm vi phạm quy định khi tham gia giao thông ? 
Hs: Phóng nhanh, vượt ẩu, đi hàng đôi, hàng ba, vuợt đèn đỏ
Gv chốt ý.
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 	
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • doctrật tự an toan giao thong t 1.doc