I- Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức :
-Học sinh hiểu được các hình thức lao động của con người. Học tập là loại lao động trí óc để tiếp thu tri thức của xã hội và loài người
-Hiểu những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động
2.Về kĩ năng :
Hình thành ở học sinh một số kĩ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động
Ngày soạn: 07/11 /2010, lớp dạy: Từ 8a1 đến 8a7 Tuần : 12, Tiết : 12 Bài 11: LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO (tiết 1) Mục tiêu bài học Về kiến thức : -Học sinh hiểu được các hình thức lao động của con người. Học tập là loại lao động trí óc để tiếp thu tri thức của xã hội và loài người -Hiểu những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động 2.Về kĩ năng : Hình thành ở học sinh một số kĩ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động 3.Về giáo dục : Hình thành ở học sinh ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đạt được; luôn luôn hướng tới tìm tòi cái mới trong học tập và lao động II-Chuẩn bị 1.Giáo viên : Giáo án, sgk, bảng phụ Chuẩn bị tranh, ảnh về một số hoạt động lao động . 2.Học sinh : Sưu tầm những tấm gương tích cực, sáng tạo trong học tập và đã đạt kết quả cao. III-Tiến trình tổ chức cá hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ ? Tự lập là gì? ? Em tán thành hay không tán thành với ý kiến sau đây? A,Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập B, Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng Đáp án : Tán thành câu B Hoạt động 3: Giới thiệu bài mới Ở bài 2 chúng ta đã được biết, hiểu về hai vợ chồng nhà khoa học Mari-Quyri, không chỉ là người tiêu biểu cho đức tính liêm khiết mà còn là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo về ý thức làm việc không mệt mỏi, luôn tự giác nghiên cứu, sáng tạo để tìm ra nhiều nguyên tố hóa học, Để hiểu rõ về lao động tự giác, sáng tạo cùng với ý nghĩa của nó, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 4: Tìm hiểu phần đặt vấn đề “ngôi nhà không hoàn hảo” Mục đích : I-Nội dung bài học 1. Khái niệm: a. Lao động tự giác là chủ động làm việc, không dợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài. b. Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm ra cái mới hoặc cách giải quyết tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả lao động. 2.Tại sao ta cần phải lao động tự giác, sáng tạo? -Vì sự nghiệp CNH-HĐH dất nước đang cần phải có những người biết lao động một cách tự giác, sáng tạo. Hoạt động : Củng cố Hoạt động : Hướng dẫn về nhà Học bài Làm bài tập 1 sgk/30. Sưu tầm ca dao, tục ngữ về lao động tự giác, sáng tạo để chuẩn bị cho phần tiếp theo của bài.
Tài liệu đính kèm: