Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 13 - Tiết : 13 - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 13 - Tiết : 13 - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

. Kiến thức: Hs hiểu nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

2. Kĩ năng: HS phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa tại cộng đồng dân cư. Các kĩ năng sống cơ bản đuợc giáo dục trong bài: giao tiếp, ứng xử, rèn luyện ý thức tập thể, tham gia các hoạt động ở địa phương.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3353Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 13 - Tiết : 13 - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 13
Tiết : 13 Bài 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
 ND : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.
1. Kiến thức: Hs hiểu nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
2. Kĩ năng: HS phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa tại cộng đồng dân cư. Các kĩ năng sống cơ bản đuợc giáo dục trong bài: giao tiếp, ứng xử, rèn luyện ý thức tập thể, tham gia các hoạt động ở địa phương.
3. Thái độ: HS có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi ở, ham thích các hoạt động nơi ở, ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8, các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. 
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: Phương pháp đàm thoại, giảng giải, nêu gương, phương pháp nêu vấn đề và thảo luận.
Hs: Đọc bài truớc ở nhà, sưu tầm các hoạt động ở cộng đồng dân cư.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
* Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
Trả lời: Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc khác; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc khác; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
- Ý nghĩa tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
Trả lời: Tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm tốt, tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát triển đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước.
1. Khám phá: 
Các hoạt động chăm lo người cao tuổi, thanh niên tình nguyện vệ sinh môi trường, hội chữ thập đỏ quyên góp ủng hộ những người gặp khó khănĐó là những hoạt động góp phần xây dựng nêp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
2. Kết nối.
HĐ 1: Khai thác nội dung đặt vấn đề.
Mục tiêu: tìm hiểu thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Những người cùng sống theo khu vực hành chính ở nông thôn: xóm, làng. Ở TP: ngõ, phốCộng đồng đó gọi là gì ? 
Hs: cộng đồng dân cư.
Gv: Giữa họ có mối quan hệ như thế nào với nhau?
Hs: bà con xa không bằng láng giềng gần
Gv: Vậy thế nào là cộng đồng dân cư ?
Hs: Là toàn thể những người sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính
Gv: Cho ví dụ về một cộng đồng dân cư ?
Hs: Cộng đồng dân cư Thị xã Kiến Tường.
Gv: Hs đọc phần 1 đặt vấn đề trong sgk.
Hs: hs đọc.
Gv: hãy nêu những hiện tượng tiêu cực trong vấn đề hs vừa đọc ?
Hs: - Tảo hôn
- Sinh đẻ không có kế hoạch
- Tổ chức ma chay linh đình
Gv: Những hiện tượng đó ảnh hưởng ntn đến cuộc sống của người dân ?
Hs: Tảo hôn, lập gia đình sớm dễ bỏ nhau( ảnh hưởng xấu về sức khỏe nhụ nữ, việc học hành dang dỡ, tương lai nghề nghiệp không ổn định => trở thành gánh nạng cho gia đình và xã hội), Sinh đẻ không có kế hoạch dễ dẫn đến đói nghèo, trẻ em không được chăm sóc chu đáo: sức khỏa, học tập, đạo đức.... Tổ chức ma chay linh đình lãng phí, tốn kém vi phạm PL : pháp lệnh chống lãng phí
Gv: Khu phố văn hóa phải đảm bảo những tiêu chí gì ?
Hs: Vệ sinh sạch sẽ, không có dịch bệnh lây lan, đoàn kết giúp đỡ nhau, an ninh trật tự giữ vững
Gv: Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ?
Hs: là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú
Gv chốt ý cho hs ghi bài.
1. Thế nào là cộng đồng dân cư
Là toàn thể những người sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
2. Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
- Là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh nơi ở
- Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp, 
- Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng.
- Bài trừ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chóng các tệ nạn xã hội.
HĐ 2: Thảo luận nhóm. (lồng ghép pháp luật, bảo vệ môi trường)
Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Thảo luận nhóm:
Nhóm 1, 2: Nêu những việc làm thể hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ?
Hs: - Gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động của địa phương.
- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng.
- Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác học tập, đạt năng suất và hiệu quả.
- Tuyên truyền vận động mọi người cảnh giác và tố giác tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.
Nhóm 3, 4: Nêu 4 phong tục, tập quán lạc hậu cần bài trừ ? Giải thích vì sao bài trừ ? 
Hs:- Tập quán đốt rừng làm rẫy ở miền núi. Vì trái với quy định bảo vệ rừng của nhà nước, ô nhiễm môi trường, thay đổi hệ sinh thái. 
- Tổ chức ma chay đình đám. Vì lãng phí tiền của, công sức, thời gian, gây mất an ninh trật tự. 
- Xem bói. Vì lừa gạt lòng tin, tiền của, thậm chí làm con người suy sụp, bi quan với cuộc sống. 
- Xã rác bừa bãi. Vì gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe.
Gv: Nhận xét từng nhóm và chốt ý.
Gv: Nêu ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ?
Hc: Là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng.
Gv: Cho ví dụ ? 
Hs: Khong có tệ nạn xã hội, mọi người an tâm làm kinh tế, ổn định gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình giáo dục con cái tốt góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ, gia đình thiếu sự quan tâm đến con cái dễ sa ngã, dễ vướn vào tệ nạn xã hội.Con người có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh công cộng.
Gv chốt ý hs ghi bài.
2. Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng.
HĐ 3: Liên hệ bản thân. (Bảo vệ môi trường)
Mục tiêu: Tìm hiểu Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Học sinh cần tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư không ? vì sao ?
Hs: Cần, vì em cũng là thành viên trong dân cư, nên phải có trách nhiệm xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. 
Gv: Em nêu của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ?
Hs: Thực hiện tốt và vận động gia đình, hàng xóm cùng thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn hóa
Gv: Em hãy nêu những hành vi thiếu văn hóa ở cộng đồng dân cư ?
Hs: - Tụ tập đánh nhau
- Mua số đề
- Mê tín dị đoan
- Trộm cấp
- Tảo hôn
- Tổ chức ma chay đình đám
- Lấn chiếm vỉa hè
- Vi phạm an toàn giao thông
Gv: Nêu 2 việc làm cụ thể về xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ?
Hs: - Giữ gìn an ninh trật tự
- Đi thưa về trình.
Gv: Em thực hiện những việc đó với thái độ ntn ?
Hs: Tự nguyện, vui vẻ, không do ai ép buộc..
Mỗi học sinh chung tay bảo vệ môi trường thông qua việc không vứt rác trong lớp, không đem quà bánh vào lớp, tạo môi trường sạch đẹp cho lớp học.
Gv chốt ý cho hs ghi bài.
3. Trách nhiệm của học sinh.
Thực hiện tốt và vận động gia đình, hàng xóm cùng thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn hóa của cộng đồng
- Đồng thời tích cực tham gia những hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.
Cho hs làm bài tập 1 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp)
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Làm bài tập 2, 3; Chuẩn bị bài 10 “Tự Lập” . Học bài chuẩn bị kiểm tra 15 phút.
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 9 gop ph_n xGy d_ng n_p s_ng vpn h=a _ c_ng =_ng dGn d².doc