Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 14 - Tiết : 14 - Bài 10: Tự lập

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 14 - Tiết : 14 - Bài 10: Tự lập

Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập;

- Giải thích được bản chất của tính tự lập;

- Phân tích được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình, xã hội.

2. Kĩ năng: Biết tự lập trong học tập, lao động và trong sinh hoạt cá nhân. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: giao tiếp, tự tin ứng xử, rèn luyện bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, tự lực vươn lên

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4494Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 14 - Tiết : 14 - Bài 10: Tự lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Tiết : 14 Bài 10: TỰ LẬP
ND : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập;
- Giải thích được bản chất của tính tự lập;
- Phân tích được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình, xã hội.
2. Kĩ năng: Biết tự lập trong học tập, lao động và trong sinh hoạt cá nhân. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: giao tiếp, tự tin ứng xử, rèn luyện bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, tự lực vươn lên
3. Thái độ: Thích sống tự lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8, các tấm gương điển hình về tinh thần tự lập. 
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: Phương pháp đàm thoại, giảng giải, nêu gương, phương pháp nêu vấn đề và thảo luận.
Hs: Đọc bài truớc ở nhà, sưu tầm các tấm gương điển hình về tinh thần tự lập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
* Kiểm tra 15 phút: Đề kiểm tra đính kèm.
1. Khám phá: 
Những người có tính tự lập, sống tự lập khi gặp khó khăn họ sẽ bình tĩnh, tìm cách vượt qua và luôn lạc quan, tự tin vào bản thân mình. Đối với những người sống trông chờ dựa dẫm vào người khác khi đối mặt khó khăn họ sẽ sớm chán nản, từ bỏ tất cảĐó là một trong những nội dung của tiết học hôm nay.
2. Kết nối.
HĐ 1: Khai thác nội dung đặt vấn đề. (lồng ghép tư tưởng HCM)
Mục tiêu: tìm hiểu thế nào là tự lập.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: hs đọc nội dung phần đặt vấn đề ? 
Gv: Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay trắng ?
Hs: Vì Bác có lòng yêu nước, quyết tâm của tuổi trẻ, tin vào chính mình
Gv: Em hiểu gì qua hành động Bác xòe rộng hai bàn tay và nói: “tiền đây” ?
Hs: bằng sức lao động của đôi tay và tinh thần chịu khó chúng ta có thể làm được mọi thứ
Gv: Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của anh Lê ?
Hs: Anh Lê cũng là người yêu nước. Nhưng anh không đủ can đảm, không tự tin vào bản thân
Gv: Suy nghĩ của em qua câu chuyện trên ?
Hs: Bác thể hiện phẩm chất không sợ gian khổ, khó khăn, ý chí tự lập cao
Gv: vậy, thế nào là tự lập ?
Hs: Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình.
Sau 30 năm bôn ba nhiều nước trên thế giới với đôi bàn tay trắng và tin thần yêu nước bác đã lãnh đạo nhân dân giành thắng trong cuộc đấu tranh gỉai phóng dân tộc. 
Gv chốt ý cho hs ghi bài.
1. Thế nào là tự lập.
- Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình.
- Không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
HĐ 2: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Tìm hiểu biểu hiện của người có tính tự lập.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Giới thiệu tấm gương tự lập:
+ Nguyễn Ngọc ký: 1947 Nam Định, năm 4tuổi ông bị bệnh và bại liệt cả 2 tay, nhưng ông vượt qua số phận và trở thành nhà giáo ưu tứu.
+ Nguyễn Phúc Hưng, 1987, Bình Dương. Được trao nhiều giải thưởng: Một trong những gương mặt thợ trẻ giỏi năm 2009, huy trương vàng hội thi tay nghề Asean tại Malaysia ngành thiết kế web, bằng khen của thủ tướng chính phủ,Có thành công vậy do nổ lực bản thân tự học mọi lúc, mọi nơi, tự học không cần ai nhắc nhở
Gv: Nêu biểu hiện của người có tính tự lập ?
Hc: Tự tin, bản lĩnh kiên trì, dám đương đầu với khó khăn, có ý chí vươn lên trong học tập và trong cuôc sống
Gv: Trái với biểu hiện của tính tự lập là gì ? 
Hs: Dựa dẫm, ngại khó, lo sợ.
Gv: Em có thái độ ntn với những người không có tính tự lập ? Vì sao ?
Hs: Không đồng tình, nếu không chúng ta sẽ bị không theo kịp tiến bộ xã hội và không đủ khả năng giải quyết khi khó khăn.
Gv chốt ý hs ghi bài.
2. Biểu hiện của người có tính tự lập.
Tự tin, bản lĩnh kiên trì, dám đương đầu với khó khăn, có ý chí vươn lên trong học tập và trong cuôc sống
HĐ 3: Liên hệ bản thân.
Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa của tính tự lập.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Đức tính tự lập giúp chúng ta những gì ?
Hs: giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng
Gv: Em hãy nêu một số tấm gương tự lập mà em biết ?
Hs: Học sinh nêu.
Gv: cần rèn luyện tính tự lập từ khi nào ?
Hs: rèn luyện từ khi nhỏ
Gv: Là học sinh em sẽ rèn luyện như thế nào ?
Hs: Chăm chỉ học tập, không dựa dẫm vào bạn
Gv: Em nêu câu ca dao, tục ngữ nói lên tính tự lập ?
Hs: Tự lực cánh sinh, Của ở bàn chân, bàn tay, bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Gv chốt ý cho hs ghi bài.
3. ý nghĩa của tính tự lập.
Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.
Cho hs làm bài tập 2 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp)
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Làm bài tập 3, 5; Chuẩn bị bài 11 “lao động tự giác và sáng tạo”.
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 10 tự lập.doc