Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 2 - Tiết : 2 - Bài 2: Liêm khiết

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 2 - Tiết : 2 - Bài 2: Liêm khiết

I- Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu

- Thế nào là liêm khiết ?

- Nêu được một số biểu hiện của lối sống liêm khiết

- Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết

2.Về kĩ năng :

Phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống.

Biết sống liêm khiết, không tham lam

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2538Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 2 - Tiết : 2 - Bài 2: Liêm khiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/ 8 /2011, lớp dạy: từ 8a1 đến 8a5
Tuần	 : 2	Tiết	 : 2	
Bài 2: LIÊM KHIẾT
Mục tiêu bài học
Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu
Thế nào là liêm khiết ? 
Nêu được một số biểu hiện của lối sống liêm khiết
Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết
2.Về kĩ năng : 
Phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống.
Biết sống liêm khiết, không tham lam
3.Về thái độ :
Có thái độ kính trọng những người liêm khiết 
Phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng .
Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
-Kĩ năng xác định giá trị về ý nghĩa của sống liêm khiết
- Kĩ năng phân tích, so sánh những biểu hiện liêm khiết và trái với liêm khiết
-Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết
Chuẩn bị 
Giáo viên : Giấy rôki, bảng phụ ( tình huống) , câu chuyện “Lưỡng Quốc trạng nguyên” ( tư liệu GDCD 8)
Học sinh : Học bài, xem kĩ trước phần đặt vấn đề
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2: Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
Câu hỏi 2: Nêu một số biểu hiện tôn trọng lẽ phải của bản thân?
3: Giới thiệu bài mới
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện trò chơi đoán chữ được dán lên bảng
Liêm khiết
Cách chơi: 1 hs quay mặt xuống lớp( không thấy chữ)
	1 hs khác nhìn chữ và nêu ra gợi ý để bạn mình đoán ra chữ đó.
Ví dụ: Liêm: Cần, kiệm, ., chính.
	 Khiết: Nước uống tinh..
? Đó là 2 chữ gì? Có ý nghĩa như thế nào? 
Giáo viên: để rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài mới.
4.Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề 
Mục đích : Giúp học sinh nắm rõ một số biểu hiện của đức tính liêm khiết thông qua một số tấm gương tiêu biểu
Gv yêu cầu Hs đọc phần đặt vấn đề /6,7
Học sinh đọc
?Ông bà Mari Quyri có một tài sản như thế nào? (ĐT HS Y)
- Rất lớn
?Ông bà đã làm gì với số tài sản đó?
- Cống hiến cho khoa học
Gv: Bà còn từ chối nhận trợ cấp của nhà nước khi gia đình bà gặp khó khăn
?Bà còn có hành động gì đáng ghi ơn?
- Sửa lại chứng thư
?Ông bà Mari là những người như thế nào? (ĐT HS G)
-Không vì lợi ích cá nhân, hy sinh cho người khác, cho khoa học
Tương tự G gợi ý phân tích 2 tấm gương còn lại
Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
GV: Cả cuộc đời Bác luôn sống tong sạch, không ham danh lợi, không toan tính cho bản thân, khước từ những ưu tiên dành cho một vị chủ tịch nước để hi sinh cho sự nghiệp chung của dân tộc
? Thể hiện đức tính gì?
Hs: liêm khiết 
Gv: Để rõ hơn về liêm khiết ta cùng sang phần nội dung bài học 
Hoạt động 2: Nội dung bài học 
Mục đích : Giúp học sinh hiểu rõ hơn về liêm khiết và ý nghĩa của nó
?Vậy em hiểu liêm khiết là gì?
(Kĩ năng xác định giá trị + Kĩ năng tư duy phê phán)
Gv: Cuối tháng 8 năm 2009, vụ án gây xôn xao dư luận tại trường ĐH Nông lâm TP. HCM. 1 sinh viên thi rớt đã 4 lần chạy chọt xin điểm nhưng Thầy giáo không nhận hối lộ. Hậu quả là bị sinh viên đó hành hung.
? Em suy nghĩ gì về vấn đề trên? (ĐT HS G)
Cụ thể: + Người sinh viên
 + Người thầy
Hs trả lời
?Việc học tập tấm gương của ông bà Mari Quy-ri, Dương Chấn, Bác Hồ và Thầy giáo có ý nghĩa như thế nào? 
Hs trả lời
? Chúng ta sống liêm khiết sẽ mang lại những lợi ích gì?
* Liên hệ: ( Thảo luận nhỏ)
Câu hỏi: Là học sinh, em cần làm những gì để giữ mình trong sạch, sống liêm khiết?
Gv gọi Hs trả lời
Gv nhận xét, chốt ý.
? Nêu tấm gương gắn liền với tính liêm khiết mà em biết ?
Hs kể
Gv: Còn rất nhiều tấm gương và biểu hiện của liêm khiết, chúng ta cùng tìm hiểu qua một số bài tập sau.
I-Nội dung bài học 
1. Khái niệm
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không tính toán nhỏ nhen, ích kỉ.
2.Ý nghĩa
Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng và tin cậy của mọi người, xã hội trở nên trong sạch và tốt đẹp hơn.
3.Rèn luyện
Học sinh rèn luyện tính liêm khiết bằng cách : + không quay cóp trong kiểm tra, thi cử.
+ Không bao che khi bạn làm sai.
+ Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ
+.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục đích : học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số bài tập trong sgk
(Kĩ năng phân tích, so sánh)
Gv yêu cầu Hs đọc bt 1 sgk/8 (ĐT HS Y)
Gv gọi Hs trả lời và giải thích từng hành vi.
Gv đưa thêm nhiều ví dụ có liên quan để Hs liên hệ và xử sự cho đúng
Bt 2 tương tự như bt 1
G gọi Hs lên bảng làm và nhận xét, ghi điểm.
Các bt còn lại đã kết hợp giải quyết trong bài học.
II-Bài tập
1. Các hành vi b,d,e thể hiện tính không liêm khiết .
2.Không tán thành với ý kiến a và c.
5:Củng cố + Lồng ghép giáo dục môi trường 
 Giáo viên kể câu chuyện “Lưỡng Quốc trạng nguyên” – Tư liệu GDCD 8
? Em suy nghĩ như thế nào khi một cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán? (ĐT HS G)
Hs trả lời 
Gv : Cây xanh cung cấp ô xi-là hơi thở của con người , họ đã vì bản thân mà làm thiệt hại tài nguyên môi trường .Đó là hành vi không những vi phạm không những vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường .
6: Hướng dẫn về nhà 
- Học bài
- Tập tình huống để chuẩn bị cho bài 3 “Tôn trọng người khác”
V/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docb2.doc