Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 23 - Tiết : 23 - Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 23 - Tiết : 23 - Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

1. Kiến thức:

- Nắm đựơc những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.

-Phân tích được tính nguy hiểm của vũ khí , các chất dễ cháy , gây nổ và các chất độc hại khác .

-Phân tích được các biện pháp nhằm phòng ngừa các tai nạn trên .

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2922Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 23 - Tiết : 23 - Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 23
Tiết : 23 Bài 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
 ND : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.
1. Kiến thức: 
- Nắm đựơc những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
-Phân tích được tính nguy hiểm của vũ khí , các chất dễ cháy , gây nổ và các chất độc hại khác .
-Phân tích được các biện pháp nhằm phòng ngừa các tai nạn trên .
-Nhận biết được các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về phòng ngừa các tai nạn trên .
2. Kĩ năng: Biết cách phòng ngừa và nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại .Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Biết được tính chất của các loại vũ khí mà tránh xa.
3. Thái độ: Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8. Các loại vũ khí, các chất dễ cháy , gây nổ và các chất độc hại khác .
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: Phương pháp đàm thoại, giảng giải, nêu gương, phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
Hs: Học bài, làm bài tập, liên hệ thực tế.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
* Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Khái niệm HIV/AIDS là gì?
Trả lời: - HIV là tên của 1 loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
- AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV thể hiện triệu trứng các bệnh khác nhau đe dọa tính mạng con người.
Câu 2: Tác hại của HIV/AIDS ?
Trả lời: - Hủy hoại sức khỏe, cướp đi tính mạng con người.
- Phá hoại hạnh phúc gia đình.
- Hủy hoại tương lai, nòi giống của dân tộc.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước.
1. Khám phá: 
Tai nạn vũ khí,cháy nổ và các chất độc hại là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại lớn về người và tài sản.Vậy cần làm gì để phòng ngừa tai nạn vũ khí,cháy nổ và các chất độc hại.chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
2. Kết nối.
HĐ 1: Khai thác đặt vấn đề.
Mục tiêu: tìm hiểu Tình hình và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Gọi hs đọc phần đặt vấn đề ?
Gv: Vì sao vẫn có người chết do bom mìn gây ra? Thiệt hại đó như thế nào?
Hs: Tuy chiến tranh kết thúc nhưng bom mìn chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi nhất là ở Quảng Trị.
Từ 1985 đến 1995 đã có 25 người chết và 449 người bị thương do bom mìn gây ra .
Gv: hãy nêu thiệt hại về cháy ?
Hs: - Năm 2008 trên toàn quốc xảy ra hơn 2000 vụ cháy làm 59 người chết nhiều người bị thương.
Gv: ? Ở gia đình em những chất nào dễ gây cháy nổ, biện pháp để phòng chống những tai nạn đó ?
Hs: Gas, xăng dầu là 1 trong những chất dễ gây cháy nổ.
Gv: Thiệt hại về ngộ độc thực phẩm như thế nào?
Hs: Gây chết người.
Gv: nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm??
Hs: Do thực phẩm bị nhiễm khuẩn, do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm, ngộ độc cá nóc.
Gv: Tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây hậu quả gì cho bản thân, gia đình và xã hội ?
Hs: - Gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. 
- Gây ô nhiễm môi trường.
Gv: Những nguyên nhân gây hậu quả trên ?
Hs: Hậu quả chiến tranh, ý thức con người kém
Gây ảnh hưởng đến môi trường sinh sống con người, hệ sinh thái mất cân bằng
 Gv chốt ý hs ghi bài.
1. Tình hình và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
a. Tình hình
Ngày nay, con người vẫn luôn phải đối mặt với những thảm hoạ do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra.
b. Hậu quả.
- Gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. 
- Gây ô nhiễm môi trường.
HĐ 2: Vấn đáp.
Mục tiêu: Tìm hiểu Các quy định của nhà nước tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Để phòng ngừa nhà nước ta có quy định gì ?
Hs: Cấm tàng trữ,vận chuyển,mua bán,sử dụng trái phép vũ khí,chất cháy nổ độc hại
Tư liệu tham khảo:
 Tài liệu tham khảo - Bộ luật hình sự 2007.
Điều 235: 
Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng.
1. Người nào được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
2. Phạt phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
 Gv: Theo em, việc ban hành các điều luật trên nhằm mục đích gì ? 
Hs: Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho người dân từ đó ngăn ngừa,hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra
Gv: Vậy nhiệm vụ của công dân - học sinh là gì ?
Hs: -Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định.
-Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt các quy định trên.
Gv: hs cần làm gì khi thấy các loại vũ khí, chất độc hại
Hs: Không nghe bạn bè rủ vào khu vực cấm, hạn chế sử dụng thức ăn đường phố, nên sử dụng thức ăn đã được nấu chín.
Gv: Em sẽ làm gì nếu thấy bạn em hoặc các em nhỏ chơi pháo ?
Hs: Giải thích cho mọi người hiểu thuốc pháo là một chất rất nguy hiểm có thể gây ra tai nạn cháy nổ làm thiệt mạng.
Gv: chốt ý.
2. Các quy định của nhà nước tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
-Cấm tàng trữ,vận chuyển,mua bán,sử dụng trái phép vũ khí,chất cháy nổ độc hại
-Chỉ những người được nhà nước giao nhiệm vụ mới được sử dụngvũ khí
-Những người có trách nhiệm chuyên chở ,bảo quản,sử dụng vũ khí..phải có đủ phương tiện và được huấn luyện chuyên môn
3. Trách nhiệm của công dân và học sinh
-Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định.
-Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt các quy định trên.
-Tố cáo những hành vi, vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.
Cho hs làm bài tập 7 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp)
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Chuẩn bị bài phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 15vũ khí.doc