1. Kiến thức:
Hs hiểu tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu tòan dân, do nhà nước chịu trách nhiệm quản li.
2. Kĩ năng: Biết tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, dung cảm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm phạm tài sạn nhà nước, lợi ích công cộng.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Tuần: 27 Tiết : 27 Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. ND : I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc. 1. Kiến thức: Hs hiểu tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu tòan dân, do nhà nước chịu trách nhiệm quản li. 2. Kĩ năng: Biết tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, dung cảm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm phạm tài sạn nhà nước, lợi ích công cộng.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Biết tôn trọng tài sản của người khác. 3. Thái độ: Hình thành và nâng cao cho học sinh ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước, lợi ích công cộng. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8. Hiến pháp 1992, bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính. Một số mẫu chuyện về những tấm gương dũng cảm đấu tranh bảo vệ tài sản nhà nước, những câu ca dao, tục ngữ, về đức tính thật thà, trung thực trong cuộc sống đặc biệt là đối với học sinh. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: Phương pháp đàm thoại, giảng giải, nêu gương, phương pháp nêu vấn đề, đóng vai Hs: Học bài, làm bài tập, liên hệ thực tế. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Khám phá: Bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về tài sản của công dân. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài tiếp theo “nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng”. 2. Kết nối. HĐ 1: Vấn đáp. Mục tiêu: tìm hiểu Thế nào là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn, chính xác hơn” Gồm 2 đội, mỗi đội có 2 học sinh thực hiện trong vòng 1 phút 30 giây với nội dung sau: Đội A: Em hãy kể tên những tài sản của Nhà nước ? Hs: Đất đai, đường xá, cầu cống, trường học, bệnh viện, tài nguyên trong lòng đất, rừng núi. Đội B: Em hãy kể tên những tài sản của cá nhân ? Hs: Nhà cửa tư nhân, ruộng vường tư nhân, xe cộ tư nhân, máy bay tư nhân, máy cày tư nhân, phần vốn, tài sản trong doanh nghiệp tư nhân, Tư liệu tham khảo: Điều 17 Hiến pháp năm 1992 “Đất đai, rừng núi, song hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do nhà nước đầu tư vào các công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của nhà nước, đều thuộc sỡ hữu tòan dân”. Gv: Thông qua những ví dụ và tư liệu tham khảo, em cho biết Tài sản Nhà nước thuộc quyền sở hữu của ai ? HS: thuộc quyền sở hữu của tòan dân. Gv; Do ai quản lí sử dụng và định đoạt ? Hs: Do nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.(bằng các văn bản, các quy định chế tài, vd như cầu Mộc hóa có trọng tải là 20 tấn..) Gv: em cho biết thế nào là tài sản Nhà nước ? Hs: Là tài sản thuộc sở hữu của tòan dân, do nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. Ví dụ như: đất đai, sông, hồ, vùng trời, vùng biển, tài nguyên trong lòng đất Gv: Quan sát các hình ảnh sau: (đính kèm). Gv: Những lợi ích công cộng này, ai có quyền sử dụng ? Hs: Mọi người dân đều có quyền sử dụng. Gv: Khi khai thác quyền lợi từ các tài sản đó gọi là gì ? Hs: Khai thác quyền lợi từ các tài sản đó phục vụ cho nhân dân gọi là lợi ích công cộng. Gv: Vậy lợi ích công cộng là gì ? Hs: Là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. Ví dụ như: Lợi ích do các công trình công cộng (công viên, vườn hoa, cầu đường, sân vận động, cung văn hóa,) mang lai. Gv: Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống nhân dân ? Hs: Là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Gv chốt ý hs ghi bài. 1. Thế nào là tài sản nhà nước Là tài sản thuộc sở hữu của tòan dân, do nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. Ví dụ như: đất đai, sông, hồ, vùng trời, vùng biển, tài nguyên trong lòng đất 2. Thế nào là lợi ích công cộng. Là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. Ví dụ như: Lợi ích do các công trình công cộng (công viên, vườn hoa, cầu đường, sân vận động, cung văn hóa,) mang lai. 3. Vai trò của tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân HĐ 2: Vấn đáp. Mục tiêu: Tìm hiểu Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Tài sản nhà nước và lợi ích cộng cộng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của đất nước và cuộc sống của mỗi cá nhân, chính vì vậy công dân có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ. Giới thiệu một số hình ảnh: (đính kèm). Gv: Em hãy kể một số việc làm xâm phạm, lấn chiếm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng mà em biết ? Hs: Phơi lúa dưới lòng đường, buôn bán ở vỉa hè, rạp cưới dưới lòng đường, buộc gia súc gần trụ đèn, cột điện,? Gv: Em hãy cho biết, hậu quả của những việc làm đó ? Hs: Phơi lúa dưới lòng đường, buôn bán ở vỉa hè, rạp cưới dưới lòng đường dễ gây tai nạn cho người và phương tiện tham gia giao thông, buộc gia súc gần trụ đèn, cột điện ảnh hưởng đến tuổi thọ trụ đèn, cột điện. Gv: Thông qua những hành vi trên, công dân cần có nghĩa vụ gì đối với tài sản nhà nước và lợi ích công công ? Hs: Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích cộng cộng vào mục đích cá nhân. Tư liệu tham khảo: Điều 78 Hiến pháp năm 1992 “Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng”. → Rút ra nội dung: Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích cộng cộng vào mục đích cá nhân. Gv: Làm bài tập 2. Gv: Việc làm của ông tám đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào, vì sao ? Hs: Đúng là: Ông tám giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi, bảo quản tài sản được giao. Chưa đúng là: sử dụng vào mục đích kím lời cho cá nhân, vào mục đích bất hợp pháp. Gv: Người quảm lí tài sản nhà nước có nghĩa vụ gì đối với tài sản được giao ? Hs: Bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí. → Rút ra nội dung: Phải bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, không tham ô, lãng phí lhi được giao quản lí tài sản Nhà nước. Gv chốt ý. 4. Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. - Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích cộng cộng vào mục đích cá nhân. - Phải bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, không tham ô, lãng phí khi được giao quản lí tài sản Nhà nước. HĐ 3: Liên hệ thực tế. Mục tiêu: Tìm hiểu Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Gv: Người dân thực hiện tốt nghĩa vụ tôn trọng,bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng thì Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ? Hs: Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lí và sử dụngt tài sản thuộc sở hữu tòan dân; tuyên truyền, giáo dục công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng Gv: Em cho biết trách nhiệm của gọc sinh phải làm gì để tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ? Hs: Cần thể hiện ngay trong sinh họat hằng ngày: tiết kiệm điên nước, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ tài sản của lớp của trường, đấu tranh với các hành vi xâm phạm tài sản nhà nước. Gv: chốt ý. 5. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lí và sử dụngt tài sản thuộc sở hữu tòan dân; tuyên truyền, giáo dục công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ 1. Củng cố: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học. Cho hs làm bài tập 4 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp) 2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Chuẩn bị bài quyền khiếu nại, tớ cáo của công dân. V. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: