1. Kiến thức:
Học sinh hiểu và phân biệt nội dung của quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân.
2. Kĩ năng: Biết bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Biết phân biệt được hành vi đâu là khiếu nại, đâu là hành vi tố cáo.
3. Thái độ: Thấy được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện 2 quyền này.
Tuần: 29 Tiết : 29 Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. (tiết 2) ND : I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc. 1. Kiến thức: Học sinh hiểu và phân biệt nội dung của quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân. 2. Kĩ năng: Biết bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Biết phân biệt được hành vi đâu là khiếu nại, đâu là hành vi tố cáo. 3. Thái độ: Thấy được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện 2 quyền này. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8, Luật khiếu nại, tố cáo. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: phân tích, giảng giải, đàm thoại, Hs: Tìm hiểu các quy định của pháp luật. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC * Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Thế nào là quyền khiếu nại? Trả lời: Là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi hoặc quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ví dụ: Khiếu nại khi bị cơ quan kỉ luật oan, khi không được nâng lương đúng kì hạn, khi không được bố trí việc làm theo đúng hợp đồng lao động đã kí Câu 2: Thế nào là quyền tố cáo? Trả lời: Là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ: Là nhằm phát giác, ngăn chặn hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 1. Khám phá: Trong tiết học trước chúng ta đã biết quyền khiếu nại, quyền tố cáo. Như vậy Nhà nước cũng như công dân cần có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 2. Kết nối. HĐ 1: vấn đáp. Mục tiêu: tìm hiểu Cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Gv: Một trong những quyền cơ bản của công dân là quyền được khiếu nại, tố cáo khi quyền lợi ích của mình bị xâm hại. Gv: Công dân có thể thực hiện quyền kn, tc bằng những cách thức nào ? Hs: Có thể kn, tc trực tiếp hoặc gián tiếp qua gửi đơn. Gv: Thực hiện trực tiếp kn, tc là ntn ? Hs: Chính người kn, tc đến cơ quan có thẩm quyền để kn, tc Gv: Thực hiện gián tiếp kn, tc là ntn ? Hs: Thông qua gửi đơn, người trung gian để kn, tc Gv chốt ý hs ghi bài. 3. Cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. - Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. - Có thể khiếu nại, tố cáo trực tiếp hoặc gián tiếp qua đơn gửi. HĐ 2: Liên hệ thự tế. Mục tiêu: Tìm hiểu Trách nhiệm của Nhà nước và công dân. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Gv: Đối với cán bộ, công chức thực hiện quyền kn, tc Nhà nước có những quy định gì ? Hs: Kiểm tra xem xét những cán bộ có thực hiện đúng chuyên trách không Gv: Nếu phát hiện trường hợp sai phạm Nhà nước xử lí ntn ? Hs: Xử lí nghiêm các trường hợp sai phạm và các hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước Gv: Đối với những người bị kn, tc thì Nhà nước cấm ntn ? Hs: Nghiêm cấm việc trả thù hoặc lợi dụng việc kn, tc để vu khống người khác. Gv: Trách nhiệm của công dân thực hiện quyền kn, tc ntn ? Hs: Phải trung thực, khách quan, thận trọng và đúng quy định. Gv: Phải trung thực ntn ? Hs: tc, kn đúng sự thật, không thêm bớt Gv: Phải Khách quan ntn ? Hs: Là công tâm, không thiên vị một ai.. Gv: Phải thận trọng ntn ? Hs: Trước khi tc, kn cần xem xét mọi góc độ, tính chất vụ việc . Tư liệu tham khảo Luật khiếu nại, tố cáo ( sửa đổi bổ sung năm 2005) Điều 4: Việc khiếu nại, tố cáo và việc khiếu nại, tố cáo phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 31: Thời hiệu khiếu nại, tố cáo là 70 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính. GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập, xắp xếp 2 cột sao cho đúng các quyền của công dân. 1. Quyết định giao sử dụng đất chưa hợp lí 2. Hành vi trốn thuế 3. Hành vi nhận hối lộ 4. Quyết định kỉ luật của cơ quan chưa đúng a. Tố cáo b. Khiếu nại Gv chốt ý. 4. Trách nhiệm của nhà nước. Trong việt bảo đảm quyền khiếu nại và tố cáo: kiểm tra cán bộ, công chức nhà nuớc có phẩm quyền xem xét khiếu nại, tố cáo trong thời hạn pháp luật quy định; xử lí nghiêm minh các hành vi lợi ích của Nhà nuớc ,quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể của công dân; nghiêm cấm và trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo, làm hại người khác. 5. Trách nhiệm của công dân. Phải trung thực, khách quan, thận trọng và đúng quy định. IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ 1. Củng cố: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học. Cho hs làm bài tập 4 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp) 2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Chuẩn bị bài quyền tự do ngôn luận. V. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: