Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 32 - Tiết : 32 - Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 32 - Tiết : 32 - Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)

1. Kiến thức:

Nắm được những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992

2. Kĩ năng: Có nếp sống và thói quen “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Biết phân biệt được hành vi, làm việc đúng pháp luật

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1980Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 32 - Tiết : 32 - Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32
Tiết : 32 Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)
ND : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.
1. Kiến thức: 
Nắm được những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992
2. Kĩ năng: Có nếp sống và thói quen “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Biết phân biệt được hành vi, làm việc đúng pháp luật
3. Thái độ: Hình thành trong học sinh ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8, Hiến pháp 1992, các văn bản luật
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: phân tích, giảng giải, đàm thoại,
Hs: Tìm hiểu các quy định của pháp luật.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
* Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hiến pháp là gì ?
Trả lời: Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật. 
 Mọi văn bản khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
Câu 2: Vai trò, vị trí của Hiến pháp ?
Trả lời: - Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kì, từng giai đọan cách mạng.
- Hiến pháp Việt Nam định hướng cho đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
1. Khám phá: Chúng ta thường nghe câu “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
2. Kết nối.
HĐ 1: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: tìm hiểu Nội dung cơ bản của Hiến pháp.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Giới thiệu một vài cơ quan nhà nước, nhiệm vụ, chức năng, cơ cấu tổ chức, mối liên hệ giữa các cơ quan Nhà nước.
Gv: Mỗi cơ quan tổ chức đều có những quy định, phương thức hoạt động và những quy định đó đều dựa vào Hiến pháp. Vậy Hiến pháp có quy định chi tiết các vấn đề không ?
Hs: là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật, các quy định của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ pháp lí cho tất cả các ngành luật
Gv: Em hãy tìm ví dụ chứng minh: mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp và là sự cụ thể hóa Hiến pháp ?
Hs: trả lời theo hiểu biết
Gv: Em hãy nêu bản chất của Hiến pháp ?
Hs: Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước:
Gv: Cơ quan nào có quyền lập hiến và lập pháp ?
Hs: Quốc hội.
Gv: Cơ quan nào có quyền sửa đổi Hiến pháp ?
Hs: Quốc hội.
Gv: nếu thông qua thì phải chiếm bao nhiêu số đại biểu quốc hội biểu quyết ?
Hs: hai phần ba tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết
Tư liệu tham khảo
Hiến pháp 1992
Điều 83: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” 
Điều 147: Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi hiến pháp. Việc sữa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Gv chốt ý hs ghi bài.
3. Nội dung cơ bản của Hiến pháp.
Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước: bản chất Nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy Nhà nước.
HĐ 2: Vấn đáp.
Mục tiêu: Tìm hiểu Giá trị pháp lí của Hiến pháp.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Đọc cho hs nghe truyện đọc: “chuyện bà luật sư Đức”. 
Gv: Giải thích vì sao bà luật sư có thể khẳng định: “Thứ bảy là ngày nghỉ, tôi sẽ không đến đồn cảnh sát để làm chứng và tôi cũng không quy phạm luật” ?
Hs: Hiến pháp quy định thứ 7 là ngày nghỉ, nên bà không quy phạm luật
Gv: Nhấn mạnh: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất.
Gv: Như vậy em hiểu cấu nói: sống và làm việc theo hiến pháp là như thế nào ?
Hs: Luôn có ý thức tự giác sống, học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác phù hợp với Hiến pháp ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi tình huống và hoàn cảnh.
Gv: Công dân học sinh có trách nhiệm gì với hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ?
Hs: Có ý thức đọc, học, nghiên cứu, tìm hiểu Hiến pháp qua sách báo, tivi, đài phát thanh, qua các giờ học Giáo dục công dân và các môn học khác.
Bài 1: -Chế độ chính trị:Điều 2
-Chế độ kinh tế:Điều 15,23
-Văn hoá,giáo dục,khoa học:Điều 40
-Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:điều 52,57
-Tổ chức bộ máy nhà nước:Điều 101,131,
Bài 2:-Quốc hội:Hiến pháp,luật doanh nghiệp ,thuế,giáo dục
-Đoàn thanh niên CSHCM:Điều lệ đoàn TN
-Bộ giáo dục đào tạo:Quy chế tuyển sinh
Bài 3:-Cơ quan quyền lực nhà nước:QH,HĐND
-Cơ quan quản lí nhà nước:Chính phủ,UBND quận ,Bộ giáo dục và đào tạo,Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn,sở GD-ĐT,phòng GD-ĐT,sở LĐ-TB-XH
-Cơ quan xét xử:Toà án nhân dân tỉnh
-Cơ quan kiểm soát:Viện kiểm soát nhân dân tối cao
HGv chốt ý.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.
Cho hs làm bài tập 2 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp)
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Chuẩn bị bài Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (tiết 1).
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20 Hien phap tiet 2.doc