Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 5 - Tiết : 5 - Bài 5 : Pháp luật và kỉ luật

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 5 - Tiết : 5 - Bài 5 : Pháp luật và kỉ luật

I- Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là pháp luật và kỉ luật , mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật . Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật

2. Về kĩ năng :

-Học sinh biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc mọi nơi

-Nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2357Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 5 - Tiết : 5 - Bài 5 : Pháp luật và kỉ luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/9 /2011, lớp dạy: Từ 8a1 đến 8a5
Tuần	 : 5	Tiết : 5
Bài 5 : PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT
Mục tiêu bài học
Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là pháp luật và kỉ luật , mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật . Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật 
Về kĩ năng :
-Học sinh biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc mọi nơi
-Nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt
 3. Về thái độ : 
-Ý thức tôn trong pháp luật và kỉ luật
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật. Phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật 
 II-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
	-Kĩ năng giải quyết vấn đề
	-kĩ năng xác định giá trị
 III- Chuẩn bị
1.Giáo viên :
- Bản nội quy nhà trường
- Tranh minh họa 
- Thông tin một số vụ án gần đây
2. Học sinh :Xem trước bài ở nhà, ôn lại nội quy học sinh 
 IV-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2: Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là giữ chữ tín ? cách rèn luyện ra sao?
? Kể về một số việc làm thể hiện trong chữ tín của bản thân em?
3: Giới thiệu bài mới
Tình hình an ninh trật tự cả nước nói chung gần đây vẫn có nhiều diễn biến phức tạp. Nhiều vụ án vi phạm pháp luật đã bị phanh phui và xét xử theo đúng quy định. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về pháp luật và kỉ luật 
4.Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Khai thác mục đặt vấn đề 
Mục đích : Học sinh nắm được hành vi vi phạm pháp luật của một số vụ án lớn.
Gọi Học sinh đọc phần đặt vấn đề sgk/13
Giáo viên giới thiệu chân dung của Vũ Xuân Trường
Học sinh quan sát hình.
Thảo luận:
Nhóm 1:Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có những hành vi vi phạm pháp luật nào?
Nhóm 2: Các hành vi đó gây ra hậu quả gì?
Nhóm 3: Công an phải có phẩm chất gì để phòng, chống tội phạm
Nhóm 4: Bài học rút ra từ vụ án trên là gì?
Các nhóm tiến hành thảo luận
Hết giờ, đại diện các nhóm trả lời câu hỏi của nhóm mình
Gv :Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có những hành vi gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng, rất đáng lên án.
? Kể một số vụ án lớn mà em biết?
Học sinh trả lời 
Gv: các nhân vật kể trên đều vi phạm pháp luật của nhà nước. 
Vậy để hiểu pháp luật là gì chúng ta cùng sang phần nội dung bài học 
Hoạt động 2: Nội dung bài học 
Mục đích : Giúp học sinh nắm chắc khái niệm cũng như tầm quan trọng của pháp luật và kỉ luật, từ đó đưa ra cách rèn luyện, phấn đấu cho bản thân.
? Kể những việc làm vi phạm pháp luật mà em biết? (ĐTHSY)
-Buôn lậu, trốn thuế, kinh doanh hàng quốc cấm,
? Vậy em hiểu pháp luật là gì?	
?Cơ quan, trường học muốn hoạt động nghiêm minh, kỉ cương thì cần có gì? 
-Nội quy nhà trường, kỉ luật của cơ quan.
Gv: Vi phạm nội quy nhà trường tức là vi phạm kỉ luật nhà trường
? Nêu một số nội quy nhà trường mà em đang thực hiện? (ĐT HS Y)
Học sinh trả lời 
? Em hiểu kỉ luật là gì?
? Theo em, pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ với nhau thế nào?
-Khăng khít với nhau
? Pháp luật và kỉ luật có gì giống và khác nhau? (ĐT HS G)
*Giống: Đều là những quy tắc, quy định – Rèn luyện con người 
* Khác: Pháp luật do nhà nước ban hành – phạm vi rộng còn kỉ luật do tập thể ban hành- phạm vi hẹp hơn
? Theo em bản nội quy nhà trường có thể coi là pháp luật được không? tại sao?
-Không. Vì không do nhà nước ban hành và việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát của nhà nước
(kĩ năng xác định giá trị)
? Nếu không có tiếng trống quy định giờ học, giờ chơi, giờ thể dục thì chuyện gì sẽ xảy ra?
-Mất trật tự, không tổ chức học tập được,
? Việc thực hiện pháp luật và kỉ luật có cần thiết không vì sao? (ĐT HS G)
Học sinh suy nghỉ trả lời 
Giáo viên nhận xét, rút ra nội dung bài học 
*Lồng ghép giáo dục ATGT:
?Pháp luật quy định chúng ta tham gia giao thông như thế nào? 
-Đi đúng phần đường quy định,đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy,
? Nếu không tuân thủ thì hậu quả sẽ như thế nào? 
-Gây tai nạn, thiệt hại người, tài sản,
Gv: Hiện nay tình trạng tắc nghẽn giao thông thường xuyên xảy ra ở một số thành phố. Một trong những nguyên nhân là ý thức của người tham gia giao thông không thực hiện đúng pháp luật như: vượt ẩu, chở vật cồng kềnh, đi sai phần đường,
(Kĩ năng giải quyết vấn đề)
?Hãy đề xuất cách khắc phục cho tình trạng trên?(ĐT HS G)
-nâng cao ý thức người dân
-Nhắc nhở nhau cùng thực hiện tốt
-
*Lồng ghép giáo dục môi trường 
Tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể về đảom bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn màu xanh cho không gian học tập, sinh hoạt như: không xả rác bừa bãi, không dẫm đạp lên các bồn hoa, không bẻ cây xanh,
? Tính kỉ luật của học sinh được biểu hiện như thế nào? 
-Đi học đúng giờ, học và làm bài đầy đủ, không quay cóp trong thi cử,
?Học sinh cần làm gì để thực hiện đúng pháp luật và kỉ luật ?
Học sinh trả lời 
Gv nhận xét, chốt ý
I-Nội dung bài học 
1.Khái niệm
 a.Pháp luật : Là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
b. Kỉ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người 
*Lưu ý : kỉ luật được lập ra phải dựa trên cơ sở của pháp luật, không trái với pháp luật 
2. Tầm quan trọng của pháp luật và kỉ luật :
- Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động
-Xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người
-Tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và xã hội phát triển theo một định hướng chung
3. Rèn luyện:
Thường xuyên và tự giác thực hiện tốt kỉ luật của nhà trường, pháp luật của nhà nước.
Hoạt động 3:Bài tập
Mục đích : Học sinh biết phân biệt đúng-sai của các quan niệm hoặc hành vi.
Gv yêu cầu học sinh đọc bt 1 sgk/15
? Quan niệm đó đúng hay sai?Tại sao? (ĐT HS G)
Học sinh giơ tay trả lời 
Gv nhận xét và có thể ghi điểm trực tiếp cho câu trả lời đúng
Giáo viên gọi học sinh đọc bt 3
? Em đồng tình với Chi đội trưởng hay quan niệm của các bạn đến chậm?
Gv gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập để đối chiếu
Gv nhận xét, ghi điểm.
II-Bài tập
1.Sai. Vì pháp luật là quy định chung, cần cho tất cả mọi người
3. Ý kiến của Chi đội trưởng là đúng. Vì đi họp chậm không có lí do chính đáng là thiếu kỉ luật Đội.
5 : Củng cố 
Giáo viên kể lại cho học sinh nghe về vụ án Khánh Trắng- Hà Nội
( Kèm hình ảnh minh họa)
6 : Hướng dẫn về nhà 
Học bài
Làm bt 3, 4
Chuẩn bị tình huống sắm vai ở bài 6 “xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh”
V- Rút kinh nghiệm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docb5.doc