Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 6 - Tiết : 6 - Bài 4: Giữ chữ tín

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 6 - Tiết : 6 - Bài 4: Giữ chữ tín

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hằng ngày

- Vì sao trong các mối quan hệ xã hội, mọi người đều cần phải giữ chữ tín.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1949Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 6 - Tiết : 6 - Bài 4: Giữ chữ tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6
Tiết : 6 Bài 4: GIỮ CHỮ TÍN
ND : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hằng ngày
- Vì sao trong các mối quan hệ xã hội, mọi người đều cần phải giữ chữ tín.
2. Kĩ năng: - HS biết phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín.
- HS rèn luyện thói quen để trở thành người luôn biết giữ chữ tín trong mọi việc. Các kĩ năng sống cơ bản đuợc giáo dục trong bài: giao tiếp, ứng xử, thể hiện sự tự trọng, tự tin, tư duy phê phán, kiên định.
3. Thái độ: HS học tập có mong muốn và rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8, một số mẫu chuyện về tính tôn trọng người khác. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: Phương pháp đàm thoại, giảng giải, nêu gương, phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
Hs: Đọc bài truớc ở nhà, sưu tầm các bài báo, tấm gương, câu chuyện về phẫm chất này.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
* Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tôn trọng người khác, nêu ví dụ ?
Trả lời: Là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác.
Vd: Không nói xấu, nói tục
- Nêu biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống ?
Trả lời: - Biết lắng nghe, cư xử lễ phép, lịch sự với người khác.
- Biết thừa nhận và học hỏi các điểm mạnh của ngườ khác.
- Không xâm phạm tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác.
1. Khám phá: Mai là học sinh giỏi của trường nhiều năm liền. Do nhà cách khá xa trường nen mai đã sớm xa gia đình ở một mình, tuy không có sự giám sát trực tiếp của cha mẹ nhưng Mai không để cha mẹ bận tâm, lo lắng cho mình mà trái lại rất an tâm về việc học, cũng như cuộc sống tự lập của Mai.
2. Kết nối.
HĐ1: Khai thác nội dung đặt vấn đề. (lòng ghép tư tưởng HCM)
Mục tiêu: tìm hiểu những biểu hiện của giữ chữ tín.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Vì sao Vua tề lại bắt phải do Nhạc Chính Tử đưa cái đỉnh sang ?
Hs: vì ông là người giữ chữ tín..
Gv: Hơn 2 năm trở về Bác có giữ lời hứa không ? Điều đó chứng tỏ Bác là người như thế nào ?
Hs: Thời gian rất lâu nhưng Bác vẫn nhớ và thực hiện lừa hứa đối với đứa bé, chứng tỏ Bác là người giữ lời hứa
Bác lãnh đạo đất nước, bận trăm công nghìn việc nhưng lời hứa với cháu bé Bác vẫn nhớ và thực hiện đức tính đáng để chúng học tập.
Gv: Từ vấn đề trên em hãy nêu thế nào là giữ chữ tín ?
Gv: Người sản xuất kinh doanh hàng hoá phải làm tốt việc gì với người tiêu dùng? vì sao ?
Hs: Tạo sự tin cậy cho người tiêu dùng, vì như vậy họ an tâm mà tin dùng sản phẩm của mình
Gv: Biểu hiện nào của việc làm được mọi người tin cậy tín nhiệm ?
Hs: Có trách nhiệm, làm tốt nhiệm vụ được giao, không ngại khó khăn.
1. Khái niệm của giữ chữ tín.
Là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.
HĐ 2: Đàm thoại, giảng giải biểu hiện giữ chữ tín.
Mục tiêu: Tìm hiểu biểu hiện của giữ chữ tín.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Em hãy nêu những hành vi không giữ chữ tín ?
Hs: Muộn sách trả không đúng hẹn, hứa cho qua chuyện, làm việc thiếu trách nhiệm
Gv: Không giữ lời hứa có phải là không giữ chữ tín không ? vì sao ?
Hs: Không, vì lí do khách quan nào đó mà không thể thực hiện lời hứa của mình.
Gv: Em hãy cho biết những biểu hiệ của người giữ chữ tín ?
Hs: trả lời
Gv chốt ý hs ghi bài.
2. Biểu hiện người giữ chữ tín.
- Giữ lời hứa, đã nói là làm, tôn trọng những điều đã cam kết, có trách nhiệm về lời nói, hành vi và việc làm của bản thân
HĐ 3: Phân tích tác dụng của việc thực hiện giữ chữ tín.
Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa của giữ chữ tín.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Muốn giữ được lòng tin của mọi người thì chúng ta cần phải làm gì ?
Hs: Trách nhiệm trong công việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Gv: Theo em là học sinh có cần phải giữ chữ tín không ? Vì sao.
Hs: trả lời
Gv: Theo em người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người như thế nào ?
Hs: Sẽ được mọi người tin cậy, tín nhiệm
Gv chốt ý cho hs ghi bài.
3. Ý nghĩa của giữ chữ tín.
Là tự trọng bản thân và tôn trọng người khác, người giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Cho hs làm bài tập 1 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp)
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Làm bài tập 2, 3; Chuẩn bị bài 5 “Pháp luật và kỉ luật”.
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 4 giũ chũ tín.doc