Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 6 - Tiết : 6 - Bài 6 : Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 6 - Tiết : 6 - Bài 6 : Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu

-Thế nào là tình bạn, nêu được một số biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh

- Ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống.

2. Về kĩ năng :

Biết xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh với bạn bè trong lớp, trường và ở cộng đồng

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 6 - Tiết : 6 - Bài 6 : Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/9/2011	Lớp dạy: Từ 8a1 đến 8a5 
Tuần	 : 6	Tiết	 : 6
Bài 6 : XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG, LÀNH MẠNH
Mục tiêu bài học
Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu 
-Thế nào là tình bạn, nêu được một số biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh
- Ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống.
Về kĩ năng : 
Biết xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh với bạn bè trong lớp, trường và ở cộng đồng
	3.Về thái độ : 
-Có thái độ tôn trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
- Quý trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
 II-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
	- Kĩ năng xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, ý tưởng về tình bạn
-Kĩ năng ứng xử, giao tiếp; thể hiện sự cảm thông, chia sẻ về những kỉ niệm, ý tưởng tốt đẹp trong tình bạn.
-Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề về cách ứng xử trong những tình huống cụ thể trong quan hệ tình bạn cùng giới và khác giới
III-Chuẩn bị
Giáo viên :Bảng phụ, các tấm bìa nhỏ với các màu xanh, đỏ, trắng, câu chuyện “Lưu Bình-Dương Lễ”
Học sinh :Sưu tầm bài hát, ca dao, tục ngữ về tình bạn
IV-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2: Kiểm tra bài cũ
? Phân biệt pháp luật và kỉ luật ?
? Bản nội quy nhà trường có được coi là pháp luật hay không? Vì sao?
3: Giới thiệu bài mới
Gv gọi học sinh trả lời một số câu hỏi sau:
? Trong lớp em chơi thân với bạn nào nhất?
? Tại sao là bạn này mà không phải là một ai khác?
? Tình bạn này có trong sáng, lành mạnh hay không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề này
	4.Bài mới
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Khai thác mục đặt vấn đề 
Mục đích : Giúp học sinh hiểu được cơ sở của một tình bạn đẹp để từ đó hiểu được khái niệm về tình bạn
Gv: Ở phần đặt vấn đề có câu “Trong cuộc sống ai cũng cần có bạn”
?Em có đồng tình với ý kiến này không?
Học sinh trả lời 
Gv yêu cầu Hs đọc phần đặt vấn đề sgk/16(ĐY HS Y)
?Em có nhận xét gì về tình bạn của Mác vàĂnghen?
-Cao cả, vĩ đại
?Thể hiện ở những việc làm nào?
Học sinh trả lời 
? Tại sao hai ông lại thân thiết với nhau như vậy?
-Vì có chung hệ tư tưởng, xu hướng,
?Tình bạn có giới hạn số lượng người không? (ĐY HS Y)
-Không
?Theo em tình bạn là gì? Và như thế nào là một tình bạn đẹp? Chúng ta qua phần nội dung bài học 
Gọi hs đọc phần khái niệm về tình bạn sgk/16
I-Nội dung bài học
1.Khái niệm:
Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, chung lí tưởng sống.
Hoạt động 2: Đặc điểm, ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh
Mục đích :Học sinh biết được như thế nào là một tình bạn đúng nghĩa cũng như ý nghỉa của nó.
(Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề)
Gv : Tuy nhiên thực tế có nhiều loại tình bạn (bạn học, bạn đường, bạn hàng xóm,)tuy nhiên đều có thể phân chia theo 2 loại sau:
+Trong sáng, tích cực
+Tiêu cực, lệch lạc
Gv yêu cầu Học sinh đưa ra một số ví dụ về tình bạn.
Học sinh lấy ví dụ
? Tình bạn đó là trong sáng hay lệch lạc? Dựa vào đâu em lại khẳng định như vậy? (ĐY HS G)
? Nếu là tình bạn tiêu cực, lệch lạc thì em sẽ làm gì?
Từng học sinh đề xuất cách giải quyết
?Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm nào? 
Học sinh trả lời 
Giáo viên nhận xét, chốt ý
Gv kể về tình bạn giữa Lưu Bình và Dương Lễ
Học sinh lắng nghe
(Kĩ năng ứng xử, giao tiếp)
*Tình huống: biết bạn em có một thói quen xấu và bạn ấy sẽ thực hiện thói quen xấu đó vào ngày mai, em sẽ ứng xử thế nào?
- Gặp trực tiếp và nói cho bạn hiểu về hậu quả sẽ xảy ra
- Chỉ ra cái sai cho bạn
- Tìm cách giúp bạn khắc phục khuyết điểm đó
-
(Kĩ năng xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, ý tưởng)
?Kết quả tình bạn giữa Mác và Ănghen như thế nào? (ĐT HS Y)
-Tốt đẹp, giúp bạn thực hiện được hoài bão của mình
? Khi tình bạn của các em thân thiết, bền chặt thì em cảm thấy như thế nào? 
Học sinh trả lời 
Gv nhận xét, chốt ý: Đó cũng chính là ý nghĩa của tình bạn tốt đẹp.
?Tìm một số câu ca dao, tục ngữ về tình bạn mà em biết?
-Sống trong bể ngọc kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
2.Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh
-Phù hợp với nhau về quan niệm sống
-Bình đẳng và tôn trọng nhau
-Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau
-Thông cảm đồng cảm sâu sắc với nhau.
3. Ý nghĩa
Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn,biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.
Hoạt động 3: Bài tập
Mục đích :Học sinh rèn luyện cách ứng xử tích cực trong một số tình huống có thể xảy ra.
Giáo viên tổ chức giải bt 1 dưới hình thức một trò chơi, mỗi tổ sẽ cầm trong tay 3 tấm bìa màu, giáo viên lần lượt đọc các ý kiến nếu tán thành thì giơ cao tấm bìa màu đỏ, không thì màu trắng, nếu lưỡng lự chưa có câu trả lời thì màu xanh.Đại diện tổ sẽ giải thích.
Tổ nào trả lời được nhiều câu đúng hơn sẽ thắng cuộc.
Giáo viên nhận xét và hoan nghênh tinh thần tham gia của các tổ
(Kĩ năng ứng xử, giao tiếp)
Giáo viên yêu cầu Học sinh đọc và làm bt2 sgk/17
Ưu tiên chấm điểm 2 bạn làm bài nhanh nhất.
II-Bài tập
1.Tán thành: c, d, đ, 
Không tán thành: a, b, e, g.
2.a,b: Khuyên ngăn bạn
C: Hỏi thăm, an ủi, giúp đỡ bạn
D: Chúc mừng bạn
Đ: Không giận bạn, sửa lỗi
E: vẫn chơi thân với bạn, hoan nghênh bạn kia.
5: Củng cố 
- Nhắc lại nội dung bài học 
- Gọi học sinh đọc và cho biết ý nghĩa của câu ca dao :
Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn thuận lợi ân cần có nhau
Bạn bè là nghĩa trước sau
Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai
6: Hướng dẫn về nhà 
Học bài
Làm bt 3, 4 sgk/17
Chuẩn bị bài thực hành ngoại khóa: “Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội”
V/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docB6.doc