Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 7 - Tiết : 7 - Bài 5: Pháp luật và kỉ luật

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 7 - Tiết : 7 - Bài 5: Pháp luật và kỉ luật

1. Kiến thức: Hs hiểu bản chất của kỉ luật và pháp luật, mối quan hệ giữa kỉ luật và pháp luật, lợi ích và sự cần thiết phải tự giác tuân theo những quy định của pháp luật và kỉ luật.

2. Kĩ năng: HS biết xây dựng kế hoạch rèn luyện ý thức và thói quen kỉ luật, có kĩ năng đánh giá và tự đánh giá hành vi kỉ luật biểu hiện hằng ngày trong học tập, trong sinh hoạt ở trường, ở nhà, ngoài đường phố. Thường xuyên vận động, nhắc nhở mọi người, nhất là bạn bè thực hiện tốt những quy định của nhà trường và xã hội. Các kĩ năng sống cơ bản đuợc giáo dục trong bài: giao tiếp, ứng xử, thể hiện tính kỉ luật, tư duy phê phán, kiên định.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2548Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 7 - Tiết : 7 - Bài 5: Pháp luật và kỉ luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết : 7 Bài 5: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT
ND : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.
1. Kiến thức: Hs hiểu bản chất của kỉ luật và pháp luật, mối quan hệ giữa kỉ luật và pháp luật, lợi ích và sự cần thiết phải tự giác tuân theo những quy định của pháp luật và kỉ luật.
2. Kĩ năng: HS biết xây dựng kế hoạch rèn luyện ý thức và thói quen kỉ luật, có kĩ năng đánh giá và tự đánh giá hành vi kỉ luật biểu hiện hằng ngày trong học tập, trong sinh hoạt ở trường, ở nhà, ngoài đường phố. Thường xuyên vận động, nhắc nhở mọi người, nhất là bạn bè thực hiện tốt những quy định của nhà trường và xã hội. Các kĩ năng sống cơ bản đuợc giáo dục trong bài: giao tiếp, ứng xử, thể hiện tính kỉ luật, tư duy phê phán, kiên định.
3. Thái độ: HS có ý thức tôn trọng pháp luật và tự nguyện rèn luyện tính kỉ luật, trân trọng những người có tính kỉ luật và tuân thủ pháp luật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8, một số mẫu chuyện về tính kỉ luật. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: Phương pháp đàm thoại, giảng giải, nêu gương, phương pháp nêu vấn đề.
Hs: Đọc bài truớc ở nhà, sưu tầm các bài báo, tấm gương, câu chuyện về phẫm chất này.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
* Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm của giữ chữ tín.
Là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.
Trả lời: Là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.
Vd: Muộn sách bạn đúng hẹn phải trả
- Nêu biểu hiện người giữ chữ tín.
Trả lời: Giữ lời hứa, đã nói là làm, tôn trọng những điều đã cam kết, có trách nhiệm về lời nói, hành vi và việc làm của bản thân
1. Khám phá: Một cá nhân sẽ gặp khó khăn hơn một tập thể trong giải quyết vấn đề và một tập thể sẽ khó phát triển nếu không có hệ thổng tổ chức, quy định chung để thống nhất trong hành động.
2. Kết nối.
HĐ1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: tìm hiểu khái niệm pháp luật, kỉ luật.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Nội dung 1: Vũ xuân Trường và đồng bọn đã có những hành vi vi phạm pháp luật ntn ?
Hs: Buôn bán ma túy, mua chuột, dụ dỗ các cán bộ nhà nước tham gia tiếp tay che giấu tội phạm, gieo rắc cái chết trắng cho mọi người
Nội dung 2: Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ xuân Trường và đồng bọn đã gây ra những hậu quả như thế nào ?
Hs: Hại chết gián tiếp đến nhiều người, mất lòng tin của nhân dân đối với cán bộ nhà nước, bất ổn an ninh trật tự xã hội, kỉ cương không đảm bảo.
Gv: Chúng đã bị trừng phạt như thế nào ?
Hs: Tùy vào mức độ phạm tội mà xử lí theo quy định của pháp luật..
Gv: Để đối phó với bọn tội phạm thì các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì ? 
Hs: Cương trực, dũng cảm, tôn trọng kỉ luật của ngành công an. 
Gv: Em hãy cho biết thế nào là pháp luật, kỉ luật.
Hs: trả lời
Gv chốt ý cho hs ghi bài.
1. Thế nào pháp luật, kỉ luật
Pháp luật là những quy tắc sử xự có tính bắt buộc do nhà nước ban hành ,được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục ,thuyết phục,cưỡng chế.
 Kỉ luật là những quy định ,quy ước của mọt cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm bảo đảm sự phối hợp hành động thống nhất,chặt chẽ của mọi người.
HĐ 2: Đàm thoại để tìm ra mối quan hệ của pháp luật và kỉ luật.
Mục tiêu: Tìm hiểu mối quan hệ và ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau không, nếu có thì ntn ?
Hs: Có, Kỉ luật của tập thể phải phù hợp với pháp luật của nhà nước.
Gv: Nhà nước quy định nam đủ 18 tuổi thì phải tham gia nghĩa vụ quân sự, nếu không tham gia thì bị xử lí như thế nào ?
Hs: Phạt hành chính, không cho rời khỏi nơi cư trú.
Gv: Tại sao lại bắt đi nghĩa vụ quân sự , có lợi ích gì không 
Hs: bảo vệ tổ quốc, giữ gìn hòa bình ổn định cho đất nước.
Gv: Ở trường chúng ta có nội quy quy định không ?
Hs: Có.
Gv: Vì sao phải có những quy định như vậy ?
Hs: Để công việc được thống nhất, thuận lợi hơn.
Gv: Em hãy nêu, ý nghĩa của pháp luật, kỉ luật. 
Hs: trả lời
Gv: so sánh pháp luật và kỉ luật? 
Hs: Trả lời
Gv chốt ý hs ghi bài.
1. Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật
Kỉ luật của tập thể phải phù hợp với pháp luật của nhà nước.
2. ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật
Xác định được trách nhiệm cá nhân, bảo vệ được quyền lợi của mọi người, tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển.
HĐ 3: Phân tích biện pháp rèn luyện tính kỉ luật đối với học sinh
Mục tiêu: Tìm hiểu biện pháp rèn luyện
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Tính kỉ luật của học sinh biểu hiện như thế nào trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, ở nhà và ở cộng đồng ?
Hs: Trách nhiệm trong công việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Gv: Theo em biện pháp rèn luyện tính kỉ luật đối vói hs ntn ?
Hs: Trong học tập phải tự giác, vượt khó, làm bài đầy đủ, tự kiểm tra đánh giá bản thân
Gv chốt ý cho hs ghi bài.
1. biện pháp rèn luyện tính kỉ luật
Biết tự kiềm chế cầu thị
Làm việc có kế hoạch
Biết tự kiểm điểm bản thân.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Cho hs làm bài tập 1 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp)
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Làm bài tập 2, 3; Chuẩn bị bài 5 .
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 5 pháp luật và kỉ luật.doc